Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Tiết 1-22 - Phạm Hoài Nam

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả.

 - Hiểu được đặc điểm thực vật của cây ăn quả.

 2. Kỹ năng:

 - Phân tích được kiến thức thông qua nghiên cứu thông tin.

 3. Thái độ:

 - Có hứng thú học tập về trồng cây ăn quả.

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Một số tranh ảnh minh họa các bộ phận của cây trồng.

 - HS:

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Vấn đáp, hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

 1. Ổn định tổ chức(1’)

KTSS 9A 9B

 2. Kiểm tra bài cũ (3’):

 H: Nghề trồng cây ăn quả có vai trò gì đối với đời sống và kinh tế?

 H: Người làm nghề trồng cây ăn quả phải đảm bảo được những yêu cầu gì?

 Trả lời: SGK

 3. Bài mới

 Giới thiệu bài (1’)

 Cây ăn quả có giá trị to lớn trong đời sống và kinh tế. Để phát triển tốt chúng ta cần hiểu được các đặc điểm thực vật của cây để có biện pháp gieo trồng và chăm sóc thích hợp.

 

doc54 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 30/06/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Tiết 1-22 - Phạm Hoài Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/08/2011 Ngày giảng: 9A. 15/08/2011 9B. 15/08/2011 NghÒ trång c©y ¨n qu¶ Tiết 1: GIỚI THIỆU NGHỀ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả trong nền kinh tế và đời sống. - Biết đặc điểm của nghề và yêu cầu đối với người làm nghề trồng cây ăn quả. - Biết được triển vọng của nghề trông cây ăn quả trong nền kinh tế qua thời gian tới. 2. Kỹ năng: - Quan sát và phân tích hình vẽ tìm ra vai trò của nghề trồng cây ăn quả trong nền kinh tế và đời sống. 3. Thái độ: - Yêu thích nghề trồng cây. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh ảnh về một số loại cây trồng ăn quả, bảng phụ kẻ bảng 1 (SGK – 7) - HS: III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức.(1’) KTSS 9A 9B 2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra) 3. Bài mới: Giới thiệu bài: (3’) - Trồng cây ăn quả là một nghề góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, đồng thời còn là nguồn thu nhập đáng kể. - Cây ăn quả được được nhân dân ta trồng từ rất lâu đời và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, và chọn lọc được nhiều giống quý báu. - Vai trò, vị trí và đặc điểm của nghề trồng cây ăn quả như thế nào ta cùng nhau đi nghiên cứu qua bài học. Hoạt động thầy - trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu vai trò và vị trí của nghề trồng cây ăn quả. - Mục tiêu: Biết được vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả trong nền kinh tế và đời sống. - Thời gian: 10’ - Đồ dùng: Tranh ảnh một số loại cây trồng ăn quả trên đất nước ta. Tranh vẽ: Hình 1 (SGK – 5) - Cách tiến hành: GV: Trên đất nước ta có rất nhiều các loại cây ăn quả. H. Em hãy nêu tên một số loại cây ăn quả mà em biết? HS: Trả lời vải, nhãn, xoài, mận, lê. H. Hãy cho biết có giống cây ăn quả nào quý trong số các loại cây ăn quả nói trên ? HS: Trả lời. GV: Treo tranh vẽ H.1 SGK yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi. H. Em hãy cho biết nghề trông cây ăn quả có những vai trò gì trong đời sống và kinh tế? GV: Hệ thống lại kiến thức và nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của trái cây cung cấp nhiều vitamin, đường, khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe của con người. I: Vai trò và vị trí