Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Nấu ăn - Chương trình cả năm - Nguyễn Lê Phương Thảo

I. Mục tiêu

- Giúp HS hiểu đặc điểm và công dụng các loại đồ dùng nhà bếp

- Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp để đảm bảo an toàn lao động khi nấu ăn

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên : giáo án, sgk

2. Học sinh : sgk, vở ghi

III. Tiến trình lên lớp

 1. Ổn định lớp ( ktss và vs) 1

 9/5 :

1. Kiểm tra bài cũ: (5)

1.Tầm quan trọng của việc ăn uống đối với con người như thế nào?

 2. Những yêu cầu đối với người làm nghề nầu ăn là gì?

2. Bài mới

a. Giới thiệu (2)

 Đồ dùng trong nhà bếp giúp cho công việc nấu ăn trở nên dễ dàng, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Nhưng vì đồ dùng có nhiều loại và kiểu dáng kác nhau. Để biết được đặc điểm và công dụng của các loại đồ dùng trong nhà bếp, chúng ta tìm hiểu bài mới

 

doc27 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 01/07/2022 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Nấu ăn - Chương trình cả năm - Nguyễn Lê Phương Thảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: Tiết 1 Ngày dạy: Bài 1: GIỚI THIỆU NGHỀ NẤU ĂN I. Mục tiêu Giúp HS hiểu được tầm quan trọng của việc ăn uống đối với sức khoẻ và vai trò, vị trí của nghề nấu ăn trong đời sống con người Biết được những yêu cầu, những đặc điểm cơ bản của nghề và triển vọng của nghề trong nền kinh tế phát triển II. Chuẩn bị 1. Giáo viên : giáo án, sgk 2. Học sinh : sgk, vở ghi III. Tiến trình lên lớp Ổn định lớp ( ktss và vs) 1’ 9/5 : Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sách vở học sinh Bài mới Giới thiệu (2’) Nghề nấu ăn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người và là nghề thiết thực nhất trong thời đại ngày nay. Để hiểu được tầm quan trong của nghề đối với con người, chúng ta tìm hiểu kĩ bài đầu tiên của nghề. Hoạt động Hoạt động thầy - trò Nội dung GV: Aên uống là một nhu cầu thiết yếu để con người tồn tại. Tuy nhiên ăn ntn để phát triển toàn diện về trí lực và thể lực lại là một vấn đề không đơn giản, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có thức ăn, đồ uống riêng phù hợp với thói quen và tập quán đó là do cách nấu nướng, chế biến tạo nên GV: Gọi HS đọc phần vai trò, vị trí sgk/5 HS đọc, chú ý GV chia nhóm để thảo luận ? Trong đời sống nghề nấu ăn đóng vai trò, vị trí ntn? HS: Đại diện nhóm trả lời, nhận xét GV: Nhận xét, kết luận để HS ghi vào vở ? Em có nhận xét gì về tính đa dạng của ăn uống hiện nay? HS: - Cơ sở thực hiện nấu ăn: Bếp ăn gia đình, bếp ăn tập thể, cửa hàng ăn uống, nhà hàng, quán ăn, khách sạn - Loại hình ăn uống: Cơm hằng ngày, bữa tiệc, bữa cổ, thức ăn công nghiệp, thức ăn nhanh, cơm phần, cơm dĩa, cơm hộp, ăn tự chọn, ăn theo thực đơn. GV: Để phát huy tốt tác dụng của chuyên môn ( thuộc lĩnh vực ăn uống) ? Yêu cầu