I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện giao thông công cộng (GTCC) đỗ, đậu để đón khách lên, xuống tàu, xe, thuyền, đò
- HS biết cách lên xuống tàu, xe, thuyền một cách an toàn.
- HS biết quy định khi ngồi ô tô con, xe khách, trên tàu
2. Kĩ năng: - Có kĩ năng và các hành vi đúng khi đi trên các PTGTCC như: xếp hàng khi lên xuống, bám chặt tay vịn, thắt dây an toàn
3. Thái độ: - Có ý thức thực hiện đúng các quy định khi đi trên các PTGTCC để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người .
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, phiếu học tập, hình minh họa SGK.
2. Học sinh: SGK, vở, bút,
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức (1 phút): Hát
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút): - GV cho HS: + Kể tên các loại phương tiện GTĐT? (Các loại phương tiện GTĐT gồm thuyền, ca nô, tàu, vỏ, xuồng, ghe )
+ Kể tên các biển báo hiệu GTĐT? (Biển báo cấm đậu. Biển báo cấm phương tiện thô sơ đi lại. Biển báo cấm rẽ phải hoặc rẽ trái. Biển báo được phép đỗ. Biển báo phía trước có bến phà.)
3. Bài mới (32 phút):
38 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Mỹ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Ngày soạn:26/10/2019
Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2019
Toán (Tiết 36): LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện tính cộng các số tự nhiên; áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh; giải toán có lời văn và tính chu vi hình chữ nhật.
3.Thái độ: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, SGV;
2. Học sinh: SGK, vở ghi;
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức (1 phút): Lớp hát một bài
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút):
Tính bằng cách thuận tiện:
1245 + 7897 + 8755 + 2103
3215 + 2135 + 7865 + 6785
3. Bài mới (33 phút)
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3.1 Giới thiệu bài
(1 phút)
- Luyện tập
- GV ghi đề bài lên bảng.
- Các số đến 100 000.
- HS ghi vở
3.2 Các hoạt động
Bài 1
(6 phút)
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì?
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT, mời HS lên bảng
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt đúng
2814
+ 1429
3046
7289
3925
+ 618
535
5078
26387
+ 14075
9210
49672
54293
+ 61934
7652
123879
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 2814 +1249 + 3046?
- Đặt tính rồi tính tổng các số.
- Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và kết quả tính.
- HS nêu
Bài 2
(7 phút)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn và làm mẫu 1 ý: Để tính bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng. Khi tính, chúng ta có thể đổi chỗ các số hạng của tổng cho nhau và thực hiện cộng các số hạng cho kết quả là các số tròn với nhau.
96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78
= 100 + 78
= 178
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT
- Mời HS lên bảng làm bài
a) 67 + 21 + 79
= 67 + (21 + 79)
= 67 + 100
= 167
408 + 85 + 92
= (408 + 92) + 85
= 500 + 85
= 585
b) 789 + 285 + 15
= 789 + (285 + 15)
= 789 + 300
= 1089
448 + 594 + 52
= (448 + 52) + 594
= 500 + 594
= 1094
677 + 969 + 123
= (677 + 123) + 969
= 800 + 969
= 1769
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét, chốt đúng.
- Để tính theo cách thuận tiện ta làm như thế nào?
- Tính bằng cách thuận tiện
- HS nghe giảng
- Thực hiện
- Nhận xét
- Ta kết hợp hai số để được tổng là các số tròn trục, tròn trăm.
Bài 3
(6 phút)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Trong mỗi phép tính trên, x là thành phần gì?
- Nêu cách tìm mỗi thành phần?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở ô li
- Mời HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét, chốt đúng
- Nêu cách tìm x?
- HS đọc
- x là số bị trừ và là số hạng chưa biết.
- HS nêu
- Thực hiện
a) x – 306 = 504
x = 504 + 306
x = 810
b) x + 254 = 680
x = 680 – 254
x = 426
- Nhận xét
- Ta phải xác định được x là thành phần gì, sau đó dựa vào cách tìm thành phần đó để tìm x.