của nghề trồng cây ăn quả. - Cung cấp cho người tiêu dùng nhiều loại trái cây. - Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến đồ hộp, nước giải khát - Là nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu sang các nước trên thế giới như: nhãn, xoài, chôm chôm HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm của nghề trồng cây ăn quả và yêu cầu dối với người lao động. - Mục tiêu: Biết đặc điểm của nghề và yêu cầu đối với người làm nghề trồng cây ăn quả. - Thời gian: 17’ - Đồ dùng: Tranh một số loại quả. - Cách tiến hành: GV: Nêu ra một số câu hỏi gợi ý cho HS nắm được các đặc điểm của nghề trồng cây ăn quả: H. Đối tượng của nghề trồng cây ăn quả là gì? H. Nội dung lao động bao gồm những gì? H. Hãy nêu các dụng cụ làm vườn mà em biết? GV: Đó là những dụng cụ mà nghề trồng cây ăn quả dùng. H. Người lao động trong nghề trồng cây ăn quả làm việc trong những điều kiện như thế nào? GV: Treo tranh một số loại quả yêu cầu HS quan sát và cho biết sản phẩm của cây ăn quả là gì? GV: Người lao động trong nghề trồng cây ăn quả thường xuyên làm việc ngoài trời và tiếp xúc với các loại hóa chất. H. Người lao động trong nghề phải đảm bảo được những yêu cầu gì? II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề. 1. Đặc điểm của nghề a. Đối tượng lao động: Là các loại cây ăn quả lâu năm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. b. Nội dung lao động: Bao gồm các công việc như nhân giống, làm đất, gieo trồng, chăm bón, thu hoạch, bảo quản và chế biến c. Dụng cụ lao động: Cuốc, xẻng, dao d. Điều kiện lao động: Người lao động thường xuyên lao động ở ngoài trời nên chịu nhiều tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu như: Nóng, lạnh, nắng, mưa. Thường tiết xúc với các loại hóa chất, thuôc trừ sâu và tư thế làm iệc thay đổi liên tục. e. Sản phẩm: Những loại quả. 2. Yêu cầu của nghề đối với người lao động. - Phải có tri thức về khoa học sinh học, hóa học, kĩ thuật nông nghiệp và am hiểu về thực tiễn sản xuất. - Yêu nghề, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động và sáng tạo. - Phải có sức khỏe tốt, dẻo dai, thích nghi với hoạt động ngoài trời. HĐ 3: Triển vọng của nghề trồng cây ăn quả. - Mục tiêu: Biết được triển vọng của nghề trông cây ăn quả trong nền kinh tế. - Thời gian: 10’ - Đồ dùng: Bảng phụ vẽ bảng 1 (SGK – 7) - Cách tiến hành: GV: Treo bảng 1SGK – 7 yêu cầu HS quan sát. H. Em hãy cho biết qua bảng số liệu trên sản lượng và diện tích trồng cây ăn quả có thay đổi như thế nào trong những năm gần đây? GV: Chốt lại Nghề trồng cây ăn quả đang được khuyến kích phát triển, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. H. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển trên cần thực hiện tốt những công việc gi? 3. Triển vọng của nghề trồng cây ăn quả. - Nghề trồng cây ăn quả đang được khuyến kích phát triển, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. - Để đáp ứng được yêu cầu phát triển trên cần thực hiện tốt những công việc sau: + Xây dựng và cải tạo vườn cây ăn quả theo hướng chuyên canh và thâm canh làm cho sản lượng ngày càng tăng. + Áp dụng các tiến bộ của KHKT và sản xuất làm cho năng suất ngày càng cao, chất lượng ngày càng tốt. + Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nghề trồng cây ăn quả phát triển mạnh. 4. Củng cố: 3’ - GV chốt lại các kiến thức trong bài đã học. 5. Bài tập về nhà (1’) - Trả lời các câu hỏi trong SGK, SBT - Chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------- Ngày soạn: 20/08/2011 Ngày giảng: 9A. 22/08/2011 9B. 22/08/2011 Tiết 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả. - Hiểu được đặc điểm thực vật của cây ăn quả. 2. Kỹ năng: - Phân tích được kiến thức thông qua nghiên cứu thông tin. 3. Thái độ: - Có hứng thú học tập về trồng cây ăn quả. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Một số tranh ảnh minh họa các bộ phận của cây trồng. - HS: III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, hoạt động nhóm. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức(1’) KTSS 9A 9B 2. Kiểm tra bài cũ (3’): H: Nghề trồng cây ăn quả có vai trò gì đối với đời sống và kinh tế? H: Người làm nghề trồng cây ăn quả phải đảm bảo được những yêu cầu gì? Trả lời: SGK 3. Bài mới Giới thiệu bài (1’) Cây ăn quả có giá trị to lớn trong đời sống và kinh tế. Để phát triển tốt chúng ta cần hiểu được các đặc điểm thực vật của cây để có biện pháp gieo trồng và chăm sóc thích hợp. Hoạt động thầy - trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu giá trị của việc trồng cây ăn quả: - Mục tiêu: Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả. - Thời gian: 15’ - Đồ dùng: - Cách tiến hành: GV: Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. Cây ăn quả có ý nghĩa như thế nào đối với thiên nhiên, con người và xã hội? HS: Hoạt động nhóm 5’ GV: Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo (các nhóm khác bổ sung) GV chốt lại kiến thức: I. Giá trị của việc trồng cây ăn quả: - Giá trị về dinh dưỡng: Quả có chứa nhiều chất đường dễ tiêu hóa, các axít hữu cơ và nhiều vi tamin cung cấp dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi khác nhau. - Giá trị về y học: Quả và môt số bộ phận khác của cây có thể chữa được một số loại bệnh khác nhau. - Quả là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến bánh kẹo và đồ hộp mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Cây ăn quả có tác dụng lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái: Làm sạch không khí, chống sói mòn và làm rừng phòng hộ HĐ 2: Tìm hiểu các đặc điểm thực vật của cây trồng ăn quả - Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm thực vật của cây ăn quả. - Thời gian: 20’ - Đồ dùng: Một số tranh ảnh minh họa các bộ phận của cây trồng. - Cách tiến hành: GV: Cũng giống như các loại cây trồng khác cây ăn quả cũng có một số đặc điểm như về rễ, thân, hoa, quả và hạt. H. Rễ của cây ăn quả có đặc điểm gì? H. Thân của cây ăn quả có đặc điểm gì? H. Hoa của cây ăn quả có đặc điểm gì? H. quả và hạt của cây ăn quả có đặc điểm gì? GV chốt lại kiến thức II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây trồng ăn quả 1. Đặc điểm thực vật. a. Rễ. Rễ của cây ăn quả gồm hai loại: - Rễ mọc thẳng xuống đất sâu có thể từ 1- 10m. Có nhiệm vụ giúp cho cây đứng vững và hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây. - Rễ mọc ngang nhỏ và nhiều phân bố tập trung trên lớp đất bề mặt sâu từ 0,1 – 1m. Có nhiệm vụ giúp cho cây đứng vững và hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây. b. Thân. Thân cây ăn quả phần lớn là thân gỗ, có tác dụng như giá đỡ cho cây. Trên thân mọc ra nhiều cành phân bố theo cấp độ khác nhau. Các cành cấp V thường là cành mang quả. c. Hoa. Có ba loại hoa. - Hoa đực: Nhị phát triển, nhụy không phát triển. - Hoa cái: Nhụy phát triển, nhị