I. MỤC TIÊU BÀI DẠY :
1. Về Kiến thức:
- HS hiểu rõ thế nào là một hoán vị của một tập hợp có n phần tử. hai hoán vị khác
nhau có nghĩa là gì
2.Về kỹ năng:
- HS vận dụng kiến thức về công thức cộng, quy tắc nhân vào CM được ĐL về hoán vị
- Tính được số các hoán vị
3.Về thái độ, tư duy:
Học sinh có tư duy trừu tượng vào bài, có thái độ học bài nghiêm túc
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số và Giải tích 11 - Tiết 24 đến tiết 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...../...../2012
Ngày dạy: ...../...../2012 Dạy lớp:11A
Ngày dạy: ...../...../2012 Dạy lớp:11B
Ngày dạy: ...../...../2012 Dạy lớp:11C
Tiết 24: §2. HOÁN VỊ, CHỈNH HỢP, TỔ HỢP.
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY :
1. Về Kiến thức:
- HS hiểu rõ thế nào là một hoán vị của một tập hợp có n phần tử. hai hoán vị khác
nhau có nghĩa là gì
2.Về kỹ năng:
- HS vận dụng kiến thức về công thức cộng, quy tắc nhân vào CM được ĐL về hoán vị
- Tính được số các hoán vị
3.Về thái độ, tư duy:
Học sinh có tư duy trừu tượng vào bài, có thái độ học bài nghiêm túc
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: + SGK, TLHDGD, Giáo án.
+ Một số câu hỏi, bài tập áp dụng.
2. Học sinh: + SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
+ Chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ 5’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng - trình chiếu
Nêu câu hỏi :
Nêu quy tắc cộng ?
Nêu quy tắc nhân ?
Nhận xét, cho điểm học sinh
Nghe ND câu hỏi
Trả lời câu hỏi
3. Dạy bài mới.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm hoán vị 10’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng - trình chiếu
Hoán vị là gì ?
Để trả lời câu hỏi này chúng ta xét ví dụ sau:
Nêu ví dụ:
An có thể về nhất được không?
T2 Bình và Châu cũng có thể về nhất.
Danh sách gồm 3 người xếp nhất, nhì, ba gọi là một hoán vị của tập hợp
{ An, Bình, Cường }
Cho HS làm HĐ 1
Sửa trên bảng phụ cho hs
Dùng bảng phụ giải quyết HĐ 1
Nghe, hiểu ND
Suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên
HS làm HĐ 1
I.Hoán vị
1.Định nghĩa
VD1 ( SGK t56)
VD2:
Các khả năng có thể xẩy ra là :
Giải
Các kết quả có thể
Nhất
An
An
Bình
Bình
Châu
Châu
Nhì
Bình
Châu
An
Châu
An
Bình
Ba
Châu
Bình
Châu
An
Bình
An
Tổng quát : Cho tập hợp A có n ( n > 1 ) phần tử. khi sắp xếp n phần tử này theo một thứ tự, ta được một hoán vị các phần tử của tập A ( gọi tắt là một hoán vị của A)
Hoạt động 2: Xây dựng công thức tính số các hoán vị của n phần tử 15’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng - trình chiếu
Nêu cách KH số các hoán vị của n phần tử.
Việc xắp xếp n phần tử của A có bao nhiêu công đoạn ?
Xác định các khả năng có thể ở từng công đoạn
Xác định quy tắc áp dụng
Nghe, hiểu nội dung câu hỏi
Suy nghĩ, trả lời câu hỏi
Số các hoán vị :
Kí hiệu : Pn là số các hoán vị của tập hợp có n phần tử ta có :
Định lí 1 : ( SGK t.57)
Phần tử ở vị trí thứ nhất có n cách chọn.
Phần tử ở vị trí thứ hai có (n-1) cách chọn.
…………………………………..
Phần tử ở vị trí thứ ( n – 1) có 2 cách chọn.
