I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Biết được vị trí vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống. Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng
2.Kĩ năng:
3.Tư tưởng: Có ý thức tìm hiểu nghề nhằm giúp cho việc định hướng sau này.
II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học:
-GV: Nghiên cứu nội dung bài 1 SGK,bản mô tả nghề điện dân dụng và các sách tham khảo, tranh ảnh về nghề điện dân dụng.
-HS: Nghiên cứu nội dung bài học sách giáo khoa
III.Tiến trình tổ chức dạy và học:
1.Ổn định lớp:
2.Giới thiệu chương trình SGK công nghệ 9:
Giáo viên nhắc lại sơ lược chương trình SGK công nghệ 8 phần kĩ thuật điện để dẫn dắt học sinh nghiện cứu chương trìng SGK công nghệ 9, yêu cầu học sinh về xem lại các kiến thức cũ để làm cơ sở xây dựng các kiến thức mới.
3.Giới thiệu bài mới:
Trong nền kinh tế quốc dân, điện năng góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa,người thợ điện có mặt ở hầu hết ở cơ quan, xí nghiệp, công trường, Các thiết bị và đồ dùng điện rất đa dạng, cần được lắp đặt và bị hư hỏng theo thời gian , vì thế cần có người thợ điện để giải quyết các công việc này, nó có điều kiện phát triển không những ở các thành phố lớn mà còn ở nông thôn, miền núi. Cho nên hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu xem nghề điện dân dụng là thế nào? Điều kiện làm việc ra sao?,
75 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 9 - Chương trình cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . .
Tuần:1
Tiết:1
Ẹ
A
B
C
D
E
1
2
3
3
5
Bài 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
---------& ---------
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Biết được vị trí vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống. Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng
2.Kĩ năng:
3.Tư tưởng: Có ý thức tìm hiểu nghề nhằm giúp cho việc định hướng sau này.
II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học:
-GV: Nghiên cứu nội dung bài 1 SGK,bản mô tả nghề điện dân dụng và các sách tham khảo, tranh ảnh về nghề điện dân dụng.
-HS: Nghiên cứu nội dung bài học sách giáo khoa
III.Tiến trình tổ chức dạy và học:
1.Ổn định lớp:
2.Giới thiệu chương trình SGK công nghệ 9:
Giáo viên nhắc lại sơ lược chương trình SGK công nghệ 8 phần kĩ thuật điện để dẫn dắt học sinh nghiện cứu chương trìng SGK công nghệ 9, yêu cầu học sinh về xem lại các kiến thức cũ để làm cơ sở xây dựng các kiến thức mới.
3.Giới thiệu bài mới:
Trong nền kinh tế quốc dân, điện năng góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa,người thợ điện có mặt ở hầu hết ở cơ quan, xí nghiệp, công trường, Các thiết bị và đồ dùng điện rất đa dạng, cần được lắp đặt và bị hư hỏng theo thời gian , vì thế cần có người thợ điện để giải quyết các công việc này, nó có điều kiện phát triển không những ở các thành phố lớn mà còn ở nông thôn, miền núi. Cho nên hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu xem nghề điện dân dụng là thế nào? Điều kiện làm việc ra sao?,
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:Vấn đáp để tìm hiểu vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống:
sỞ gia đình các em khi mua các đồ dùng điện về có tự lắp đặt hay sửa chữa được không?
sVậy cần nhờ ai làm các công việc này?
sVậy nghề điện dân dụng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống?
FKhông.
FCần nhờ thợ điện về lắp đặt, hoặc những nơi bán đi đến nhà lắp đặt.
FHS trả lời như cột nội dung.
I.Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống:
-Lắp đặt hoặc sửa chữa mạng điện phục vụ trong sản xuất và đời sống.
-Đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Hoạt động 2:Thảo luận và vấn đáp để tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng:
ØGọi HS đọc mục 1 SGK
sĐối tượng lao động của nghề điện dân dụng là gì?
ØChia lớp thành 4 nhóm thảo luận để làm bài tập mục 2 và 3 SGK, đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác chuẩn bị nhận xét bổ sung?
sNội dung lao động của nghề điện dân dụng là gì?
sĐiều kiện làm việc của nghề điện dân dụng ra sao?
