1. Ôn bài cũ
- Sự thật thà, trung thực có ích lợi như thế nào? 2 HS trả lời
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Các hoạt động
Hoạt động 1
- Treo bảng phụ
- GV cho học sinh đọc câu chuyện Việc chi tiêu của Bác Hồ
- Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện việc chi tiêu hợp lý của Bác Hồ?
- Vì sao Bác luôn chi tiêu hợp lý?
Hoạt động 2
- Chi tiêu hợp lý là chi tiền vào những việc gì? không nên tiêu tiền vào những việc gì?
- Kể những việc em làm thể hiện việc chi tiêu hợp lý
- Em hãy ghi chép lại việc chi tiêu của mình vào bảng thống kê.
- Hằng ngày các em thường chi tiêu vào những việc gì?
* GV kết luận: Bác Hồ thường chi tiêu rất hợp lý trong mọi lúc, mọi nơi, trong mọi công việc vì Bác nghĩ rằng không nên lãng phí vì chung quanh chúng ta còn rất nhiều người thiếu thốn, khó khăn cần được giúp đỡ. Sự chi tiêu hợp lý của Bác thể hiện lòng thương người, thương đời của Bác.
3. Củng cố, dặn dò
- Chi tiêu như thế nào là hợp lý? Tại sao phải chi tiêu hợp lý?
- Nhận xét tiết học
40 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 06/07/2023 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn: ........
Ngày giảng: Thứ ........ngày. ...tháng... năm 2019
Kĩ năng sống
Bài 1: HỌC CÁCH TIẾT KIỆM (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- HS biết trân trọng giá trị của tiền bạc, thời gian.
- Biết thực hành tiết kiệm bằng những hành động nhỏ phù hợp với khả năng của bản thân.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện tình huống; Hoa và Minh
- 2 HS đọc câu chuyện
- Thảo luận theo nhóm(5 phút)
Em sẽ học tập theo bạn Minh hay Hoa? Vì sao?
- GV chốt nội dung: Việc làm của 2 bạn đều không đúng. Chúng ta cần phải tiết kiệm dùng tiền của và thời gian hợp lí.
Hoạt động 2: Trải nghiệm
- Hướng dẫn HS hoàn thành bảng nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.
- GV chốt bài.
Hoạt động 3: Thực hành lập kế hoạch tiết kiệm để mua một món đồ em cần.
- GV định hướng chốt nội dung hướng dẫn học sinh hoạt động.
IV. Củng cố- dặn dò
-Nhận xét giờ học.
-HS về thực hành tiết kiệm để mua mốn đồ mà mình muốn và lên kế hoạch tại lớp.
HS đọc câu chuyện.
4 nhóm làm việc
Các nhóm trình bày ý kiến.
- HS nhận phiếu đã kẻ sẵn bảng; thảo luận
- Hs đại diện các nhóm thuyết trình nội dung hoạt động của nhóm mình.
- HS nêu đồ dùng mình cần mua và lên kế hoạch tiết kiệm bằng cách nào, thời gian thực hiện và thời gian có thể mua được.
-Ghi nhớ và thực hiện.
________________________________________________________________
TUẦN 2
Ngày soạn: .....
Ngày giảng: Thứ .......ngày ...tháng.. năm 2019
Đạo đức Bác Hồ
Bài 1: CÓ TRUNG THỰC, THẬT THÀ THÌ MỚI VUI
I. Mục tiêu
- Thấy được Bác Hồ là người luôn trọng những lời nói thật, việc làm thật.Có nói sự thật mới mang đến niềm vui.
- Vận dụng được bài học về sự trung thực, thật thà trong cuộc sống.
- Giáo dục HS học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
II. Chuẩn bị
- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Giới thiệu bài
2.Các hoạt động
Hoạt động 1:
- GV kể lại đoạn đầu câu chuyện Có trung thực, thật thà thì mới vui ( Từ Một vị chỉ huy....thế đấy)
- Bác Hồ hỏi vị chỉ huy chiến trường về việc gì?
- Vị chỉ huy đã làm gì để trả lời câu hỏi của Bác?
- Và đã báo cáo như thế nào?
-Bác Hồ đã dặn thế nào?
