Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Tiết 19-35 - Nguyễn Thị Quỳnh Thương

I./ MỤC TIÊU:

-Nhận biết được một số đặc điểm về hình thái của sâu hại cây ăn quả ở giai đoạn sâu trưởng thành và sâu non.

- Quan sát và nhận biết hình dáng, tác hại của một số loại sâu hại.

- Có ý thức kỷ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.

II./ CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Kính lúp cầm tay có độ phóng đại 20 lần.

- Khay đựng mẫu sâu và bộ phận cây bị sâu hại.

- Mẫu sâu hại và bộ phận cây bị sâu hại. - Panh kẹp.

- Thước dây.

2. Học sinh:

- Một số loại sâu hại cây ăn quả.

- Một số mẫu cây bị sâu phá hại.

- Bảng 8 trong SGK.

III./ TIẾN TRÌNH BÀI THỰC HÀNH

1. Tổ chức: Ôn định lớp, Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra: Không kiểm tra

 

doc36 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Tiết 19-35 - Nguyễn Thị Quỳnh Thương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 Ngày soạn: Ngày dạy Tiết 19 : kĩ thuật trồng cây xoài I./ Mục tiêu: - Biết được giá trị dinh dưỡng, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài - Nắm được phương pháp gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản . -Có ý thức học tập, tìm hiểu thực tế. II./ Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án, SGK, đồ dùng dạy học - Học sinh : SGK, Kiến thức liên quan III./ Tiến trình 1. Tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra: Không 3. Bài mới: Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả xoài.. - Quả xoài có giá trị như thế nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài: - Qua quan sát thực tế hãy cho biết đặc điểm thực vật của cây xoài? - Thân cây xoài có đặc điểm gì? - Hoa xoài mọc ở đâu? - Cây xoài có những yêu cầu về ngoại cảnh như thế nào? - Tại sao cây xoài cần phải có mùa khô? - Cây xoài thích hợp với loại đất nào? Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài: - GV giới thiệu một số giống xoài trồng phổ biến. - Hãy kể tên các giống xoài mà em biết ngoài thực tế ? - Hãy cho biết đối với cây xoài thì nhân giống cây bằng phương pháp nào là tốt nhất ? - Hãy cho biết vào thời điểm nào tiến hành trồng cây xoài là tốt nhất ? - Khoảng cách trồng như thế nào là hợp lý ? - Khi đào hố bón phân lót cần chú ý điều gì ? - Hãy kể tên các công việc chăm sóc cây ăn quả nói chung ? - Bón phân thúc tập chung vào những thời gian nào ? - Hãy kể tên một số loại sâu, bệnh thường gặp ở cây xoài ? Hoạt động 4: Tìm hiểu công việc thu hoạch, bảo quản, chế biến: - Khi nào ta có thể thu hoạch quả hợp lý nhất ? - Dùng cách nào để thu hoạch quả ? - Hãy nêu cách bảo quản quả ở gia đình em ? - Ngoài ra còn có phương án bảo quản nào tốt hơn không ? HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời I. Giá trị dinh dưỡng của quả xoài: - Là loại cây ăn quả nhiệt đới có chứa đường, các Vitamin và khoán chất. - Quả ăn tươi, nước giải khát đóng hộp, hoa làm thuốc và lấy mật nuôi ong II. đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh 1. Đặc điểm thực vật: - Là loại cây thân gỗ, có bộ rễ ăn sâu nên có khả năng chịu hạn tốt. - Phần lớn rễ tập chung ở lớp đất mặt. - Hoa mọc thành từng chùm ở đầu ngọn cành gồm có hoa đực và hoa lưỡng tính. 2. Yêu cầu ngoại cảnh: - Nhiệt độ thích hợp: 