ØThợ điện làm việc ở những nơi có điện, đội khi có thể làm việc ở trên cao nên cần cẩn thận khi làm việc và thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc an toàn khi sử dụng và sửa chữa điện như đã học ở chương trình kĩ thuật điện công nghệ 8.
sEm hãy nhắc lại các nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện?
sEm hãy nhắc lại các nguyên tắc an toàn khi sửa chữa điện?
sYêu cầu để trở thành một người thợ điện là gì?
sNghề điện có triển vọng như thế nào?
sĐể trở thành thợ điện ta có thể học ở đâu?
sNhững nơi nào ta cóp thể hành nghề?
FHS trả lời như cột nội dung.
FMục 2
Cột 1
Cột 2
Cột 3
1,3
2,5
4,6
FMục 3: a,b,c,g
FHS trả lời như cột nội dung.
FHS trả lời như cột nội dung.
FKiểm tra cách điện, thực hiện nối đất các thiết bị và không vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện.
FCần cắt nguồn điện trước khi sửa chữa, sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn.
FHS trả lời như cột nội dung.
FHS trả lời như cột nội dung.
FHS trả lời như cột nội dung.
FHS trả lời như cột nội dung.
II.Đặc điểm và yêu cầu của nghề:
1.Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng:
-Nguồn điện.
-Các vật liệu, dụng cụ lắp đặt và sửa chữa mạng điện.
-Các thiết bị điện, đồ dùng điện.
2.Nội dung lao động của nghề điện dân dụng:
-Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt.
-Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện.
-Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa.
3.Điều kiện làm việc của nghề điện:
-Trong nhà, ngoài trời, trên cao, đi lưu động, gần khu vực có điện dễ nguy hiểm đến tính mạng.
4.Yêu cầu của nghề điện:
-Cần phải có kiến thức THCS và kĩ năng lắp đặt, sửa chữa nhất định
-Có sức khỏe tốt và yêu thích công việc
5.Triển vọng của nghề:
Có điều kiện phát triển gắn liền với sự phát triển của điện năng, đồ dùng điện và tốc độ xây dựng nhà ở.
6.Những nơi đào tạo nghề:
Các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trường kĩ thuật,
7.Những nơi hoạt động nghề:
-Hộ gia đình, xí nghiệp, cơ quan
-Cơ sở lắp đặt, sửa chữa điện.
4.Kết luận bài:
ØCho HS trả lời các câu hỏi SGK:
sEm hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng?
sNghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào?
sĐể trở thành người thợ điện cần phải phấn đấu và rèn luyện như thế nào về học tập và sức khoẻ?
ØGiáo viên nhận xét tiết học về tinh thần, thái độ và kết quả học tập theo mục tiêu của bài và rút kinh nghiệm cho tiết học sau.
5.Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và đọc trước bài : ”Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà”
Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . .
Tuần:2
Tiết:2
Ẹ
A
B
C
D
E
1
2
3
3
5
Bài 2: VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
---------& ---------
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Biết được phân loại dây dẫn điện, cấu tạo và cách sử dụng dây dẫn điện và dây cáp diện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà. Biết được một số loại
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.
3.Tư tưởng: Có ý thức sử dụng vật liệu điện một cách an toàn.
II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học:
-GV:SGK, giáo án, mẫu dây dẫn điện, dây cáp điện và vật liệu cách điện.
-HS:Mẫu dây dẫn điện.
III.Tiến trình tổ chức dạy và học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
sEm hãy nêu vai trò của nghề điện dân dụng?
sEm hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng?
3.Giới thiệu bài mới:
Để lắp đặt mạng điện trong nhà chúng ta cần có vật liệu điện, vậy chúng có cấu tạo như ra sao? Cách sử dụng nó như thế nào để đảm bảo an toàn? Thầy trò chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay sẽ rỏ?
