Giáo án Đại số 8 Tuần 25 Tiết 53 Luyện Tập

A. MỤC TIÊU:

- Tiếp tục củng cố cho học sinh các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.

- Hình thành kĩ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình.

- Biết phân tích bài toán và trình bày lời giải 1 cách ngắn gọn, chính xác.

B. CHUẨN BỊ:

1.GV: Nghiên kĩ SGK, SGV, đèn chiếu, bảng phụ, giáy trong ghi bài giải mẫu.

2. HS: Học kĩ lí thuyết, làm đầy đủ bài tập về nhà.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I. TỔ CHỨC LỚP:

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 Tuần 25 Tiết 53 Luyện Tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Tiết 53 Ngày soạn: Ngày dạy: luyện tập A. Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố cho học sinh các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. - Hình thành kĩ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình. - Biết phân tích bài toán và trình bày lời giải 1 cách ngắn gọn, chính xác. B. Chuẩn bị: 1.GV: Nghiên kĩ SGK, SGV, đèn chiếu, bảng phụ, giáy trong ghi bài giải mẫu. 2. HS: Học kĩ lí thuyết, làm đầy đủ bài tập về nhà. C. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: Báo cáo sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: HS1: Giải phương trình sau: HS2: ?Hãy nêu tóm tắt các bước giải bài toán bằng cách lập PT? Đáp án: HS1: +Vậy x= 120 HS2:Tóm tắt các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình: Bước 1. Lập phương trình: - Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số; - Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết; - Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng. Bước 2. Giải phương trình. Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thoả mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận. GV: Trong các tiết học trước chúng ta đã được học giải bài toán bằng cách lập phương trình , tiết học này tiếp tục củng cố ác bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. Các em mở vở, SGK học bài mới . III. Tiến trình bài giảng Hoạt động của thày, trò Ghi bảng + GV: Trong bài toán chuyển động gồm mấy đại lượng? Các đại lượng quan hệ với nhau như thế nào? đơn vị của từng đại lượng. HS: Trong bài toán chuyển động gồm 3 đại lượng vận tốc, thời gian, quãng đường. S = v.t ; +GV: Ghi bảng các mối quan hệ. +GV: Yêu cầu HS làm bài tập 46. +GV: Gọi 1 HS đọc đề bài phân . - Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bài toán. 48 km A B C +Gv: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? + GV:?Trong bài toán ô tô dự định đi với vận tốc như thế nào như thế nào? HS: Ô tô dự định đi cả quãng đường với vận tốc 48km/h. ? Thực tế ôtô chuyển động như rhế nào? như thế nào? - HS: +1h đầu ô tô đi với vận tốc ấy. +Ôtô bị tàu hoả chắn 10 phút. +Đoạn đường còn lại ôtô đi với vận tốc: 48 + 6 = 54(km/h). +GV: Để xác định cách giải của bài toán ta lập bảng phân tích mối quan hệ giữa các đại lượng. +GV: Chiếu lên màn chiếu bảng tóm tắt .Gọi HS trả lời miệng. v(km/h) t(h) s(km) Dự định 48 x Thựchiện: 1hđầu 48 1 48 Bị tàu chắn Đoạn còn lại 54 x- 48 +GV: ? Hãy hoàn thành bảng phân tích các đại lượng?Bài toán yêu cầu ta tìm gì? HS: Tính quãng đường AB GV:? Với yêu cầu đó gợi cho ta cách chọn ẩn như thế nào? +GV: Gọi hs đứng tại chỗ trả lời miệng. HS: Gọi quãng đường AB là x(km). +GV:? Cho biết điều kiện của ẩn? HS: x > 48. +GV:? Vận tốc dự định là bao nhiêu? HS: 48(km/h) +GV:? Thời gian