-Hệ thống hoá kiến thức cơ bản trong chương giúp hs hiểu sâu và nhớ lâu hơn các kiến thức đã học trong chương
-Giúp hs vẽ thành thạo các đồ thị của hàm số y = ax+b, xác định hệ số góc, xác định được hàm số một cách nhanh và chính xác
3 trang |
Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 968 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 9 Tuần 15 - Võ Đại Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Tiết 29: ÔN TẬP CHƯƠNG II
I.Mục Tiêu:
-Hệ thống hoá kiến thức cơ bản trong chương giúp hs hiểu sâu và nhớ lâu hơn các kiến thức đã học trong chương
-Giúp hs vẽ thành thạo các đồ thị của hàm số y = ax+b, xác định hệ số góc, xác định được hàm số một cách nhanh và chính xác
II.Chuẩn Bị:
-Gv các đáp án của các bà tập và các câu hỏi trong chương II
-Hs chuẩn bị trước các câu hỏi trong chương II/ sgk,xem trước bảng tóm tắt
III.Nội Dung:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1:
Gv cho hs trả lời các câu hỏi:
a/nêu định nghĩa về hàm số?
b/hàm số thường được cho bởi những cách náo? Cho ví dụ?
c/đồ thị của hsố y= f(x) là gì?
d/một hsố như thế nào gọi là hsố bậc nhất? Cho ví dụ?
Hsố y= ax+b có tính chất gì?
e/góc hợp với đường thẳng y= ax+b và trục 0x được hiểu như thế nào ?
f/vì sao lại gọi a là hệ số góc của đường thẳng y= ax+b?
g/khi nào thì hai đường thẳng cắt nhau,song song ,trùng nhau?
Hoạt Động 2:
Giải bài tập 34/61 gv cho hs cả lớp làm vào phiếu học tập (gv chia lớp thành nhóm theo từng bàn các em thảo luận và làm bài)
Hoạt động 3:
Giải bài tập 35/61 gv cho hs cả lớp cùng thực hiện theo nhóm như bài 34
Hoạt động 4:
Giải bài 36/61 ,gv gọi hai hs lên bảng trình bày bài, các hs còn lại làm vào phiếu học tập cá nhân, gv cho hs đứng tại chỗ nhận xét bài làm trên bảng, sau đó gv kết luận và cho hs điểm
Gv gọi hs đứng tại chổ trả lời câu c?
Hoạt động 5:
Giai bài 38/62, gv treo bảng phụ vẽ sẵn hệ toạ độ và yêu cầu hs lên bảng vẽ đồ thị
Gv treo bảng phụ đã vẽ đồ thị của các hàm số hoàn chỉnh và gọi ba hs trình bày bài 38b?
Gv gợi ý hs giải câu c:
-chứng minh AOB cân tại 0
-tính gócAOx nhờ vào hệ thức lượng, từ đó tính góc OAB và gócOBA
Hoạt động 1:
Hs trả lới nhanh các câu hỏi của gv
Sau đó đọc nội dung bảng tóm tắt chương II
Hs lưu ý :
a > 0 thì tg
a < 0thì tg trong đó là góc kề bù với góc
Học sinh làm 32,33/sgk
Bài 32/61:
a/ Hàm số y=(m-1)x+3 là hàm số bậc nhất và đồng biến khi và chỉ khi m-1 > 0 hay m > 1
b/Hàm số y= (5-k)x+1 là hàm số nghịch biến khi và chỉ khi 5-k 5
Bài 33/61:
Các hàm số y= 2x+(3+m) và y= 3x+(5-m) đều là hàm số bậc nhất ,đồ thị củachúng là những đường thẳng cắt nhau trên trục tung tại một đểm khi và chỉ khi:
3+m= 5-m 2m = 2 m = 1
Vậy khi m = 1 thì đồ thị của các hàm số đã cho cắt nhau một tại điểm trên trục tung (có tung độ bằng 4)
Hoạt Động 2 :
Hs thực hiện vào phiếu học tập theo yêu cầu của gv
Bài 34/61:
Hai đường thẳng y=(a-1)x+2 và y=(3-a)x+1
(với a 3;a 1) có tung độ gốc khác nhau :
2 1 nên chúng song song với nhau khi vàchỉ khi các hệ số góc của chúng bằng nhau nên :
a-1 = 3-a a= 2
Vậy khi a = 2 thì hai đường thẳng đã cho song song với nhau
Hoạt động 3:
Hs thực hiện như bài 34
Bài 35/61:
Hai đường thẳng y= kx+(m-2) và y = (5-k)x+(4-m) ( với k 0 ; 5 k) trùng nhau khi và chỉ khi
k = 5-k và m- 2 = 4-m
suy ra k = 2,5;m = 3
Hoạt động 4:
Hai hs trình bày bài trên bảng các hs khác làm bài vào phiếu học tập
Hs trả lời câu 36c
Bài 36/61:
a/ Hai đường thẳng y = (k+1)x+3 và y=(3-2k)x+1 song song với nhau khi và chỉ khi :
k+1= 3-2k và k+1 0
b/Hai đường thẳng đã cho cắt nhau khi và chỉ khi:k+1 3-2k và k+1 0 ;3-2k0
c/ Hai đường thẳng trên không thể trùng nhau được ,vì chúng có tung độ gốc khác nhau
Hoạt động 5:
Ba hs trình bày cách vẽ đồ thị và vẽ vào hệ toạ toạ độ gv chuẩn bị ở nhà
Bài 38/62:
a/Vẽ đồ thị:
b/Tính toạ độ các điểm A;B;C:
Hoành độ điểm A là :
2x= -x+6 x = 2
Tung độ điểm A là :
Thay x = 2 vào (1) ta có y = 2x= 2.2 = 4
Vậy toạ độ A(2;4)
Hoành độ điểm B là :
0,5x = -x+6 x= 4
Tung độ điểm B là :
Thay x vào(2) ta có y= 0,5x = 0,5.4= 2
Vậy toạ độ B(4;2)
Tương tự ta có toạ độ C(1;2)
c/ Tính các góc của AOB :
Ta có:
Nên OA = OB AOB cân tại 0,suy ra :
OAB = OBA
Ta có tgAOx=2 A0x 63026’
tgB0x = 0,5 BOx 26034’
Vì vậy:AOB = AOx-BOx 63026’-26034’=36052’
OBA= OAB=
Hoạt động 6: Hướng dẫn học ở nhà:
Học bài, xem lại các bài tập chuẩn bị, bài mới.
File đính kèm:
- DAI SO 9Tuan 15.doc