Phần tử ở vị trí thứ n có 1 cách chọn
Theo quy tắc nhân ta có :
n.(n – 1) …..2.1 = n! cách xắp xếp thứ tự n phần tử của tâp A, tức là có n! hoán vị
Hoạt động 3: Ứng dụng hoán vị vào giải bài tập : 9’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng - trình chiếu
Ví dụ 2 ( T57 )
Mỗi cách chọn thứ tự các điểm thăm quan thứ tự có gì khác nhau
Xác định số cách chọn lịch trình thăm quan
Giải hoạt động 2 :
Hoạt động nhóm
Yêu cầu các nhóm trình bày
Nhận xét, chữa cho học sinh
Đọc ví vụ, phân tích yêu cầu của đề bài, nghe câu hỏi và suy nghĩ, trả lời câu hỏi
Các nhóm nhận nhiệm vụ, suy nghĩ vàgiải quyết hoạt động 2
Ví dụ 2 ( T 57 sgk )
Mỗi cách chọn thứ tự thăm qua là một hoán vị của tập { A, B, C, D, E, G, H }
Vậy số cách chọn đi thăm quan của đoàn khách là 7! = 5040 cách chọn
Sử dụng bảng phụ và chữa trên bảng phụ
* Củng cố: 3’
Trong bài cần nắm được khái niệm hoán vị, trả lời được câu hỏi hoán vị là gì
Nắm được công thức tính số các hoán vị của n phần tử Pn = n!
4. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà (2’):
- Về nhà học bài và làm bài tập 1
- Về nhà đọc bài chỉnh hợp
- Để giải bài tập 1 hãy đánh số các đội từ 1 đến 5 và thử xắp sếp vài thứ tự các đội từ đó suy luận ra cách giải
* Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: ...../...../2012
Ngày dạy: ...../...../2012 Dạy lớp:11A
Ngày dạy: ...../...../2012 Dạy lớp:11B
Ngày dạy: ...../...../2012 Dạy lớp:11C
Tiết 25: §2. HOÁN VỊ, CHỈNH HỢP, TỔ HỢP ( Tiếp ).
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY :
1.Về kiến thức:
- Học sinh hiểu rõ thế nào là một chỉnh hợp chập k của một tập hợp có n phần tử
- Học sinh hiểu và phân biệt được hai chỉnh hợp khác nhau
2.Về kỹ năng:
- Tính được số các chỉnh hợp chập k của tập hợp gồm n phần tử
3.Về thái độ, tư duy:
- Phát triển duy lôgíc cho học sinh
- Có thái độ học tập nghiêm túc
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: + SGK, TLHDGD, Giáo án.
+ Một số câu hỏi, bài tập áp dụng.
2. Học sinh: + SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
+ Chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ 5’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng - trình chiếu
Nêu câu hỏi
Nhận xét và cho điểm
Nghe, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Hoán vị là gì? Công thức tính số các hoán vị
Cho tập hợp A có n ( n>=1) phần tử. Khi sắp xếp n phần tử này theo một thứ tự. ta được một hoán vị các phần tử của tập A
Pn = n!=n.(n-1)(n-2)….2.1
3. Dạy bài mới.
Hoạt động 1: Định nghĩa( 10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng - trình chiếu
Để trả lời câu hỏi chỉnh hợp là gì ta xét ví dụ sau:
Đánh số câu thủ từ 1 đến 11 hãy chọn một danh sách 5 trong 11 cầu thủ để đá luân lưu
Từ ví dục cụ thể hãy khái quát khái niệm chỉnh hợp
Nghe câu hỏi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
II. Chỉnh hợp
1) Định nghĩa
Ví dụ 3 ( T 57 sgk )
Mỗi danh sách có xắp sếp thứ tự 5 cầu thủ được gọi là một chỉnh hợp chập 5 của 11 cầu thủ
ĐN : Cho tập hợp A gồm n phần tử và số nguyên k với . khi lấy ra k phần tử của A sắp xếp thứ tự , ta được một chỉnh hợp chập k của n phần tử của A( Gọi tắt là một chỉnh hợp chập k của A)
Hoạt động 2: Giải quyết HĐ3 7’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng - trình chiếu
Cho các nhóm làm H3
Yêu cầu các nhóm trình bày suy nghĩ của nhóm
Nhận xét trả lời của học sinh
Hai chỉnh hợp như thế nào là khác nhau
Đọc nội dung H3
suy nghĩ, trả lời nội dung trên bảng phụ
Ví dụ ( H3)
Dùng bảng phụ
Chú ý : Hai chỉnh hợp khác nhau khi và chỉ khi hoặc có ít nhất một phần tử của chỉnh hợp này mà không là phần tử của chỉnh hợp kia, hoặc các phần tử của hai chỉnh hợp giống nhau nhưng được sắp xếp khác nhau
Hoạt động 3: Chứng minh định lý về số các chỉnh hợp 18’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng - trình chiếu
Huấn luyện viên có thể chọn lần lượt các cầu thủ để đá luân lứu không, nếu có thể cách chọn như thế nào ?
