I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Hiểu được sơ đồ nguyên lí hoạt động của mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn.
- Vẽ được sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt và dự trù được nguyên vật liệu để tiến hành lắp đặt.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong công việc (đặc biệt là đối với hệ thống điện năng).
II.Chuẩn bị.
- GV: Hình 8-1 SGK/Tr.37 phóng to, một số sơ đồ nguyên lý khác của mạch điện.
- HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà, tìm hiểu lại quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện, chuẩn bị trước giấy, bút chì, thước kẻ, tẩy để vẽ.
III. Lên lớp.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy cho biết quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện gồm những bước nào?
3. Bài mới.
13 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 19-31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì II
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 19
Lắp mạch điện
hai công tắc hai cực điểu khiển hai đèn (T1)
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Hiểu được sơ đồ nguyên lí hoạt động của mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn.
- Vẽ được sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt và dự trù được nguyên vật liệu để tiến hành lắp đặt.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong công việc (đặc biệt là đối với hệ thống điện năng).
II.Chuẩn bị.
- GV: Hình 8-1 SGK/Tr.37 phóng to, một số sơ đồ nguyên lý khác của mạch điện.
- HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà, tìm hiểu lại quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện, chuẩn bị trước giấy, bút chì, thước kẻ, tẩy để vẽ.
III. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy cho biết quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện gồm những bước nào?
3. Bài mới.
HĐ1: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý mạch điện.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ thực hành.
? Theo em thì giờ này cần những dụng cụ, vật liệu gì?
- GV nêu nội dung của giờ thực hành.
- GV treo sơ đồ nguyên lý mạch điện H8-1 SGK.
? Hai bóng đèn mắc với nhau như thế nào? (Nối tiếp hay song song?)
? Cầu chì mắc vào dây pha hay dây trung hoà?
- GV yêu cầu HS nêu (vẽ) một số sơ đồ nguyên lý khác theo đầu bài.
- GV nhận xét phương án tốt nhất.
? Em hãy nêu phương án lắp đặt các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và phương án đi dây? (Theo em cầu chì, công tắc mắc vào vị trí nào? Bảng điện hay gần với bóng đèn?)
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nêu dụng cụ, vật liệu, em khác bổ xung.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- HS quan sát, tìm hiểu.
- HS: Hai bóng đèn mắc song song với nhau.
- HS: Cầu chì mắc vào dây pha.
- HS thực hiện vẽ một số sơ đồ nguyên lý khác.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS: cầu chì, công tắc mắc vào bảng điện. Một dây trung hoà nối với cả hai phần cực âm của bóng điện.
I. Dụng cụ, vật liệu.
- Dụng cụ: Bút chì, thước kẻ, thước.
- Vật liệu: Giấy vẽ A4.
II. Nội dung
- Tìm hiểu và vẽ sơ đồ lắp đặt, dự trù vật liệu mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai bóng đèn.
III. Thực hiện.
1. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý.
- Hai bóng đèn mắc song song với nhau.
- Cầu chì mắc vào dây pha.
- Sơ đồ nguyên lý mạch điện:
- Phương án lắp: Cầu chì, công tắc mắc vào bảng điện. Một dây trung hoà nối với cả hai phần cực âm của bóng điện.
Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
? Em hãy cho biết sơ đồ lắp đặt dùng để làm gì?
- GV yêu cầu HS từ sơ đồ nguyên lý trên vẽ sơ đồ lắp đặt theo phương án đã tìm được ở phần sơ đồ nguyên lý.
- GV nhận xét, kết luận phương án tốt nhất.
- HS: Dùng để diễn tả chính xác vị trí, cách lắp đặt các thiết bị trên sơ đồ mạng điện.
- HS làm việc cá nhân, 2 em lên bảng vẽ sơ đồ.
- HS lắng nghe, tiếp thu, vẽ sơ đồ vào vở.
2. Vẽ sơ đồ lắp đặt
- Sơ đồ lắp đặt là:
Hoạt động 3: Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS từ sơ đồ lắp đặt trên hãy lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị cho sơ đồ trên.
- HS làm việc cá nhân lập bảng dự trù theo mẫu SGK /Tr.38.
3. Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
- Bảng điện (1 cái)
- Cầu chì (2 cái)
- Công tắc (2 cái)
- Bóng đèn (2 bóng)
- Dây dẫn (lõi một sợi và nhiều sợi)
(Tất cả đều dùng cho dòng điện 220V)
IV. Củng cố - luyện tập
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Mỗi nhóm: chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu và thiết bị như bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị trên.
-----------------------------***---------------------------
Ngày soạn: 17/02/2008
Ngày giảng: T20:
T21:
Tiết 20 + 21
Lắp mạch điện
hai công tắc hai cực điểu khiển hai đèn (T2+3)
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Hiểu rõ cách lắp đặt sơ đồ mạch điện hai công tắc hai cực điểu khiển hai đèn.
- Lắp và hoàn thành bảng điện, mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong công việc (đặc biệt là đối với hệ thống điện năng).
II. Chuẩn bị.
- GV: Mỗi nhóm HS một bộ dụng cụ lắp đặt mạch điện trong nhà.
- HS: Bảng điện, cầu chì (2 cái), công tắc (2 cái), dây dẫn (5m).
III. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Hướng dẫn mở đầu.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV nêu yêu cầu chuẩn bị để HS kiểm tra lại sự chuẩn bị của mình (GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS)
- GV nêu nội dung và yêu cầu của bài thực hành.
- GV yêu cầu HS nêu lại quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện.
* GV hướng dẫn cách buộc nút dây trong đui đèn.
- HS chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nêu lại quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện.
I. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.
- Dụng cụ: Kìm, tua vít, mũi vạch dấu, khoan, thước kẻ.
- Vật liệu: Cầu chì, công tắc, bảng điện, dây dẫn.
II. Nội dung
- Lắp bảng điện mạch điện hai công tắc điều khiển hai bóng đèn.
* Yêu cầu: Sản phẩm bền, đẹp, chắc chắn, an toàn, dẫn điện tốt.
III. Thực hiện.
* Quy trình thực hành.
Vạch dấu.
Khoan lỗ bảng điện
Lắp thiết bị của bảng điện.
Nối dây dẫn điên.
Kiểm tra.
HĐ 2: Hướng dẫn thường xuyên
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV phân nhóm để HS thực hiện theo như bài thực hành lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang.
- GV theo dõi, quan sát, uấn nắn HS (ý thức thực hành, an toàn thực hành, yêu cầu kĩ thuật)
- HS thực hiện theo nhóm lắp đặt bảng điện theo quy trình.
* Thực hành.
* Chú ý: Sau khi HS hoàn thiện sơ đồ GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm để GV kiểm tra (không được cho HS tự kiểm tra khi nối vào mạch điện).
IV. Củng cố - luyện tập
- GV hệ thống lại kiến thức, kỹ năng bài học cần đạt được.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Tiết 21: Nếu chưa hoàn thiện sản phẩm thì chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu, tiết sau tiếp tục thực hành. Nếu đã hoàn thiện sản phẩm thì giờ sau mang sản phẩm để chấm điểm.
- Tiết 22: Về nhà đọc và tìm hiểu trước Bài 9 - "Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một bóng đèn"
-------------------------------***--------------------------------
Ngày soạn: 02/03/2008
Ngày giảng:
Tiết 22
Thực hành
Lắp mạch điện
hai công tắc ba cực điều khiển một bóng đèn (T1)
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này HS phải làm được.
- Hiểu được sơ đồ nguyên lí hoạt động của mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một bóng đèn.
- Vẽ được sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt và dự trù được nguyên vật liệu để tiến hành lắp đặt.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong công việc (đặc biệt là đối với hệ thống điện năng).
II. Chuẩn bị.
- GV: Hình 9-2 SGK/Tr.41 phóng to, 4- 8 bản photo mục II.b SGK/Tr.41 (kẻ bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị ở mặt sau)
- HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy nêu quy trình lắp một sơ đồ mạch điện có bảng điện.
? Công tắc ba cực có những điểm gì khác so với công tắc hai cực về cấu tạo bên ngoài và bên trong?