cơ bản của nghề là gì? HS: Muốn việc nấu ăn có hiệu quả thiết thực phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể, người nấu ăn phải nắm được điểm của nghề. GV cho HS quan sát hình 1,2,3,4 sgk/ 6,7,8 HS: quan sát để nhận xét các hình trên. GV lưu ý: Đặc điểm của sản phẩm lao động góp phần quan trọng của sức khoẻ cho con người, vì thế nên chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo cho tính mạng con người ?Muốn nấu ăn ngon người nội trợ phải có điều kiện gì? HS: Trả lời GV: Treo ảnh thể hiện nhi cầu ăn uống của con người ở mọi nơi, mọi lúc GV: Từ vai trò, vị trí của nghề đã được đề cập đến. Để HS hiểu sâu thêm chuyển tìm hiểu III ? Em hãy nêu tầm quan trọng của nghề nấu ăn ? HS: Muốn nấu ăn ngon phải có tay nghề giỏi, vì thế nấu ăn là nghề không thể thiếu được ? Theo em, muốn có tay nghề phải có những điều kiện gì? HS: Kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực hành ? Muốn có kiến thức, kĩ năng thì phải làm thế nào? HS: Phải học lí thuyêt + thực hành GV: giải thích thêm để học sinh hiểu sâu hơn ? Theo em, các cuộc hành trình xuyên quốc gia, khách du lịch trong và ngoài nước thường thích tìm hiểu điều gì? HS: Đất nước, con người đặc biệt là nét văn hoá ẩm thực độc đáo khi họ đặc chân đến, vì đó là nét đặc trưng của bản sắc dân tộc gắn liền với văn minh nhân loại. ? Em hãy nêu những món ăn dân tộc của địa phương và cả nước? HS: Hà nội: bún chả TPHCM: lẩu mắm Huế: cơm hến Quảng Nam: Mì quảng GV: Những món ăn dân tộc có giá trị không chỉ là những món ăn đặc sản đắt tiền mà có khi chỉ là những món ăn bình dân như cà pháo, tương bần. ? Em hãy nêu đặc điểm và giá trị của các món ăn dân tộc? HS: Các món ăn dân tộc đều đơn giản, lạ miệng, có đủ chất dinh dưỡng, mang bản sắc của vùng miền . I. Vai trò, vị trí của nghề nấu ăn (15’_ - Con người muốn khoẻ mạnh phải hội tụ nhiều yếu tố, trong đó ăn uống đóng vai trò quan trọng nhất - Cơ thể con người luôn đòi hỏi phải có đủ chất dinh dường - Nghề nấu ăn là nghề thiết thực phục vụ cho nhu cầu của con người . - Nghề nấu ăn thể hiện nét văn hoá ẩm thực đặc thù của dân tộc, vì vậy cần được vận dụng và phát huy. II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề (15’) 1/ Đặc điểm a. Đối tượng lao động Đó là những nguyên liệu lương thực và thực phẩm tươi sống, ướp muối, cùng với các gia vị. b. Công cụ lao động: nồi, niêu, chảo, muỗng, bếp c. Điều kiện lao động Do đặc thù của nghề nghiệp d. Sản phẩm lao động Các món ăn, món bánh phục vụ hằng ngày, bữa tiệc, liên hoan . 