Hoạt động 2
- GV kể tiếp đoạn sau ( Từ Thỉnh thoảng....phải không?
- Trong đoạn này, Bác đã đi đâu và làm gì?
- Tại sao những người đi theo Bác vừa ngượng, vừa sợ?
- Bà con đang làm gì và họ trả lời Bác thế nào?
- Về đến nhà, Bác đã dạy điều gì?
- Qua câu chuyện trên, các em thấy Bác là người thế nào?
Kết luận: Bác Hồ là người luôn trọng những lời nói thật, việc làm thật . Có nói sự thật mới mang đến niềm vui
- GV cho HS thi đua kể lại câu chuyện
- GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
- Sự thật thà, trung thực có ích lợi như thế nào?
-Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-HS lắng nghe.
- Vì ta bị nhiều thương vong trong 1 trận đánh
- Về hỏi lại cấp dưới.
- Trinh sát chưa đầy đủ
- Làm gì cũng phải tận tâm, tận lực. Đi trinh sát mà qua loa, về báo cáo không đầy đủ, trung thực thì hậu quả thế đấy.
- HS lắng nghe
HS thảo luận 4 nhóm
Đại diện nhóm trả lời. các nhóm khác bổ sung
HS nhắc lại
- HS thi kể lại từng đoạn chuyện- Kể toàn bộ câu chuyện
- HS trả lời
-Ghi nhớ và thực hiện
________________________________________________________________
TUẦN 3
Ngày soạn:
Ngày giảng: Thứ .......ngày ...tháng.. năm 2019
Kĩ năng sống
Bài 1: HỌC CÁCH TIẾT KIỆM (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- HS biết trân trọng giá trị của tiền bạc, thời gian.
- Biết thực hành tiết kiệm bằng những hành động nhỏ phù hợp với khả năng của
bản thân.
II. Chuẩn bị
-Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Bài học
- GV chốt nội dung tiết học trước và rút ra bài học.
Hoạt động 2: Đánh giá, nhận xét
- Hướng dẫn HS tìm hiểu những việc có thể làm để thực hành tiết kiệm.
- GV chốt bài.
Hoạt động 3: Em tự đánh giá
- GV phát phiếu học tập và định hướng, hướng dẫn học sinh hoạt động.
- GV thu phiếu, nhận xét.
IV. Củng cố- dặn dò
Nhận xét giờ học.
HS về thực hành tiết kiệm.
HS nêu bài học.
HS nêu ý ngĩa của từng bài học.
- HS nối tiếp nhau nêu các việc thực hành tiết kiệm hàng ngày: khóa van nước khi sử dụng xonh; tắt các thiết bị điện khi dùng xong hoặc ra khỏi phòng;
-HS đọc thông tin trong phiếu hoàn thành phiếu học tập.
-Ghi nhớ, thực hiện
________________________________________________________________
TUẦN 4
Ngày soạn:.
Ngày giảng: Thứngàytháng năm 2019
Văn hóa giao thông
Bài 1: ĐI XE ĐẠP ĐÚNG LÀN ĐƯỜNG, PHẦN ĐƯỜNG QUY ĐỊNH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết những quy định của Luật Giao thông đường bộ với người đi xe đạp ở trên đường.
2. Kĩ năng
Biết đi đúng phần đường dành cho xe đạp, xe thô sơ; biết chấp hành tín hiệu đèn giao thông.
3. Thái độ
Học sinh thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng các quy định đảm bảo an toàn giao thông khi đi xe đạp trên đường.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Tranh ảnh, video về làn đường dành cho ôtô, xe máy, xe đạp.
2. Học sinh
- Sách văn hoa giao thông lớp 4; thẻ xanh-đỏ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới
a) Trải nghiệm
- GV hỏi:
+ Ở lớp, những bạn nào đến trường bằng xe đạp?
+ Khi đi xe đạp trên đường giao thông trong xã, trong huyện các em thường đi như thế nào? Đi vào làn đường nào?
- GV chia sẻ.
b) Hoạt động cơ bản
- GV gọi 1 hs đọc câu truyện “Đi đúng an toàn” (Sách trang 4,5).
- Yêu cầu hs tổ chức thảo luận theo nhóm bàn các câu hỏi trong sách:
+ Dựa vào đâu để em phân biệt được các làn đường?