24 – 260C. - Lượng mưa trung bình: 1000 – 1200 mm/năm. Cây xoài cần có mùa khô để giúp phân hoá mầm hoa. - Độ ẩm không khí từ 80 – 90%. - ánh sáng: Cần đủ ánh sáng. - Đất: Trồng được trên nhiều loại đất trừ đất sét, thích hợp với đất phù sa ven sông, đất có độ pH từ 5,5 – 6,5. Iii. Kỹ thuật trồng và chăm sóc: 1. Một số giống xoài : (SGK) Xoài cát, xoài thơm, xoài tượng, xoài bưởi, xoài Thanh Ca 2. Nhân giống cây: Phổ biến là phương pháp gieo hạt và ghép mắt, ghép cành. 3. Trồng cây: a. Thời vụ trồng: - MB: Vụ xuân: tháng 2 – tháng 4. - MN: Đầu mùa mưa: Tháng 4 – tháng 5. b. Khoảng cách trồng: c. Đào hố bón phân lót: 4. Chăm sóc: - Làm cỏ, xới xáo: Diệt cỏ dại, mất nơi ẩn náu của sâu bệnh hại, làm đất tơi xốp. - Bón phân thúc: Tập chung vào 2 thời kỳ + Trước khi ra hoa. + Cây sau thu hoạch. - Tưới nước. - Tạo hình sửa cành. - Phòng trừ sâu bệnh. IV. Thu hoạch, bảo quản, chế biến: 1. Thu hoạch: - Cây trồng bằng cách gieo hạt thì 4 năm thu quả, cây trồng bằng phương pháp ghép thì sau 3 năm. - Khi thấy quả có vỏ màu vàng da cam, có mùi thơm. 2. Bảo quản: Để quả nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ thấp để đưa quả đến nơi tiêu thụ hoặc chế biến. 4. Củng cố: - GV hệ thống lại phần trọng tâm của bài : + Quả xoài có giá trị như thế nào? + Đặc điểm thực vật của cây xoài? + Những yêu cầu về ngoại cảnh như thế nào? + Nhân giống cây bằng phương pháp nào là tốt nhất ? + Tìm hiểu công việc thu hoạch, bảo quản, chế biến? - Cho học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa 5.Hướng dẫn học tập ở nhà: -GV nhận xét kết quả giờ học theo mục tiêu bài học - Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. Chuản bị nội dung cho bài sau: kĩ thuật trồng cây chôm chôm = = = = = = = = = = = = = = *** = = = = = = = = = = = = = = TUầN 21 Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 20 : kĩ thuật trồng cây chôm chôm I./ Mục tiêu: - Biết được giá trị dinh dưỡng, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây chôm chôm - Nắm được phương pháp gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản . - Có ý thức học tập, tìm hiểu thực tế. II./ Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án, SGK, đồ dùng dạy học - Học sinh : SGK, Kiến thức liên quan III./ Tiến trình bài giảng 1. Tổ chức: 2. Bài cũ:- Hãy kể tên các giống xoài mà em biết ngoài thực tế? 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS. Hoạt động của HS. Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm. - Quả chôm chôm có giá trị như thế nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây chôm chôm: - Qua quan sát thực tế hãy cho biết đặc điểm thực vật của cây chôm chôm? - Thân cây chôm chôm có đặc điểm gì? - Hoa chôm chôm mọc ở đâu? - Cây Chôm chôm có những yêu cầu về ngoại cảnh như thế nào? - Cây chôm chôm thích hợp với loại đất nào? Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chôm chôm: - GV giới thiệu một số giống chôm chôm trồng phổ biến. - Hãy cho biết đối với cây Chôm chôm thì nhân giống cây bằng phương pháp nào là tốt nhất ? - Hãy cho biết vào thời điểm nào tiến hành trồng cây chôm chôm là tốt nhất ? - Vùng nào có thể trồng cây chôm chôm ? - Khoảng cách trồng như thế nào là hợp lý ? - Khi đào hố bón phân lót cần chú ý điều gì ? - Hãy kể tên các công việc chăm sóc cây ăn quả nói chung ? - Bón phân thúc tập chung vào những thời gian nào ? - Hãy kể tên một số loại sâu, bệnh thường gặp ở cây chôm chôm ? Hoạt động 4: Tìm hiểu công việc thu hoạch, bảo quản, chế biến: - Khi nào ta có thể thu hoạch quả hợp lý nhất ? - Dùng cách nào để thu hoạch quả ? - Giáo viên giới thiệu cách bảo quản cho học sinh tham khảo. HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời HS: Trả lời I. Giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm: - Là loại cây ăn quả nhiệt đới có chứa đường, các Vitamin và khoáng chất. - Quả ăn tươi, chế biến thành xiro hoặc đóng hộp. II. đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh 1. Đặc điểm thực vật: - Là cây có tán lá rộng. - Hoa mọc thành từng chùm ở đầu ngọn cành gồm có hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Tỉ lệ các loại hoa trên một cây thay đổi theo từng mùa. 2. Yêu cầu ngoại cảnh: - Cây chôm chôm thích hợp với điều kiện nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp: 20 – 300C. - Lượng mưa hàng năm khoảng 2000 mm/năm. Phân phối đều trong năm - ánh sáng: Cần ánh sáng cho nên những quả mọc ở ngoài tán có màu đỏ đẹp hơn quả ở trong tán cây. - Đất: Trồng được trên nhiều loại đất, nhưng đất thịt pha cát là thích hợp nhất. Độ pH từ 4,5 – 6,5. Iii. Kỹ thuật trồng và chăm sóc: 1. Một số giốngchôm chôm: (SGK) Chôm chôm Java, chôm chôm ta, chôm chôm nhãn, chôm chôm Xiêm. . . 2. Nhân giống cây: Phổ biến là phương pháp gieo hạt, chiết và ghép trong đó ghép là phổ biến hơn cả. 3. Trồng cây: a. Thời vụ trồng: - MN: Đầu mùa mưa: Tháng 4 – tháng 5. b. Khoảng cách trồng: c. Đào hố bón phân lót: 4. Chăm sóc: - Làm cỏ, xới xáo: Diệt cỏ dại, mất nơi ẩn náu của sâu bệnh hại, làm đất tơi xốp. - Bón phân thúc: + Sau khi hái quả và tỉa cành: Phân hữu cơ và phân hoá học. + Đón trước khi hoa nở: Phân đạm và kali. + Nuôi quả: Chất vi lượng và chất tăng đậu quả. - Tưới nước. - Tạo hình sửa cành. - Phòng trừ sâu bệnh. IV. Thu hoạch, bảo quản, chế biến: 1. Thu hoạch: - Do quả chín rải rác nên thu hoạch nhiều lần. - Khi thấy vỏ quả có màu vàng hoặc đỏ vàng thì tiến hành thu hoạch. 2. Bảo quản: Đựng trong túi ni long ở nhiệt độ 100C có thể giữ được 10 đến 12 ngày mà chất lượng quả không thay đổi. 4. Củng cố: - GV hệ thống lại phần trọng tâm của bài + Quả chôm chôm có giá trị như thế nào? + Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây chôm chôm? + Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chôm chôm? + Công việc thu hoạch, bảo quản, chế biến? - Cho học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: -GV nhận xét kết quả giờ học theo mục tiêu bài học - Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. - Chuản bị nội dung cho bài thực hành “Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả” sau. = = = = = = = = = = = = = = *** = = = = = = = = = = = = = = TUầN 22 Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 21: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả (T1) I./ Mục tiêu: -Nhận biết được một số đặc điểm về hình thái của sâu hại cây ăn quả ở giai đoạn sâu trưởng thành và sâu non. - Quan sát và nhận biết hình dáng, tác hại của một số loại sâu hại. - Có ý thức kỷ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành. II./ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Kính