Giáo án Đại số 9 Tuần 13 năm học 2008- 2009

A – Mục tiêu

* Về kiến thức cơ bản: HS nắm vững điều kiện hai đường thẳng y = ax + b (a 0) và y = ax + b (a 0) cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau.

* Về kĩ năng: HS biết chỉ ra các cặp đường thẳng song song, cắt nhau. HS biết vận dụng lí thuyết vào việc tìm các giá trị của tham số trong các hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của chúng là hai đường thẳng cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau.

B – Chuẩn bị

GV: Thước, bảng phụ.

HS: Thước

C – Tiến trình dạy – học

I – Ổn định lớp (1)

II – Kiểm tra (7)

HS1: Vẽ cùng trên mặt phẳng toạ độ đồ thị các hàm số y = 2x, y = 2x + 3. Nêu nhận xét đồ thị của 2 hàm số này.

III – Bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 9 Tuần 13 năm học 2008- 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/11/08 Ngày dạy: /11/08 Tuần 13 Tiết 25 : Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau A – Mục tiêu * Về kiến thức cơ bản : HS nắm vững điều kiện hai đường thẳng y = ax + b (a 0) và y = a’x + b’ (a’ 0) cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau. * Về kĩ năng : HS biết chỉ ra các cặp đường thẳng song song, cắt nhau. HS biết vận dụng lí thuyết vào việc tìm các giá trị của tham số trong các hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của chúng là hai đường thẳng cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau. B – Chuẩn bị GV: Thước, bảng phụ. HS : Thước C – Tiến trình dạy – học I – ổn định lớp (1’) II – Kiểm tra (7’) HS1 : Vẽ cùng trên mặt phẳng toạ độ đồ thị các hàm số y = 2x, y = 2x + 3. Nêu nhận xét đồ thị của 2 hàm số này. III – Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Đường thẳng song song (10’) GV yêu cầu 1 HS khác lên bảng vẽ tiếp đồ thị của hàm số y = 2x - 2. ? Vì sao hai đường thẳng y = 2x + 3 và y = 2x - 2 song song với nhau? GV bổ sung: Hai đường thẳng y = 2x + 3 và y = 2x - 2 cùng song song với đường thẳng y = 2x, chúng cùng cắt trục tung tại hai điểm khác nhau (0; 3) và (0; -2) nên chúng song song với nhau. GV: Một cách tổng quát, hai đường thẳng y = ax + b (a 0) và y= a’x + b’ (a’ 0) khi nào thì song song với nhau? Khi nào thì trùng nhau? 2) Đường thẳng cắt nhau (10’) ?2. Tìm các đường thẳng cắt nhau trong các đường thẳng sau: y = 0,5x + 2; y = 0,5x - 1; y = 1,5x + 2. ? Giải thích? GV vẽ sẵn 3 đths trên bảng phụ và cho HS quan sát. GV: Một cách tổng quát đường thẳng y = ax + b (a 0) và đường thẳng y = a’x + b’ (a’ 0) cắt nhau khi nào? GV đưa bảng tóm tắt: Cho y = ax + b (a 0) (d) y = a’x + b’ (a’ 0) (d’) (d)//(d’) a = a’ ; b b’ (d)(d’) a = a’; b = b’ (d)(d’) a a’ GV: Chú ý khi a a’; b = b’ thì hai đường thẳng có cùng tung độ gốc, do đó chúng cắt nhau tại 1 điểm trên trục tung có tung độ là b. 3) Bài tập áp dụng (10’) GV cho HS đọc đề bài: Cho hàm số bậc nhất: y = 2mx + 3 và y = (m + 1)x + 2 Tìm giá trị của m để đồ thị của hai hàm số đã cho là : a) Hai đường thẳng cắt nhau. b) Hai đường thẳng song song với nhau. ? Để giải bài toán này trước hết ta cần xác định yếu tố nào? ? Điều kiện để là hàm số bậc nhất ntn? ?Điều kiện để hai đường thẳng song song? ?