Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Sửa xe đạp - Tiết 2+3: Cấu tạo của xe đạp - Lê Vĩnh Phước

I. Cấu tạo chung

1. Hệ thống truyền lực

Gồm: Bàn đạp, đùi, trục giữa, đĩa, xích, líp.

2. Hệ thống chuyển động

Gồm: Bánh xe ( trước và sau).

3. Hệ thống lái

Gồm: tay lái, cổ phuốc

4. Hệ thống phanh

Gồm: tay phanh, dây phanh, cụm má phanh.

5. Khung chịu lực

6. Yên. HĐ2.

- Dựng xe đạp trên bục giảng cho học sinh quan sát.

- Yêu cầu học sinh quan sát xe đạp, quan sát hình 4 sgk và thảo luận về cấu tạo của xe đạp.

- Gọi các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên kết luận.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Sửa xe đạp - Tiết 2+3: Cấu tạo của xe đạp - Lê Vĩnh Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 25/08/2008 Lớp 9A Bài 2. cấu tạo của xe đạp I. Mục tiêu: - Biết được cấu tạo chung của xe đạp. - Hiểu được cấu tạo và tác dụng của các bộ phận chính của xe đạp. - Xác định được cách ghép nối của một số chi tiết cơ bản. II. Chuẩn bị: - Tranh gk hình 4,5,6 sgk. - Xe đạp, bộ bi, líp, Tiết ppct: 2,3 III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định lớp. 2. Bài cũ: 1. Nghề sửa chữa xe đạp có cần thiết không? vì sao? 2. Em có thích tự mình sửa chữa xe đạp không? vì sao? 3. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài. Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Cấu tạo chung 1. Hệ thống truyền lực Gồm: Bàn đạp, đùi, trục giữa, đĩa, xích, líp. 2. Hệ thống chuyển động Gồm: Bánh xe ( trước và sau). 3. Hệ thống lái Gồm: tay lái, cổ phuốc 4. Hệ thống phanh Gồm: tay phanh, dây phanh, cụm má phanh. 5. Khung chịu lực 6. Yên. HĐ2. - Dựng xe đạp trên bục giảng cho học sinh quan sát. - Yêu cầu học sinh quan sát xe đạp, quan sát hình 4 sgk và thảo luận về cấu tạo của xe đạp. - Gọi các học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận. - Học sinh quan sát xe đạp và thảo luận về cấu tạo xe đạp và cử đại diện trả lời. - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Ghi vào vở. II. Cấu tạo và tác dụng của một số bộ phận chính của xe đạp 1. Bánh xe Gồm: trục, moay ơ, nan hoa, vành, săm, lốp. 2. Líp xe Gồm hai bộ phận chính là vành và cốt. Líp nhận truyền động từ xích và chuyển đến bánh xe sau làm bánh xe quay, nhờ có líp mà ta không phải đạp liên tục. 3. ổ bi Dùng để giảm ma sát giữa các chi tiết có chuyển động quay tròn tương đối với nhau. Cấu tạo của ổ bi gồm: nồi, bi, côn. HĐ3. - Đưa bánh xe, líp xe và ổ bi cho học sinh quan sát, thảo luận về cấu tạo, tác dụng của chúng. - Gọi các học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận. - Học sinh xem thông tin ở sgk và thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời. - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Ghi vào vở. III. Các dạng mối ghép sử dụng ở xe đạp - Mối ghép bằng phương pháp hàn: các mối nối ống của khung, càng. - Mối ghép bằng chốt: chốt ghép chặt đùi xe với trục giữa, côn của cây ty trong cổ phuốc. - Mối ghép bằng ren: ghép các chi tiết có ren ăn khớp với nhau. HĐ4. - Cho học sinh quan sát kĩ xe đạp và thảo luận về các loại mối ghép có trong xe đạp và nêu cấu tạo của các mối ghép đó. - Gọi các học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận. - Học sinh thảo luận, trả lời. - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Ghi vào vở. HĐ4: - Gọi 1 học sinh đọc " Ghi nhớ" - Hưỡng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả bài học. - Giáo viên nhận xét chung. - Dặn dò: Về nhà đọc và chuẩn bị bài 3 sgk.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_phan_sua_xe_dap_tiet_23_cau_tao_cua.doc
Giáo án liên quan