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:Vấn đáp, thảo luận cặp để tìm hiểu dây dẫn điện:
ØGọi HS đọc thông tin SGK.
sEm hãy kể một số lõi dây dẫn điện mà em biết?
sCho hs thảo luận cặp:Quan sát cấu tạo của một số loại dây dẫn điện trong hình 2.1, phân loại và ghi số thứ tự của hình vào bảng 2.1?
sHãy điền các từ thích hợp vào chổ trống mục II.1 trang 10 SGK?
sCho HS quan sát mẫu dây dẫn điện được bọc cách điện và cho biết nó có cấu tạo như thế nào?
sEm hãy phân biệt thế nào là lõi, thế nào là sợi?
sVì sao vỏ bọc cách điện có nhiều màu sắc khác nhau?
sTa có thể chọn tuỳ ý bất kì loại dây điện nào khi lắp đặt mạng điện được không? Tại sao?
sTrong quá trình sử dụng dây dẫn điện cần chú ý những gì?
sTrước khi kiểm tra vỏ cách điện cần chú ý những gì?
sVí dụ chúng ta có động cơ điện 650W, khi lắp đặt dây dẫn thì chúng ta lựa chọn dây dẫn có đường kính là bao nhiêu?
sEm hãy đọc kí hiệu M(2x1,5) và A(4x2,5)?
FDây trần, dây dẫn có bọc cách điện, dây dẫn lõi nhiều sợi, dây dẫn lõi 1 sợi.
F
Cột 1
Cột 2
Cột 3
Cột 4
A,b,c,d
B,c,d
a
F-có bọc cách điện/ nhiều/ nhiều
FHS trả lời như cột nội dung.
FLõi là phần tử dẫn điện, sợi là một phần tử của lõi.
FĐể chúng ta dễ dàng phân biệt
FKhông, vì chọn lõi dây dẫn điện quá nhỏ thì sẽ không cung cấp đủ điện khi dẫn điện ở xa, hoặc gây cháy nổ hệ thống dây dẫn.
FHS trả lời như cột nội dung.
FCần phải cắt nguồn điện để đảm bảo an toàn.
FP=U.I gI=P/U
I=650/220= 2,95 (A). Dựa vào số liệu định mức ghi trên vỏ dây dẫn điện để lựa chọn dây dẫn điện cho phù hợp.
FM(2x1,5):Dây đồng, có 2 lõi và tiết diện là 1,5. A(4x2,5):Dây nhôm, có 4 lõi và tiết diện là 2,5.
I.Dây dẫn điện:
1.Phân loại:
-Theo lớp vỏ cách điện.
-Theo vật liệu làm lõi
-Theo số lõi và số sợi
2.Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện:
+Lõi: Bằng đồng hoặc nhôm được chế tạo một sợi hoặc nhiều sợi.
+Vỏ: Gồm một lớp hoặc nhiều lớp bằng chất cách điện tổng hợp, cao su Ngoài ra còn có vỏ bảo vệ chống va đập, ẩm ướt.
3.Sử dụng:
-Lựa chọn dây dẫn điện phải phù hợp với điều kiện sử dụng, điện áp và công suất của đồ dùng điện. Khi sử dụng cần chú ý:
+Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn
+Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn có mối nối hoặc dùng phích cắm.
Hoạt động 1:Thảo luận cặp để tìm hiểu dây cáp điện:
ØChia lớp thành 4 nhóm, phát mẫu dây cáp điện cho hs quan sát và thảo luận trả lời theo phiếu học tập:
1.Dây cáp điện gồm có các bộ phận nào?
2.Em hãy nêu phạm vi sử dụng của cáp 1 lõi và cáp nhiều lõi?
3.Dây cáp điện thường được sử dụng ở đâu?
ØĐại diện nhóm trả lời và các nhóm khác chuẩn bị nhận xét bổ sung?
ØGiáo viên nhận xét và rút ra kết luận như cột nội dung.
sDây dẫn điện không phải là vật liệu tiêu thụ điện. Vậy vì sao phải chú ý đến cấp điện áp.
FHS trả lời như cột nội dung.
FCáp 1 lõi sử dụng mỗi cáp cho một pha, cáp nhiều lõi sử dụng 1 cáp cho nhiều pha.
FHS trả lời như cột nội dung.
FHS trả lời như cột nội dung.