dự định đi quãng đường AB? HS:.... (h) +Tương tự các dòng tiếp theo. +GV:? Dựa vào đâu để lập PT? HS: - Theo bài, thời gian dự định đi quãng đường AB bằng tổng thời gian đi trên 2 đoạn AC và CB cộng thêm 10phút = giờ ( chờ tàu). +GV: ? Hãy lập phương trình của bài toán? +GV: PT này các em đã biết cách giải trong giờ kiểm tra miệng. + GV: chiếu lời giải bài toán lên màn chiếu. +GV: Ngoài cách giải này ra còn cách nào khác nữa không? GV: Chiếu lời giải tóm tắt cách 2 lên màn hình +GV: Trong thực tế ta gặp 1 số bài toán phần trăm như: bài toán về dân số gửi tiết kiệm .... + GV : Yêu cầu học sinh làm bài tập 47 (SGK -32) +GV: Đưa đề bài câu a lên màn hình. +GV: Gọi HS đọc và phân tích đề bài cho biết gì? +GV: Để giải quyết câu a của bài toán này đề nghị các em chú ý gợi ý qua bài toán chọn đáp án đúng. GV .Chiếu lên màn chiếu, gọi HS trả lời miệng. Bài tập: Hãy chọn đáp án đúng. +Số tiền lãi sau tháng thứ nhất: A. (nghìn đồng) B. (nghìn đồng) +Số tiền (cả gốc lẫn lãi) có được sau tháng thứ nhất là: A. (nghìn đồng) B. nghìn đồng) + Tổng số tiền lãi có được sau 2 tháng: A. ( nghìn đồng) B. (nghìn đồng) +GV:Chiếu nội dung câu b)Nếu lãi suất là 1,2% (tức là a = 1,2) và sau 2 tháng tổng số tiền lãi là 48,288 nghìn đồng, thì lúc đầu bà An gửi bao nhiêu tiền tiết kiệm? Gọi HS đọc yêu cầu b . +GV: Gọi 1 HS nêu cáh làm. HS nêu cách làm. +GV viết bảng +GV:Như vậy muốn tính được số tiền bà An gửi tiết kiệm ta cần giải PT với ẩn số là x? Về nhà các em giải tiếp. Tương tự bài toán trên, cô có bài toán sau: +GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 48. +GV: Gọi HS đọc và phân tích đề bài cho biết gì? hỏi gì? HS: - Cho biết: *Năm ngoái: Tổng số dân 2 tỉnh A và B là 4 000 000 người. *Năm nay: Dân số của tỉnh A tăng: 1,1 % Dân số của tỉnh B tăng: 1,2 % * Hỏi : ? Tính số dân năm ngoái của mỗi tỉnh? +GV:? Năm nay, dân số tỉnh A tăng thêm 1,1% ; em hiểu điều đó như thế nào? HS: Năm nay, dân số tỉnh A tăng thêm 1,1% nghĩa là dân số tỉnh A năm ngoái coi là 100%, năm nay dân số đạt: 100% + 1,1% = 101,1% so với năm ngoái. +GV: Tượng tự đối với tỉnh B? +GV: ?Bài toán có mấy đại lượng?là đại lượng nào? HS:Cho biết 2 đại lượng số dân tỉnh A và số dân tỉnh B. +GV:?Trong bảng phân tích cần có các cột,dòng nào? GV: Chiếu nội dung bảng phân tích: Số dân năm ngoái Số dân năm nay Tỉnh A Tỉnh B +GV: Gọi HS điền vào bảng . +GV?Với yêu cầu bài toán ta có thể chọn ẩn như thế nào? cho biết ĐK của ẩn? HS: Gọi số dân năm ngoái của tỉnh A là x ( người) . ĐK: x nguyên, dương và x < 4 000 000. +GV? Số dân năm ngoái của tỉnh A là bao nhiêu? HS: 4 000 000 – x (người) GV? Trong năm nay số dân của tỉnh A là bao nhiêu? HS: ( người) ?Năm nay số dân tỉnh B là bao nhiêu? HS: ( người) +GV?Dựa vào đâu để lập PT? HS:Số dân năm nay của tỉnh A nhiều hơn số dân của tỉnh B là 807 200. +GV: ? Hãy lập PT của bài toán? HS: + GV: ?Yêu cầu HS hoạt động nhóm giải PT ? +GV: Sau đây là lời giải của bài toán, GV chiếu lời giải mẫu. +GV: ? Ngoài cách giải này còn cách giải nào khác không? HS: Có thể gọi số dân của tỉnh B năm ngoái là x. +GV: Chiếu bảng phân tích Số dân năm ngoái (người) Số dân năm nay (người) Tỉnh A 4000 000-x Tỉnh B x PT: +GV:?Số dân của tỉnh A tăng bao nhiêu so với năm ngoái? HS: (người) +GV: Liên hệ thực tế Ta thấy số dân của tỉnh A một năm tỉ lệ tăng dân số khá lớn 26 400 người. Giải xong bài toán này chúng ta lại nhớ tới văn bản. Bài