Bài 4
(6 phút)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT
- Mời HS lên bảng làm bài
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét, chốt đúng.
- HS đọc
- Trả lời
- Thực hiện
- Bài giải:
Số dân tăng thêm sau 2 năm là:
79 + 71 = 150 (người)
Số dân của xã sau hai năm là:
5256 + 150 = 5400 (người)
Đáp số: 150 người
5400 người.
- Nhận xét
Bài 5
( 7 phút)
- GV hỏi: Muốn tính chu vi của một hình chữ nhật ta làm như thế nào?
- Vậy nếu ta có chiều dài hình chữ nhật là a, chiều rộng hình chữ nhật là b thì chu vi của hình chữ nhật là gì ?
- Gọi chu vi của hình chữ nhật là P, ta có:
P = (a + b) x 2
Đây chính là công thức tổng quát để tính chu vi của hình chữ nhật.
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT, mời 2 HS lên làm bài
- GV nhận xét, chốt đúng
* Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?
- Ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng, được bao nhiêu nhân tiếp với 2.
- Chu vi của hình chữ nhật là: (a + b) x 2
- Tính chu vi hình chữ nhật khi biết các cạnh.
- Thực hiện
a) P = (16+12)x 2= 56 (cm)
b) P =(45+15)x 2 = 120 (m)
- HS trả lời
4. Củng cố (1 phút) : Nêu tính chất kết hợp của phép cộng?
5. Dặn dò (1 phút): GV nhận xét tiết học, dặn HS hoàn thành bài tập.
Rút kinh nghiệm:
Tập đọc (Tiết 15): NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS hiểu
- Từ ngữ: phép lạ, mãi mãi không còn mùa đông, hoá trái bom thành trái ngon.
- Nội dung: Bài thơ thể hiện ước mơ tha thiết của các bạn nhỏ về một thế giới tốt đẹp hơn.
2. Kĩ năng: + Đọc đúng: phép lạ, lặn xuống, ruột, bi tròn
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nhịp theo đúng ý thơ.
+ Đọc toàn bài giọng vui tươi, hồn nhiên, thể hiện niềm vui, niềm khát khao của thiếu nhi mơ ước về một thế giới tươi đẹp.
3. Thái độ: Sống có ước mơ, hoài bão và nỗ lực theo đuổi thực hiện được những ước mơ đó.
II. Đồ dùng
1. Giáo viên: SGV, SGK, tranh SGK phóng to, băng giấy viết sẵn câu, đoạn thơ hướng dẫn luyện đọc.
2. Học sinh: SGK, vở ôli.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức (1 phút): Hát tập thể.
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút): Gọi 3 HS lên bảng đọc bài Ở vương quốc Tương Lai và trả lời các câu hỏi + Các bạn trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì? Các phát minh ấy thể hiện ước mơ gì của con người?
+ Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
3. Bài mới (32 phút):
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3.1. Giới thiệu bài
(2 phút)
- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS: Bức tranh vẽ gì?
- Đó là những hình ảnh đẹp gắn liền với ước mơ của trẻ thơ về một thế giới tươi đẹp. Các em hãy cùng nhau tìm hiểu bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ để xem đó là những ước mơ gì. GV ghi bài lên bảng.
- Ba bạn nhỏ đang đưa tay, hướng mặt lên cao đón lấy sắc cầu vồng, những hoa thơm, trái ngọt và xung quanh là những cánh chim bồ câu trắng đang bay lượn.
- HS lắng nghe, ghi bài.
3.2. Luyện đọc
(10 phút)
- Gọi 1 HS khá đọc mẫu.
- Bài này được chia thành mấy đoạn?
* Luyện đọc nối tiếp lần 1:
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn, nhận xét.
- Nhận xét HS đọc, ghi bảng các từ khó: phép lạ, lặn xuống, ruột, bi tròn
- Luyện đọc câu khó:
Chú ý ngắt nhịp đúng với nội dung từng dòng thơ:
Chớp mắt/ thành cây đầy quả.
