I- MỤC TIÊU:
- Hoàn thiện lắp mạch điện công tắc điều khiển 2 đèn.
- Biết vận hành và kiểm tra mạch.
- Biết được một số hư hỏng của mạch
II- CHUẨN BỊ:
- Mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn.
- Bảng phụ.
- Kìm, dao con, khoan tay, bút thử điện.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2.Bài củ:
3.Bài mới:
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 21-24 - Nguyễn Thị Thu Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 21: Thực hành
Lắp mạch điện 2 công tắc
2 cực điều khiển 2 đèn (T2)
I- Mục tiêu:
- Rèn luyện các kỹ năng sử dụng dụng cụ điện đúng kỹ thuật
- Lắp đặt được mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn.
- Đảm bảo an toàn lao động.
Ii- chuẩn bị:
- 2 đèn, 2 đui đèn, bảng điện, dây dẫn, băng cách điện.
- 2 công tắc 2 cực, 1 ổ cắm, 1 cầu chì.
- Kìm điện, dao nhỏ, tua vít, khoan tay, bút thử điện.
iii- các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài củ: Sự chuẩn bị dụng cụ, thiết bị của các nhóm.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Theo SGK...
Hoạt động
của thầy - trò
Nội dung kiến thức
và kỹ năng cơ bản
HĐ1: GV nêu mục tiêu giờ thực hành.
- Nêu mục tiêu tiết thực hành
- Nội dung, tiến trình thực hiện.
- Các nhóm trưởng báo cáo, sự chuẩn bị của nhóm mình. GV phân công nơi TH.
HĐ2: Tổ chức thực hành.
- GV hướng dẫn các bước thực hành theogiờ trước.
- Học sinh làm việc theo nhóm tiến hành thực hiện từng công đoạn.
- GV đi kiểm tra hướng dẫn chi tiết cho từng nhóm và giải đáp các thắc mắc của học sinh.
- GV quan sát uốn nắm các thao tác cho từng nhóm.
- GV nhắc nhở về an toàn lao dộng và an toàn điện trong khi thực hành.
HĐ4: Đánh giá bài TH.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết bài TH.
+ Kết quả thực hành.
+ Quy trình tiến hành.
+ Thời gian hoàn thành.
+ Thái độ tham gia TH của hs.
II- Giai đoạn thực hành.
1. Vạch dấu:
- Vạch dấu vị trí lắp đặt các thiết bị điện.
- Vạch dấu đường đi dây và vị trí lắp đặt đèn, dùng thước và mũi vạch, bút chì.
2. Khoan lỗ bảng điện.
- Khoan lỗ bắt vít (dùng mũi khoan 5m) mũi khoan tay, khoan chính xác.
3. Lắp thiết bị điện vào bảng điện.
- Xác định các cực của công tắc, dùng kìm tuốt dây, kìm điện tuốc tơ vít.
- Nối dây các thiết bị trên bảng điện.
- Vít cầu chì, công tắc, ổ cắm vào các vị trí được đánh dấu trên bảng điện, yêu cầu các thiết bị được lắp chắc đẹp.
4. Đi dây ra đèn.
- Lắp đặt dây dẫn từ bảng điện ra đèn.
- Nối dây vào đui đèn yêu cầu nối đúng sơ đồ, đúng kỹ thuật.
5. Kiểm tra.
- Lắp đặt các thiết bị và đi dây đúng sơ đồ mạch điện.
- Vận hành thử mạch yêu cầu mạch điện đúng sơ đồ, mạch điện làm việc đúng yêu cầu kỹ thuật.
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ thực hành
5. Hướng dẫn về nhà:
Cất gửi dụng cụ, vật liệu để giờ sau thực hành tiếp
________________________________________
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 22: Thực hành: Lắp mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn (T3)
I- Mục tiêu:
- Hoàn thiện lắp mạch điện công tắc điều khiển 2 đèn.
- Biết vận hành và kiểm tra mạch.
- Biết được một số hư hỏng của mạch
Ii- chuẩn bị:
- Mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn.
- Bảng phụ.
- Kìm, dao con, khoan tay, bút thử điện.
iii- các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2.Bài củ:
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b.Triển khai bài:
Hoạt động
của thầy - trò
Nội dung kiến thức
và kỹ năng cơ bản
HĐ1: Giới thiệu MT bài.
- GV nêu mục tiêu bài thực hành.
- Nội dung, tiến trình bài thực hành.
HĐ2: Tổ chức thực hành.
- Các nhóm tiếp tục thực hành theo các bước giờ trước đã hướng dẫn.
- Học sinh tiếp tục thực hành trên bảng từ trước còn dang dở
HĐ3: Kiểm tra và vận hành thử mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn.
- Học sinh tự kiểm tra theo nhóm.
- Giáo viên kiểm tra lại và chỉ ra lỗi cho học sinh sửa.
- Sản phẩm bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Giáo viên nối nguồn vận hành thử mạch điện xem làm việc có đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Nếu sản phẩm hoạt động không đúng yêu cầu kỹ thuật, tìm ra nguyên nhân - khắc phục. Giáo viên cho học sinh quan sát bảng đã kẻ, những hư hỏng, nguyên nhân - cách khắc phục.