FCấp điện áp phản ánh khả năng cách điện, nếu không chú ý sẽ ảnh hưởng đến tính mạng
II.Dây cáp điện:
1.Cấu tạo: 3phần
+Lõi cáp: Thường làm bằng đồng hoặc nhôm
+Vỏ cách điện: cao su, nhựa tổng hợp
+Vỏ bảo vệ: Chịu được tác động xấu của môi trường
2.Sử dụng:
-Cáp điện dùng để lắp đặt đường dây hạ áp từ lưới điện phân phối đến mạng điện trong nhà
-Khi thiết kế mua cáp cần chú ý: chất cách điện, cấp điện áp, chất liệu làm lõi.
FCấp điện áp phản ánh khả năng cách điện của vỏ cáp. Nếu chúng ta không chú ý thì gây nguy hiểm đến tính mạng.
Hoạt động 2:Thảo luận để tìm hiểu vật liệu cách điện:
ØChia lớp thành 4 nhóm, phát mẫu vật liệu cách điện cho hs quan sát và thảo luận trả lời theo phiếu học tập:
1.Vật liệu cách điện là gì? Cho VD?
2.Hãy vạch chéo vào những ô trống để chỉ ra những vật liệu cách điện?
3.Tại sao trong lắp đặt mạng điện lại phải dùng những vật cách điện?
4.Những vật cách điện phải đạt những yêu cầu gì?
ØĐại diện nhóm trả lời và các nhóm khác chuẩn bị nhận xét bổ sung?
ØGiáo viên nhận xét và rút ra kết luận như cột nội dung.
1.Là vật liệu không cho dòng điện chạy qua nhằm cách li các phần tử dẫn điện như:sứ, gỗ, cao su,
2.Tất cả các loại trừ thiếc.
3.Đảm bảo an toàn cho mạng điện và cho con người.
4.Cách điện tốt, chịu nhiệt, chịu mặn
III.Vật liệu cách điện:
-Là vật liệu dùng để cách li các phần dẫn điện và giữa phần dẫn điện với phần không có điện khác như: sứ, gỗ, cao su.
-Vật liệu cách điện phải đạt các yêu cầu : độ bền cách điện cao, chịu nhiệt và chống ẩm tốt.
4.Kết luận bài:
ØCho HS trả lời các câu hỏi SGK:
sHãy mô tả cấu tạo của dây dẫn điện?
sSo sánh sự khác nhau của lõi và sợi của dây dẫn điện?
sVì sao cần lựa chọn lõi dây dẫn điện cho thích hợp?
sSo sánh sự khác nhau của dây dẫn điện và dây cáp điện?
ØGiáo viên nhận xét tiết học về tinh thần, thái độ và kết quả học tập theo mục tiêu của bài và rút kinh nghiệm cho tiết học sau.
5.Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và đọc trước bài 3: ”Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạch điện”, chuẩn bị vẽ trước bảng 3-5 trong giấy.
Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . .
Tuần:3
Tiết:3
Ẹ
A
B
C
D
E
1
2
3
3
5
Bài 3: DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN
---------& ---------
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Biết công dụng phân loại và kí hiệu một số đồng hồ đo điện. Biết được công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.
3.Tư tưởng: Kích thích lòng ham mê tìm tòi nghiên cứu, có ý thức sử dụng dụng cụ đúng cách.
II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học:
-GV:Tranh vẽ vôn kế ampe kế , oát kế, vôn kế, ôm kế.
-HS: SGK, vỡ chép bài, chuẩn bị vẽ trước bảng 3-5 trong giấy.
III.Tiến trình tổ chức dạy và học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
sNêu cấu tạo và cách sử dụng của dây cáp điện?
sSo sánh sự giống nhau và khác nhau của dây cáp và dây dẫn điện?
3.Giới thiệu bài mới:
Để sửa chữa mạng điện được thì cần phải có các dụng cụ dùng để đo điện để xác định hỏng hóc của mạng điện. Vậy chúng có bao nhiêu loại và có công dụng gì? Sau bài học hôm nay chúng ta sẽ rỏ.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:Vấn đáp để tìm hiểu đồng hồ đo điện:
sEm hãy kể tên một số loại đồng hồ mà em biết?