Tha hồ/ hái chén ngọt lành
Hoá trái bom / thành trái ngon
- Nhận xét, sửa sai cho HS.
* Luyện đọc nối tiếp lần 2
Nhận xét, sửa lỗi.
* Luyện đọc theo nhóm đôi (3’)
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
- Hết thời gian luyện đọc theo nhóm, GV nhận xét hiệu quả làm việc của các nhóm, nhắc nhở, tuyên dương.
* Thi đọc giữa các nhóm.
- Mời 2 nhóm lên thi đọc.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét và tuyên dương HS đọc tốt.
- Gọi HS đọc lại toàn bài.
* GV hướng dẫn giọng đọc toàn bài và đọc mẫu: giọng vui tươi, hồn nhiên, thể hiện niềm vui, niềm khát khao của thiếu nhi mơ ước về một thế giới tươi đẹp.
- GV đọc mẫu.
- Lắng nghe
- 4 đoạn, mỗi khổ thơ là một đoạn, đoạn 4 gồm khổ 4,5.
- 4 HS nối tiếp đọc (HS thứ 4 đọc khổ 4, 5) của bài, nhận xét sau mỗi lượt.
- HS luyện đọc (cá nhân, nhóm, lớp).
- HS nêu cách ngắt nghỉ, nhấn giọng.
- 2 HS đọc, nhận xét.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS luyện đọc trong nhóm đôi.
- Các nhóm lên đọc.
- HS nhận xét
- 1HS đọc.
- Lắng nghe
- HS lắng nghe
3.3. Tìm hiểu bài
(12 phút)
- HS đọc lướt cả bài - TLCH 1, 2, 3 theo N2 (3 phút):
+ Câu thơ nào được lập lại nhiều lần trong bài?
+ Việc lặp lại câu thơ nói lên điều gì?
+ Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. những điều ước ấy là gì?
+ Em hiểu câu thơ: “Mãi mãi không còn mùa đông” nói gì?
+ Em hiểu điều ước “Hoá trái bom thành trái ngon” nghĩa là gì?
+ Em thích ước mơ nào của các bạn nhỏ, vì sao?
- 1 HS đọc cả bài, lớp đọc thầm ® Bài thơ nói lên điều gì?
- GV chốt ý, ghi bảng.
- HS đọc bài - thảo luận – báo cáo - nhận xét.
- Nếu chúng mình có phép lạ.
- Ước muốn tha thiết của các bạn nhỏ.
1. Ước cây mau lớn đề cho nhiều quả ngọt.
2. Ước trở thành người lớn đề làm nhiều việc có ích.
3.Ước không còn mùa đông giá rét.
4. Ước mơ không còn chiến tranh.
- Thời tiết luôn luôn thuận hoà, không lạnh giá, thiên tai đe doạ cuộc sống của con người.
+ Ước không còn chiến tranh để loài người luôn được sống trong hoà bình.
- HS phát biểu.
VD: Em thích ước mơ vừa gieo hạt chỉ trong chớp mắt đã thành cây ăn quả,ăn được nhiều quả ngon, thích cái gì là ăn được ngay.
Em thích ước mơ ngủ dây thành người lớn ngay để có thể chinh phục đại dương, vũ trụ
Nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.
- HS ghi vở, 2 HS đọc lại.
3.4. Luyện đọc diễn cảm (8 phút)
- Hỏi: Bài thơ này chúng ta cần đọc với giọng như thế nào?
- GV hướng dẫn lại để HS có giọng đọc phù hợp ở từng khổ thơ.
- Gọi HS đọc nối tiếp.
* Luyện đọc diễn cảm đoạn 3, 4, 5
- Yêu cầu HS đọc lướt đoạn và cho biết những từ ngữ nào cần nhấn giọng khi đọc?
- GV gạch chân các từ cần nhấn giọng, gạch chéo chỗ cần nghỉ hơi:
Nếu chúng mình có phép lạ
Hái triệu vì sao xuống cùng
Đúc thành ông mặt trời mới
Mãi mãi không còn mùa đông
Nếu chúng mình có phép lạ
Hoá trái bom / thành trái ngon
Trong ruột không còn thuốc nổ
Chỉ toàn kẹo với bi tròn.
