Giáo án Đại số lớp 9 - Tiết 1: Một số hệ thức về đường cao và cạnh trong tam giác vuông - Trường THCS Dương Đức

I - Mục tiêu:

* Kiến thức: - Xây dựng được các hệ thức giữa cạnh góc vuông và cạnh huyền trong tam giác vuông, hệ thức giữa đường cao và 2 hình chiếu của tam giác vuông và viết đúng các hệ thức đó.

 - Vận dụng tính được độ dài một số yếu tố trong tam giác vuông có đường cao.

* Kĩ năng: - Thiết lập, CM 2 định lí dựa vào tam giác đồng dạng.

- Biết vận dụng tìm độ dài của một số đoạn thẳng trong tam giác vuông có đường cao.

- Vẽ các tam giác vuông, các đường vuông góc, tính toán chính xác.

* Thái độ: Trình bày, vẽ hình cẩn thận. Hợp tác nhóm tốt. làm việc cá nhân tích cực.

II- Ph¬ương tiện

 * Giáo viên: MTĐT (hoặc bảng phụ), MTBT. Êke. PP đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề.

* Học sinh: Thước kẻ, ê ke, thước đo góc, MTBT.

Ôn lại các trường hợp đồng dạng của tam giác, định lí Pi ta go. Bảng nhóm

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số lớp 9 - Tiết 1: Một số hệ thức về đường cao và cạnh trong tam giác vuông - Trường THCS Dương Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 20/8/2013 CHƯƠNG I: HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG. Tiết 1 MỘT SỐ HỆ THỨC VỀ ĐƯỜNG CAO VÀ CẠNH TRONG TAM GIÁC VUÔNG. I - Mục tiêu: * Kiến thức: - Xây dựng được các hệ thức giữa cạnh góc vuông và cạnh huyền trong tam giác vuông, hệ thức giữa đường cao và 2 hình chiếu của tam giác vuông và viết đúng các hệ thức đó. - Vận dụng tính được độ dài một số yếu tố trong tam giác vuông có đường cao. * Kĩ năng: - Thiết lập, CM 2 định lí dựa vào tam giác đồng dạng. - Biết vận dụng tìm độ dài của một số đoạn thẳng trong tam giác vuông có đường cao. - Vẽ các tam giác vuông, các đường vuông góc, tính toán chính xác. * Thái độ: Trình bày, vẽ hình cẩn thận. Hợp tác nhóm tốt. làm việc cá nhân tích cực. II- Phương tiện * Giáo viên: MTĐT (hoặc bảng phụ), MTBT. Êke. PP đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề.. * Học sinh: Thước kẻ, ê ke, thước đo góc, MTBT. Ôn lại các trường hợp đồng dạng của tam giác, định lí Pi ta go. Bảng nhóm III- Các bước lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ : Không 2. Bài mới: Giới thiệu chương trình hình học lớp 9 (3’) Trong chương trình hình học 9, các em sẽ học 4 chương: Chương I. Hệ thức lượng trong tam giác vuông. Chương II. Đường tròn. Chương III. Góc với đường tròn. Chương IV. Các hình không gian : Hình trụ, hình nón, hình cầu. Chương I : “Hệ thức lượng trong tam giác vuông” bao gồm 2 mảng kiến thức chính: Hệ thức giữa cạnh và đường cao, hệ thức giữa cạnh và góc. Sử dụng các hệ thức này để tính các yếu tố trong một tam giác vuông Hôm nay các em học bài đầu tiên của chương I. “Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông”. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1. Tiếp cận các yếu tố trong các định lí (10’) - GV: Vẽ tam giác vuông ABC. Kẻ đường cao AH. Giới thiệu các qui ước (kí hiệu) độ dài a, b, c, a’, b’, c’ như hình vẽ và cách nhớ. ? Tìm các cặp tg đồng dạng trên hình vẽ, từ đó lập các tỉ số đồng dạng - sd cặp AHC BAC AHB CAB ? Quan hệ giữa b, b’ và c, c’? - Vậy nếu biết cạnh huyền và hai hình chiếu b’, c’ trên cạnh huyền ta có thể tính được a, b định lí 1. Hoạt động 3. Hệ thức giữa cạnh của tam giác vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền (10’) - HS nhìn hệ thức vừa rút ra ở trên và phát biểu - 1 HS đọc định lí SGK (65) - HD ghi nhớ định lí và hệ thức. AD: Cho BC = 9, BH = 4, CH = 5. Tính AB, AC? - Y/c hoạt động ra bảng nhóm. - GV chữa bài 1 nhóm, nhận xét, KL. ? Hãy cộng vế- vế của đẳng thức trên? Rút ra định lí Pi Ta Go. * GV chốt lại hai hệ thức vừa tìm. Hoạt động 4. Một số hệ thức liên quan đến đường cao (10’) - Sd cặp AHB CHA tìm hệ thức - Ad: Nếu cho BH = 4, HC = 5. Tính AH? ( AH = ) - GV chữa bài 1 nhóm và nhận xét, KL. ? Trước kia đo chiều cao 1 cây không tới đỉnh, người ta làm thế nào? Nay người ta có thể thực hiện như hình 2. (GV giới thiệu trên bảng phụ) 3. Củng cố- Luyện tập . (10’) GV dùng hệ thức đã học khắc sâu cách tìm các yếu tố trong các hệ thức - GV đưa bảng phụ bài 1, y/c HS đọc hình và thực hiện (Mỗi ngăn các nhóm thực hiện một bài) a) x + y = 62 = x. (x+y) = x. 10 x = 62 : 10 = 36 : 10 = 3,6 y = 10 – 3,6 = 6,4 b) x = 122 : 20 = 144 : 20 = 7,2 y = 20 – 7,2 = 12,8 - GV theo dõi HS làm bài, hướng dẫn nhóm nào yếu. - GV kiểm tra bài của 2 nhóm, nhóm khác theo dõi, nhận xét, sửa sai. - GV nhận xét, chốt lại cách làm. 4. Hướng dẫn về nhà . (2’) - Học thuộc nội dung hai định lý và ghi nhớ hệ thức. - Xem lại các ví dụ áp dụng. - Làm các bài tập 3, 4 SGK. - Đọc trước nội dung định lí 3, 4. HS vẽ hình vào vở. Ghi các độ dài qui ước a, b, c, a’, b’, c’ trên hình vẽ và ghi nhớ. - HS tìm các cặp tam giác đồng dạng các hệ thức cần tìm. - b’, c’ là hình chiếu của b, c trên BC. - HS phát biểu định lí. - HS theo dõi, ghi vở , - HS thực hiện ra bảng nhóm. - Các nhóm kiểm tra chéo nhau - HS thực hiện và rút ra - HS ghi nhớ. - HS căn cứ tiêu đề, tìm tỉ số hợp lí và rút ra hệ thức liên quan đến đường cao. - HS thực hiện ra bảng nhóm. - Các nhóm kiểm tra chéo nhau - Sd giác kế đứng - HS theo dõi trên bảng phụ hình ảnh đầu trang - HS theo dõi ghi nhớ. - HS thực hiện bài 1 theo nhóm. - Các nhóm theo dõi, kiểm tra chéo nhau, sửa sai. - HS theo dõi ghi nhớ. - HS ghi nhớ.

File đính kèm:

  • docTiet 1 He thuc giua canh va Hinh 9.doc