ØYêu cầu hs thảo luận cặp để hoàn thành bảng 3.1 SGK tr13. Gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác chuẩn bị nhận xét bổ sung.
sTại sao trên vỏ máy biến áp lại lắp vôn kế và ampe kế?
sCông tơ điện được lắp ở mạng điện trong nhà nhằm mục đích gì?
sVậy đồng hồ đo điện có công dụng gì?
sDựa vào đâu để phân biệt được các loại đồng hồ?
ØCho HS thảo luận cặp để hoàn thành bảng 3.2 SGK tr 14. Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác chuẩn bị nhận xét bổ sung.
Gv nhận xét và rút ra kết luận, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng và thao tác đo kiểm trên các loại đồng hồ.
ØGV treo bảng 3-3 để hướng dẫn một số kíù hiệu của đồng hồ đo điện và cho ví dụ để HS hiểu về cấp chính xác
ØChia lớp thành 4 nhóm thảo luận, GV phát cho mỗi nhóm một loại đồng hồ đo điện yêu cầu HS đọc và giải thích các ký hiệu trên đồng hồ?
ØGiáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm và rút ra kết luận đúng.
FCác loại đồng hồ như ( A, V, W)
FHS đánh dấu các câu trừ câu đường kính dây dẫn và cuờng độ sáng.
FĐể kiểm tra điện áp và dòng điện định mức nhằm xác định tình trạng làm việc của mạch điện.
FCông tơ điện dùng để đo điện năng tiêu thụ.
FHS trả lời như cột nội dung.
FDựa vào các đại lượng cần đo.
F
Đồng hồ đo điện
Đại lượng đo
Ampe kế
Dòng điện
Oát kế
Công suất
Vôn kế
Điện áp
Công tơ
Điện năng
Oâm kế
Điện trở
Đồng hồ vạn năng
Điện áp, điện trở,
FĐại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
I.Đồng hồ đo điện:
1. Công dụng:
Giúp phát hiện được những hư hỏng, sự cố kỹ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện.
2.Phân loại:
Đồng hồ đo điện được phân thành các loại vôn kế, ampe kế, oát kế, công tơ điện, đồng hồ vạn năng
3.Một số ký hiệu của đồng hồ đo điện:
Tên gọi
Kí hiệu
Ampe kế
Oát kế
Vôn kế
Công tơ
Oâm kế
Cấp chính xác
0,1, 1,5;
Điện áp thử cách điện (2kV)
2kV
Phương đặt dụng cụ đo
Hoạt động 2:Thảo luận và vấn đáp để tìm hiểu dụng cụ cơ khí :
sĐể lắp đặt sửa chữa được mạng điện cần có những dụng cụ cơ khí nào?
sGiữa 2 loại khoan tay và khoan máy với cùng một khoảng thời gian thì loại khoan nào sẽ khoan được nhiều sản phẩm hơn?
sNếu chúng ta lựa chọn dụng cụ sai có ảnh hưởng gì không?
ØYêu cầu học sinh thảo luận cặp để hoàn thành bảng 3-4 SGK tr 15,16.
ØGV nhận xét và rút ra KL .
FKìm, búa, tua vit, khoan, thước,
FKhoan máy.
FHiệu quả công việc phụ thuộc 1 phần vào việc chọn và sử dụng đúng dụng cụ lao động đó.
FĐo chiều dài/ Thước cặp/ tua vit/ vặn ốc vit/ đóng/ cưa/ Kìm B, kìm tuốc dây, kìm nhọn/khoan.
II.Dụng cụ cơ khí:
-Dụng cụ cơ khí gồm có: Kìm, búa, tua vit, khoan, thước,
-Hiệu quả công việc phụ thuộc 1 phần vào việc chọn và sử dụng đúng dụng cụ lao động đó.
4.Kết luận bài:
ØCho HS làm bài tập SGK tr 17.
Câu
Nội dung
Đ- S
Từ sai
Từ đúng
1
Để đo điện trở phải dùng oát kế
S
oát kế
Oâm kế
2
Ampe kế mắc song song với mạch điện cần đo
S
song song
Nối tiếp
3
Đồng hồ vạn năng có thể đo được cả điện áp và điện trở của mạch điện.