HĐ4: Đánh giá bài TH.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết bài TH.
+ Kết quả thực hành.
+ Quy trình tiến hành.
+ Thời gian hoàn thành.
+ Thái độ tham gia TH của hs.
II- Giai đoạn thực hành.
- Học sinh hoàn thiện sản phẩm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
III- Kiến thực thực hành.
- Học sinh tự kiểm tra và kiểm tra trong nhóm.
* Những hư hỏng - nguyên nhân - cách khắc phục:
- Đèn không sáng: Do đèn có thể bị đứt tóc, dùng ôm kế hoặc bút thử điện quan sát bằng mắt - cần thay thế bóng mới.
- Do đường dây bị đứt dùng bút thử điện để kiểm tra hoặc dùng ôm kế kiểm tra.
- Do tiếp xúc điện ở công tắc, cầu chì, đui đèn.
4. Củng cố:
1, 2 học sinh nhắc lại các bước thực hiện.
5. Hướng dẫn về nhà:
Chuẩn bị giờ sau thực hành: đèn 3 cực, 1 bóng đèn.
----------------------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 23: Thực hành
Lắp mạch điện 2 công tắc
3 cực điều khiển 1 đèn (T1)
I- Mục tiêu:
- Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch đèn 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn.
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện cầu thang.
- Có ý thức học tập nghiêm túc.
Ii- chuẩn bị:
- Bảng điện đã lắp hoàn chỉnh.
- Bảng phụ.
- 2 công tắc 3 cực, công tắc 2 cực, tua vít, kìm.
iii- các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
? Hãy nêu các bước thực hiện lắp đặt mạch điện.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu của bài.
Hoạt động
của thầy - trò
Nội dung kiến thức
và kỹ năng cơ bản
HĐ1: Chuẩn bị mục tiêu bài thực hành:
- Chia lớp thành các nhóm nỏ.
- GV chỉ định nhóm trưởng và nêu yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài thực hành.
- Nhóm trưởng nhận vật liệu, dụng cụ vật liệu, thiết bị.
- Học sinh thảo luận mục tiêu cần đạt được. 1,2 nhóm phát biểu, GV nhận xét - KL.
HĐ2: Tổ chức thực hành.
- HS làm việc theo nhóm, quan sát cấu tạo bên ngoài bên trong của công tắc 3 cực, so sánh với công tắc 2 cưc.
- GV giới thiệu các nối vào mạch điện đối với công tắc 3 cực.
Học sinh quan sát và so sánh sự khác nhau của 2 sơ đồ nguyên lý mà giáo viên đã vẽ trên bảng phụ.
? 2 công tắc được mắc với nhau ntn.
Học sinh trả lời.
? Hai công tắc nối với nguồn ntn mối liên hệ điện của đèn với 2 công tắc.
Học sinh trả lời
- HS làm việc theo nhóm: xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện
1 học sinh lên bảng vẽ sơ đồ.
HĐ3: Lập bảng dự trù:
- Học sinh lên bảng điền vào bảng dự trù vật liệu, thiết bị.
- Các nhóm thảo luận để lập ra bảng dự trù vật liệu thiết bị dụng cụ cho phù hợp.
- 1, 2 nhóm phát triển nhận xét về kết quả trên bảng.
- GV nhận xét - kết luật.
I- Hướngdẫn ban đầu:
1. Quan sát công tắc 3 cực:
- Quan sát, mô tả, so sánh cấu tạo bên ngoài của công tắc 2 cực và công tắc 3 cực.
* Giống: Đều có bộ phận bên trong như công tắc 2 cực.
* Khác: + Công tắc 2 cực: bộ phận tiếp điện có 2 chốt: 1 cực động, 1 cực tĩnh.
+ Công tắc 3 cực: bộ phận tiếp điện có 2 chốt: 1 cực động, 2 cực tĩnh ở 2 bên.
2. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện:
- 2 cực tĩnh của 2 công tắc nối với nhau.
- Cực động của công tắc 1 nối cầu chì cực động của công tắc 2 nối với bóng đèn.
3. Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị:
TT
Tên dụng cụ
Số lượng
Y/c KT
1
Cầu chì
1
2
Công tắc 3 cực
2
3
Bảng gỗ
1
4
Kìm điện
2
5
Vít gỗ
6
Bút thử điện
7
Khoan
4. Củng cố:
- Vẽ mạch điện theo sơ đồ nguyên lý.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị các dụng cụ theo bảng (3) để giờ sau thực hành.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 24: Thực hành
Lắp mạch điện 2 công tắc
3 cực điều khiển 1 đèn (T2)
I- Mục tiêu:
- Thao tác được để lắp đặt mạch điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn theo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật.
- Giáo dục tính cẩn thận trong khi thực hành
- An toàn trong lao động.
II.Phương pháp: Thực hành
III.chuẩn bị:
- Bảng điện đã lắp đặt hoàn chỉnh.
- Bảng phụ, dây dẫn.
- Kìm, tua vít, khoan tay, cầu chì, công tắc 3 cực, đui đèn.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
Vẽ lại sơ đồ lắp đặt của mạch điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Theo SGK.
* Triển khai bài:
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_21_24_nguyen_thi_thu_huong.doc