lúp cầm tay có độ phóng đại 20 lần. - Khay đựng mẫu sâu và bộ phận cây bị sâu hại. - Mẫu sâu hại và bộ phận cây bị sâu hại. - Panh kẹp. - Thước dây. 2. Học sinh: - Một số loại sâu hại cây ăn quả. - Một số mẫu cây bị sâu phá hại. - Bảng 8 trong SGK. III./ Tiến trình bài Thực hành 1. Tổ chức: Ôn định lớp, Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra: Không kiểm tra 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành. - GV nêu mục tiêu bài thực hành. Hoạt động 2: Giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần có cho bài. - GV giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần thiết cho bài thực hành Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình thực hành. GV làm các thao tác cho HS quan sát. Hoạt động 4 : Quan sát và ghi chép các đặc điểm hình thái của sâu hại : - Phân công vị trí cho các nhóm làm thực hành. - Phát dụng cụ và vật liệu cho các nhóm. - Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm. - Hãy cho biết hình dáng, màu sắc, kích thước của sâu ? - Sâu phá hại bằng cách nào ? - Cây khi bị phá có hiện tượng gì ? - Hãy cho biết hình dáng, màu sắc, kích thước của sâu ? - Sâu phá hại bằng cách nào ? - Cây khi bị phá có hiện tượng gì ? - Cho học sinh quan sát H25/SGK - Hãy cho biết hình dáng, màu sắc, kích thước của sâu ? - Sâu phá hại bằng cách nào ? - Cây khi bị phá có hiện tượng gì ? - Dơi phá hại bằng cách nào ? - Cây khi bị phá có hiện tượng gì ? - Hãy cho biết hình dáng, màu sắc, kích thước của sâu ? - Sâu phá hại bằng cách nào ? - Cây khi bị phá có hiện tượng gì ? - Cho học sinh quan sát hình dáng thực tế kết hợp với H27/SGK - Hãy cho biết hình dáng, màu sắc, kích thước của sâu ? - Sâu phá hại bằng cách nào ? - Cây khi bị phá có hiện tượng gì ? - Hãy cho biết hình dáng, màu sắc, kích thước của sâu ? - Sâu phá hại bằng cách nào ? - Cây khi bị phá có hiện tượng gì ? - Cho học sinh quan sát hình dáng thực tế kết hợp với H29/SGK - Hãy cho biết hình dáng, màu sắc, kích thước của sâu ? - Sâu phá hại bằng cách nào ? - Cây khi bị phá có hiện tượng gì ? HS: lắng nghe - Học sinh đưa ra các mẫu vật chuẩn bị cho bài thực hành. - HS quan sát quy trình trong SGK HS phân thành các nhóm làm thực hành theo nội dung đã hướng dẫn và ghi kết quả vào bản 8/SGK. - Học sinh quan sát hình dáng thực tế kết hợp với H24/SGK - Học sinh quan sát H25/SGK và trả lời - HS quan sát và trả lời - Học sinh quan sát H26/SGK và trả lời Học sinh quan sát và trả lời HS quan sát H27/SGK và trả lời HS quan sát H28/SGK và trả lời HS quan sát H29/SGK và trả lời I. Mục tiêu: - Ghi chép và đưa ra được nhận xét sau quan sát. - Đảm bảo vệ sinh, an toàn trong giờ học. II. Dụng cụ và vật liệu: - Kính lúp cầm tay có độ phóng đại 20 lần. - Khay đựng mẫu sâu và bộ phận cây bị sâu hại. - Mẫu sâu hại và bộ phận cây bị sâu hại. - Panh kẹp. - Thước dây. III. quy trình thực hành: B1 : Quan sát, ghi chép các đặc điểm hình thái của sâu. B2 : Ghi các nhận xét sau khi quan sát. IV. Tiến hành: Bước 1 : Quan sát và ghi chép các đặc điểm hình thái của sâu hại: 1. Bọ xít hại nhãn, vải: - Con trưởng thành có màu nâu, đẻ trứng thành ổ dưới mặt lá, con trưởng thành và con sâu non hút nhựa ở các mầm non và mầm hoa - Cây bị phá có hiện tượng mép lá bị