Đ
4
Vôn kế được mắc nối tiếp với mạch điện cần đo.
S
Nối tiếp
song song
sGv vẽ một số kí hiệu của đồng hồ đo điện và yêu cầu học sinh trả lời.
sTrình bày công dụng của các dụng cụ cơ khí?
sVì sao cần phải lựa chọn đúng dụng cụ?
ØGiáo viên nhận xét tiết học về tinh thần, thái độ và kết quả học tập theo mục tiêu của bài và rút kinh nghiệm cho tiết học sau.
5.Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và đọc trước bài 4: “TH: Sử dụng đồng hồ đo điện”, đồng thời chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành trang 21, 22 SGK.
Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . .
Tuần: 4
Tiết: 4
Ẹ
A
B
C
D
E
1
2
3
3
5
Bài 4: TH: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
---------& ---------
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Tìm hiểu kí hiệu, biết chức năng và cách sử dụng đồng hồ vôn và âmpe.
2.Kĩ năng: Đo được điện áp và cường độ dòng điện bằng vôn kế và âm pe kế.
3.Tư tưởng: Làm việc cẩn thận, khoa học, an toàn và vệ sinh môi trường.
II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học:
-GV: Vôn kế, âmper kế, mô hình lắp ráp mạng điện.
-HS: SGK, vở chép bài.
III.Tiến trình tổ chức dạy và học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
sEm hãy kể tên một số loại đồng hồ đo điện và công dụng của chúng?
3.Giới thiệu bài mới:
Để phát hiện được những hư hỏng và tình trạng làm việc không bình thường của mạch điện hoặc đồ dùng điện cần phải có đồng hồ đo điện, nếu ta không biết cách lắp đặt và sử dụng chúng thì mạch điện không làm việc, gây hư hỏng mạch điện, đồ dùng điện hoặc gây ra sự cố cháy nổ. Vậy sử dụng chúng như thế nào để được an toàn?
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu yêu cầu của bài thực hành:
Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ cho các nhóm trưởng. Sau đó nêu mục tiêu của bài thực hành. Đồng thời nhắc nhở HS làm việc theo các tiêu chí sau:
-Hoàn thành mẫu báo cáo thực hành về đại lượng cần đo, thang đo, kí hiệu và ý nghĩa của các kí hiệu đó.
-Thực hiện đúng qui trình thực hành, thao tác chính xác
-Thái độ thực hành, bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường.
HS theo dỏi và thực hiện
Hoạt động 2: Thảo luận để tìm hiểu vôn kế và âmpe kế:
ØYêu cầu học sinh đọc mục 1 tìm hiểu đồng hồ đo điện.
ØChia lớp thành 4 nhóm, phát vôn kế và ôm kế cho từng nhóm học sinh. Yêu cầu HS thảo luận để tìm hiểu các kí hiệu được ghi trên mặt đồng hồ để hoàn thành bảng sau:
Loại đồng hồ
Đại lượng đo, thang đo
Kí hiệu
Ý nghĩa
1.Aâmpe kế
2.Vôn kế
ØGọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác chuẩn bị nhận xét bổ sung.
FHS theo dỏi và quan sát các kí hiệu trên mặt đồng hồ để hoàn thành bảng bên.
I.Tìm hiểu về đồng hồ đo điện:
(HS kẻ bảng bên vào tập và hoàn thành bảng bên)
Hoạt động 3:Thao tác mẫu thực hành sử dụng vôn kế và am pe kế:
ØGV vừa hướng dẫn, vừa thao tác mẫu cho học sinh quan sát trình tự lắp vôn kế và ampe kế vào mạch điện cần đo:
-Lắp mạch điện 1 công tắc 2 cực điều khiển 2 bóng đèn mắc nôí tiếp.
-Lắp âmpe kế vào mạch điện trên
-Lắp vôn kế vào mạch điện trên
-Kiểm tra mạch điện
-Vận hành mạch điện.
-Ghi kết quả đo được trên vôn kế và ampe kế.
Khi sử dụng vôn kế và ampe kế cần chú ý về thang đo tối đa, loại dòng điện để mắc vôn kế cho thích hợp.