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi.
- Quan sát, hướng dẫn HS luyện đọc.
- Thi đọc: Gọi đại diện các nhóm lên thi đọc diễn cảm đoạn thơ.
- Khuyến khích HS bình xét chọn ra bạn đọc hay, diễn cảm nhất.
- GV tổ chức cho HS nhẩm HTL đoạn thơ em yêu thích (khuyến khích HS thuộc cả bài thơ)
- HS, GV nhận xét, tuyên dương.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- 4 HS đọc nối tiếp toàn bài thơ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- 2 HS thi đọc trước lớp.
- HS bình xét.
- HS nhẩm thuộc lòng và đọc trước lớp.
4. Củng cố (2 phút): Em có nhận xét gì về mơ ước của các bạn nhỏ? Nếu em có phép lạ, em sẽ mơ ước điều gì?
5. Dặn dò (1 phút): Nhận xét tiết học; Về nhà luyện đọc chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
Khoa học (Tiết 15): BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu.
2. Kĩ năng: Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
3. Thái độ: Giáo dục cho HS biết ý thức khi bị bệnh
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, phiếu học tập, hình minh họa SGK.
2. Học sinh: SGK, vở, bút,
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức (1 phút): Hát
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút): + Hãy kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá? Hãy nêu lên cách đề phòng như thế nào?
3. Bài mới (32 phút):
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3.1.Giới thiệu bài
(2 phút)
Các em đã biết nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lay qua đường tiêu hóa. Còn những bệnh thông thường thì có dấu hiệu nào để nhận biết chúng và khi bị bệnh chúng ta cần phải làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu vài ngày hôm nay.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
- Lắng nghe.
- HS ghi đầu bài vào vở.
3.2. Các hoạt động
a. Kể chuyện theo tranh
(10 phút)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. - HS quan sát các hình trang 32 SGK: Lần lượt sắp xếp các hình có liên quan ở trang 32 SGK thành 3 câu chuyện như SGK yêu cầu và kể lại với các bạn trong nhóm.
- Đại diện nhóm lên kể một câu chuyện. Nhóm khác bổ sung.
+ Nhóm 1: Câu chuyện thứ nhất gồm tranh 1, 4, 8.
+ Nhóm 2: Câu chuyện gồm các tranh 6, 7, 9.
+ Nhóm 3: Câu chuyện gồm các tranh 2, 3, 5.
- Nhận xét.
- Có những chuyện gì xảy ra với Hùng? Vì sao?
- HS thảo luận nhóm.
- HS quan sát các hình trang 32 SGK: Lần lượt sắp xếp các hình có liên quan ở trang 32 SGK thành 3 câu chuyện như SGK yêu cầu và kể lại với các bạn trong nhóm.
- Đại diện nhóm lên kể một câu chuyện. Nhóm khác bổ sung.
+ Hùng đi học về, thấy có mấy khúc mía mẹ vừa mua để trên bàn. Cậu ta dùng răng để xước mía vì cậu thấy răng mình rất khỏe, không bị sâu
+ Hùng đang tập nặn ô tô bằng đất ở sân thì bác Nga đi chợ về. Bác cho Hùng quả ổi. Không ngần ngại cậu ta xin và ăn luôn.
+ Chiều mùa hè oi bức, Hùng vừ đá bóng xong liền đi bơi cho khỏe. Tối đến, cậu hắt hơi sổ mũi
- HS trả lời.
b. Dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh
(8 phút)
- GV yêu cầu HS đọc, TL nhóm 2 (2’) trả lời câu hỏi:
+ Kể tên một số bệnh em đã bị mắc?
+ Khi bị bệnh đó em cảm thấy thế nào?
+ Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường em phải làm gì? Tại sao?
- GV: Khi khỏe mạnh thì ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Khi có các dấu hiệu bị bệnh các em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết để người lớn
- HS TL, suy nghĩ trả lời câu hỏi: VD:
+ Em đã từng bị tiêu chảy.