+ Tại sao anh Hải không đạp xe vào các làn đường bên trái?
+ Theo em, nếu đi xe đạp không đúng làn đường quy định thì điều gì sẽ xảy ra?
- GV gọi các nhóm chia sẻ kết quả.
- GV hỏi: Em hiểu làn đường là như thế nào? Hãy chỉ trên tranh?
- Gv nhận xét, chốt nội dung: “Khi đi xe đạp, em phải đi đúng làn đường quy định để ẩm bảo an toàn cho mình và cho mọi người” .
- GV gọi 2 hs nhắc lại nội dung ghi nhớ trong sách.
- Gv chia sẻ 1 số tranh ảnh, video về làn đường, phần đường quy định.
b) Hoạt động thực hành
- Gv yêu cầu hs thực hiện hoạt động thực hành.
Hãy ghi Đ vào ô trống ở hình thể hiện hành động đúng, ghi S vào ô trống ở hình thể hiện hành vi sai.
- GV tổ chức chia sẻ lại kết quả (Hình thức giơ thẻ, thẻ Đỏ- Đúng, thẻ Xanh- Sai) và hỏi:
+ Vì sao em cho rằng đó là hành vi đúng?
+ Tại sao hành vi đó lại là sai? Nếu là em em sẽ thực hiện ntn?
- Gv chốt nội dung:
“Rẽ trái, rẽ phải hay dừng
Hãy nên ra hiệu, chứ đừng bỏ qua”
c) Hoạt động ứng dụng
Hoạt động 1:GV yêu cầu hs đọc yêu cầu và thực hiện cá nhân hđ1.
- GV hỏi:
+ Em sẽ nói gì với các bạn có hành động sai trong các hình ở Hoạt động thực hành.
Hoạt động 2. Tình huống.
- GV gọi 1 hs đọc tình huống.
+ Em hãy nhận xét về hành vi của Cường?
+ Hãy nhận xét về lời nói của Hữa?
+ Em suy nghĩ như thế nào về cách xử sự của Tâm?
* Liên hệ
- Em đang là học sinh lớp 4, em có được đi xe đạp đến trường không?
- Những loại hình xe đạp nào em được đi?
- Khi đi xe đạp em cần đi như thế nào để đảm bảo an toàn?
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết
- Chuẩn bị bài sau.
HS trả lời.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS làm việc theo nhóm.
-dựa vào vạch chi làn đường.
- vì đó là làn đường dành cho xe máy và ôtô.
- .. sẽ có thể gây ra tai nạn..
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Hs trả lời.
- Hs lắng nghe.
- 2 hs
- HS quan sát lắng nghe.
- HS thực hiện.
- Tranh 1: Đ - Tranh 4: S
- Tranh 2: Đ - Tranh 5: S
- Tranh 3: S - Tranh 6: S
- Hs đọc yêu cầu và làm bài vào sách.
- 1 số HS trả lời:
+H5: Bạn ơi khi đi xe đạp nhớ đi đúng làn đường quy định bạn nhé!
+H6: Khi đi xe đạp bạn không nên dắt theo vật nuôi vì như thế có thể gây ra tai nạn..
- 1 Hs đọc tình huống, lớp lắng nghe.
- .hành vi của Cường sai, dễ ngã xe, gây tai nạn giao thông
- .. không đồng tình với lời nói và suy nghĩ của của Hữa.
- Tâm có suy nghĩ và lời khuyên với bạn là đúng
- Hs trả lời.
-Ghi nhớ, thực hiện.
________________________________________________________________
TUẦN 5
Ngày soạn:
Ngày giảng: Thứ .......ngày ...tháng.. năm 2019
Kĩ năng sống
Bài 2: THỰC HIỆN NỘI QUY LỚP HỌC (Tiết 1)
I.Mục tiêu
- HS hiểu được lợi ích của việc thực hiện nội quy lớp học.
- Tạo dựng thói quen chấp hành tốt nội quy lớp học.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ, phiếu học tập.
III.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện tình huống: Bạn lớp phó kỉ luật
- 2 HS đọc câu chuyện
- Thảo luận theo nhóm(5 phút)
+ Vì sao cô giáo lại cử Huy làm lớp phó phụ trách kỉ luật?