3. Bài mới
HĐ1: Tìm hiểu nội dung bài thực hành.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ thực hành.
? Theo em thì giờ này cần những dụng cụ, vật liệu gì?
- GV nêu nội dung của giờ thực hành.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nêu dụng cụ, vật liệu, em khác bổ xung.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
I. Dụng cụ, vật liệu.
- Dụng cụ: Bút chì, thước kẻ, thước.
- Vật liệu: Giấy vẽ có mẫu sẵn.
II. Nội dung
- Tìm hiểu và vẽ sơ đồ lắp đặt, dự trù vật liệu mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một bóng đèn.
HĐ2: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí và vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV treo sơ đồ nguyên lý mạch đèn cầu thang.
? Em hãy nhận xét về cách nối dây của hai công tắc ba cực ở sơ đồ trên?
? Bóng đèn được mắc vào dây pha hay dây trung hoà?
? Nêu phương án lắp đặt mạch điện trên?
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ lắp đặt dựa vào sơ đồ nguyên lí trên.
- GV quan sát, nhận xét, kết luận
- HS quan sát, tìm hiểu.
- HS: Hai cực còn lại của công tắc được nối với nhau bằng dây dẫn không qua một thiết bị nào.
- HS: Bóng đèn được mắc vào dây trung hoà.
- HS trả lời cá nhân, em khác nhận xét, bổ xung.
- HS thực hiện theo nhóm 3-4 HS một nhóm vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
III. Tiến trình thực hiện.
1. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện.
O
A
- Hai cực còn lại của công tắc được nối với nhau bằng dây dẫn không qua một thiết bị nào.
- Bóng đèn được mắc vào dây trung hoà.
2. Vẽ sơ đồ lắp đặt.
A
O
Hoạt động 3: Lập bảng dự trù dụng cụ, thiết bị, vật liệu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS từ sơ đồ lắp đặt trên hãy lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị cần thiết.
- HS hoạt động cá nhân hoàn thành bảng SGK/Tr.41.
3. Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
- Bóng đèn: 1
- Đui đèn: 1
- Bảng điện: 2
- Cầu chì: 1
- Công tắc ba cực: 2
- Dây dẫn: dây đôi 15 m.
- Kìm, tua vít
IV. Củng cố - luyện tập
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Mỗi nhóm: chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu và thiết bị như bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị trên.
-------------------------------***--------------------------------
Ngày soạn: 09/03/2008
Ngày giảng:
Tiết 23+24
Thực hành
Lắp mạch điện
hai công tắc ba cực điều khiển một đèn (T2+3)
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Lắp và hoàn thành mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn.
- Thực hiện hoàn chỉnh mạch điện đúng kĩ thuật, yêu cầu, có tính thẩm mĩ, an toàn.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học, an toàn khi thực hành với thiết bị điện.
II.Chuẩn bị.
- GV: Mỗi nhóm HS một bảng lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn, một bộ dụng cụ thực hành điện năng.
- HS: Chuẩn bị các thiết bị, vật liệu như trong bảng dự trù vật liệu, thiết bị.
III. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn?
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Hướng dẫn mở đầu.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV nêu yêu cầu chuẩn bị để HS kiểm tra lại sự chuẩn bị của mình (GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS)
- GV nêu nội dung và yêu cầu của bài thực hành.
- GV yêu cầu HS nêu lại quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện.
* GV hướng dẫn cách buộc nút dây trong đui đèn.
- HS chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nêu lại quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện.
I. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.
- Dụng cụ: Kìm, tua vít, mũi vạch dấu, khoan, thước kẻ.
- Vật liệu: Cầu chì, công tắc, bảng điện, dây dẫn.
II. Nội dung
- Lắp bảng điện mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn.
* Yêu cầu: Sản phẩm bền, đẹp, chắc chắn, an toàn, dẫn điện tốt.
III. Thực hiện.
* Quy trình thực hành.
Vạch dấu.
Khoan lỗ bảng điện
Lắp thiết bị của bảng điện.
Nối dây dẫn điên.
Kiểm tra.
HĐ 2: Hướng dẫn thường xuyên
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV phân nhóm để HS thực hiện.