+ Em thấy đau bụng dữ dội, buồn nôn, muốn đi ngoài liên tục, cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn bất cứ thứ gì.
+ Em phải báo ngay với bố mẹ hoặc thầy giáo, người lớn. Vì người lớn sẽ biết cách giúp em khỏi bệnh.
- Lắng nghe
c. Mẹ ơi, con bị ốm
(7 phút)
- GV chia nhóm thành 4 nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy ghi tình huống.
- Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ?
- Các tình huống đưa ra là:
+ Nhóm 1: Ở trường Nam bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần?
+ Nhóm 2: Đi học về, Hùng thấy trong người rất mệt và đau đầu, nuốt nước bọt thấy đau họng, ăn cơm không thấy ngon. Hùng định nói với mẹ nhưng mẹ mải chăm em nên không để ý. Nếu là Hùng, em sẽ làm gì ?
+ Nhóm 3: Sáng dậy Nga đánh răng, thấy chảy máu răng, hơi đau và hơi buốt.
+ Nhóm 4: Em đang chơi với em bé ở nhà. Bỗng em bé khóc lên, mồ hôi ra nhiều, người và chân tay nóng, bố mẹ đi làm chưa về.
- GV nhận xét tổng hợp ý kiến của các nhóm HS.
- GV khen ngợi nhóm làm tốt.
- HS thảo luận theo nhóm 4, đưa ra cách xử lí phù hợp.
- Gọi HS báo cáo.
+ VD: HS 1: Mẹ ơi, con bị ốm.
HS 2: Con thấy trong người thế nào?
HS 1: Con bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần, người mệt lắm.
HS 2: Con bị tiêu chảy rồi, để mẹ lấy thuốc cho con uống.
+ Mẹ ơi, con thấy mình bị mệt và đau đầu, nuốt nước bọt thấy đau họng, ăn cơm không thấy ngon. Em bị cảm hay sao ý mẹ ạ.
+ Mẹ ơi, con bị sâu răng rồi. Con chải răng thấy chảy máu răng, hơi đau và hơi buốt mẹ ạ.
+ Gọi điện cho bố mẹ và nói em bé bị sốt, mồ hôi ra nhiều, em không chịu chơi và hay khóc. Sang nhờ bác hàng xóm
4. Củng cố (3 phút): Khi người thân ốm em đã làm gì?
5. Dặn dò (2 phút): Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh.
- Dặn HS luôn có ý thức nói với người lớn khi có dấu hiệu bị bệnh.
Rút kinh nghiệm:
An toàn giao thông(Bài 6): AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện giao thông công cộng (GTCC) đỗ, đậu để đón khách lên, xuống tàu, xe, thuyền, đò
- HS biết cách lên xuống tàu, xe, thuyền một cách an toàn.
- HS biết quy định khi ngồi ô tô con, xe khách, trên tàu
2. Kĩ năng: - Có kĩ năng và các hành vi đúng khi đi trên các PTGTCC như: xếp hàng khi lên xuống, bám chặt tay vịn, thắt dây an toàn
3. Thái độ: - Có ý thức thực hiện đúng các quy định khi đi trên các PTGTCC để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người .
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, phiếu học tập, hình minh họa SGK.
2. Học sinh: SGK, vở, bút,
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức (1 phút): Hát
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút): - GV cho HS: + Kể tên các loại phương tiện GTĐT? (Các loại phương tiện GTĐT gồm thuyền, ca nô, tàu, vỏ, xuồng, ghe)
+ Kể tên các biển báo hiệu GTĐT? (Biển báo cấm đậu. Biển báo cấm phương tiện thô sơ đi lại. Biển báo cấm rẽ phải hoặc rẽ trái. Biển báo được phép đỗ. Biển báo phía trước có bến phà.)
3. Bài mới (32 phút):
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3.1.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học.
GV ghi đầu bài
- HS lắng nghe, ghi đầu bài vào vở.
