I. MỤC TIÊU :
- Sau khi học xong lý thuyết và thực hành, học sinh nắm vững được thực tế về cách nhận biết một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả
- Rèn kỹ năng thực hành, gắn lý thuyết với thực tế.
- Học sinh yêu môn công nghệ hơn.
II. ĐỀ BÀI VÀ ĐIỂM SỐ
1. ĐỀ BÀI:
Câu 1(5 điểm) : Quan sát, nhận biết một số mẫu sâu, bệnh hại nêu rõ: Triệu chứng; Tên sâu( bệnh) hại?
Câu 2(5 điểm) : Thực hiện bón phân thúc cho cây ăn quả.
2.ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM:
Câu 1(5 điểm):
Tùy theo các mẫu sâu bệnh thu được giáo viên đưa ra đáp án cụ thể :
-Nêu được triệu chứng đúng (2 điểm)
-Nêu đúng tên sâu (bệnh) (3 điểm)
Câu 2(5 điểm) : Thực hiện 4 bước của quy trình bón phân thúc cho cây ăn quả.
- Xác định vị trí bón phân. (1 điểm)
- Cuốc rãnh bón phân. (1,5 điểm)
- Bón phân vào rãnh và lấp đất. (2 điểm)
- Tưới nước. (0,5 điểm)
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 29-31 - Trần Văn Sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 01/04/2013
Ngày giảng : 04/04/2013
Tiết 29 : Kiểm tra thực hành
I. Mục tiêu :
Sau khi học xong lý thuyết và thực hành, học sinh nắm vững được thực tế về cách nhận biết một số loại sâu, bệnh hại cây ăn quả, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả
Rèn kỹ năng thực hành, gắn lý thuyết với thực tế.
Học sinh yêu môn công nghệ hơn.
II. đề bài và điểm số
1. Đề bài:
Câu 1(5 điểm) : Quan sát, nhận biết một số mẫu sâu, bệnh hại nêu rõ: Triệu chứng; Tên sâu( bệnh) hại?
Câu 2(5 điểm) : Thực hiện bón phân thúc cho cây ăn quả.
2.Đáp án- Thang điểm:
Câu 1(5 điểm):
Tùy theo các mẫu sâu bệnh thu được giáo viên đưa ra đáp án cụ thể :
-Nêu được triệu chứng đúng (2 điểm)
-Nêu đúng tên sâu (bệnh) (3 điểm)
Câu 2(5 điểm) : Thực hiện 4 bước của quy trình bón phân thúc cho cây ăn quả.
Xác định vị trí bón phân. (1 điểm)
Cuốc rãnh bón phân. (1,5 điểm)
Bón phân vào rãnh và lấp đất. (2 điểm)
Tưới nước. (0,5 điểm)
IV. Tổ chức kiểm tra
1.Tổ chức:
2. Kiểm tra:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Phát đề cho hs
( làm bài theo nhóm )
Y/cầu học sinh làm bài nghiêm túc
HS nhận đề và làm bài kiểm tra nghiêm túc.
Cẩn thận, chính xác
3) Nhận xét giờ kiểm tra:
- GV: Thu bài kiểm tra và nhận xét giờ.
-Nhắc nhở những trường hợp vi phạm nội quy trật tự lớp học.
V. Hướng dẫn về nhà.
áp dụng các kiến thức đã học (trên lý thuết và thực hành) vào thực tế.
Chuẩn bị nội dung kiến thức để giờ sau ôn tập.
Ngày soạn : 01/04/2013
Ngày giảng : 04/04/2013
Tiết 30 - Bài 15 : Thực hành :
Làm xirô quả
I. Mục tiêu :
Sau khi học xong T1 bài này, giáo viên phải làm cho học sinh:
-Biết các bước làm si rô
-Làm được xirô quả theo quy trình kỹ thuật.
-Có ý thức kỉ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị nội dung:
Sgk, sgv.
Đọc kỹ nội dung các bước của quy trình thực hành trong sgk.
Đọc thêm các tài liệu về kỹ thuật làm xirô quả.
Đọc phần: “Những điều cần chú ý” (sgv).
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Một số loại quả: mơ, mận, xoài, vải, chôm chôm...
Đường trắng: 0,5- 1 kg/ nhóm.
Lọ thuỷ tinh sạch: 1- 2 cái/ nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
1.ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về dụng cụ, vật liệu.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*/ HĐ1: Giới thiệu bài thực hành:
- Chế biến các sản phẩm sau thu hoạch là một biện pháp quan trọng làm tăng thêm giá trị của nông sản. Thông qua các phương pháp chế biến thủ công và hiện đại người ta đã có những sản phẩm như: Nước quả, mứt, kẹo...có chất lượng cao. Bài học này chúng ta tiến hành làm xirô quả- một loại nước quả rất tốt cho con người.
- Nêu được mục tiêu của bài và yêu cầu cần đạt: Làm được xirô quả theo quy trình kỹ thuật.
*/ HĐ2: Tổ chức thực hành:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Phân chia nơi làm việc và nhiệm vụ của từng nhóm.