- GV theo dõi, quan sát, uấn nắn HS (ý thức thực hành, an toàn thực hành, yêu cầu kĩ thuật)
- HS thực hiện theo nhóm lắp đặt bảng điện theo quy trình.
* Thực hành.
* Chú ý: Sau khi HS hoàn thiện sơ đồ GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm để GV kiểm tra (không được cho HS tự kiểm tra khi nối vào mạch điện).
IV. Củng cố - luyện tập
- GV hệ thống lại kiến thức, kỹ năng bài học cần đạt được.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Tiết 23: Nếu chưa hoàn thiện sản phẩm thì chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu, tiết sau tiếp tục thực hành. Nếu đã hoàn thiện sản phẩm thì giờ sau mang sản phẩm để chấm điểm.
- Tiết 24: Đọc và tìm hiểu trước bài 10 "Lắp mạch điện một công tác ba cực điều khiển hai đèn.
-------------------------------***--------------------------------
Ngày soạn: 23/3/2008
Ngày giảng:
Tiết 25
Thực hành
lắp mạch điện
một công tắc ba cực điều khiển hai đèn (T1)
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này HS phải làm được.
- Hiểu được sơ đồ nguyên lí hoạt động của mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn.
- Vẽ được sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt và dự trù được nguyên vật liệu để tiến hành lắp đặt.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong công việc (đặc biệt là đối với hệ thống điện năng).
II. Chuẩn bị.
- GV: Tìm hiểu và nghiên cứu các sơ đồ lắp đặt mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn.
- HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Bài mới.
HĐ1: Tìm hiểu nội dung bài thực hành.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ thực hành.
? Theo em thì giờ này cần những dụng cụ, vật liệu gì?
- GV nêu nội dung của giờ thực hành.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nêu dụng cụ, vật liệu, em khác bổ xung.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
I. Dụng cụ, vật liệu.
- Dụng cụ: Bút chì, thước kẻ, thước.
- Vật liệu: Giấy vẽ có mẫu sẵn.
II. Nội dung
- Tìm hiểu và vẽ sơ đồ lắp đặt, dự trù vật liệu mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn.
HĐ2: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí và vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV treo sơ đồ nguyên lý mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn.
? Em hãy trình bày nguyên lí làm việc của mạch điện?
? Hai đèn được mắc vào dây pha hay dây trung hoà?
? Nêu phương án lắp đặt mạch điện trên?
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ lắp đặt dựa vào sơ đồ nguyên lí trên.
- GV quan sát, nhận xét, kết luận
- HS quan sát, tìm hiểu.
- HS dựa vào sơ đồ trình bày nguyên lí làm việc của mạch điện.
- HS: Bóng đèn được mắc vào dây trung hoà.
- HS trả lời cá nhân, em khác nhận xét, bổ xung.
- HS thực hiện theo nhóm 3-4 HS một nhóm vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
III. Tiến trình thực hiện.
1. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện.
D2
D1
A
O
- Hai cực còn lại của công tắc ba cực được nối với bóng đèn.
- Bóng đèn được mắc vào dây trung hoà.
2. Vẽ sơ đồ lắp đặt.
D2
D1
A
O
Hoạt động 3: Lập bảng dự trù dụng cụ, thiết bị, vật liệu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS từ sơ đồ lắp đặt trên hãy lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị cần thiết.
- HS hoạt động cá nhân hoàn thành bảng SGK/Tr.41.
3. Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
- Bóng đèn: 2
- Đui đèn: 3
- Bảng điện: 1
- Cầu chì: 1
- Công tắc ba cực: 1
- Dây dẫn: dây đôi 15 m.
- Kìm, tua vít
IV. Củng cố - luyện tập
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Mỗi nhóm: chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu và thiết bị như bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị trên.
-------------------------------***--------------------------------
Ngày soạn: 30/03/2008
Ngày giảng:
Tiết 26+27
Thực hành
lắp mạch điện
một công tắc ba cực điều khiển hai đèn (T2+3)
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Lắp và hoàn thành mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn.
- Thực hiện hoàn chỉnh mạch điện đúng kĩ thuật, yêu cầu, có tính thẩm mĩ, an toàn.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học, an toàn khi thực hành với thiết bị điện.