toán dân số đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 8 tập I, qua đó ta thấy rằng sự gia tăng dân số lớn chính là nguyên nhân của sự đói nghèo lạc hậu . Vì vậy các em là những chủ nhân tương lai của đất nước cần có trách nhiệm tuyên truyền vận động gia đình, người thân thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hiện kế hoạch hoá gia đình nhằm góp phần làm cho đất nước phồn vinh, giàu đẹp. Dạng1: Toán chuyển động Bài tập 46 (tr31-SGK) Bài giải: +Gọi chiều dài quãng đường AB là x (km) (x>48) . Thì chiều dài quãng đường BC là: x - 48 (km) Thời gian ô tô dự định đi là: (h) Thời gian ô tô đi trên đoạn BC là: (h) Theo bài, thời gian dự định đi quãng đường AB bằng tổng thời gian đi trên 2 đoạn AC và CB cộng thêm 10phút = giờ ( chờ tàu),ta có phương trình: +Với x =120 thoả mãn điều kiện của ẩn . Vậy quãng đường AB dài 120 km. Cách 2: v(km/h) t(h) s(km) Dự định 48 x 48x Thựchiện: 1hđầu 48 1 48 Bị tàu chắn Đoạn còn lại 54 PT: Giải PT tìm được x = 2,5(TMĐK của ẩn) Quãng đường AB dài : 48. 2,5 = 120(km) Dạng 2: Toán phần trăm Bài tập 47 (tr32-SGK) Bà An gửi: x (nghìn đồng) Lãi suất: a% (a là 1 số cho trước) Lãi tháng này được tính gộp vào vốn cho tháng sau. Hãy viết biểu thức biểu thị : +Số tiền lãi sau tháng thứ nhất; +Số tiền ( cả gốc lẫn lài) có được sau tháng thứ nhất; +Tổng số tiền lãi có được sau tháng thứ hai. Bài giải a)+Số tiền lãi sau tháng thứ nhất: ( nghìn đồng) +Số tiền (cả gốc lẫn lãi) có được sau tháng thứ nhất là: x + = ( 1 + ).x (nghìn đồng) +Sau 2 tháng: - Số tiền lãi của tháng thứ 2: ( nghìn đồng) - Tổng số tiền lãi có được sau tháng thứ 2 là: ( nghìn đồng) Hay: ( nghìn đồng) b) Nếu lãi suất là 1,2%( tức là a = 1,2 )và sau 2 tháng tổng số tiền là 48,288 nghìn đồng, thì lúc đầu bà An gửi bao nhiêu tiền? b)Với a = 1,2 tiền lãi 2 tháng là 48,288 nghìn đồng, nên ta có: Bài tập 48 (tr32 - SGK) Số dân năm ngoái (người) Số dân năm nay (người) Tỉnh A x Tỉnh B 4000 000-x Bài giải +Gọi số dân năm ngoái của tỉnh A là : x ( người) . ĐK: x nguyên, dương và x < 4 000 000. Năm ngoái số dân tỉnh B là : 4 000 000 - x (người) Trong năm nay: Số dân tỉnh A là : ( người) Số dân tỉnh B: ( người) Theo đầu bài, số dân của tỉnh A năm nay nhiềi hơn tỉnh B là 807 200 người ta có PT: +Với x = 2 400 000 thoả mãn điều kiện của của ẩn. Vậy số dân tỉnh A năm ngoái là 2 400 000 (người). Số dân tỉnh B năm ngoái là: 4 000 000 – 2 400 000 = 1 600 000 (người). IV. Củng cố: - GV chiếu tóm tắt nội dung khi giải bài toán bằng cách lập phương trình cần chú ý: + Chọn ẩn số cần có đơn vị ( nếu có) và tìm điều kiện thích hợp. +Khi biểu diễn các đại lượng chưa biết cần kèm theo đơn vị ( nếu có). +Khi lập phương trình không ghi đơn vị. +Giải phương trình . + Đối chiếu điều kiện, rồi trả lời. Khi trả lời phải kèm theo đơn vị (nếu có). V. Hướng dẫn học ở nhà: GV chiếu lên màn hình Về nhà 1. Làm lại các bài tập trên. 2.Làm bài tập: 49(SGK -32). Bài 56, 57, 58, 60 (tr12, 13-SBT) 3. Ôn tập chương III, ôn tập các câu hỏi phần ôn tập chươngIII. 4.Hướng dẫn bài 49(SGK -32). Đây là 1 bài toán có nội dung hình học, ta có thể sử dụng giải bằng cách lập PT: +Gọi độ dài cạnh AClà: x (cm). +Để giải được bài tập này ta phải tính được độ dài DE theo 2 cách: Cách 1: Tính diện tích tam giác ABC, suy ra diện tích hình chữ nhật. Từ đó tính DE. Cách 2: Sử dụng định lí Ta-lét, ta có: + Giải PT tìm x?

File đính kèm:

  • docTiet 53.doc