không phát triển. - Hoa lưỡng tính: Nhị và nhụy cùng phát triển. d. Quả và hạt. - Có nhiều loại quả: Quả hạch, quả mọng, quả có vỏ cứng. - Số lượng, hình dạng, màu sắc của hạt tùy thuộc vào từng loại quả. 4. Củng cố: 4’ - Củng cố kiến thức của bài học thông qua một số câu hỏi. 5. Bài tập về nhà (1’) - Trả lời các câu hỏi trong SGK, SBT - Chuẩn bị bài sau. -------------------------------- Ngày soạn: 27/09/2011 Ngày giảng: 9A: 29/08/2011 9B: 29/08/2011 Tiết 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ ( Tiếp theo) I. Mục tiêu: 1) Kiến thức: -Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả. 2) Kỹ năng: - Hiểu được các biện pháp kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây ăn quả 3) Thái độ : -Có hứng thú học tập về trồng cây ăn quả II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: -Nghiên cứu SGK tài liệu tham khảo -Tranh 1 số giống cây ăn quả 2. Học sinh: - Đọc trước nội dung SGK -Kiến thức liên quan III. PHƯƠNG PHÁP: IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức(1’) KTSS: 9A 9B 2. Kiểm tra bài cũ (3’): - Hãy phân tích ý nghĩa có giá trị của việc trồng cây ăn quả đối với con người và môi trường? -Nêu các yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả? 3. Bài mới Giới thiệu bài (1’) Hoạt động thầy - trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả - Mục tiêu: Biết được các biện pháp kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây - Thời gian: 30’ - Đồ dùng: - Cách tiến hành: - Cho lớp hoạt động nhóm theo bàn để điền tên các loại cây ăn quả vào bảng 2 trong SGK? GV cho VD thêm mỗi loại - Có những phương pháp nhân giống cây ăn quả nào? - Hãy kể tên một số phương pháp nhân giống vô tính mà em biết? GV nêu PP phổ biến - Tại sao khi trồng cây ăn quả phải cần biết đến thời vụ? - Tại sao lại phải trồng vào các tháng trên? - Trồng cây theo khoảng cách nhất định có tác dụng gì? GV: Người ta thường dùng phương pháp nào để nhân giống cây ăn quả? HS: Nêu được 2 phương pháp. GV: tựy theo mỗi loại cõy mà chọn phương phỏp nhõn giống phự hợp. GV: Thời gian nào thích hợp cho việc trồng cây ăn quả? GV: Thông thường trồng cây với mật độ như thế nào là tốt? Vì sao? GV: Tại sao phải để lớp đất mặt riêng khi đào hố? Nêu quy trình trồng cây? Tại sao phải trồng cây có bầu đất?Vì sao không trồng cây khi có gió to, giữa trưa nắng? III.Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả 1,Giống cây : Giống cây ăn quả ở nước ta rất phong phú, đa dạng, bao gồm 3 nhóm: cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới a.Cây ăn quả á nhiệt đới: cam quýt, chanh, bưởi, vải, nhãn, bơ, hồng, mơ, hạt dẻ,... b.Cây ăn quả nhiệt đới: chuối, dừa, mít, xoài, hồng xiêm, ổi, na (mảng cầu), sầu riêng, măng cụt, khế, vú sữa, trứng gà, chôm chôm, thanh long, đu đủ, đào lộn hột,... c.Cây ăn quả ôn đới: táo tây, lê, đào, mận, nho, dâu tây,......... 2.Nhân giống a.Nhân giống bằng phương pháp hữu tính như gieo hạt b.Nhân giống bằng phương pháp vô tính như: giâm cành, chiết cành, ghép tách chồi, huôi cấy mô tế bào,... tùy theo mỗi loại cây mà chọn phương pháp nhân giống phù hợp 3.Trồng cây ăn quả a.Thời vụ: Các loại cây ăn quả được trồng vào tháng đầu vào mùa mưa (tháng 4-5) ở các tỉnh phía Nam, ... b.Khoảng cách trồng: tùy theo mỗi loại cây và loại đất mà khoảng cách trồng có khác nhau. c.