héo và cháy khô, lá chết vàng, quả non bị rụng. 2. Sâu đục qủa nhãn, vải, xoài, chôm chôm: - Con trưởng thành nhỏ có hai râu dài, cánh nhỏ, lông mép cánh dưới dài, ở cánh trên chỉ có lông ở đầu cánh. Sâu non màu trắng ngà. - Quả bị đục làm giảm chất lượng, rụng. 3. Dơi hại vải nhãn: Còn có tên là con Rốc giống con dơi nhưng to hơn gấp 3 – 4 lần. Ban ngày ẩn nấp ban đêm ra ăn quả. Dơi thường tập chung thành từng đàn nên mức độ phá hại tương đối lớn. 4. Rầy xanh (Rầy nhảy) hại xoài: - Rầy nhỏ hình nêm dài 3 – 5mm. Có màu xanh đến xanh nâu, đen - Đẻ trứng ở cuống chùm hoa và bên trong gân lá, mô lá non. 5. Sâu vẽ bùa hại cây ăn quả có múi: - Con trưởng thành (bướm) nhỏ màu vàng nhạt có ánh bạc. Cánh trước có hình lá nhọn, lông mép dài, ở góc đầu cánh có chấm đen. - Sâu non mới nở có màu xanh nhạt rồi chuyển dần sang màu xanh vàng. 6. Sâu xanh hại cây ăn quả có múi: - Sâu trưởng thành thân to, cánh rộng màu đen. Trên cánh có 6 vệt đỏ vàng. - Sâu non màu nâu sẫm rồi chuyển dần màu xanh. 7. Sâu đục thân, đục cành hại cây ăn quả có múi: - Con trưởng thành là loại xén tóc màu nâu, sâu non màu trắng ngà, đục phá thân cây và cành lớn. Con cái đẻ trứng vào nách lá và ngọn cành. - Sâu phá hại mạnh vào tháng 5, 6. 4. Nhận xét đánh giá: - Cho các nhóm tiến hành đánh giá chéo nhau theo các tiêu chí của giáo viên đưa ra. Các tiêu chí đánh giá: Sự chuẩn bị của cá nhóm. Theo quy trình thực hành. Số loại sâu quan sát được. Vệ sinh, an toàn lao động. 5. Củng Cố Nêu đặc điểm hình thái của sâu hại: 1. Bọ xít hại nhãn, vải  2. Sâu đục qủa nhãn, vải, xoài, chôm chôm  3. Dơi hại vải nhãn  4. Rầy xanh (Rầy nhảy) hại xoài  5. Sâu vẽ bùa hại cây ăn quả có múi 6. Sâu xanh hại cây ăn quả có múi  7. Sâu đục thân, đục cành hại cây ăn quả có múi  6. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học bài. - Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật liệu cần thiết cho bài thực hành “Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả“  giờ sau. = = = = = = = = = = = = = = *** = = = = = = = = = = = = = = TUầN 23 Ngày soạn: Tiết 22 Ngày giảng: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả (T2) I./ Mục tiêu: - Nhận biết được triệu chứng của bệnh hại cây ăn quả. - Quan sát và nhận biết biểu hiện, tác hại của một số loại bệnh hại cây ăn quả. -Có ý thức kỷ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành. II./ Chuẩn bị: Giáo viên: - Kính lúp cầm tay có độ phóng đại 20 lần. - Khay đựng mẫu bệnh hại và bộ phận cây bị bệnh hại. - Mẫu bệnh hại và bộ phận cây bị bệnh hại. - Panh kẹp. - Thước dây. - Kính hiển vi. 2. Học sinh: - Một số loại bệnh hại cây ăn quả. - Một số mẫu cây bị bệnh phá hại. - Bảng 9 trong SGK. III./ Tiến trình bài thực hành 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS. Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành. - GV nêu mục tiêu bài thực hành. Hoạt động 2: Giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần có cho bài. - GV giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần thiết cho bài thực hành Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình thực hành. - Cho HS quan sát quy trình trong SGK. - GV làm các thao tác cho HS quan sát. Hoạt động 4 : Quan sát và ghi chép các triệu chứng của bệnh hại : - Phân công vị trí cho các