3.2.Các hoạt động:
a, Giới thiệu nhà ga, bến tàu, bến xe.
(10 phút)
+ Trong lớp ta, những ai được bố mẹ cho đi chơi xa, được đi ô tô khách, tàu hoả hay tàu thuỷ?
+ Bố mẹ đã đưa em đến đâu để mua vé lên tàu hay lên ô tô?
+ Người ta gọi những nơi ấy là gì?
- Cho HS liên hệ kể tên các nhà ga, bến tàu, bến xe mà HS biết.
+ Ở những nơi đó có những có chỗ dành cho những người chờ đợi tàu xe, người ta gọi đó là gì ?
+ Chỗ bán vé cho người đi tàu gọi là gì?
* GVKL: Khi ở phòng chờ mọi người ngồi ở ghế, không nên đi lại lộn xộn, không làm ồn,nói to làm ảnh hưởng đến người khác.
- HS trả lời theo hiểu biết thực tế của mình.
+ Bến tàu, bến xe ô tô, nhà ga,
+ Người ta gọi những nơi ấy là nhà ga, bến tàu, bến xe
- HS liên hệ và kể.
+ Phòng chờ
+ Phòng bán vé.
- HS lắng nghe
b, Lên xuống tàu xe.
(8 phút)
- GV gọi HS đã được bố mẹ cho đi chơi xa, gợi ý để cho các em kể lại chi tiết cách lên xuống và ngồi trên các phương tiện GTCC.
- GV cho HS nêu cách lên xuống xe khi đi các phương tiện GTCC như: đi xe ô tô con, xe buýt, xe khách, tàu hoả, đi thuyền, ca nô
+ Khi lên xuống xe chúng ta phải làm như thế nào?
- HS kể theo nhóm 4 HS
+ Lên xuống xe ở phía tay phải
+ Chỉ lên xuống tàu, xe khi đã dừng hẳn.
+ Khi lên xuống phải theo thứ tự không chen lấn, xô đẩy.
c, Ngồi trên tàu xe.
(12 phút)
- GV gọi HS kể về việc ngồi trên tàu, trên xe,
- GV gợi ý:
+ Có ngồi trên ghế không?
+ Có được đi lại không?
+ Có được quan sát cảnh vật không?
+ Mọi người ngồi hay đứng?
- HS kể theo nhóm đôi.
+ Ngồi đúng số ghế theo quy định.
+ Không đi lại tự do trên tàu, xe.
+ Mọi người đều ngồi.
4.Củng cố:(4 phút) - Khi lên xuống xe chúng ta phải làm như thế nào?
(Lên xuống xe ở phía tay phải. Chỉ lên xuống tàu, xe khi đã dừng hẳn. Khi lên xuống phải theo thứ tự không chen lấn, xô đẩy.)
+ Tuân thủ theo sự hướng dẫn của bến xe, bến tàu, nhà ga có tác dụng gì? (Tuân thủ theo sự hướng dẫn của bến xe, bến tàu, nhà ga là đảm bảo trật tự công cộng, đảm bảo an toàn khi đi xe,...)
5.Dặn dò:(1 phút) - GV nhận xét. Về nhà thực hiện những điều đã học.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:27/10/2019
Ngày giảng: Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2019
Toán (Tiết 37): TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó bằng hai cách.
2. Kĩ năng: Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
3.Thái độ: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, SGV;
2. Học sinh: SGK, vở ghi;
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức (1 phút): Lớp hát một bài
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Đặt tính rồi tính
2535 + 634 + 6543 ; 743 + 9534 + 1356
3. Bài mới (33 phút):
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học.
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- GV ghi đầu bài
- HS lắng nghe, ghi đầu bài vào vở.
3.2. Hướng dẫn học sinh tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Giáo viên vẽ tóm tắt lên bảng.
+ Hai số này có bằng nhau không? Vì sao em biết?
Hướng dẫn học sinh cách giải :
+ Nếu bớt 10 ở số lớn thì tổng như thế nào? (GV vừa nói vừa lấy tấm bìa che bớt đoạn dư ở số lớn)
+ Khi tổng đã giảm đi 10 thì hai số này như thế nào? Và bằng số nào?