Đào hố, bón phân lót: khi trồng khỏng 15-30 ngày phải đào hố trồng kích thước của hố khác nhau tùy theo từng loại cây. d.Trồng cây: cây ăn quả được trồng theo quy trình: Đào hố trồng ->bóc vỏ bầu ->đặt cây vào hố ->lắp đất ->tưới nước. * Khi trồng phải lưu ý các đặc điểm sau: - Nên trồng cây có bầu đất khi bóc vỏ bầu, không làm vở bầu - Đặt cây vào giữa hố cho ngay ngắn lắp lớp đất mặt xuống dưới, lớp đất dưới phủ lên trên. - Không trồng khi gió to, giữa trưa nắng - Trồng xong nên buộc cây với cọc đỡ. Tưới nước cho đủ ẩm. Ngoài ra có thể trồng cây chắn gió để bảo vệ cây HĐ 2: Củng cố - Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức trọng tâm trong bài - Thời gian: 7’ - Đồ dùng: - Cách tiến hành: -GV tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK, SBT Theo dõi trả lời câu hỏi 4. HDVN: (2’) - GV hệ thống phần trọng tâm của bài. - Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 5. Bài tập về nhà (1’) - Chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------- Ngày soạn: 10/09/2011 Ngày giảng: 9A: 13/09/2011 9B: 12/09/2011 Tiết 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ ( Tiếp theo) I. Mục tiêu: 1) Kiến thức: -Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả. 2) Kỹ năng: - Hiểu được các biện pháp kỹ thuật thu hoạch,bảo quản chế biến quả. 3) Thái độ : -Có hứng thú học tập về trồng cây ăn quả II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: -Nghiên cứu SGK tài liệu tham khảo -Tranh 1 số giống cây ăn quả 2. Học sinh: - Đọc trước nội dung SGK -Kiến thức liên quan III. PHƯƠNG PHÁP: IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức(1’) KTSS: 9A 9B 2. Kiểm tra bài cũ (3’): Hãy kể tên các công việc chăm sóc cây ăn quả? 3. Bài mới Giới thiệu bài (1’) Hoạt động thầy - trò Nội dung HĐ 1: Tìm hiểu cách thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm quả. - Mục tiêu: Biết được các biện pháp kỹ thuật thu hoạch,bảo quản chế biến quả - Thời gian:20’ - Đồ dùng: - Cách tiến hành: HS đọc nghiên cứu ND SGK -Khi thu hoạch cần lưu ý gì ? - Khi bảo quản cần lưu ý điều gì? - Có những cách chế biến nào ? GV Nêu các lưu ý khi thu hoạch,bảo quản,chế biến IV./ Thu hoạch – Bảo quản – Chế biến: 1. Thu hoạch: - Các loại quả có vỏ mỏng, mọng nước nên dễ bị dập nước bởi vậy khi thu hoạch cần nhẹ nhàng, tránh dập nát. - Quả hái về được làm sạch, phân loại và để nơi râm mát. 2. Bảo quản : - Sử lí bằng hoá chất tia phóng xạ, hoặc bảo quản lạnh 3. Chế biến : -Tuỳ theo loại quả mà chế biến HĐ 1: Củng cố luyện tập - Mục tiêu: Hệ thống lại các kiên thức trong bài - Thời gian:17’ - Đồ dùng: - Cách tiến hành: Thu hoạch cần lưu ý gì ? - Khi bảo quản cần lưu ý điều gì? - Có những cách chế biến nào ? GV Nêu các lưu ý khi thu hoạch,bảo quản,chế biến Nêu các lưu ý khi thu hoạch,bảo quản,chế biến 4. Củng cố: (2’) - GV hệ thống phần trọng tâm của bài. - Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 5. Bài tập về nhà (1’) - Trả lời các câu hỏi trong SGK, SBT - Chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------- Ngày soạn: 17/09/2011 Ngày giảng: 9A: 20/09/2011 9B: 19/09/2011 Tiết 5: CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ I./ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được được kỹ thuật xây dựng vười ươm cây ăn quả. 2. Kỹ năng: - Biết được đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của phương pháp nhân giống hữu tính. 3. Thái độ: - Yêu thích nghề trồng cây ăn quả II./ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK tài liệu tham khảo - Hình 4 phóng to 2. Học sinh: - Đọc trước ND bài 3 - Kiến thức liên quan III. PHƯƠNG PHÁP: IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức(1’) KTSS: 9A 9B 2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới : Hoạt động thầy - trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xây dựng vườn ươm cây ăn quả. - Mục tiêu: - Biết được được kỹ thuật xây dựng vười ươm cây ăn quả. - Thời gian: 20’ - Đồ dùng: - Cách tiến hành: - Cho HS biết được ươm cây là một khâu quan trọng trong sự phát triển của nghề trồng cây ăn quả. + Là nơi chọn lọc, bồi dưỡng các giống tốt. + Là nơi sử dụng các phương pháp nhân giống để sản xuất cây giống. - Để có vườn ươm hợp lý ta phải chọn những tiêu chuẩn nào? - HS tìm hiểu Nd SGK trả lời - Đất nào là thích hợp nhất cho ươm cây ăn quả? GV nhắc lại các điều kiện cần thiết để chon làm vườn ươm cho VD - Cho HS quan sát H4 trong SGK. - Hãy cho biết vườn ươm thường thiết kế làm mấy phần? - Hãy cho biết ý nghĩa, công dụng của các khu trong vườn ươm? GV phân tích đặc điểm các khu cho ví dụ liên hệ thực tế. GV nêu tầm quan trọng của 3 khu trên I. XÂY DỰNG VƯỜN ƯƠM CÂY ĂN QUẢ 1. Chọn địa điểm: - Gần vườn trồng, nơi tiêu thụ và thuạn tiện cho việc vận chuyển. - Gần nguồn nước tưới. - Đất vườn ươm phải thoát nước, bằng phẳng, tầng đất mặt dầy, độ màu mỡ cao, độ chua tuỳ loại cây. 2. Thiết kế vườn ươm: Được chia làm 3 khu: Khu cây giống. Khu nhân giống. Khu luân canh. Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp nhân giống cây ăn quả.. - Mục tiêu: Biết được đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của phương pháp nhân giống hữu tính. - Thời gian:20’ - Đồ dùng: - Cách tiến hành: - Hãy cho biết ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính? - Cho HS biết các trường hợp sử dụng phương pháp này: + Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép. + Dùng đối với loại cây chưa có phương pháp nhân giống nào khác. + Giống cây đa phôi để giữ được đặc tính của cây mẹ. GV giải thích đây là phương pháp được sử dụng nhân giống ở thời điểm đầu ít được sử dụng để nhân giống làm cây con giống đi trồng ở các vườn trồng. II./ CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ: 1. Phương pháp nhân giống hữu tính: - Đây là phương pháp tạo cây con bằng hạt. - Sử dụng phương pháp này cần lưu ý: + Phải biết được đặc tính chín của hạt để có biện pháp xử lý. + Khi gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất phải tưới nước, phủ rơm rạ để giữ ẩm, chăm sóc thường xuyên. 4. Củng cố: 3’ - GV hệ thống phần trọng tâm của bài. - Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - GV lưu ý cách lập vườn ươm 5. Dặn dò: 1’ - Về nhà học bài,tìm hiểu cách lập vườn ươm ở địa phương - Chuẩn bị nội dung mục II.2 cho bài học sau. - Tìm hiểu các phương pháp nhân giống vô tính ở địa phương ------------------------------------------------ Ngày soạn: 24/09/2011 Ngày giảng: 9A: 27/09/2011 9B: 26/09/2011 Tiết 6 CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ (T2) I./ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được các phương pháp nhân giống cây ăn quả. 2. Kỹ năng: - Nắm được đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của phương pháp nhân giống vô tính. 3. Thái độ: - Yêu thích nghề trồng cây ăn quả II./ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK tài liệu tham khảo Tranh vẽ: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả. 2. Học sinh: Tìm hiểu trước nội dung mục II.2 bài3 Kiến thức liên quan III. PHƯƠNG PHÁP: IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức(1’) KTSS: 9A 9B 2. Kiểm tra bài cũ(4’) Nêu ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính ? 