+ Nêu ý nghĩa của việc chấp hành nội quy lớp học.
- GV chốt nội dung bài học.
Hoạt động 2: Trải nghiệm:
- HD HS đánh dấu x vào . ở ý em chọn.
- GV chốt bài.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm về những lợi ích của việc thực hiện đúng nội quy lớp học và những việc em cần làm để đi học đúng giờ.
- GV định hướng chốt nội dung hướng dẫn học sinh hoạt động.
IV. Củng cố- dặn dò
Nhận xét giờ học.
HS về thực tốt nội quy lớp.
HS đọc câu chuyện.
4 nhóm làm việc
Các nhóm trình bày ý kiến.
- HS nhận phiếu đã kẻ sẵn bảng, thảo luận
- Hs đại diện các nhóm thuyết trình nội dung hoạt động của nhóm mình.
- HS thảo luận đưc ra ý kiến của mình trong nhóm.
- Hs đại diện các nhóm thuyết trình nội dung hoạt động của nhóm mình.
-Ghi nhớ, thực hiện.
_____________________________________________________
TUẦN 6
Ngày soạn:.
Ngày giảng: Thứngàytháng năm 2019
Đạo đức Bác Hồ
Bài 2: VIỆC CHI TIÊU CỦA BÁC HỒ
I. Mục tiêu
- Nhận thấy tình thương và trách nhiệm của Bác thông qua việc chi tiêu hàng ngày
- Trình bày được ý nghĩa của việc chi tiêu hợp lý
- Có ý thức chi tiêu hợp lý, có thể tự lập kế hoạch chi tiêu
II. Chuẩn bị
Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống
Câu chuyện Việc chi tiêu của Bác Hồ viết trên bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ôn bài cũ
- Sự thật thà, trung thực có ích lợi như thế nào? 2 HS trả lời
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Các hoạt động
Hoạt động 1
- Treo bảng phụ
- GV cho học sinh đọc câu chuyện Việc chi tiêu của Bác Hồ
- Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện việc chi tiêu hợp lý của Bác Hồ?
- Vì sao Bác luôn chi tiêu hợp lý?
Hoạt động 2
- Chi tiêu hợp lý là chi tiền vào những việc gì? không nên tiêu tiền vào những việc gì?
- Kể những việc em làm thể hiện việc chi tiêu hợp lý
- Em hãy ghi chép lại việc chi tiêu của mình vào bảng thống kê.
- Hằng ngày các em thường chi tiêu vào những việc gì?
* GV kết luận: Bác Hồ thường chi tiêu rất hợp lý trong mọi lúc, mọi nơi, trong mọi công việc vì Bác nghĩ rằng không nên lãng phí vì chung quanh chúng ta còn rất nhiều người thiếu thốn, khó khăn cần được giúp đỡ. Sự chi tiêu hợp lý của Bác thể hiện lòng thương người, thương đời của Bác.
3. Củng cố, dặn dò
- Chi tiêu như thế nào là hợp lý? Tại sao phải chi tiêu hợp lý?
- Nhận xét tiết học
- HS trả lời.
-HS đọc .
- Dùng quần áo cũ mặc bên trong áo quần tây để chống lạnh, cưỡi ngựa, lội bộ khi đi công tác, tổ chức tang lễ tránh tốn kém.
- Vì xung quanh mình còn nhiều người thiếu thốn, khó khăn
- Hoạt động nhóm
- Học sinh thảo luận nhóm 4, ghi vào bảng nhóm
- Đại diện nhóm trả lời
- Các nhóm khác bổ sung
-HS lắng nghe, nhắc lại
-HS trả lời câu hỏi.
-Ghi nhớ và thực hiện.
________________________________________________________________
TUẦN 7
Ngày soạn:
Ngày giảng: Thứ .......ngày ...tháng.. năm 2019
Kĩ năng sống
Bài 2: THỰC HIỆN NỘI QUY LỚP HỌC (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- HS hiểu được lợi ích của việc thực hiện nội quy lớp học.
- Tạo dựng thói quen chấp hành tốt nội quy lớp học.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Bài học
- GV chốt nội dung tiết học trước và rút ra bài học.