Yêu cầu học sinh lắp vôn kế và ampe kế, GV thường xuyên theo dỏi và uốn nắn những sai sót của HS để tránh những sai sót đáng tiết.
FHS theo dỏi và thực hiện
II.Thực hành sử dụng vôn kế và ampe kế:
Loại đồng hồ
Đại lượng đo, thang đo
Kí hiệu
Ý nghĩa
1.Aâmpe kế
Cường độ dòng điện, có một thang đo.
2.5
-Điện áp thử cách điện là 2kv
-Dòng điện xoay chiều
-Dòng điện một chiều
-Cơ cấu đo kiểu điện từ
-Cấp chính xác
2.Vôn kế
Hiệu điện thế, có một thang đo.
2.5
-Điện áp thử cách điện
-Đo dòng điện xoay chiều
-Đo dòng điện một chiều
-Cơ cấu đo kiểu từ điện
-Cấp chính xác
4.Kết luận bài:
ØYêu cầu HS ngưng thực hành, thu dọn thiết bị, vệ sinh nơi làm việc.
ØCho các nhóm trao đổi phiếu thực hành chéo nhau và hướng dẫn HS chấm điểm cho nhóm bạn
ØGiáo viên nhận xét tiết thực hành về tinh thần, thái độ và kết quả thực hành theo mục tiêu của bài và rút kinh nghiệm cho tiết thực hành sau.
5.Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và đọc trước bài : ”TH: Sử dụng công tơ điện và đồng hồ vạn năng”
Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . .
Tuần: 5
Tiết: 5
Ẹ
A
B
C
D
E
1
2
3
3
5
Bài 4: TH: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
---------& ---------
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Tìm hiểu kí hiệu, biết chức năng và cách sử dụng công tơ điện và đồng hồ vạn năng.
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát.
3.Tư tưởng: Làm việc cẩn thận, khoa học, an toàn và vệ sinh môi trường.
II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học:
-GV: Công tơ điện, đồng hồ vạn năng và mô hình mạng điện trong nhà.
-HS: SGK, vở chép bài.
III.Tiến trình tổ chức dạy và học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
sEm hãy quan sát các kí hiệu của vôn kế cho biết ý nghĩa của chúng? Cho biết vôn kế được mắc như thế nào trên mạch điện? Sử dụng vôn kế một chiều cần chú ý những gì?
3.Giới thiệu bài mới:
Để biết mạch điện hoặc đồ dùng điện có hư hỏng những gì thì cần phải dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra. Để biết điện năng tiêu thụ là bao nhiêu thì dùng công tơ điện. Để biết cách sử dụng các loại đồng hồ này như thế nào cần phải tìm hiều chúng trước khi sử dụng chúng. Sau bài học hôm nay chúng ta sẽ rỏ.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu yêu cầu của bài thực hành:
Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ cho các nhóm trưởng. Sau đó nêu mục tiêu của bài thực hành. Đồng thời nhắc nhở HS làm việc theo các tiêu chí sau:
-Hoàn thành mẫu báo cáo thực hành về đại lượng cần đo, thang đo, kí hiệu và ý nghĩa của các kí hiệu tr6en công tơ điện và đồng hồ vạn năng.
-Thực hiện đúng qui trình thực hành, thao tác chính xác
-Thái độ thực hành, bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường.
HS theo dỏi và thực hiện
Hoạt động 2: Thảo luận để tìm hiểu đồng hồ vạn năng và công tơ điện:
ØYêu cầu học sinh đọc mục 1 tìm hiểu đồng hồ đo điện.
ØChia lớp thành 4 nhóm, phát công tơ điện và đồng hồ vạn năng cho từng nhóm học sinh. Yêu cầu HS thảo luận để tìm hiểu các kí hiệu được ghi trên mặt đồng hồ để hoàn thành bảng sau:
Loại đồng hồ
Đại lượng đo, thang đo
Kí hiệu
Ý nghĩa
1.Aâmpe kế
2.Vôn kế
ØGọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác chuẩn bị nhận xét bổ sung.
FHS theo dỏi và quan sát các k
File đính kèm:
- giao_an_mon_cong_nghe_lop_9_chuong_trinh_ca_nam.doc