+ Vậy 70 – 10 = 60 là gì?
- GV ghi : Hai lần số bé: 70–10= 60
+ Hai lần số bé bằng 60, vậy muốn tìm một số bé thì ta làm như thế nào?
- GV ghi: Số bé là: 60 : 2 = 30
+ Có hai số, số bé và số lớn. Bây giờ ta đã tìm được số bé bằng 30, vậy muốn tìm số lớn ta làm như thế nào?
- GV ghi: Số lớn là: 30 + 10 = 40
Dựa vào cách giải thứ nhất ta có thể tìm số bé bằng cách nào?
Rút ra quy tắc:
Bước 1: số bé = (tổng – hiệu) : 2
Bước 2: số lớn = số bé + hiệu
(hoặc: tổng – số bé)
- Mời học sinh lên bảng ghi bài giải.
- Tương tự hướng dẫn học sinh cách giải thứ hai.
- Rút ra quy tắc:
Bước 1: số lớn = (tổng + hiệu) : 2
Bước 2: số bé = số lớn - hiệu
(hoặc:số bé = tổng – số lớn)
- Yêu cầu HS nhận xét bước 1 của 2 cách giải giống và khác nhau như thế nào?
- GV nhắc: Khi giải bài toán các em chỉ chọn 1 trong 2 cách để thể hiện .
- Học sinh đọc đề bài toán
+ Tổng của hai số là 70, hiệu của hai số là 10.
+ Tìm hai số đó.
- Học sinh theo dõi.
+ Hai số này không bằng nhau. Vì có hiệu bằng 10.
+ Tổng sẽ giảm: 70 – 10 = 60
+ Hai số này bằng nhau và bằng số bé.
+ Hai lần số bé.
+ HS: Số bé bằng: 60 : 2 = 30
+ HS nêu: Lấy số bé cộng với hiệu hoặc lấy tổng trừ đi số bé.
- HS nêu tự do theo suy nghĩ.
số bé = (tổng – hiệu) : 2
số lớn = số bé + hiệu
Cách 1 Cách 2
Hai lần số bé: Hai lần số lớn:
70–10= 60 70 + 10 = 80
Số bé là: Số lớn là:
60 : 2 = 30 80 : 2 = 40
Số lớn là: Số bé là:
30 + 10 = 40 40 - 10 =30
ĐS: số lớn:40 ĐS: số lớn:40
Số bé: 30 Số bé: 30
- Giống nhau: đều thực hiện phép tính với tổng và hiệu.
- Khác nhau: quy tắc 1: phép tính trừ( -), quy tắc 2: phép tính cộng (+)
3.3.Thực hành:
Bài 1:
- Cho Hs đọc yêu cầu bài tập. Bài tập cho biết gì?
- Bài tập yêu cầu tìm gì?
- Bài tập thuộc dạng toán nào? Vì sao em biết? Cho Hs giải bài toán vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng giải theo 2 cách.
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc phân tích đề:
Tuổi bố ?T
Tuổi con: ?T 38T
Bài giải
Tuổi của bố là:
(58 + 38) : 2 = 48 (tuổi)
Tuổi của con là:
48 - 38 = 10 (tuổi)
Đáp số: Bố : 48 tuổi
Con: 10 tuổi
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài vào vở
Bài 2:
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Tương tự bài tập 1 giáo viên cho học sinh làm theo cặp hoặc cá nhân
- Mời học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, ghi tóm tắt và giải vào vở nháp
- Học sinh làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài giải
Hai lần số HS trai:
28 +4 = 32( HS)
Số HS trai có là:
32: 2 = 16 (HS)
Số HS gái có là:
16 -4 = 12 (HS)
ĐS: trai 16 HS; gái 12 HS
Bài 3:
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Tương tự bài tập 1 giáo viên cho học sinh giải vào vở.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, vẽ tóm tắt và giải vào vở.