2/ Yêu cầu của nghề - Có đạo đức nghề nghiệp - Nắm vững kiến thức chuyên môn - Có kĩ năng thực hành ( nấu nướng) - Biết tính toán chọn lựa thực phẩm - Biết chế biến món ăn III. Triển vọng của nghề (8’) Nhu cầu ăn uống -Aên uống là nhu cầu không thể thiếu được của con người. - Nhu cầu này ngày được nâng lên theo đà phát triển của xã hội 2. Tay nghề và phương tiện Phải học lý thuyết và thường xuyên thực hành 3. Khả năng đóng góp của nghề trong việc phát triển kinh tế Khách du lịch Củng Cố: (3’) Gọi HS đọc ghi nhớ, cho HS khác nhắc lại Dặn Dò: ( 1’) Về nhà học bài và chuẩn bị bài 2 Tuần : 2; 3 Ngày soạn: Tiết : 2; 3 Ngày dạy: Bài 2: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ NHÀ BẾP I. Mục tiêu Giúp HS hiểu đặc điểm và công dụng các loại đồ dùng nhà bếp Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp để đảm bảo an toàn lao động khi nấu ăn II. Chuẩn bị 1. Giáo viên : giáo án, sgk 2. Học sinh : sgk, vở ghi III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp ( ktss và vs) 1’ 9/5 : Kiểm tra bài cũ: (5’) 1.Tầm quan trọng của việc ăn uống đối với con người như thế nào? 2. Những yêu cầu đối với người làm nghề nầu ăn là gì? Bài mới Giới thiệu (2’) Đồ dùng trong nhà bếp giúp cho công việc nấu ăn trở nên dễ dàng, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Nhưng vì đồ dùng có nhiều loại và kiểu dáng kác nhau. Để biết được đặc điểm và công dụng của các loại đồ dùng trong nhà bếp, chúng ta tìm hiểu bài mới b. Hoạt động Hoạt động của thầy trò Nội dung GV cho HS quan sát hình ảnh nhà bếp HS: quan sát ? Em hãy phân loại dụng cụ và thiết bị nhà bếp theo tính năng sử dụng của mỗi loại? HS: Dụng cụ nhà bếp: .. Thiết bị nhà bếp: GV: Dựa vào hình 5 sgk/12 để trả lời HS: quan sát ? Nhà bếp có những loại thiết bị gì? HS: Thiết bị dùng điện: bếp điện . Thiết bị dùng gas : bếp gas ? Theo em, những loại dụng cụ thiết bị này được cấu tạo bằng những chất liệu gì? HS: Được cấu tạo bằng nhiều chất liệu khác nhau: nhôm, sắt, tráng men, gỗ. ? Em hãy kể tên một số thiết bị khác mà em biết? HS: Máy hút mùi, bình nước nóng ? Tính chất, cấu tạo của mỗi loại dụng cụ, thiết bị có ảnh hưởng gì đến cách sử dụng và bảo quản? HS: Mỗi loại dụng cụ, thiết bị được cấu tạo bằng những chất liệu khác nhau, có độ bền khác nhau, cách sử dụng và bảo quản cũng khác nhau. Do đó, cần tìm hiểu kĩ tính chất của mỗi loại để có cách sử dụng và bảo quản hợp lí. GV cho HS quan sát h5 sgk/12 HS quan sát ? Những dụng cụ, thiết bị nào trong nhà bếp được làm bằng gỗ? HS: thớt, chày, cối ? Theo em, cần phải sử dụng và bảo quản chúng ntn cho phù hợp? HS: - Không ngâm nước - Sử dụng xong phải rửa sạch sẽ ? Những dụng cụ, thiết bị nào trong nhà bếp được làm bằng nhựa? HS: Rổ, thau, bát, đĩa ? Theo em, cần sử dụng và bảo quản chúng ra sao? HS: - Không để gần lửa - Không chứa thức ăn có nhiều dầu mở ? Em hãy kể tên, những đồ dùng bằng thuỷ tinh và tráng men trong nhà bếp? HS: bát, cốc, chén, đĩa . ? Cần sử dụng và bảo quản ntn cho an toàn? HS: Nên cẩn thận khi sử dụng vì dễ vỡ, dễ tróc lớp men. Nên đun lửa nhỏ . ? Theo em, đồ dùng nào thường được tráng men, tại sao phải tráng men? HS: thau nhựa, ngăn chứa thức ăn. tráng men vì để thức ăn