Hoạt động 2: Đánh giá, nhận xét
- HD HS tìm hiểu việ thực hiện tốt nội quy lớp và những việc vi phạm nội quy lớp học.
- GV chốt bài.
Hoạt động 3: Em tự đánh giá
- GV phát phiếu học tập và định hướng, hướng dẫn học sinh hoạt động.
- GV thu phiếu, nhận xét.
IV. Củng cố- dặn dò
Nhận xét giờ học.
HS về thực hiện tốt nội quy lớp.
HS nêu bài học.
HS nêu ý ngĩa của từng bài học.
- HS nối tiếp nhau nêu các việc thực hiện tốt nội quy lớp học.
- HS đọc thông tin trong phiếu hoàn thành phiếu học tập.
-Ghi nhớ, thực hiện
TUẦN 8
Ngày soạn:.
Ngày giảng: Thứngàytháng năm 2019
Văn hóa giao thông
Bài 2 BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG
I. Mục tiêu
1. kiến thức
- HS hiểu ý nghĩa , tác dụng của các biển báo hiệu giao thông.
2.Kĩ năng
- HS nhận biết các loại biển báo hiệu giao thông, và xác định đúng nơi có biển báo giao thông. Biết thực hiện đúng quy định.
3. Thái độ
- Khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng luật GTĐB đảm bảo ATGT.
II. Chuẩn bị
1.GV: - các biển báo, Tranh trong SGK- Bút dạ, giấy A4
2. Học sinh: - sách văn hóa giao thông lớp 4, Các biển báo sưu tầm.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm
- GV yêu cầu Hs suy nghĩ và kể tên các biển báo hiệu giao thông mà mình thường gặp khi tham gia giao thông?
+ Em biết những biển báo hiệu giao thông nào?
+ Mô tả các đặc điểm biển báo hiệu giao thông mà em biết?
+ Theo em những biển báo hiệu đấy có tác dụng gì?
-GV nhận xét, giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản: Biển báo hiệu giao thông và cách thực hiện
- Gv gọi Hs đọc truyện “ Phải nhìn biển báo hiệu giao thông”.
- Yêu cầu HS dựa vào truyện để trả lời các câu hỏi cuối truyện.
+ Khi xe đang bon bon trên đường, vì sao đột nhiên mẹ Hoa chạy chậm lại?
+ Biển báo hiệu “ Công trường” có đặc điểm gì?
+ Vì sao mẹ Hoa không rẽ phải để đến nhà bạn lan cho nhanh hơn?
+ Biển báo “ Cấm rẽ phải có đặc điểm gì?”
- Yêu cầu Hs trả lời.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi sau:
+ Tại sao chúng ta cần thực hiện theo chỉ dẫn của biển báo hiệu giao thông?
- Yêu cầu các nhóm trả lời.
- Nhận xét, kết luận: Khi tham gia giao thông chúng ta nhớ nhìn biển báo hiệu giao thông, để cùng thực hiện tốt an toàn giao thông.
Hoạt động 3: Hoạt động thực hành. Tìm hiểu các loại biển báo giao thông
- Gv gắn các biển báo giao thông và tên các biển báo lên bảng.
- Yêu cầu Hs suy nghĩ để thực hiện nhiệm vụ sau: nối biển báo giao thông cho đúng với nội dung và ý nghĩa của nó.
- Nhận xét, kết luận.
+ Có rất nhiều biển báo hiệu giao thông đường bộ, mỗi một biển báo có nội dung và ý nghĩa riêng. Tất cả chúng ta khi tham gia giao thông đều phải chấp hành tốt các biển báo hiệu giao thông để góp phần giữ an toàn giao thông cho toàn xã hội.
Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng
Cho Hs chơi trò chơi “ Ai nhanh ai đúng”
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
+ Chia lớp làm 2 đội.
+ Chọn một bạn làm quản trò có nhiệm vụ giơ các biển báo.
+ Khi quản trò đưa ra một biển báo giao thông, các bạn ở từng nhóm sẽ thảo luận về nội dung biển báo và trả lời.
+ Nhóm nào có số bạn trả lời đúng nhiều nhất thì thắng cuộc.