Bài giải
Số cây lớp 4A trồng được là:
(600 - 50) :2 = 275(cây)
Số cây lớp 4B trồng được là:
275 + 50 = 325(cây)
ĐS: 4A trồng 275 cây
4B trồng 325 cây.
Bài 4:
- Yêu cầu học sinh tính nhẩm.
- HS: Số lớn là 8, số bé là 0;
vì 8 + 0 = 8 – 0 = 8.
Hoặc hai lần số bé là: 8 – 8 = 0.
Vậy số bé là 0, số lớn là 8
4.Củng cố:( 4 phút)- Nêu quy tắc tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó?
5.Dặn dò:(1 phút) - Giáo viên nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
Rút kinh nghiệm:
Chính tả (Tiết 8): (Nghe - viết) TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nghe để viết đúng; phối hợp kĩ năng viết chữ đẹp và nhanh, đúng tốc độ. - Viết rõ ràng, có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch.
- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu r/d/gi dễ lẫn.
3. Thái độ: Sống có ước mơ, hoài bão và nỗ lực theo đuổi thực hiện được những ước mơ đó.
II. Đồ dùng
1. Giáo viên: SGV, SGK, Phiếu bài tập BT2, 3.
2. Học sinh: SGK, vở ôli, bút.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức (1 phút): Hát tập thể.
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút): 2 HS lên bảng viết, lớp viết ra nháp: Trung thực, chung thuỷ, trợ giúp, họp chợ, trốn tìm, nơi chốn. Nhận xét chữ viết của HS.
3. Bài mới (30 phút):
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3.1. Giới thiệu bài
(1 phút)
Giờ chính tả hôm nay các em sẽ nghe cô đọc và viết đúng chính tả một đoạn của bài Trung Thu độc lâp và làm các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu r/d/gi các em dễ đọc sai, viết sai. GV ghi bài.
- HS lắng nghe, ghi bài.
3.2. Hướng dẫn HS nghe - viết
(20 phút)
- Gọi HS đọc đoạn viết (từ Ngài mai, các em có quyền ... to lớn, vui tươi.)
- Cuộc sống anh chiến sĩ mơ ước đẹp như thế nào?
- Hiện thực đất nước ta hiện nay so với ước mơ của anh chiến sĩ ra sao?
- HS đọc thầm đoạn viết và tìm những tên riêng cần viết hoa, từ dễ viết sai trong đoạn viết.
- HS viết các từ khó.
- GV nhận xét, đánh giá, sửa sai cho học sinh.
- Yêu cầu HS đọc lại các từ vừa viết.
- GV lưu ý HS về cách trình bày đoạn văn.
- Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
- Đọc từng câu cho HS viết.
- Đọc lại toàn bài chính tả 1.
- Thu vở chữa bài, nhận xét.
- GV hướng dẫn thêm trước lớp các lỗi HS thường mắc phải, nhận xét chung.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi, đọc thầm theo.
- Anh mơ đến đất nước tươi đẹp với dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện. Ở giữa biển rộng, cờ đỏ, sao vàng phấp phới tung bay trên những con tàu lớn, những nhà máy chi chít, cao thẳm, những cánh đồng lúa bát ngát, những nông trường to lớn, vui tươi
- Đất nước ta nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn như xây dựng được nhiều nhà máy thuỷ điện lớn, nhiều khu công nghiệp lớn, nhiều khu đô thị hiện đại đất nước ta đã và đang ngày càng phát triển.
- HS nêu: Quyền mơ tưởng, mươi mười lăm năm, thác nước, phấp phới, bát ngát nông trường, to lớn,
- 1 HS viết bảng, cả lớp viết nháp, nhận xét: chính tả, cỡ chữ, mẫu chữ
- Nhận xét
- HS đọc đồng thanh.
- HS nhắc lại.
- HS viết bài vào vở.
- Soát lại bài.
- Thực hiện trao đổi vở sửa lỗi.
3.3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
(9 phút)
Bài 2
- Yêu cầu
File đính kèm:
- giao_an_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2019_2020_hoang_thi_my.docx