nhóm làm thực hành. - Phát dụng cụ cho các nhóm. - Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm. - Cho các nhóm làm thực hành theo nội dung đã hướng dẫn. - Thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn các nhóm. - Cho học sinh quan sát hình dạng thực tế kết hợp với H30/SGK. - Bệnh do nguyên nhân nào gây ra ? - Cho HS quan sát hình dạng thực tế. - Bệnh do nguyên nhân nào gây ra ? (Do nấm gây ra) - Cho học sinh quan sát hình dạng thực tế kết hợp với H31/SGK. - Bệnh do nguyên nhân nào gây ra ? - Cho học sinh quan sát hình dạng thực tế kết hợp với H32/SGK. - Bệnh do nguyên nhân nào gây ra ? - Cho học sinh quan sát hình dạng thực tế kết hợp với H33/SGK. - Bệnh do nguyên nhân nào gây ra ? HS: lắng nghe - Học sinh đưa ra các mẫu vật chuẩn bị cho bài thực hành. - HS quan sát quy trình trong SGK HS phân thành các nhóm làm thực hành theo nội dung đã hướng dẫn. -Học sinh quan sát hình dáng thực tế kết hợp với H30/SGK Học sinh quan sát trả lời (Do nấm Phytophthora gây ra) HS quan sát và trả lời Học sinh quan sát H31/SGK và trả lời Học sinh quan sát và trả lời (Do nấm Colletotrichum geoe porioides gây ra) HS quan sát H32/SGK và trả lời (Do vi khuẩn Xanthomonas citri gây ra) HS quan sát H33/SGK và trả lời (Do Vi khuẩn Libero bacter asiaticum gây ra) I. Mục tiêu: - Ghi chép và đưa ra được nhận xét sau quan sát. - Đảm bảo vệ sinh, an toàn trong giờ học. II. Dụng cụ và vật liệu: - Kính lúp có độ phóng đại 20 lần. - Khay đựng mẫu bệnh hại và bộ phận cây bị bệnh hại. - Mẫu bệnh và bộ phận cây bị bệnh hại. - Panh kẹp. - Thước dây. - Kính hiển vi. III. quy trình thực hành: B1 : Quan sát, ghi chép các triệu chứng của bệnh hại. B2 : Ghi các nhận xét sau khi quan sát. IV. Tiến hành: Bước 1 : Quan sát và ghi chép các triệu chứng của bệnh hại : 1. Bệnh mốc sương hại nhãn, vải  - Trên quả vết bệnh có màu nâu đen, lõm xuống, khô hay thối ướt rồi lan sâu vào trong thịt quả. - Trên quả có thể mọc ra lớp mốc trắng mịn. 2. Bệnh thối hoa hại nhãn, vải : Bệnh gây hại làm cho các chùm hoa có màu nâu, thối khô, có thể giảm tới 80 – 100% năng suất quả. 3. Bệnh thán thư hại xoài: - Đốm bệnh trên lá màu xám nâu, tròn hay có góc cạnh, liên kết thành từng mảng màu khô tối làm rạn, nứt, thủng lá. - Trên hoa, quả các đốm màu đen, nâu làm cho hoa, quả rụng. 4. Bệnh loét hại cây ăn quả có múi : - Ban đầu là những chấm vàng trong sau đó lớn dần, phá lớp biểu bì mặt lá tạo ra vết loét dạng tròn có màu xám nâu. Các mô bị rắn lại thành gờ nổi lên. - Quanh vết loét có quầng vàng sũng nước. 5. Bệnh vàng lá hại cây ăn quả có múi : - Trên lá có những đốm vàng, thịt lá biến thành màu vàng, ven gân lá có màu xanh lục. - Làm gân lá nổi, lá nhỏ, cong và rụng sớm, cành khô dần, quả nhỏ và méo mó. 4. Nhân xét đánh giá: - Cho các nhóm tiến hành đánh giá chéo nhau theo các tiêu chí của giáo viên đưa ra. Các tiêu chí đánh giá: Sự chuẩn bị của cá nhóm. Theo quy trình thực hành. Số loại sâu quan sát được. Vệ sinh, an toàn lao động. 5. Củng cố Nêu các triệu chứng của bệnh hại ? 1. Bệnh mốc sương hại nhãn, vải? 2. Bệnh thối hoa hại nhãn, vải? 3. Bệnh thán thư hại xoài ? 4. Bệnh loét hại cây ăn quả có múi ? 5. Bệnh vàng lá hại cây ăn quả có múi ? 