Điều kiện để hai đường thẳng cắt nhau? GV đưa bảng phụ lời giải và giải thích. HS lên bảng vẽ: y = 2x + 3 y = 2x y = 2x - 2 HS: Vì chúng cùng song song với đường thẳng y = 2x. HS nêu kết luận SGK tr53. HS: Trong các đường thẳng trên có hai đường thẳng y = 0,5x + 2 và y = 0,5x - 1 song song với nhau, vì có hệ số a bằng nhau, hệ số b khác nhau. Hai đường thẳng y = 0,5x + 2 và y = 1,5x + 2 không song song, cũng không trùng nhau. Vì thế chúng phải cắt nhau. Tương tự, hai đường thẳng y = 0,5x - 1 và y = 1,5x + 2 cũng cắt nhau. HS quan sát đths trên bảng phụ. HS nêu kết luận SGK tr53. HS ghi kết luận tóm tắt vào vở. HS đọc đề bài. HS : Cần xác định a, b, a’, b’. HS: a 0; a’ 0. HS: a = a’; b b’. HS: a = a’; b = b’. HS theo dõi và ghi bài. IV – Củng cố (5’) Bài 20 (SGK tr54) - Ba cặp đường thẳng song song: y = 1,5x + 2 và y = 1,5x - 1 y = x + 2 và y = x - 3 y = 0,5x - 3 và y = 0,5x + 3. - Các cặp đường thẳng cắt nhau: y = 1,5x + 2 và y = x + 2 ; y = 1,5x + 2 và y = x - 3 ; y = 1,5x + 2 và y = 0,5x - 3 ; V - Hướng dẫn về nhà (2’) - Học thuộc các kết luận. - Làm các bài 21 ; 22 ; 23 ; 24 (SGK tr54, 55) ; 18 ; 19 (SBT tr59). ____________________ Ngày soạn: 17/11/08 Ngày dạy: /11/08 Tiết 26 : Luyện tập A – Mục tiêu - HS được củng cố điều kiện để hai đường thẳng y = ax + b (a 0) và y = a’x + b’ (a’ 0) cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau. - Về kĩ năng: HS biết xác định các hệ số a, b trong các bài toán cụ thể. Rèn kĩ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất. Xác định được các giá trị của các tham số đã cho trong các hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của chúng là hai đưởng thẳng cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau. B – Chuẩn bị GV : Thước, bảng phụ. HS : Thước, máy tính bỏ túi. C – Tiến trình dạy – học I – ổn định lớp (1’) II – Kiểm tra (7’) HS1: Cho hai đường thẳng y = ax + b (a 0) (d) và y = a’x + b’ (a’ 0) (d’). Nêu điều kiện để hai đường thẳng d và d’ song song, trùng nhau hoặc cắt nhau. Chữa bài 22a) (SGK tr55). HS2: Chữa bài 21 (SGK tr54). III – Luyện tập (35’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài 22b) Khi x = 2 thì hàm số có giá trị y = 7 ? Muốn tìm a ta làm ntn? GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài 23 (SGK) Bài 24 (SGK tr55) GV gọi 3 HS lên bảng trình bày. Mỗi HS làm 1 câu. GV gợi ý: y = 2x + 3k (d) y = (2m + 1)x + 2k - 3 (d’) Bài 25 (SGK tr55) a) Vẽ đồ thị của các hàm số sau trên cùng mặt phẳng toạ độ : y =  ; y = ? Chưa vẽ đồ thị em có nhận xét gì về hai đường thẳng này ? b) Một đường thẳng song song với trục Ox cắt Oy tại điểm có tung độ bằng 1, cắt các đường thẳng y = 2/3x + 2 và y = -3/2x + 2 theo thứ tự tại điểm M và N. Tìm toạ độ của M và N ? GV : ? Em có nhận xét gì về tung độ của điểm M và điểm N ? ? Muốn tìm hoành độ của M và của N ta làm ntn ? GV cho HS làm bài 4’ sau đó gọi 2 HS lên bảng chữa bài. HS : Thay x = 2 và y = 7 vào công thức y = ax + 3, ta được : 7 = a.2 + 3 2a = 4 a = 2. HS1 : a) Vì đồ thị của hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3 tung độ gốc bằng -3 b = -3. HS2: b) Vì đồ thị của hàm số đi qua điểm A(1; 5) nên ta thay x = 1 ; y = 5 vào phương trình y = 2x + b ta có: 5 = 2.1 + b b = 3. HS đọc đè bài a) y = 2x + 3k (d) y = (2m + 1)x + 2k - 3 (d’) ĐK : 2m + 1 0 m -1/2 Để (d) cắt (d’) 2m + 1 2 m 1/2 Kết hợp với ĐK ta có m 1/2. b) (d) //(d’) : c) (d)(d’) : HS : Hai đường thẳng này cắt nhau tại 1 điểm trên trục tung, vì a a’, b = b’. * y = x 0 -3 y 2 0 * y = x 0 4/3 y 2 0 O M N x y 3 2 1 1 2 3 -1 -2 -3 4/3 y = -3/2x + 2 y = 2/3x + 2 HS: Điểm M và điểm N đều có tung độ bằng 1. - Vì điểm M đths y = 2/3x + 2 nên ta thay y = 1 vào phương trình, ta có: 1 = 2/3x + 2 2/3x = -1 x = -1,5. Vậy M(-1,5 ; 1). - Vì điểm N đths y = -3/2x + 2 nên ta thay y = 1 vào phương trình, ta có : 1 = -3/2x + 2 -3/2x = -1 x = 2/3. Vậy N(2/3 ; 1). IV – Hướng dẫn về nhà (2’) Bài 26 (SGK tr55) : a) Gọi A là giao điểm của 2 đường thẳng. B1: Tìm toạ độ của điểm A. B2: Thay toạ độ của A vào phương trình (1) để tìm a. b) Gọi B là giao điểm của hai đường thẳng (sau đó làm như câu a). Bài tập 20; 21; 22 (SBT tr60). ________________________

File đính kèm:

  • docDai 9(13).doc
Giáo án liên quan