II.Chuẩn bị.
- GV: Mỗi nhóm HS một bảng lắp mạch điện môt công tắc ba cực điều khiển hai đèn, một bộ dụng cụ thực hành điện năng.
- HS: Chuẩn bị các thiết bị, vật liệu như trong bảng dự trù vật liệu, thiết bị.
III. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy vẽ sơ đồ lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn?
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Hướng dẫn mở đầu.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV nêu yêu cầu chuẩn bị để HS kiểm tra lại sự chuẩn bị của mình (GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS)
- GV nêu nội dung và yêu cầu của bài thực hành.
- GV yêu cầu HS nêu lại quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện.
* GV hướng dẫn cách buộc nút dây trong đui đèn.
- HS chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nêu lại quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện.
I. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.
- Dụng cụ: Kìm, tua vít, mũi vạch dấu, khoan, thước kẻ.
- Vật liệu: Cầu chì, công tắc, bảng điện, dây dẫn.
II. Nội dung
- Lắp bảng điện mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn.
* Yêu cầu: Sản phẩm bền, đẹp, chắc chắn, an toàn, dẫn điện tốt.
III. Thực hiện.
* Quy trình thực hành.
Vạch dấu.
Khoan lỗ bảng điện
Lắp thiết bị của bảng điện.
Nối dây dẫn điên.
Kiểm tra.
HĐ 2: Hướng dẫn thường xuyên
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV phân nhóm để HS thực hiện.
- GV theo dõi, quan sát, uấn nắn HS (ý thức thực hành, an toàn thực hành, yêu cầu kĩ thuật)
- HS thực hiện theo nhóm lắp đặt bảng điện theo quy trình.
* Thực hành.
* Chú ý: Sau khi HS hoàn thiện sơ đồ GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm để GV kiểm tra (không được cho HS tự kiểm tra khi nối vào mạch điện).
IV. Củng cố - luyện tập
- GV hệ thống lại kiến thức, kỹ năng bài học cần đạt được.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Tiết 26: Nếu chưa hoàn thiện sản phẩm thì chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu, tiết sau tiếp tục thực hành. Nếu đã hoàn thiện sản phẩm thì giờ sau mang sản phẩm để chấm điểm.
- Tiết 27: Về nhà đọc và tìm hiểu kĩ quy trình thực hiện, cách vẽ sơ đồ lắp đặt qua sơ đồ nguyên lí, chuẩn bị bảng điện, công tắc, cầu chì, cầu dao, dây dẫn theo nhóm để giờ sau kiểm tra thực hành.
-------------------------------***--------------------------------
Ngày soạn: 13/04/2008
Ngày giảng:
Tiết 28
Kiểm tra thực hành
I. Mục tiêu bài học:
- Củng cố các kiến thức thực hành của HS
- Làm việc khoa học, chính xác, đúng quy trình khi thao tác với các thiết bị điện.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chịu khó, làm việc khoa học khi làm việc cũng như học tập.
II.Chuẩn bị.
- GV: Bộ dụng cụ thực hành điện năng.
- HS: Chuẩn bị theo nhóm (Bảng điện, công tắc, cầu chì, cầu dao, ổ cắm điện, dây dẫn điện)
III. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Bài mới.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên bốc đề để về thực hiện (Đại diện nhóm bốc đề bài)
* Yêu cầu HS: phân chia nhiệm vụ thực hành (vẽ sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt, khoan lỗ, nối dây)
- GV quan sát, quán triệt HS (ý thức thực hiện, cách làm bài)
IV. Củng cố - luyện tập.
- GV hệ thống lại những điều đã làm, chưa làm được của HS theo từng nhóm, chấm điểm sản phẩm
V. Hướng dẫn về nhà.
- Đọc và tìm hiểu trước bài "Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà"
-------------------------------***--------------------------------
Ngày soạn: 20/04/2008
Ngày giảng:
Tiết 29
Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà (T1)
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Hiểu rõ mục đích của việc lắp đặt dây dẫn của mạng điện kiểu nổi trong nhà.
- Biết được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn của mạng điện kiểu nổi trong nhà.
- Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn mạng điện gia đình.
II.Chuẩn bị.
