I. MỤC TIÊU:
- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ
- Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động.
- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
3 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tuần 19,Tiết 1, Bài: Kính trọng biết ơn người lao động - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Ngày soạn : 2 / 1/ 2016
Ngày dạy: 8/ 1/ 2016
ĐẠO ĐỨC
KÍNH TRỌNG BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ
- Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động.
- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: SGK, bảng phụ
HS: SGK
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Vì sao phải yêu lao động ?
- Nêu những biểu hiện của lòng yêu lao động ?
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2.Trải nghiệm-Khám phá:
* Truyện : Buổi học đầu tiên
- 1 HS đọc truyện trong SGK, cả lớp theo dõi
- GV nêu câu hỏi:
+ Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà giới thiệu về nghề nghiệp bố mẹ mình?
+ Nếu em là người bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
- HS thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo
- GV nhận xét, kết luận
GV kết luận: Cơm ăn áo mặc, sách vởđều là sản phẩm của người lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn.
- Cần phải kính trọng người lao động dù là những người lao động bình thường nhất.
3. Thực hành:
Bài 1:
- HS đọc to bài tập 1
- Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài tập
- Đại diện nhóm trình bày
+ Tại sao những người còn lại không phải là người lao động?
- GV nhận xét, kết luận
Kết luận: Những người lao động ở nhóm a, b, c,d, đ, e, g, h, i,k đều là những người lao động( trí óc hoặc chân tay)
Người ăn xin, những kẻ buôn bán ma tuý, buôn bán phụ nữ không phải là những người lao động vì họ không mang lại lợi ích , thậm chí còn có hại cho xã hội.
Bài 2:
- Bài tập 2 yêu cầu gì?
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Đại diện từng nhóm trình bày
- GV ghi bảng
- Lớp trao đổi nhận xét
Kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Bài 3:
GV nêu yêu cầu bài tập
- Bài tập 3 yêu cầu gì ?
- HS làm bài, trình bày trước lớp
- Yêu cầu HS trình bày
- GV kết luận: Các việc làm a, c. d.đ, e, g thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động
- Các việc b, h là thiếu kính trọng người lao động
* Đọc ghi nhớ- SGK
4. Ứng dụng:
- Nhận xét giờ học
- Về nhà chia sẻ với người thân phải biết kính trọng, biết ơn người lao động
- 2 HS lên bảng trả lời
- Lắng nghe
- 1 HS đọc
- Các bạn trong lớp cười khi thấy Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ: Làm nghề quét rác ® có vẻ coi thường nghề nghiệp đó.
- HS thảo luận theo nhóm và trả lời.
- Lắng nghe
- Theo em trong số những người lao động dưới đây, ai là người lao động, vì sao?
Những người lao động là:
a/ Nông dân.
b/ Bác sĩ.
c/ Người giúp việc.
d/ Lái xe ôm.
đ/ Giám đốc công ty.
e/ Nhà khoa học.
g/ Người đạp xích lô.
h/ Giáo viên.
i/ Kỹ sư tin học
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trình bày
- HS nêu
- HS nêu
Stt
Người lao động
ích lợi mang lại cho xã hội
1
2
3
4
Bác sĩ
Thợ xây
Thợ lái cần cẩu
Đấnh cá
-chữa bệnh cho mọi người
-xây dựng nhà cửa
-bốc dỡ hàng hoá,
-đem nguồn tp phục vụ c/sống
- Những hành động việc làm thể hiện sự kính trọng biết ơn người lao động
- HS trình bày
- HS lắng nghe
- HS đọc
- Lắng nghe, ghi nhận
KÍ DUYỆT TUẦN 19
File đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_4_tuan_19tiet_1_bai_kinh_trong_biet_on_n.doc