6. Hướng dẫnvề nhà - Về nhà học bài. - Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật liệu cần thiết cho bài thực hành “Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả“  giờ sau. = = = = = = = = = = = = = = *** = = = = = = = = = = = = = = TUầN 24 Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 23 : Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả (T3) I./ Mục tiêu: - Nhận biết được một số đặc điểm về hình thái của sâu hại cây ăn quả ở giai đoạn sâu trưởng thành và sâu non, triệu chứng của bệnh hại cây ăn quả. - Quan sát và nhận biết biểu hiện, tác hại của một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả. - Có ý thức kỷ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành. II./ Chuẩn bị: Giáo viên: - Kính lúp cầm tay có độ phóng đại 20 lần. - Khay đựng mẫu bệnh hại và bộ phận cây bị bệnh hại. - Mẫu bệnh hại và bộ phận cây bị bệnh hại. - Panh kẹp. - Thước dây. - Kính hiển vi. 2. Học sinh: - Một số loại bệnh hại cây ăn quả. - Một số mẫu cây bị bệnh phá hại. - Bảng 8, 9 trong SGK. III./ Tiến trình bài thực hành 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Khụng kiểm tra 3. Bài mới: Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành. - GV nêu mục tiêu bài thực hành. Hoạt động 2: Giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần có cho bài. - GV giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần thiết cho bài thực hành Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình thực hành. - Cho HS quan sát quy trình trong SGK. - GV làm các thao tác cho HS quan sát. Hoạt động 4 : Ghi các nhận xét sau khi quan sát : - Hướng dẫn HS ghi các nhận xét sau khi quan sát. - Phát dụng cụ cho các nhóm. - Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm. - Cho các nhóm làm thực hành theo nội dung đã hướng dẫn. - Thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn các nhóm. - Tìm hiểu thêm các biện pháp phòng, trừ đối với mỗi loại sâu bệnh. HS: lắng nghe - Học sinh đưa ra các mẫu vật chuẩn bị cho bài thực hành. - HS quan sát quy trình trong SGK HS phân thành các nhóm làm thực hành theo nội dung đã hướng dẫn và ghi kết quả vào bản 8/SGK. -Học sinh quan sát hình dáng thực tế. - Học sinh tìm hiểu thêm các biện pháp phòng, trừ đối với mỗi loại sâu bệnh. I. Mục tiêu: - Đưa ra được nhận xét sau quan sát. - Đảm bảo vệ sinh, an toàn trong giờ học. II. Dụng cụ và vật liệu: - Kính lúp có độ phóng đại 20 lần. - Khay đựng mẫu bệnh hại và bộ phận cây bị bệnh hại. - Mẫu bệnh và bộ phận cây bị bệnh hại. - Panh kẹp. - Thước dây. - Kính hiển vi. III. quy trình thực hành: Ghi kết quả vào bảng 8 và 9 trong SGK IV. Tiến hành: Bước 1 : Ghi kết quả vào bảng 8 và 9 trong SGK : 1. Bảng 8 : Đặc điểm hình thái của sâu hại cây ăn quả : Tên sâu phá hại Đối tượng quan sát Màu sắc Hình dạng Kích thước (cm) Đặc điểm chính 1 - Sâu non. - Sâu trưởng thành. - Bộ phận bị hại. 2 3 2. bảng 9 : Triệu chứng bệnh hại cây ăn quả : Đối tượng quan sát Màu sắc Hình dáng và đặc điểm Vết bệnh 4. Nhận xét đánh giá- Củng cố: - Cho các nhóm tiến hành đánh giá chéo nhau theo các tiêu chí của giáo viên đưa ra. Các tiêu chí đánh giá: Sự chuẩn bị của cá nhóm. Theo quy trình thực hành. Số loại sâu, bệnh quan sát được. Vệ sinh, an toàn lao động. 5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học bài, quan sát tìm hiểu thực tế các loại