I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong T1 bài này, giáo viên phải làm cho học sinh:
-Nhận biết được một số đặc điểm về hình thái của sâu hại cây ăn quả ở giai đoạn sâu non và sâu trưởng thành.
-Có ý thức bảo vệ cây trồng, rèn luyện khả năng quan sát.
-Có ý thức kỉ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị nội dung:
- Sgk, sgv.
- Đọc kỹ các đặc điểm chính của các loại sâu hại nhãn, vải, chôm chôm.
- Đọc thêm các tài liệu về các loại sâu hại nhãn, vải, chôm chôm.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Kính lúp, kính hiển vi, panh (kẹp), thước dây.
- Tranh vẽ một số loại sâu hại nhãn, vải, chôm chôm.
- Mẫu các loại sâu hại.
- Mẫu các bộ phận bị hại.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về dụng cụ, vật liệu, mẫu vật.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Tiết 22, Bài 12: Thực hành nhận biết một số sâu, bệnh hại cây ăn quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/01/2013
Ngày giảng: 24/01/2013
Tiết 22 Bài 12 : Thực hành: Nhận biết một số sâu, bệnh hại cây ăn quả
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong T1 bài này, giáo viên phải làm cho học sinh:
-Nhận biết được một số đặc điểm về hình thái của sâu hại cây ăn quả ở giai đoạn sâu non và sâu trưởng thành.
-Có ý thức bảo vệ cây trồng, rèn luyện khả năng quan sát.
-Có ý thức kỉ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.
II. Chuẩn bị :
Chuẩn bị nội dung:
Sgk, sgv.
Đọc kỹ các đặc điểm chính của các loại sâu hại nhãn, vải, chôm chôm.
Đọc thêm các tài liệu về các loại sâu hại nhãn, vải, chôm chôm.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Kính lúp, kính hiển vi, panh (kẹp), thước dây.
Tranh vẽ một số loại sâu hại nhãn, vải, chôm chôm.
Mẫu các loại sâu hại.
Mẫu các bộ phận bị hại.
III. Tiến trình dạy học:
1.ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về dụng cụ, vật liệu, mẫu vật.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*/ HĐ1: Giới thiệu bài thực hành:
- Nêu mục tiêu của bài học và yêu cầu cần đạt: Nhận biết được một số sâu hại nhãn, vải, chôm chôm.
*/ HĐ2: Tổ chức thực hành:
- Nêu nội dung thực hành.
- Phân chia nhóm: 4-5 hs/ nhóm
- Phân chia nơi làm việc và nhiệm vụ của từng nhóm.
*/ HĐ3: Thực hành:
- Giảng lý thuyết về từng loại sâu, nhấn mạnh các đặc điểm về hình thái chủ yếu để nhận biết được hai giai đoạn sâu non và sâu trưởng thành.
- Theo dõi, uốn nắn sai sót cho học sinh trong khi thực hành.
- Làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Nhóm trưởng nhận nhiệm vụ và dụng cụ.
* Bọ xít hại nhãn, vải:
- Con trưởng thành: Màu nâu, đẻ trướng thành ổ dưới mặt lá.
- Bọ xít hút nhựa ở các mần non và mần hoa làm cho mép lá bị héo và cháy khô, lá chết vàng, quả non rụng.
* Sâu đục quả nhãn, vải, chôm chôm, xoài:
- Sâu non: Trắng ngà.
- Sâu trưởng thành: Nhỏ, hai râu dài, cánh nhỏ, lông mép cánh dưới, cánh trên chỉ có lông ở đầu cánh.
* Dơi hại vải, nhãn: (Con Rốc)
- Lớn gấp 3- 4 lần con dơi.
- Ban ngày ẩn nấp vào bóng tối.
- Ban đêm (22h- 4h) ra ăn quả (bay từng đàn đến ăn quả chín).
a 1- 2 học sinh nhắc lại các đặc điểm trên.
- Thực hành nhận biết các loại sâu. Ghi các nhân xét quan sát được theo yêu cầu đã nêu trong sgk- 63, bảng 8.
4.Củng cố.
Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình theo các tiêu chí:
+ Sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.
+ Thực hiện quy trình.
+ Thời gian hoàn thành.
+ Số lượng sâu quan sát, nhận biết được.
Tổ chức cho học sinh đánh giá chéo.
Nhận xét chung về giờ học của lớp.
Đánh giá, cho điểm.
5.Hướng dẫn về nhà:
Đọc trước nội dung: Sâu hại xoài, cây ăn quả có múi.
Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thực hành.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_phan_trong_cay_an_qua_tiet_22_bai_12.doc