Áp dụng quy tắc nhân vào sác định số cách chọn
Khi xét tập hợp có n phần tử và số nguyên k
Hd HS chứng minh ĐL
Xác định các công đoạn để sắp xếp k phần tử trong n phần tử đã cho
Xác định số cách chọn của từng công đoạn
Xét một chỉnh hợp chập n của n phần tử.
Với hai điểm phân biệt A và B ta có thể lập được bao nhiêu véc tơ khác véc tơ không
Nêu 1 số chú ý về các công thức tính số chỉnh hợp
Nghe câu hỏi, suy nghĩ và trả lời
Hai véc tơ
b) Số các chỉnh hợp:
Ví dụ 4 ( Tr 58 sgk )
Huấn luyện viên có thể chọn một trong 11 cầu thủ để đá quả đầu tiên
Tiếp theo có 10 cách chọn cầu thủ đá quả thứ hai
Rồi có 9 cách chọn cầu thủ đá quả thứ 3
Rồi có 8 cách chọn cầu thủ đá quả thứ 4 và cuố cùng có 7 cách chọn cầu thủ đá quả thứ 5
Vậy huận luyện viên của mỗi đội sẽ có : 11.10.9.8.7 = 55440 cách chọn
Số các chỉnh hợp chập k của một tập hợp có n phần tử kí hiệu là Akn
Định lý 2 :
Số các chỉnh hợp chập k của một tập hợp có n phàn tử là
Akn = n(n-1)(n-2)...(n-k+1)
Nhận xét :
Một hoán vị của tập hợp n phần tử là một chỉnh hợp chập n của tập đó nên Ann = Pn = n!
Ví dụ 5 ( Tr 59 sgk )
Với cặp sắp thứ tự gồm 2 điểm cho ta một véc tơ
Vậy mỗi véc tơ có thể xem là một chỉnh hợp chập 2 của tập hợp 6 điểm đã cho
Vậy số véc tơ cần tìm là :
A26 = 6.5 = 30
Chú ý :
+ Với thì công thức được viết về dạng :
(2)
+ Quy ước : 0!=1 và A0n = 1
Công thức 2 đúng cho cả k = 0 và k = n
* Củng cố, luyện tập (2’)
Trả lời câu hỏi chỉnh hợp là gì?
Nắm chắc công thức tính số các chỉnh hợp chập k của n phần tử
4. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà (2’):
Về nhà làm bài tập 6, 9, 10
Hướng dẫn giải bài tập:
Bài 2 : Xét xem một cách sắp xếp 3 người về nhất nhì ba có kể đến thứ tự sắp xếp không? từ đó suy ra công thức áp dụng.
* Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Ngày soạn: ...../...../2012
Ngày dạy: ...../...../2012 Dạy lớp:11A
Ngày dạy: ...../...../2012 Dạy lớp:11B
Ngày dạy: ...../...../2012 Dạy lớp:11C
Tiết 26: §2. HOÁN VỊ, CHỈNH HỢP, TỔ HỢP( Tiếp ).
