I. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Hiểu nguyên lí làm việc của mạch điện đèn ống huỳnh quang.
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện ống huỳnh quang.
b. Kỹ năng:
Lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang đúng qui trình và yêu cầu kỹ thuật.
c. Thái độ:
Làm việc cẩn thận, khoa học và an toàn.
II. Chuẩn bị:
G: Bảng phụ vẽ sơ đồ mạch điện .
H: SGK, vở, viết, thước.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, phương pháp diễn giảng.
IV. Tiến trình:
1. Ổn định tổ chức: KTSS
2. KTBC:
- Mạng điện trong nhà có mấy loại bảng điện? Nêu chức năng của bảng điện chính? (2 loại là bảng điện chính và bảng điện nhánh).
- Bảng điện chính có nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà. Trên bảng điện có cầu dao, cầu chì.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 16, Bài 7: Thực hành lắp mạch điện ông huỳnh quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 16 Tuần: 16
Ngày soạn:
Ngày dạy:.
Bài 7
THỰC HÀNH: LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN ỐNG HUỲNH QUANG
I. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Hiểu nguyên lí làm việc của mạch điện đèn ống huỳnh quang.
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện ống huỳnh quang.
b. Kỹ năng:
Lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang đúng qui trình và yêu cầu kỹ thuật.
c. Thái độ:
Làm việc cẩn thận, khoa học và an toàn.
II. Chuẩn bị:
G: Bảng phụ vẽ sơ đồ mạch điện .
H: SGK, vở, viết, thước.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, phương pháp diễn giảng.
IV. Tiến trình:
1. Ổn định tổ chức: KTSS
2. KTBC:
- Mạng điện trong nhà có mấy loại bảng điện? Nêu chức năng của bảng điện chính? (2 loại là bảng điện chính và bảng điện nhánh).
- Bảng điện chính có nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà. Trên bảng điện có cầu dao, cầu chì.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ 1: Giới thiệu bài
G: Giới thiệu mục tiêu của bài thực hành.
T: Gọi H nêu các vật liệu, thiết bị, dụng cụ cần thiết cho tiết thực hành.
HĐ 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện :
G: Hướng dẫn H phân tích sơ đồ nguyên lí mạch điện theo các nội dung sau.
- Mạch điện gồm có những phần tử nào? Chức năng của từng phần tử đó?
- Các phần tử đó được nối với nhau như thế nào?
G: Yêu cầu H sau khi phân tích thì vẽsơ đồ lắp đặt và từø sơ đồ lắp đặt sẽ lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
G: Chia nhóm H để hoàn thành các nội dung trên.
G: Lưu ý H: Cột yêu cầu kỹ thuật gồm số liệu định mức của thiết bị, dụng cụ và đặc điểm của vật liệu.
I. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị:
( Xem SGK/34 )
II. Nội dung và trình tự thực hành:
1. Vẽ sơ đồ lắp đặt:
a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện đèn ống huỳnh quang.
- Mạch điện gồm: Cầu chì, công tắc, tắc te, chấn lưu, đèn.
- Cầu chì: Bảo vệ mạch điện.
- Công tắc: Lấy điện cho đèn.
- Tắc te, chấn lưu: Dùng để mồi phóng điện.
- Đèn: Phát ra ánh sáng.
- Chấn lưu mắc nối tiếp với đèn, tắc te song song với đèn.
b. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện:
2. Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị:
STT
Tên DC,VL,TB
SL
Yêu cầu kỹ thuật.
1
Kìm điện
1
Tay cầm có bọc cách điện, có gờ cao
2
Kìm tuốt dây
1
Sắc
3
Tua vít
1
4
Bút thử điện
1
Tay cầm có bọc cách điện
5
Bút chì
1
6
Bộ đèn huỳnh quang
1
220V, 36W
7
Công tắc 2 cực
1
220V-10A
8
Cầu chì
1
9
Bảng điện
1
10
Dây dẫn
2m
11
Băng cách điện
4. Củng cố và luyện tập:
G: Gọi H nhắc lại các qui trình lắp đặt mạch điện.
Nhận xét quá trình thảo luận nhóm của H.
5. Hướng dẫn H tự học ở nhà:
- Học bài, xem vẽ lại sơ đồ lắp đặt.
- Chuẩn bị: Dây dẫn, băng cách điện, giấy ráp, bút chì, công tắc 2 cực, cầu chì, bảng điện, bút thử điện.
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_16_bai_7_thuc_hanh_lap_mach_die.doc