sâu, bệnh hại ở địa phương. - Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật liệu cần thiết cho bài thực hành giờ sau “Thực hành: Trồng cây ăn quả”. TUầN 25 Ngày soạn: Tiết 24 : Ngày giảng: THỰC HÀNH TRỒNG CÂY ĂN QUẢ (T1) KIỂM TRA 15 PHÚT I./ Mục tiêu: *Kiến thức: -Nắm được quy trình trồng cây ăn quả đúng yêu cầu. *Kỹ năng: -Trồng được cõy ăn qủa theo đỳng cỏc yờu cầu kỹ thuật. *Thái độ: -Có ý thức hứng thú đối với nghề trồng cây ăn quả. -Cú ý thức kỹ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành. II./ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án, đồ ding dạy học Học sinh: Mỗi nhóm HS: 1 Cuốc, xẻng, bỡnh tưới Phõn bún hữu cơ 30 kg, lõn 0,5 kg, kali 0,5 kg. III./ Tiến trình bài thực hành 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: :- Nêu kỹ thuật trồng cây ăn quả đã học? - Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của HS 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành. - GV nêu mục tiêu bài thực hành. Hoạt động 2: Giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần có cho bài. - GV giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần thiết cho bài thực hành GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: cõy giống, cuốc, xẻng, phõn bún,... Phõn chia cỏc nhúm và nơi thực hành cho từng nhúm Giao nhiệm vụ cho cỏc nhúm Gv giới thiệu và làm mẫu từng bước của quy trỡnh trồng cõy ăn quả nờu rừ cỏc yờu cầu kỹ thuật cần đạt (SGK) Nhấn mạnh đến cỏc bước của cỏch trồng. Vì sao khi đào lớp đất mặt để riêng? Nêu những loại phân và lượng phân bón lót? GV gọi 1-2 HS nhắc lại quy trỡnh thực hành. Sau khi thấy HS đó nắm được quy trỡnh GV tổ chức HS thực hành theo nhúm GV: yêu cầu hs thực hành đào hố và bón phân cho hai loại cây cam và nhãn HS: lắng nghe - Học sinh đưa ra các mẫu vật chuẩn bị cho bài thực hành. HS: quan sát và ghi chép HS: HS: HS: nhắc lại Nhóm 1, 2 cây Cam Sâu 40 đến 60cm, rộng 60 đến 80cm Nhóm 3, 4 cây Nhãn Sâu 50 đến 60cm, rộng 50 đến 60cm. I. Mục tiêu: - Thực hành đào hố và bón phân lót theo yêu cầu. - Đảm bảo vệ sinh, an toàn trong giờ học. II. Dụng cụ và vật liệu: - Cuốc, xẻng, bình tưới. - Phân bón hữu cơ (phân chuồng), phân lân, kali và vôi III. quy trình thực hành: Cỏc bước của cỏch trồng Đào hố đất -> bún phõn lút -> trồng cõy Bước 1: Đào hố đất - Kớch thước hố tựy theo loại cõy (chỳ ý: cần để riờng lớp đất mặt lờn miệng hố) Bước 2: bún phõn lút vào hố - Trộn lớp đất mặt đào lờn với phõn hữu cơ từ 30-50kg/hố và phõn húa học (lõn, kali) tựy theo loại cõy cho vào hố và lắp đất kớn. Bước 3: trồng cõy: Đào hố trồng ->bóc vỏ bầu -> đặt bầu cây vào giữa hố -> lấp đất -> tưới nước 4-Củng cố. Gv nghiệm thu bài thực hành, sửa sai khi kích thước hố chưa đảm bảo yêu cầu kĩ thuật. Học sinh thu dọn dụng cụ thực hành, vệ sinh vị trí thực hành. Gv nhận xét về ý thức thái độ làm việc của học sinh và lấy kết quả thực hành làm điểm 15 phút. 5-Hướng dẫn về nhà. áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Chuẩn bị cây Cam và Nhãn theo yêu cầu để tiết sau tiến hành trồng TUầN 26 Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 25 : THỰC HÀNH TRỒNG CÂY ĂN QUẢ (T2) I./ Mục tiêu: *Kiến thức: -Nắm được quy tr

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_phan_trong_cay_an_qua_tiet_19_35_ngu.doc