3. Bài mới : Giới thiệu bài học. Muốn phát triển nghề trồng cây ăn quả nhanh, đạt hiệu kinh tế phải có nhiều giống cây ăn quả tốt, khoẻ mạnh, sạch bệnh, chất lượng cao. Muốn vậy cần có những phương pháp nhân giống phù hợp và hiệu quả. Hoạt động thầy - trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương pháp nhân giống cây ăn quả (Tiếp) Mục tiêu: - Biết được các phương pháp nhân giống cây ăn quả. - Nắm được đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của phương pháp nhân giống vô tính. Thời gian:30’ Đồ dùng: Cách tiến hành: Cho HS quan sát hình vẽ các phương pháp nhân giống vô tính. Hãy quan sát hình và cho biết đặc điểm của phương pháp chiết cành? HS trả lời theo nội dung SGK - Cành chiết nên chọn như thế nào cho đảm bảo? - Hãy cho biết thời vụ của chiết cành? - Hãy quan sát hình và cho biết đặc điểm của phương pháp giâm cành? GV nhắc lại đặc điểm của phương pháp chiết cành nêu những lưu ý khi thực hiện cho ví dụ minh hoạ HS QS tranh vẽ tìm hiểu nội dung SGK trả lời câu hỏi: - Cành giâm nên chọn như thế nào cho đảm bảo? - Hãy cho biết thời vụ của giâm cành? GV cho ví dụ phân tích đặc điểm - Hãy quan sát hình và cho biết đặc điểm của phương pháp ghép? - Cho HS hoạt động nhóm để tìm hiểu. + Đặc điểm của các phương pháp ghép? + Các lưu ý khi sử dụng phương pháp ghép? + Thời vụ ghép? - Cho các nhóm trả lời các câu hỏi vào vở theo nội dung tìm hiểu trong SGK. GV hướng dẫn HS trên hình vẽ và nhắc lại các đặc điểm cho ví dụ nêu phương pháp ghép đang sử dụng phổ biến II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ 2. Phương pháp nhân giống vô tính: a. Chiết cành: Là phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ để tạo cây con. - Cành chiết có 1-2 năm tuổi, đường kính 1-1,5cm, không sâu bệnh, nằm giữa tầng tán. - Thời vụ thích hợp: Vụ thu, xuân đối với miền bắc, đầu mùa mưa đối với miền nam. b. Giâm cành: Là phương pháp nhân giống dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của các đoạn cành -Hoặc các đoạn rễ) đã cắt rời khỏi cây mẹ. xuyên giữ ẩm cho mặt lá và đất. c. Ghép: Là phương pháp gắn một đoạn cành -Cành) hay mắt -Chồi) lên gốc của một cây cùng họ để tạo nên một cây mới. C1: Ghép cành: Là cách áp dụng cho các loại cây ăn quả khó lấy mắt. * Ghép áp: Cách ghép này có tỉ lệ sống cao nhưng công phu và tỉ lệ nhân giống thấp. * Ghép chẻ bên: * Ghép nêm: Thường áp dụng cho các loại cây ăn quả như: Nhãn, ổi, mít C2: Ghép mắt: Là cách ghép phổ biến cho nhiều loại cây ăn quả. * Ghép của sổ: Cách ghép này có tỉ lệ sống cao, thường áp dụng cho các loại cây to như nhãn, vải * Ghép chữ T, I. * Ghép mắt nhỏ có gỗ. Hoạt động 2: Củng cố kiến thức Mục tiêu: Củng cố và hệ thống lại toàn bộ kiến thức trong bài học Thời gian:5’ Đồ dùng: Cách tiến hành: GV: Tổ chức cho HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi. Hệ thống lại toàn bộ kiến thức trong bài 4. Hướng dẫn về nhà 4’ - GV hệ thống phần trọng tâm của bài. - Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 5. Dặn dò:1’ - Về nhà học bài trả lời câu hỏi cuối bài - Chuẩn bị dụng cụ vật liệu cho gời thực hành sau như mục I bài 4 Ngày soạn: 30/09/2011 Ngày giảng: 9A: 10/10/2011 9B: 03/10/2011 Tiết 7 THỰC HÀNH GIÂM CÀNH (T1) I./ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết cách giâm cành theo các thao tác kỹ thuật. 