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1.Về kiến thức:
- Học sinh nắm được khái niệm tổ hợp chập k của n phần tử
- HS hiểu rõ thế nào là một tổ hợp chập k của một tập hợp có n phần tử
- HS phân biệt được hai tổ hợp chập k của n phần tử khác nhau NTN ?
2.Về kỹ năng:
- Biết tính số tổ hợp chập k của một tập hợp có n phần tử
3.Về thái độ, tư duy:
- Phát triển tư duy lô gíc cho học sinh
- HS có thái độ học tập đúng đắn
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: + SGK, TLHDGD, Giáo án.
+ Một số câu hỏi, bài tập áp dụng.
2. Học sinh: + SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
+ Chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
Ổn định tổ chức: 1’
Kiểm tra bài cũ(5’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng - trình chiếu
Nêu câu hỏi :
Khái niệm chỉnh hợp chập k của tập hợp có n phần tử
Công thức tính số các chỉnh hợp chập k của n phần tử
Nghe câu hỏi, suy nghĩ, trả lời
ĐN : SGK trang 58.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Xây dựng khái niệm tổ hợp và công thức tính số các tổ hợp 15’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng - trình chiếu
Dẫn dắt vào khái niệm tổ hợp
Cho HS làm H4
Nhận xét chữa bài cho HS
Nêu kí hiệu Ckn
Hướng dẫn HS CM
Một tam giác được xác định khi nào ?
Với 3 điểm phân biệt bất kỳ ta có được bao nhiêu tam giác ?
Xác định số cách chọn 4 học sinh nam ?
xác định số cách chọn 3 học sinh nữ ?
Xác định số cách chọn 4 học sinh nam và 3 học sinh nữ tham gia chiến dịch mùa hè xanh ?
Nghe, hiểu khái niệm tổ hợp
Nhận nhiệm vụ, dùng bảng phụ làm bài
Trình bày lời giải
Nghe, hiểu, suy nghĩ
làm theo hướng dẫn của GV
Nghe, hiểu câu hỏi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Nghe, hiểu câu hỏi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Tổ hợp :
Cho tập A có n phần tử và số nguyên k với . Mỗi tập con của A có k phần tử được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử của A ( gọi tắt là một tổ hợp chập k của A )
Dùng bảng phụ
Số các tổ hợp :
Kí hiệu Ckn ( hoặc (nk)) là số các tổ hợp chập k của một tập hợp có n phần tử
Định lý 3 ( T 60 sgk )
Ví dụ 6 : ( T 60 sgk )
Một tam giác có 3 đỉnh thuộc P tương ứng với một tập con gồm 3 điểm của P
Vậy số tam giác có 3 đỉnh thuộc P chính bằng số các tổ hợp chập 3 của P tức là bằng
Ví dụ 7 : ( T 60 sgk )
Sô cách chọn 4 học sinh nam trong số 20 học sinh nam là
cách
Số cách chọn 3 học sinh nữ trong số 15 học sinh nữ là :
cách
Vậy số cách chọn 4 học sinh nam và 3 học sinh nữ đi tham gia mùa hè xanh là :
4845 . 455 = 2204475
Hoạt động 2: Chiếm lĩnh hai tính chất của số Ckn 8’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng - trình chiếu
Yêu cầu học sinh nêu tính chất
Nêu TC theo SGK
a)Tính chất 1 :( T 61 sgk )
Ckn = Cn-kn
b)Tính chất 2 :
Ckn+1 = Ckn + Cnk-1
Hoạt động 3: Vận dụng các công thức, tính chất vào các ví dụ 10’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng - trình chiếu
Yêu câu hs xác định yêu cầu của bài
Xác định công thức vận dụng
Xác định cách xác định một đoạn thẳng ?