khỏi nhiễm mùi sắt ? Em hãy kể tên, những đồ dùng bằng nhôm, gang trong nhà bếp? HS: Thau, nồi, xoong ? Cần sử dụng và bảo quản ntn cho an toàn? HS: - Nên cẩn thận khi sử dụng vì dễ rạn nứt, móp méo. Không để ẩm ướt Không đánh bóng bằng giấy nhám Không chứa thức ăn có nhiều mỡ, muối, axít... ? Em hãy kể tên, những đồ dùng bằng sắt không gỉ (Inox) trong nhà bếp? HS: nồi, xoong, thìa . ? Nêu cách sử dụng và bảo quản chúng? HS: Không đun lửa to vì dễ bị ố - Tránh va chạm với đồ dùng cùng chất liệu Không lau chùi bằng giấy nhám Không chứa thức ăn có nhiều mỡ, muối, axít ? Em hãy kể tên, những đồ dùng bằng sắt không gỉ (Inox) trong nhà bếp? HS: Bếp điện, nồi cơm điện . ?Nêu cách sử dụng an toàn và bảo quản đồ dùng điện? HS: Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện Khi sử dụng: đúng quy cách Sau khi sử dụng: chùi sạch lau khô I. Dụng cụ, thiết bị nhà bếp 1. Dụng cụ nhà bếp - Dụng cụ cắt thái: dao, thớt . - Dụng cụ để trộn: thìa, thau. - Dụng cụ đo lường: cân, thìa . - Dụng cụ nấu nướng: nồi - Dụng cụ dọn ăn: bát, đũa - Dụng cụ dọn rửa: rổ, chậu . - Dụng cụ bảo quản thực phẩm: lồng bàn, tủ chứa. 2/ Thiết bị nhà bếp Thiết bị dùng điện: bếp điện . Thiết bị dùng gas : bếp gas II. Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp 1/ Đồ gỗ: Thớt, chày, cối - Không ngâm nước - Sử dụng xong phải rửa sạch sẽ 2/ Đồ nhựa Rổ, thau, bát, đĩa - Không để gần lửa - Không chứa thức ăn có nhiều dầu mở 3/ Đồ thuỷ tinh, đồ tráng men Bát, cốc, chén, đĩa . Nên cẩn thận khi sử dụng vì dễ vỡ, dễ tróc lớp men. 4/ Đồ nhôm, gang Thau, nồi, xoong - Nên cẩn thận khi sử dụng vì dễ rạn nứt, móp méo. - Không để ẩm ướt - Không đánh bóng bằng giấy nhám - Không chứa thức ăn có nhiều mỡ, muối, axít... 5/ Đồ sắt không gỉ (Inox) Nồi, xoong, thìa . - Không đun lửa to vì dễ bị ố - Tránh va chạm với đồ dùng cùng chất liệu 6/ Đồ dùng điện Trước khi sử dụng Khi sử dụng Sau khi sử dụng 4. Củng Cố: (3’) Gọi HS đọc ghi nhớ, cho HS khác nhắc lại 5. Dặn Dò: ( 1’) Về nhà học bài và chuẩn bị bài 3 Tuần : 4; 5 Ngày soạn: Tiết : 4; 5 Ngày dạy: Bài 3: SẮP XẾP VÀ TRANG TRÍ NHÀ BẾP I. Mục tiêu Giúp HS biết cách trang trí và sắp xếp các khu vực nhà bếp hợp lí và khoa học, tạo sự gọn gàng, ngăn nắp và thoải mái khi nấu ăn Biết sử dụng những kiến thức đã học vào điều kiện cụ thể của gia đình II. Chuẩn bị 1. Giáo viên : giáo án, sgk 2. Học sinh : sgk, vở ghi III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp ( ktss và vs) 1’ 9/5 : 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Dụng cụ, thiết bị nhà bếp thường được làm bằng các chất liệu ntn? HS: trả lời 3. Bài mới Giới thiệu (2’) Nhà bếp là nơi thực hiện nhu cầu ăn uống củ mọi thành viên trong gia đình, là nơi người nội trợ tốn nhiều thời gian và công sức cho việc nấu ăn. Vì thế phải sắp xếp và trang trí gọn gàng, ngăn nắp và khoa học. Như vậy, muốn sắp