2. Kỹ năng: - Làm được các thao tác của quy trình thực hành. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học, có ý thức tự giác thực hành đảm bảo vệ sinh an toàn TH II./ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh vẽ các phương pháp nhân giống cây ăn quả. - Dao nhỏ sắc. - Khay nhựa. - Kéo cắt cành. 2. Học sinh: - Đất để giâm cành. - Túi bầu PE. , cành giâm III. PHƯƠNG PHÁP: IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức(1’) KTSS: 9A 9B 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’ Đề bài: 1.Phần trắc nghiệm :Hãy chọn phương án mà em cho là sai trong các câu sau: Các phương pháp ghép mắt là: a. Ghép mắt nhỏ có gỗ. b. Ghép cửa sổ. c. Ghép chữ I. d. Ghép chữ T. e. Ghép áp. 2. Phần tự luận: Em hãy cho biết thế nào là giâm cành?. 3. Bài mới: Hoạt động thầy - trò Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần có cho bài. Mục tiêu: Thời gian:5’ Đồ dùng: Cách tiến hành: - GV giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần thiết cho bài thực hành - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS . I. DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU: - Kéo cắt cành, dao nhỏ sắc. - Thuốc kích thích ra rễ. - Khay nhựa. - Đất bột có trộn cát sạch. - Cành giâm. Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình thực hành. Mục tiêu: Biết cách giâm cành theo các thao tác kỹ thuật. Làm được các thao tác của quy trình thực hành. Thời gian:15’ Đồ dùng: Cách tiến hành: - Cho HS quan sát quy trình trong SGK. - Hãy cho biết để giâm một cành đúng quy trình kỹ thuật cần theo mấy bước? - Cho HS quan sát H10.a - Lưu ý HS thời vụ giâm tốt nhất -MB: Vụ thu và vụ xuân; MN vào đầu mùa mưa) Tại sao phải cắt bớt phiến lá? -Giảm sự thoát hơi nước) - Cho HS quan sát H10.b và đọc các yêu cầu khi xử lý cành giâm? - GV làm thao tác cho HS quan sát. - Cho HS quan sát H10.c và đọc các yêu cầu khi cắm cành giâm? - GV làm các thao tác cho HS quan sát. - Cho HS quan sát H11.d - Ta có thể làm những công việc gì để chăm sóc cành giâm?. II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH: Quy trình bao gồm 4 bước: B1: Cắt cành giâm: - Dùng dao sắc cắt vát cành giâm có đường kính 0,5 cm thành từng đoạn 5-7 cm, trên cành giâm có 2-4 lá. - Bỏ ngọn và cành sát thân cây mẹ, cắt bớt phiến lá. B2: Xử lý cành giâm. Nhúng cành giâm vào thuốc kích thích ra rễ với độ sâu 1-2 cm, trong thời gian 5-10 giây. Sau đó vẩy cho khô. B3: Cắm cành giâm. - Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống đất hoặc cát với độ sâu 3-5cm, khoảng cách các càch là 5x5 hoặc 10x10 - Nếu cắm vào bầu thì mỗi bầu cắm 1 cành và xếp bầu cạnh nhau. B4: Chăm sóc cành giâm. - Tưới nước thường xuyên dưới dạng sương mù đảm bảo đất, cát đủ độ ẩm. - Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn. - Sau 15 ngày nếu thÊy rÏ mäc nhiÒu vµ h¬i chuyÓn tõ mµu tr¾ng sang vµng th× chuyÓn ra v­ên ­¬m hoÆc bÇu ®Êt. 4. Củng cố:3’ - GV nhắc lại các bước tiến hành giâm cành theo quy trình. - Cho học sinh nhắc lại quy trình. - Cho đại diện 1-2 HS lên làm lại các thao tác. 5. Dặn dò:1’ - Về nhà học bà

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_phan_trong_cay_an_qua_tiet_1_22_pham.doc
Giáo án liên quan