Với hai điểm phân biệt ta có thể xác định được bao nhiêu véc tơ? tại sao
Đọc, phân tích , xác định yêu cầu của bài
Bài 7 : ( T 62 sgk )
a)Với hai điểm phân biệt bao giờ cũng xác định một đoạn thẳng
Vậy các đoạn thẳng trong mặt phẳng P là C2n
b)Với hai điểm bất kỳ trong mặt phẳng P ta luôn xác định được hai véc tơ khác véc tơ khác véc tơ không
Vậy số các véc tơ trong mặt phẳng P là A2n
* Củng cố (2’)
-Nhắc lại kt đã học
4. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà (6’):
- Về nhà học bài, nắm khái niệm hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp cùng các công thức tính
- Về nhà làm bài tập : 9, 10, 12, 13
- Đối với bài 9 :
Xét xem một kết quả làm bài trắc nghiệm có xét tới thứ tự các câu trả lời không.
Từ đó xác định một đáp án trả lời là một tổ hợp hay chỉnh hợp
Xác định công thức tính
- Đối với bài 10 :
Xác định điều kiện để 1 số chia hết cho 5
Xác số cách xác định chữ số đầu tiên
Xác định cách xác định 4 chữ số tiếp theo
Xác định số các chữ số cần tìm
- Đối với bài 12 :
Để có mạch điện thông từ P tới Q ta phải đóng mấy công tắc
Thứ tự đóng các công tắc có ảnh hưởng tới việc mạch điện thông từ P tới Q hay không
Xác định công thức giải bài toán
* Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: ...../...../2012
Ngày dạy: ...../...../2012 Dạy lớp:11A
Ngày dạy: ...../...../2012 Dạy lớp:11B
Ngày dạy: ...../...../2012 Dạy lớp:11C
Tiết 27: §2. HOÁN VỊ, CHỈNH HỢP, TỔ HỢP( Tiếp ).
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1.Về kiến thức:
- Ôn tập lại cho hs quy tắc cộng, nhận và các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp
- Ôn tập cho học sinh các công thức tính hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp
2.Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng quy tắc cộng, nhân
- Rèn luyện cho học sinh áp dụng các công thưc về hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp
- Rèn luyện cho học sinh phân biệt giữa chỉnh hợp và tổ hợp
3.Về thái độ, tư duy:
- Rèn luyện , phát triển kỹ năng tư duy lô gíc, tổng hợp cho hs
- Có thái độ học tập nghiêm túc
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: + SGK, TLHDGD, Giáo án.
+ Một số câu hỏi, bài tập áp dụng.
2. Học sinh: + SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
+ Chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ (5’).
GV nêu câu hỏi: Nêu ĐN :
+ Hoán vị và công thức tính số các hoán vị
+ Chỉnh hợp và công thức tính số các chỉnh hợp
+ Tổ hợp và công thức tính số các tổ hợp
3. Dạy bài mới:
Hoạt động 1 : Vận dụng quy tắc nhân (10’).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng - trình chiếu
Cho học sinh làm bài tập 9
Mỗi câu của bài thi trắc nghiệm có bao nhiêu cách trả lời ?
Bài thi trắc nghiệm gồm bao nhiêu câu ?
Xác định công thức giải bài tập
Cho học sinh làm bài 10
Số có 6 chữ số chia hết cho 5 có tính chất gì?
Xác định cách chọn a, b, c, d, e, g
Xác định quy tắc giải bài tập
Đọc đầu bài, suy nghĩ, xác định yêu cầu của bài
suy nghĩ trả lời các câu hỏi của giáo viên
Mỗi câu của bài thi trắc nghiệm có 4 cách lựa chọn đáp án trả lời.
Sau khi trả lời câu thứ nhất ta lại trả lời câu tiếp theo. do bài thi có 10 câu trả lời nên ta có :
410 = 1048576 phương án trả lời một bài thi trắc nghiệm
Gọi số cần tìm có dạng :
với a { 1,2, .. . 9 }
b,c,d,e { 0, 1, 2, ..., 9 }
g { 0, 5 )
Theo quy tắc nhân ta có :
9.10.10.10.10.2 = 180000 số có 6 chữ số chia hết cho 5
Hoạt động 2: Vận dụng kêt hợp hai quy tắc cộng , quy tắc nhân (10’).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng - trình chiếu
Cho học sinh giải bài 11
Xác định các trường hợp đi từ A đến G
Xác định mỗi trường hợp có bao nhiêu cách đi ?