- Tổ chức cho HS chơi.
- Nhận xét tuyên dương, kết luận: chúng ta hãy cùng nhắc nhau thực hiện hằng ngày, nội dung biển báo ở ngay trên đường.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét các hoạt động học tập của Hs, dặn HS chuẩn bị cho bài học sau.
Lần lượt từng HS trả lời nối tiếp.
-Các biển báo thường gặp như: cấm xe đạp, cấm người đi bộ,
-HS khác nhận xét, bổ sung.
- 1 Hs đọc to, cả lớp theo dõi.
- Cả lớp đọc thầm truyện suy nghĩ trả lời.
+ Vì phía trước có biển báo “ Công trường”.
+ Biển báo hiệu “ Công trường” có đặc điểm: có hình người đào đất, bên trong tam giác có viền đỏ.
+ Mẹ hoa không rẽ phải vì đằng trước mặt có biển báo “ cấm rẽ phải”.
+ Biển báo có đặc điểm như sau: có đường chéo gạch ngang mũi tên rẽ phải nằm bên trong hình tròn trắng viền đỏ.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận nhóm bàn và trả lời.
- Cần thực hiện theo chỉ đẫn của biển báo hiệu giao thông để đảm an toàn giao thông khi lưu thông trên đường.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Quan sát, suy nghĩ.
- Lần lượt từng Hs nối tiếp lên bảng nối.
1. Cấm đi ngược chiều
2. Chỉ được rẽ trái
3. Đường dành cho xe thô sơ
4.Cấm xe đạp
5. Cấm người đi bộ
6. cấm xe gắn máy
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
-Lắng nghe, ghi nhớ.
- Chia đội.
- Tiến hành chơi thử và chơi.
-Ghi nhớ, thực hiện.
________________________________________________________________
TUẦN 9
Ngày soạn:
Ngày giảng: Thứ .......ngày ...tháng.. năm 2019
Kĩ năng sống
Bài 1. KỸ NĂNG LÀM CHỦ CẢM XÚC
I. Mục tiêu
- Hs hiểu được tầm quan trọng của việc làm chủ cảm xúc
- Thực hành những cách làm chủ cảm xúc
- Bài tập cần làm: Bài 1,2,3
II. Đồ dùng dạy-học
- SGK
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
- Nêu những cách giúp em thực hiện thời gian biểu có hiệu quả.?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài.
- Gv giới thiệu và nêu mục tiêu bài học.
b) Hướng dẫn Hs hoạt động
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Gọi Hs đọc nội dung truyện :Lớp trưởng thân thiện
Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
+ Vì sao các bạn trong lớp bình chọn bạn trung làm lớp trưởng?
+ Vì sao em cần thân thiện với những người xung quanh?
- Gv quan sát hướng, dẫn các em làm.
- Gọi một số Hs nên nêu bài mình đã làm
- Gv nhận xét, đánh giá
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- Gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập 2 trong sgk- trang 13.
- Hãy nêu yêu cầu của bài tập.
- Gv phân tích giúp Hs hiểu đầu bài.
- Cho Hs làm bài tập
- Yêu cầu một số Hs nêu thói quen của mình trước lớp.
Kết luận: Hằng ngày, ai cũng có những thói quen . Trong đó có những thói quen tốt và cũng có thể có những thói quen chưa tốt. Vì vậy chúng ta cần vứt bỏ những thói quen xấu để cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
-Ghi lại những việc em đã làm thể hiện sự thân thiện với những người xung quanh?
-Gọi hs nêu bài làm
-GV nhận xét
3. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét tiết học . Dặn dò về nhà.
- 2 Hs nêu
- Lắng nghe
-2 HS đọc
- Hs thảo luận nhóm 4 và nêu
- Lắng nghe
- Hs đọc yêu cầu: Đánh dấu x vào ô hình em chọn
- Hs nêu: Hành động mà em cho là thể hiện sự thân thiện với mọi người
- Hs nêu theo ý hiểu
- Hs làm trên phiếu bài tập
- Hs nêu thói quen về học tập và sinh hoạt hằng ngày của mình trước lớp.
-Ghi lại những việc em đã làm thể hiện sự thân thiện với những người xung quanh?