xếp gọn gàng chúng ta sang tìm hiểu bài mới. Hoạt động Hoạt động của thầy trò Nội dung GV nêu vấn đề thực tế HS: Thảo luận ? Tại sao phải quan tâm đến cách sắp xếp và trang trí nhà bếp?. HS: Vì nhà bếp là nơi hàng ngày người nội trợ tiếp xúc, để tạo không khí vui tươi thoả mái cho các thành viên trong gia đình, tránh được mệt mỏi, đồng thời tạo không khí ấm cúng ?Hãy kể tên những công việc cần dùng trong nhà bếp? HS: - Cất giữ thực phẩm chưa dùng Cất giữ dụng cụ làm bếp Chuẩn bị sơ chế thực phẩm: cắt , thái, rửa Nấu nướng thực hiện món ăn Bày dọn thức ăn và bàn ăn GV: Từ những công việc cần làm trong nhàbếp. ? Em hãy xác định những đồ dùng cần thiết khi thực hiện các công việc trong nhà bếp? HS: - Tủ cất giữ thực phẩm hoặc tủ lạnh. Bàn sửa thức ăn ( gỗ, nhôm, gạch men) Bàn cắt thái, chậu rửa Bếp đun Bàn để thức ăn vừa nấu xong Tủ, kệ chứa thức ăn và các đồ dùng cho chế biến và dọn ăn GV cho HS quan sát H7 sgk/17 HS quan sát để sắp xếp ? Thế nào là sắp xếp nhà bếp hợp lí? HS: Là bố trí các khu vực làm việc trong bếp thuận tiện cho người nội trợ để công việc được triển khai gọn gàng và khoa học. ? Tại sao phải chia khu vực hoạt động trong nhà bếp? HS: Để công việc được tiến hành gọn gàng ngăn nắp, khoa học, ít tốn thời gian di chuyển ? Theo em, các khu vực hoạt động trong nhà bếp được bố trí thế nào? HS: - Tủ cất giữ thực phẩm nên đặt gần cửa ra vào nhà bếp Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở khoảng giữa tủ cất giữ thực phẩm và chổ rửa thực phẩm Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp Cạnh bếp đun nên đặt kệ nhỏ để các loại gia vị dùng cho việc nấu nướng và bàn để thức ăn vừa chế biến xong GV: Nên đặt bồn rửa ở khoảng giữa tủ cất giữ thực phẩm và bếp đun Tủ chứa thức ăn, bếp và nơi dọn rửa thức ăn được tạo thành một tam giác đều, để tiện việc đi lại, di chuyển ít tốn thời gian Nếu nhà bếp hẹp nên đặt thẳng hàng Để nối liền các khu vực khi đặt tủ phải chú ý đến chiều cao, bề mặt chiều rộng tuỳ theo nhà bếp rộng hay hẹp ? Em hãy kể một số dạng hình nhà bếp thông dụng trong các hộ gia đình hiện nay? ? Bếp của gia đình em được sắp xếp như thế nào? HS: Dạng chữ I, dạng 2 đường thẳng song song, Dạng chữ u, dạng chữ L GV cho HS quan sát từng dạng HS: quan sát ? Dạng chữ I được sắp xếp ra sao? HS: Được sắp xếp một bên tường ? Em hãy nêu h1,2,3 của dạng chữ I là gì? HS: 1. Tủ chứa thức ăn 2. Nơi dọn rửa 3. Nơi đun nấu ? Các hình này được nối như thế nào? HS: Các ngăn và kệ tủ Trên tường có các ngăn tủ chứa bát đĩa, thức ăn và vật dụng cần thiết ? Dạng hai đường thẳng song song được sắp xếp như thế nào? HS: Sử dụng hai bức tường đối diện ? Theo em, vị trí khu vực làm việc nên sắp xếp ntn? HS: 1. Tủ chứa thức ăn 2. Nơi dọn rửa 3. Nơi đun nấu ? Các khu vực được nối bằng gì? HS: Ngăn và kệ tủ ? Dạng chữ U được đặt ra sao? HS: Đặt 3 cạnh tường ? Em hãy