NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA NGHỀ SỬA CHỮA XE ĐẠP
- Sửa chữa xe đạp là một nghề phổ thông, ngày nay xe đạp được sử dụng rất nhiều nên nhu cầu sửa chữa là cần thiết. HĐ2.
- Yêu cầu học sinh bằng sự hiểu biết của mình hãy nêu vai trò của chiếc xe đạp trong cuộc sống và từ đó thảo luận nhóm về vai trò của nghề sửa chữa xe đạp bằng câu hỏi: Với nhu cầu sử dụng xe đạp như vậy, nếu không có người thợ xe đạp thì khi hỏng xe sẽ như thế nào?
- Gọi các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên kết luận.
- Học sinh thảo luận và nêu vai trò của xe đạp từ đó nêu lên vai trò của nghề sửa chữa xe đạp.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Ghi vào vở.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Sửa xe đạp - Tiết 1: Giới thiệu nghề sửa chữa xe đạp - Lê Vĩnh Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 25/08/2008 Lớp 9A
Bài 1. giới thiệu nghề sửa chữa xe đạp
I. Mục tiêu:
- Hiểu được vai trò, vị trí của nghề sửa chữa xe đạp trong đời sống.
- Biết được sự ra đời và phát triển của xe đạp.
- Biết các đặc điểm, yêu cầu và triển vọng của nghề.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
- Xe đạp.
- Bộ đồ nghề sửa chữa xe đạp.
Tiết ppct: 01
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Tích cực hóa tri thức.
3. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Vai trò, vị trí của nghề sửa chữa xe đạp
- Sửa chữa xe đạp là một nghề phổ thông, ngày nay xe đạp được sử dụng rất nhiều nên nhu cầu sửa chữa là cần thiết.
HĐ2.
- Yêu cầu học sinh bằng sự hiểu biết của mình hãy nêu vai trò của chiếc xe đạp trong cuộc sống và từ đó thảo luận nhóm về vai trò của nghề sửa chữa xe đạp bằng câu hỏi: Với nhu cầu sử dụng xe đạp như vậy, nếu không có người thợ xe đạp thì khi hỏng xe sẽ như thế nào?
- Gọi các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên kết luận.
- Học sinh thảo luận và nêu vai trò của xe đạp từ đó nêu lên vai trò của nghề sửa chữa xe đạp.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Ghi vào vở.
II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề
1. Đặc điểm
- Đối tượng lao động: các loại xe đạp bị hư, vật liệu
- Nội dung lao động: tháo, lắp, kiểm tra, sửa chữa..
- Công cụ lao động: bộ đồ nghề sửa chữa xe đạp.
- Điều kiện lao động: trên mặt đất phẳng 2-4m2.
- Sản phẩm lao động: chiếc xe đạp hoạt động tốt.
2. Yêu cầu của nghề đối với người sửa chữa xe đạp
- Kiến thức: có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực cơ khí..
- Kĩ năng: sửa chữa được các hư hỏng thông thường của xe đạp.
- Thái độ: Yêu thích các công việc của nghề, không ngại bẩn, cẩn thận.
- Sức khỏe: bình thường, không mắc bệnh truyền nhiễm, không dị ứng với dầu, mỡ bôi trơn.
3. An toàn lao động
- Khi sửa chữa xe đạp cần chú ý sử dụng các dụng cụ cẩn thận, đúng quy cách, để dụng cụ gọn gàng..
- Cẩn thận khi sử dụng búa và các dụng cụ sắc nhọn.
- Bố trí nơi làm việc không gần những vật dễ cháy, nổ.
HĐ3.
- Cho học sinh xem thông tin ở sgk và thảo luận về đặc điểm, yêu cầu của nghề và những quy tắc an toàn khi hành nghề sửa chữa xe đạp.
- Gọi các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên phân tích kĩ các đặc điểm, yêu cầu của nghề cho học sinh rõ và kết luận.
- Học sinh xem thông tin ở sgk và thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Ghi vào vở.
III. Triển vọng của nghề
- Do xe đạp là phương tiện giao thông đơn giản, thuận lợi và do giá nhiên liệu ngày càng tăng, bên cạnh đó để bảo vệ môi trường nên xe đạp ngày càng được sử dụng nhiều nên nhu cầu về sửa chữa xe đạp ngày càng tăng theo sự phát triển của dân số.
HĐ4.
-Hỏi: Theo em nghề sửa chữa xe đạp có triển vọng như thế nào trong đời sống của chúng ta ?
- Gọi các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên kết luận.
- Học sinh thảo luận, trả lời.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Ghi vào vở.
HĐ4:
- Gọi 1 học sinh đọc " Ghi nhớ"
- Hưỡng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả bài học.
- Giáo viên nhận xét chung.
- Dặn dò: Về nhà đọc và chuẩn bị bài 2 sgk.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_phan_sua_xe_dap_tiet_1_gioi_thieu_ng.doc