-HS làm vào sách
-Gọi 1 số hs nêu bài làm
-Lắng nghe và thực hiện
________________________________________________________________
TUẦN 10
Ngày soạn:.
Ngày giảng: Thứngàytháng năm 2019
Đạo đức bác hồ
Bài 3: DÙNG ĐỦ THÌ THÔI
I. Mục tiêu
- Nhận thức được về đức tính tiết kiệm của Bác Hồ
- Trình bày được ý nghĩa của việc tiết kiệm
- Biết cách thể hiện đức tính tiết kiệm qua những việc làm cụ thể
II. Chuẩn bị
Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ôn bài cũ
- Chi tiêu như thế nào là hợp lý? Tại sao phải chi tiêu hợp lý?
2. Bài mới: Dùng đủ thì thôi
a.Giới thiệu bài
b.Các hoạt động
Hoạt động 1:
-GV đọc tài liệu
(Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống trang/11)
- Khi nước VNDCCH mới thành lập, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân tiết kiệm thông qua những việc gì?
- Bác nói thế nào khi cơ quan đề nghị sắm cho Bác quần áo mới?
Hoạt động 2
-GV đọc đoạn : Trước đó....chúng ta
(Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống trang/12)
-Khi đến thăm đất nước Ba Lan, Bác đã nhắc nhở điều gì?
Hoạt động 3: GV chia HS làm 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 câu
Nhóm 1:- Bác Hồ luôn nhắc mọi người tiết kiệm và bản thân mình cũng luôn nêu gương tiết kiệm. Theo em đó là đó là đức tính gì?
Nhóm 2:- Em hãy nêu một vài việc làm tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày của em.
Nhóm 3: Hãy kể những việc em nên làm và không nên làm để thực hành tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày
Kết luận: Bác Hồ luôn luôn tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong sinh hoạt cũng như trong mọi công việc.
3. Củng cố, dặn dò
- Người biết cách tiết kiệm cuộc sống như thế nào?
- Nhận xét tiết học
-2 HS trả lời
-HS lắng nghe
- HS trả lời cá nhân
-HS thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm trả lời
- Hoạt động nhóm .
- Học sinh thảo luận nhóm, ghi vào bảng nhóm
- Đại diện nhóm trả lời
- Các nhóm khác bổ sung
HS lắng nghe, nhắc lại
-HS trả lời.
-Ghi nhớ và thực hiện.
________________________________________________________________
TUẦN 11
Ngày soạn:.
Ngày giảng: Thứngàytháng năm 2019
Kỹ năng sống
Bài 2. KỸ NĂNG XÂY DỰNG THỜI KHÓA BIỂU
I. Mục tiêu
- Hiểu được lợi ích của việc thực hiện theo thời khóa biểu.
- Duy trì thói quen kỉ kuật , làm việc có nền nếp
II. Đồ dùng dạy- học:
- Phiếu bài tập, Vở thực hành kỹ năng sống, bảng phụ, tranh minh họa.
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định: - Hát.
2. Ktbc: Khi em có lỗi.
3. Bài mới: -GTB: Rèn luyện tính kỉ luật.
HĐ 1: Đọc truyện
- Tôn trọng luật giao thông.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và TLCH.
+ Em học tập được đức tính gì của Bác Hồ qua câu chuyện trên?
- GV nhận xét đánh giá.
HĐ 2:
- Y/c HS thảo luận nhóm 2 và TLCH.
- Y/c HS quan sát tranh.
+ Đánh dấu x vào o ở hình em chọn:
- Hình ảnh thể hiện tính kỉ luật tốt:
o Tập thể dục hằng ngày.
o Đi học đúng giờ.
o Viết, vẽ lên bàn.
o Đi học muộn.
o Trốn học.
o Để đồ dùng đúng chổ.
- GV nhận xét đánh giá.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
+ Em viết ra các hoạt động tốt cần rèn luyện thành thói quen kỉ luật.
- GV nhận xét đánh giá.
4. Cũng cố-Dặn dò
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà tập rèn luyện tính kỉ luật.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
- HS hát.
- HS nhắc lại.
1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS thảo luận nhóm 4.
+ Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- HS nhận xét.
- HS thảo luận nhóm 2 và TLCH.