nêu tên của các khu vực đã được đóng khung trên sơ đồ bếp chữ U. HS: 1. Tủ chứa thức ăn 2. Nơi dọn rửa 3. Nơi đun nấu 4. Được nối ngăn và kệ tủ 5. Trên tường có các ngăn tủ chứa bát, đĩa, thức ăn và vật dụng cần thiết. ? Theo em cách sắp xếp này đã hợp lí chưa? HS: Hợp lí vì các khu vực làm việc nằm trên 3 góc của tam giác đều tưởng tượng, nối liền bởi các ngăn và kệ tủ, dưới thấp cũng như trên tường nên tiện việc đi lại, di chuyển và ít tốn thời gian ? GV cho HS quan sát h11sgk/20 HS quan sát ? Dạng chữ L được đặt ra sao? HS: Sử dụng hai bức tường thẳng góc GV Em hãy cho biết tên gọi các khu vực làm việc. ? Cách sắp xếp này đã hợp lí chưa? HS: Hợp lí vì nó nằm trên 3 góc của tam giác tưởng tượng và được nối liền bởi các ngăn tủ và kệ tủ ở dưới thấp cũng như trên tường. I. Cách sắp xếp và trang trí nhà bếp 1/ Những công việc cần làm trong nhà bếp - Cất giữ thực phẩm chưa dùng Cất giữ dụng cụ làm bếp Chuẩn bị sơ chế thực phẩm: cắt , thái, rửa Nấu nướng thực hiện món ăn Bày dọn thức ăn và bàn ăn 2/ Những đồ dùng cần thiết khi thực hiện các công việc nhà bếp - Tủ cất giữ thực phẩm hoặc tủ lạnh. Bàn sửa thức ăn ( gỗ, nhôm, ) Bàn cắt thái, chậu rửa Bếp đun Bàn để thức ăn vừa nấu xong Tủ, kệ chứa thức ăn và các đồ dùng cho chế biến và dọn ăn II. Cách sắp xếp nhà bếp hợp lí 1/ Thế nào là sắp xếp nhà bếp hợp lí? Là bố trí các khu vực làm việc trong bếp thuận tiện cho người nội trợ để công việc được triển khai gọn gàng và khoa học 2/ Bố trí các khu vực hoạt động trong nhà bếp - Tủ cất giữ thực phẩm nên đặt gần cửa ra vào nhà bếp - Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở giữa tủ cất giữ thực phẩm và chổ rửa thực phẩm - Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp - Cạnh bếp đun nên đặt kệ nhỏ để các loại gia vị dùng cho việc nấu nướng và bàn để thức ăn vừa chế biến xong II. Một số cách sắp xếp, trang trí nhà bếp thông dụng 1/ Dạng chữ I Được sắp xếp một bên tường 2/ Dạng hai đường thẳng song song Sử dụng hai bức tường đối diện 3/ Dạng chữ U Đặt 3 cạnh tường 4/ Dạng chữ L Sử dụng hai bức tường thẳng góc 4. Củng Cố: (3’) Gọi HS đọc ghi nhớ, cho HS khác nhắc lại 5. Dặn Dò: ( 1’) Về nhà học bài và chuẩn bị bài 4 Tuần 6 Ngày soạn: Tiết 6 Ngày dạy: BÀI 4. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NẤU ĂN I. Mục tiêu Giúp HS hiểu được những nguyên nhân gây ra tai nạn trong nấu ăn để có biện pháp đề phòng thích hợp. Biết cách đảm bảo an toàn lao động trong khi làm việc tại nhà bếp Biết cách sử dụng cẩn thận, chính xác các công cụ, thiết bị trong nhà bếp II. Chuẩn bị 1. Giáo viên : giáo án, sgk 2. Học sinh : sgk, vở ghi III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp ( ktss và vs) 1’ 9/5 : 2. Kiểm tra bài cũ: ? Có mấy khu vực hoạt động trong nhà bếp? ? Những công việc thường làm trong nhà bếp? 3. Bài mới a. Giới thiệu (2’) Cần phải đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn, vì nếu để xảy ra tai nạn nguy hiểm như: bỏng lửa, nước sôi, cháy nổ gas, điện giật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người, để hiểu rõ những nguyên nhân gây ra tai nạn chúng ta cùng tìm hiểu bài 4. b. Hoạt động Hoạt động của thầy trò Nội dung ? Em hãy nêu những tai nạn liên quan đến việc nấu ăn? HS: Đứt tay, bỏng lửa, nước sôi, cháy nổ bình gas, phụt bếp dầu, điện giật, trượt ngã ? Tại sao phải quan tâm đến an toàn lao động trong nấu ăn? HS: Công việc nấu ăn trong nhà bếp rất nhiều, những công việc trong nhà bếp thường phải sử dụng thiết bị, dụng cụ chuyên dùng dễ gây nguy hiểm. ?Em hãy nêu những dụng cụ, thiết bị dễ gây tai nạn? HS: Dụng cụ, thiết bị cầm tay: dao, xoong, có tay cầm bị hỏng Dụng cụ, thiết bị dùng điện : bếp nồi, cơm điện, phích nước ? GV cho HS quan sát H13sgk/23 HS: quan sát ? Em hãy điền nội dung thích hợp dưới mỗi hình HS: a. Dùng dao . b. Để thức ăn rơi vãi d. Sử dụng xoong, nồi, chảo có tay cầm không xiết chặt e. Khi đun nước đặt vòi nước ở vị trí .. g. Sử dụng nồi áp suất. h. Sử dụng bếp điện GV: Từ những nguyên nhân gây ra tai nạn trong nấu ăn, theo em có những biện pháp thích hợp nào để đảm bảo an toàn trong lao động không? GV treo giấy khổ to HS thảo luận lên bảng điền vào để hoàn thành bảng ? Biện pháp bảo đảm an toàn khi sử dụng các dụng cụ và thiết bị dùng điện là gì? HS: Trước khi sử dụng: Trong khi sử dung: Sau khi sử dụng: ? Em hãy nêu một số biện pháp đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng các đồ dùng điện sau đây? HS: Bếp điện: đặc biệt chú ý loại bếp điện hở Nồi cơm điện: Phải luôn giữ đáy xoong ở trạng thái ban đầu. Aám điện: cần chú ý tránh hở điện ở vỏ ấm cũng như dây dẫn để tránh điện giật khi sử dụng. Lò nướng điện: Phải vệ sinh sạch sẽ sau khi dùng, khi vệ sinh rút ổ cắm điện tránh chạm, mát dây điện giật. Máy đánh trứng: Máy xây thực phẩm: GV chia tổ thảo luận HS thảo luận thực tế ? Biện pháp phòng ngừa? HS: Không dùng xăng thay dầu để nấu bếp, không quẹt lửa cạnh xăng . GV lưu ý: Tránh để vật dụng, chất liệu dễ cháy nổ cạnh lò lửa. Không chứa xăng dầu trong nhà Sử dụng bếp lò cẩn thận: bếp dầu, bếp điện.. I. An toàn lao động trong nấu ăn 1/ Tại sao phải quan tâm đến an toàn lao động trong nấu ăn Để tránh xa tai nạn nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng con người. 2/ Những dụng cụ, thiết bị dễ gây ra tai nạn - Dụng cụ, thiết bị cầm tay: dao, xoong có tay cầm bị hỏng - Dụng cụ, thiết bị dùng điện : bếp nồi, cơm điện, phích nước 3/ Nguyên nhân gây ra tai nạn trong nấu ăn a: 1 b: 3 c, d : 2 e: 4,5 g: 6 h: 7 II. Biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động trong nấu ăn. 1/ Sử dụng các dụng cụ, thiết bị tay cầm Khi sử dụng: Các dụng cụ sắc nhọn: phải cẩn thận, làm xong phải đặt đúng vị trí Các dụng cụ thiết bị có tay cầm Các