I. MỤC TIÊU :
Sau khi học xong T3 bài này, giáo viên phải làm cho học sinh:
-Nhận biết được một số đặc điểm về hình thái, triệu chứng của một số bệnh hại cây ăn quả .
-Có ý thức bảo vệ cây trồng, rèn luyện khả năng quan sát.
-Có ý thức kỉ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị nội dung:
-Sgk, sgv.
-Đọc kỹ các đặc điểm chính của các loại bệnh hại cây ăn quả.
-Đọc thêm các tài liệu về các bệnh hại cây ăn quả.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Kính lúp, kính hiển vi, panh (kẹp), thước dây.
- Tranh vẽ một số loạibệnh hại chủ yếu.
- Mẫu các bộ phận bị hại (lá, quả).
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về dụng cụ, vật liệu, mẫu vật.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Tiết 24, Bài 12: Thực hành nhận biết một số sâu, bệnh hại cây ăn quả (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/02/2013
Ngày giảng: 22/ 02/2013
Tiết 24 - Bài 12 : Thực hành: Nhận biết một số sâu, bệnh hại cây ăn quả (TiẾP)
I. Mục tiêu :
Sau khi học xong T3 bài này, giáo viên phải làm cho học sinh:
-Nhận biết được một số đặc điểm về hình thái, triệu chứng của một số bệnh hại cây ăn quả .
-Có ý thức bảo vệ cây trồng, rèn luyện khả năng quan sát.
-Có ý thức kỉ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.
II. Chuẩn bị :
Chuẩn bị nội dung:
-Sgk, sgv.
-Đọc kỹ các đặc điểm chính của các loại bệnh hại cây ăn quả.
-Đọc thêm các tài liệu về các bệnh hại cây ăn quả.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Kính lúp, kính hiển vi, panh (kẹp), thước dây.
- Tranh vẽ một số loạibệnh hại chủ yếu.
- Mẫu các bộ phận bị hại (lá, quả).
iII. Tiến trình lên lớp:
1.ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về dụng cụ, vật liệu, mẫu vật.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*/ HĐ1: Giới thiệu bài thực hành:
- Nêu mục tiêu của bài học và yêu cầu cần đạt: Nhận biết được một số đặc điểm về hình thái, triệu chứng của một số bệnh hại cây ăn quả .
*/ HĐ2: Tổ chức thực hành:
- Nêu nội dung thực hành.
- Phân chia nhóm: 4-5 hs/ nhóm
- Phân chia nơi làm việc và nhiệm vụ của từng nhóm.
*/ HĐ3: Thực hành:
- Giảng lý thuyết về từng loại bệnh, nhấn mạnh các đặc điểm về hình thái chủ yếu để nhận biết triệu chứng, vi sinh vật gây bệnh.
- Theo dõi, uốn nắn sai sót cho học sinh trong khi thực hành.
- Làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
* Bệnh mốc sương hại nhãn, vải:
- Biểu hiện ở trên quả:
+ Vết bệnh màu nâu đen, lõm xuống, khô hoặc thối ướt rồi lan sâu vào thịt quả.
+ Trên quả: Mọc ra lớp trắng mịn (mốc sương).
* Bệnh thối hoa nhãn, vải:
- Biểu hiện trên hoa: Chùm hoa có màu nâu, thối khô (giảm 80- 90 % năng suất quả).
* Bệnh thán thư hại xoài:
- Biểu hiện trên lá: Màu xám nâu, tròn hoặc có góc cạnh, liên kết thành các mảng màu khô tối, gây rạn nứt, thủng lá.
- Biểu hiện bệnh trên hoa, quả: Đốm màu nâu, đen làm cho hoa, quả rụng.
* Bệnh loét hại cây ăn quả có múi:
- Biểu hiện bệnh trên bề mặt lá: Chấm nhỏ màu vàng chanh sau lớn dần, phá vỡ biểu bì mặt lá tạo thành vết loét tròn có đường kính 0,2- 0,8 cm, màu xám nâu. Quanh vết loét có quầng vàng trong, sũng nước.
a 1- 2 học sinh nhắc lại các đặc điểm.
- Thực hành nhận biết các loại sâu. Ghi các nhân xét quan sát được theo yêu cầu đã nêu trong sgk- 63, bảng 9.
4. Củng cố:
- Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm theo các tiêu chí:
+ Sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.
+ Thực hiện quy trình.
+ Thời gian hoàn thành.
+ Số lượng bệnh quan sát, nhận biết được.
- Tổ chức cho học sinh đánh giá chéo.
- Nhận xét chung về giờ học của lớp.
- Thu báo cáo thực hành lấy vào điểm 15p
5. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc trước nội dung bài 13.
- Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thực hành./.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_trong_cay_an_qua_tiet_24_bai_12_thuc.doc