*/ HĐ3: Thực hành:
- làm mẫu từng bước trong quy trình làm xirô quả (Bước 1, 2) :
- Nêu rõ các yêu cầu cần đạt: Độ đồng đều của quả, quả và dụng cụ sạch sẽ, tỉ lệ đường và quả...
Chú ý: Nếu có ít đường, nồng độ chất khô trong xirô quả thấp, xirô dễ bị vi sinh vật phát triển làm hỏng hoặc giảm chất lượng, không bảo quản được lâu.
- Gọi 1- 2 học sinh nhắc lại quy trình thực hành và những điểm cần chú ý.
- Tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm
- Theo dõi, uốn nắn sai sót cho học sinh trong khi thực hành, nhắc nhở học sinh giữ gìn vệ sinh thực phẩm khi tiếp xúc với đường, quả...
- Thực hành xong, nhắc nhở học sinh thu dọn dụng cụ, vật liệu và nơi làm việc. Các lọ đựng quả để vào nơi quy định.
- 5- 8 học sinh/ nhóm.
- Làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Nhóm trưởng lên nhận nhiệm vụ.
- Nhắc lại 2 bước của quy trình:
+ Bước 1: Lựa chọn quả đều, không giập nát, rửa sạch, để ráo nước.
+ Bước 2: Xếp quả vào lọ: 1 lớp quả- 1 lớp đường, sao cho lớp đường phủ kín quả (1 kg quả: 1,5 kg đường). Sau đó đậy kín và để ở nơi quy định.
- Thực hành theo nhóm.
4. Củng cố:
- Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình theo các tiêu chí:
+ Sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.
+ Thực hiện quy trình.
+ Thời gian hoàn thành.
+ Lượng xirô quả được chế biến (T2)
- Tổ chức cho học sinh đánh giá chéo.
- Nhận xét chung về giờ học của lớp.
- Đánh giá, cho điểm.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục theo dõi lọ xirô của nhóm mình.
- Đọc trước nội dung và chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho việc thực hành ở tiết học sau.
Ngày.... tháng.... năm.......
Tổ chuyên môn kí duyệt :
______________________________
Ngày soạn : 01/04/2013
Ngày giảng : 05/04/2013
Tiết 31 - Bài 15:
Thực hành: Làm xirô quả (TiếP)
I. Mục tiêu :
Sau khi học xong T2 bài này, giáo viên phải làm cho học sinh:
- Biết cách nhận biết xiro đạt kết quả hay không
- Biết cách pha chế xiro dể sử dụng được thời gian lâu hơn.
- Có ý thức kỉ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị nội dung:
Sgk, sgv.
Đọc kỹ nội dung các bước của quy trình thực hành trong sgk.
Đọc thêm các tài liệu về kỹ thuật làm xirô quả.
Đọc phần: “Những điều cần chú ý” (sgv).
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Lọ xirô quả đã làm từ tiết trước.
III. Tiến trình dạy học:
1.ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về dụng cụ, vật liệu.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*/ HĐ1: Giới thiệu bài thực hành:
ở tiết học này, thực hiện thao tác chiết dịch quả (Thao tác này mang tích chất hướng dẫn vì trên thực tế, sau 20- 30 ngày mới chắt lấy nước).
*/ HĐ2: Tổ chức thực hành:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Lọ xirô quả đã làm từ tiết trước.
- Phân chia nơi làm việc và nhiệm vụ của từng nhóm.
*/ HĐ3: Thực hành:
- làm mẫu bước 3 trong quy trình làm xirô quả .
- Nêu rõ các yêu cầu cần đạt .
- Gọi 1- 2 học sinh nhắc lại quy trình thực hành và những điểm cần chú ý.
- Tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm
- Theo dõi, uốn nắn sai sót cho học sinh trong khi thực hành, nhắc nhở học sinh giữ gìn vệ sinh thực phẩm khi tiếp xúc với đường, quả...
- Thực hành xong, nhắc nhở học sinh thu dọn dụng cụ, vật liệu và nơi làm việc. Các lọ đựng quả để vào nơi quy định.
- 5- 8 học sinh/ nhóm.
- Đem lọ xirô đã làm từ tiết trước đến lớp.
- Làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Nhóm trưởng lên nhận nhiệm vụ.
- Nhắc lại bước 3 của quy trình:
Sau 20- 30 ngày, chắt lấy nước. Sau đó cho thêm đường để chiết cho hết dịch quả (lượng đường ít hơn: 1kg quả: 1 kg đường). Sau 1- 2 tuần, chắt lấy nước lần thứ 2.
Đổ lẫn nước của hai lần chắt với nhau sẽ được loại nước xirô đặc, có thể bảo quản trong 6 tháng.
- Thực hành theo nhóm.
4.Củng cố:
- Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình theo các tiêu chí:
Lượng xirô quả được chế biến .
- Tổ chức cho học sinh đánh giá chéo.
- Nhận xét chung về giờ học của lớp.
- Đánh giá, cho điểm.
5.Hướng dẫn về nhà:
Xem lại và ôn tập tốt các bài thực hành để giờ sau kiểm tra thực hành.
______________________________
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_29_31_tran_van_sang.doc