vật dụng dễ cháy: để xa bếp Lấy các vật dụng trên cao: Phải cẩn thận tránh đổ vỡ Bê những đồ dùng nấu sôi: Phải hết sức cẩn thận để không đổ, rơi, vãi thức ăn làm trơn trượt nền nhà. 2/ Sử dụng các dụng cụ, thiết bị dùng điện - Trước khi sử dụng: phải kiểm tra kĩ ổ cắm, dây dẫn điện, các chi tiết được lắp ghép thích hợp và tìm hiểu cách sử dụng - Trong khi sử dụng: phải theo dõi nguồn điện, sử dụng đúng qui cách để tránh cháy nổ, giật điện - Sau khi sử dụng: cần lau chùi đồ dùng cẩn thận sạch sẽ, để nơi khô ráo, bảo quản chu đáo. 3/ Biện pháp phòng ngừa vì lửa, gas, dầu, điện - Bếp dầu: kiểm tra bấc đun, lượng dầu - Bếp gas: kiểm tra kĩ bình gas, ống dẫn gas - Bếp điện: kiểm tra dây dẫn điện, ổ cắm 4. Củng Cố: (3’) Gọi HS đọc ghi nhớ, cho HS khác nhắc lại ? Tại sao phải quan tâm đến an toàn lao động trong nấu ăn? HS: Để tránh xa tai nạn nguy hiểm như: bỏng lửa, nước sôi, bình gas 5. Dặn Dò: ( 1’) Về nhà học bài và chuẩn bị bài 5 Tuần 7; 8 Ngày soạn: Tiết 7; 8 Ngày dạy: BÀI 5: THỰC HÀNH XÂY DỰNG THỰC ĐƠN I. Mục tiêu Giúp HS rõ về các loại thực đơn dùng trong ăn uống Biết cách xây dựng thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày, các bữa liên hoan, chiêu đãi Thực hiện một số loại thực đơn dùng trong liên hoan chiêu đãi khách các có khả năng vận dụng vào nhu cầu thực tế II. Chuẩn bị 1. Giáo viên : giáo án, sgk 2. Học sinh : sgk, vở ghi III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp ( ktss và vs) 1’ 9/5 : 2. Kiểm tra bài cũ: ? Những biện pháp phòng tránh tai nạn rủi ro khi sử dụng bếp nấu: bếp điện, bếp dầu, gas HS: Bếp điện: Khi sử dụng: Trong khi sử dụng:... Sau khi sử dụng: . Bếp dầu: Kiểm tra bấc đun Bếp gas: kiểm tra bình gas, ống dẫn gas 3. Bài mới a. Giới thiệu (2’) Cần xây dụng thực đơn một cách hợp lí để thay đổi món ăn đảm bảo ngon miệng, tránh nhàm chán, kiểm soát được sự cân bằng của dinh dưỡng trong thức ăn. Vậy để nắm được, chúng ta cùng tìm hiểu bài mới. b. Hoạt động Hoạt động của thầy trò Nội dung ? Tại sao phải xây dựng thực đơn? HS: Để thực hiện một bữa ăn hợp lí cần phải tính toán và lập kế hoạch triển khai để đáp ứng yêu cầu: ăn cái gì? Aên như thế nào . Vì vậy cần phải xây dựng thực đơn. ? Em hãy cho biết thực đơn là gì? HS trả lời ? Theo em thực đơn dùng cho các bữa ăn hằng ngày gồm mấy món? HS: Có từ 3 – 5 món thuộc loại chế biến nhanh gọn, thực hiện đơn giản ? Trong 5 món có mấy món chính? HS: Có 3 món chính: canh – mặn – xào, 1 hoặc 2 món phụ nếu có ? Thực đơn được xây dựng trên cơ sở nào? HS: - Đảm bảo về số lượng và chất lượng phù hợp với tính chất của bữa ăn hằng ngày Đảm bảo về chất dinh dưỡng Đảm bảo các nhóm ăn, phù hợp cho số người và quan tâm đến tuổi tác, tình trạng sức khoẻ của từng người trong gia đình

File đính kèm:

  • docgiao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_nau_an_chuong_trinh_ca_nam.doc