- HS quan sát tranh trang 45.
+ HS tự đánh x vào ¨ ở hình em chọn.
x Tập thể dục hằng ngày.
x Đi học đúng giờ.
o Viết, vẽ lên bàn.
o Đi học muộn.
o Trốn học.
x Để đồ dùng đúng chổ.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc cá nhân.
+ (HS tự viết ...)
- HS nhận xét.
-Lắng nghe và thực hiện
________________________________________________________________
TUẦN 12
Ngày soạn:.
Ngày giảng: Thứngàytháng năm 2019
Văn hóa giao thông
Bài 3: AN TOÀN KHI ĐI QUA CHỖ GIAO NHAU GIỮA ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết những quy định của Luật Giao thông đường bộ và đường sắt.
2. Kĩ năng
Biết đi đúng phần đường dành cho xe đạp, xe thô sơ; biết chấp hành tín hiệu đèn giao thông.
3. Thái độ
Học sinh thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng các quy định đảm bảo an toàn giao thông khi đi xe đạp trên đường.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Tranh ảnh, video về nơi giao nhau giữa đường sắt và đường bộ.
2. Học sinh
- Sách văn hoa giao thông lớp 4; thẻ xanh-đỏ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức.
2. Bài mới.
a) Trải nghiệm.
- GV hỏi:
+ Ở lớp, những bạn nào đến trường bằng xe đạp?
+ Khi đi xe đạp trên đường giao thông trong xã, trong huyện các em thường đi như thế nào? Đi vào làn đường nào?
- GV chia sẻ.
b) Hoạt động cơ bản.
- GV gọi 1 hs đọc câu truyện “Chậm một chút nhưng an toàn”
- Yêu cầu hs tổ chức thảo luận theo nhóm bàn các câu hỏi trong sách:
+ Vì sao Hùng dẫn Quốc và Hạnh đi đường khác để về nhà?
+ Con đường mà Hùng dẫn Quốc và Hạnh đi có gì đặc biệt?
+ Tại sao Hạnh và Quốc không đồng ý chạy băng nhanh qua đường sắt theo lời đề nghị của Hùng?
+ Khi đi qua chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt, ta phải đi thế nào cho an toàn?
- GV gọi các nhóm chia sẻ kết quả.
- GV hỏi: Em hiểu làn đường là như thế nào? Hãy chỉ trên tranh?
- Gv nhận xét, chốt nội dung: SGK/13
- GV gọi 2 hs nhắc lại nội dung ghi nhớ trong sách.
- Gv chia sẻ 1 số tranh ảnh, video về làn đường giao nhau qua đường sắt.
b) Hoạt động thực hành.
- Gv yêu cầu hs thực hiện hoạt động thực hành.
Hãy đánh dấu X vào ô trống ở hình thể hiện hành động không nên làm và cho biết vì sao.
+ Vì sao em cho rằng đó là hành vi nên làm?
+ Tại sao hành vi đó lại là sai? Nếu là em em sẽ thực hiện ntn?
- Gv chốt nội dung:
“Thấy xe lửa đến từ xa
Nhắc nhau cẩn thận tránh ra tức thì.”
c) Hoạt động ứng dụng.
Hđ 1:GV yêu cầu hs đọc yêu cầu và thực hiện cá nhân hđ1.
- GV hỏi:
+ Em sẽ nói gì với các bạn có hành động sai trong các hình ở Hoạt động thực hành.
Hđ2: Tình huống.
- GV gọi 1 hs đọc tình huống.
+ Nếu em là Bích trong mẩu chuyện sau, em sẽ nói với Tâm thế nào?
+ Em suy nghĩ như thế nào về cách xử sự của Tâm?
* Liên hệ:
- Em đang là học sinh lớp 4, em có được đi xe đạp đến trường không?
Khi đi trên đường bộ, đến nơi giao nhau với đường sắt, em phải đi như thế nào
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau.
HS trả lời.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS làm việc theo nhóm.
- Vì trời sắp mưa..
- Con đường mà Hùng dẫn đi có đường sắt cắt ngang qua
- .. sẽ có thể gây ra tai nạn..
- Phải chú ý quan sát để đảm bảo an toàn.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
File đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2019_2020.doc