- GV: Mẫu một số các kiểu lắp đặt mạng điện trong nhà, một số phụ kiện lắp đặt mạng điện trong nhà.
- HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách lắp đặt mạng điện kiểu nổi.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV nêu khái niệm mạng điện lắp đặt kiểu nổi.
- GV giới thiệu mạng điện trong SGK và các vật cách điện dùng trong lắp đặt kiểu nổi cho HS tiếp thu.
? Mạng điện trong lớp học được lắp đặt kiểu nổi hay ngầm? (Nếu lắp đặt kiểu nổi) Hãy mô tả cách đi dây và lắp đặt các thiết bị đóng, cắt và bảo vệ của mạng điện.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV giới thiệu một số loại ống cách điện và một số phụ kiện đi kèm ống nối cách điện.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời cá nhân, em khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.
1. Mạng điện kiểu nổi.
- Dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật cách điện hoặc lồng trong đường ống cách điện.
a. Các vật cách điện
- Puli sứ, ống cách điện (tròn, hình chữ nhật làm bằng nhựa PVC hoặc bọc tôn, kẽm bên trong có tráng lớp cách điện).
- Các phụ kiện đi kèm với ống nối: Chữ L, chữ T, ống nối tiếp, kẹp đỡ ống
Hoạt động 2: Tìm hiểu yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt kiểu nổi.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV nêu và giải thích các yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt kiểu nổi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
b. Một số yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt kiểu nổi.
(SGK)
IV. Củng cố - luyện tập.
- GV hệ thống lại kiến thức bài học.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Đọc và tìm hiểu trước mục 2 - lắp đặt mạng điện kiểu ngầm
- Chuẩn bị giấy trắng để làm bảng so sánh hai kiểu lắp đặt mạng điện.
-------------------------------***--------------------------------
Ngày soạn: 27/04/2008
Ngày giảng:
Tiết 30
Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà (T2)
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Hiểu rõ mục đích của việc lắp đặt dây dẫn của mạng điện kiểu chìm và so sánh được với kiểu lắp đặt mạng điện kiểu nổi trong nhà.
- Biết được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn của mạng điện kiểu chìm và ưu, nhược điểm của nó trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn mạng điện gia đình.
II.Chuẩn bị.
- GV: Mẫu một số các kiểu lắp đặt mạng điện trong nhà, một số phụ kiện lắp đặt mạng điện trong nhà.
- HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là lắp đặt mạch điện kiểu nổi trong nhà? Yêu cầu kĩ thuật trong cách lắp đặt mạng điện kiểu nổi là gì?
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách lắp đặt mạng điện kiểu chìm
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV giới thiệu cách lắp đặt mạng điện kiểu ngầm như SGK (Giới thiệu H11.7 SGK cho HS quan sát và tiếp thu)
? Theo em thì lắp đặt mạng điện kiểu ngầm có ưu, nhược điểm gì?
- GV nhận xét, kết luận.
- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- HS trả lời cá nhân, em khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
2. Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm.
- Là dây dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấu xây dựng và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà.
* Ưu điểm:
- Đảm bảo được vẻ đẹp mĩ thuật và tránh được tác động của môi trường lên dây dẫn.
* Nhược điểm:
- Khó sửa chữa khi hỏng hóc.
- Phương thức lắp phải phù hợp với yêu cầu sử dụng, với đặc điểm kết cấu, kiến trúc của công trình và an toàn điện.
Hoạt động 2: So sánh cách lắp đặt mạng điện kiểu nổi và kiểu ngầm.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong bảng sau vào vở. (HS cũng phải kẻ bảng)
Nội dung
Mạng điện lắp đặt kiểu nổi
Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm.
1. Cách lắp đặt
2. Vật cách điện
3. Ưu điểm
4. Nhược điểm
IV. Củng cố - luyện tập.
- GV hệ thống lại kiến thức bài học thông qua bảng so sánh trên.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Đọc và tìm hiểu trước bài 12 - Kiểm tra an toàn điện của mạng điện trong nhà.
-------------------------------***--------------------------------
Ngày soạn: 04/05/2008
Ngày giảng:
Tiết 31
Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_19_31.doc