Mỗi phương án lựa chọn có phụ thuộc với các phương án khác không?
Đọc đầu bài, suy nghĩ, xác định yêu cầu của bài
suy nghĩ trả lời các câu hỏi của giáo viên
Để đi từ A đến G ta có 4 phương án lựa chọn :
Theo quy tắc nhân ta có :
Phương án a )
có : 2.3.2.5 = 60 cách đi
phương án b )
có : 2.3.2.2.= 24 cách đi
phương án c)
có : 3.4.2.5 = 120 cách đi
phương án d)
có : 3.4.2.2 = 48 cách đi
Theo quy tắc công ta có :
60+24+120+48 = 252 cách đi từ A đến G
Hoạt động 3 : Vận dụng các công thức hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp( 17’).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng - trình chiếu
cho học sinh làm bài 12
Mỗi công tắc có mấy trạng thái ?
Trong mạng điện với số lượng công tắc đã cho có bao nhiêu trạng thái
Khi nào không có dòng điện đi từ P đến Q?
Xét các trường hợp không thông mạch ở mỗi nhánh
Xác định các trường hợp không thông mạch trên hai nhánh
Xác định các trường hợp thông mạch từ P tới Q
Bài 13 :
Xác định một cách chọn ra 4 người điểm cao nhất ?
Xác định kết quả có thể
Xác định một kết quả chọn nhất , nhì, ba ?
Xác định số kết quả của cuộc thi ?
Bài 14
X ác định một kết quả nhất nhì ba, tư ?
Nếu người giữ vé số 47 được giải nhất thì có bao nhiêu kết quả có thể đối với 3 giải còn lại
Nếu người gữ vé số 47 đạt giải thì có bao nhiêu khả năng xẩy ra
Đọc đầu bài, suy nghĩ, xác định yêu cầu của bài
suy nghĩ trả lời các câu hỏi của giáo viên
Mỗi công tắc có hai trạng thái là đóng và mở
Theo quy tắc nhân, mạng điện có tất cả là 26 = 64 trạng thái
không có dòng điện đi từ P tới Q khi cả hai nhánh đều không thông mạch
Nhánh có 8 trạng thái trong đó chỉ có 1 trạng thái thông mạch còn 7 trạng thái không thông mạch
Nhánh có 8 trạng thái trong đó chỉ có 1 trạng thái thông mạch còn 7 trạng thái không thông mạch
Khi không thông mạch ở cả hai nhánh là 7.7 = 49 trạng thái mà cả hai nhánh không thông mạch
Vây mạng điện có : 64 - 49 = 15 trạng thái thông mạch từ P tới Q
Bài 13
a)Mỗi cách chọn ra 4 người điểm cao nhất là một tổ hợp chập 4 của 15
Vậy kết quả cuộc thi là :
C415 = 1365 ( kết quả )
b) Mỗi kết quả xếp loại nhất, nhì, ba là một chỉnh hợp chập 3 của 15
Vậy số kết quả của cuộc thi là :
A315 = 2730 ( kết quả )
Bài 14 :
a)Một kết quả công bố người trúng giải nhất, nhì, ba và giải tư là một chỉnh hợp chập 4 của 100
Vậy số kết quả có thể công bố là:
A4100 = 94109400 ( kết quả)
b) Nếu người giữ vé số 47 nhất được giải nhất thì các giải còn lại sẽ rơi vào 99 người còn lại
Vậy số kết quả có thể là
A399 = 941094 ( kết quả )
c) Nếu người giữ vé số 47 đạt một trong 4 giải thì ba giải còn lại sẽ rơi vào 99 người
Vây số kết quả có thể là :
4. A399 = 3764376 ( kết quả )
4. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà (2’):
Về nhà học bài, xem lại các bài tập đã chữa và làm các bài tập còn lại
Về nhà đọc bài nhị thức niu tơn
Trong khi đọc bài chú ý cách khai triển nhị thức
Ý nghĩa của tam giác Pascal
* Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tiet 24 - 27.doc