Giáo án dạy bồi dưỡng Ngữ Văn - Lớp 9 Trường THCS Quảng Ngọc

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1.Kiến thức: Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại - dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị để

 2. Kĩ năng: Đọc, tìm hiểu văn bản nhật dụng

 3. Thái độ : Kính yêu Bác Hồ, tự nguyện học tập và noi gương Bác .

 B. CHUẨN BỊ:

-GV:Ảnh Bác Hồ - Thiết kế bài dạy .

-HS : Sưu tầm tài liệu về Bác

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

* ổn định lớp

* Kiểm tra bài cũ

* Tổ chức dạy học bài mới

 -Giáo viên giới thiệu bài

 

doc210 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2616 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy bồi dưỡng Ngữ Văn - Lớp 9 Trường THCS Quảng Ngọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 3 tháng 9 năm 200 Tuần 1: Tiết1 + 2 : Văn : Phong cách Hồ Chí Minh Lê Anh Trà A. Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại - dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị để 2. Kĩ năng: Đọc, tìm hiểu văn bản nhật dụng 3. Thái độ : Kính yêu Bác Hồ, tự nguyện học tập và noi gương Bác . B. Chuẩn bị: -GV:ảnh Bác Hồ - Thiết kế bài dạy . -HS : Sưu tầm tài liệu về Bác C. Tổ chức các hoạt động: * ổn định lớp * Kiểm tra bài cũ * Tổ chức dạy học bài mới -Giáo viên giới thiệu bài Nội dung kiến thức Hoạt động của thầy và trò I. Đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm 1. Đọc, chú giải từ khó. +Từ khó: Bất giác: Một cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không định trước. - Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kỳ. 2. Tìm hiểu chung. a. Tác giả, tác phẩm b. Kiểu văn bản Văn bản nhật dụng c. Bố cục: - Từ đầu . . . Hiện đại: Quá trình hình thành và điều kỳ lạ PCHCM - Tiếp đến . . . Hạ tắm ao: Những vẻ đẹp cụ thể của PCHCM. - Còn lại: Bình luận khẳng định ý nghĩa PCHCM. II. Tìm hiểu chi tiết. 1 : Con đường hình thành PCHCM Vốn văn hoá sâu rộng, am hiểu nhiều về các dân tộc, nhân dân thế giới, văn hoá thế giới - So sánh, khái quát - Khẳng định giá trị của nhận định - Nhờ: thiên tài , dày công học tập rèn luyện không ngừng trong suốt cuộc đời hoạt động c/m đầy gian khổ - ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở người, đã trở thành nhân cách rất Việt Nam. -Lập luận xác đáng, chặt chẽ luận cứ chân thực, lối diễn đạt tinh tế tạo nên sức thuyết phục lớn (Hết tiết 1) 2. Vẻ đẹp PC HCM thể hiện trong phong cách sống và làm việc + Có ba luận cứ -Nơi ở: Nhà sàn, đồ đạc đơn sơ, trang phục: áo bà ba nâu , áo trấn thủ , đôi dép lốp, cái quạt mo . -Ăn : đạm bạc ,món ăn dân tộc ,cà ,cá kho ,dưa ghém ,cháo hoa + Bình luận và so sánh “ Chưa có vị nguyên thủ quốc gia... Nguyễn Bỉnh Khiêm…” 3: ý nghĩa PCHCM: Giống các vị danh nho: không tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, lập dị mà là cách di dưỡng tinh thần, một quan điểm thẩm mĩ về lẽ sống. - Khác các vị danh nho: đay là lối sống của một chiến sĩ lão thành, một vị chủ tịch nước, linh hồn dân tộc trong hai cuộc kháng chiến và XDCNXH. III: Tổng kết: - NT: Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tấm lòng ngơii ca - ND: Dó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc Và tinh hoa văn hoá nhân loại giữa thanh cao và giản dị +Hướng dẫn đọc: Chậm rãi bình tĩnh, khúc chiết, -GV và học sinh đọc. -GV nhận xét. -Cho HS giới thiệu về tác giả và kiểu văn bản - GV y/c thảo luận tìm bố cục -Nhận xét bố cục Hỏi: Đoạn văn đã khái quát hoá vốn tri thức văn hoá của Bác NTN? -Hãy nhận xét cách viết của tác giả, tác dụng? Do đâu mà người có vốn tri thức văn hoá ấy? Hãy tìm dẫn chứng trong bài viết để chứng tỏ điều đó Điều kì lạ trong phong cách HCM là gì ? (Học sinh thảo luận phát biểu) (HS thảo luận chứng minh) Hãy nhận xét cách lập luận, nêu dẫn chứng của tác giả? Tác dụng? -Giáo viên chốt: nét độc đáo kì lạ nhất trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà những phẩm chất khác nhau, thống nhất trong con người HCM -GV cho 1học sinh đọc PC HCM được tác giả kể và bình luận trên những mặt nào? -Học sinh làm việc độc lập Tác giả bình luận bằng cách nào? -GV liên hệ “Di chúc” Bác Hồ ý nghĩa cao đẹp của PCHCM là gì ? (HS đọc đoạn cuối) -Cho HS nhận xét về NT viết truyện của tác giả? -HS hoạt động nhóm IV: Luyện tập Học tập PCHCM em phải làm gì ? HS thảo luận - Cử đại diện trả lời: V. Giao BT về nhà Viết 1VB kể lại một mẩu chuyện về Bác Hồ mà em đã đọc hoặc nghe kể lại D: Đánh giá, Điều chỉnh Ngày / / 200 T iết 3: TV: Các phương châm hội thoại A: Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học ở lớp 8 Nắm được phương châm hội thoại ở lớp 9 2. Kỹ năng: Biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp xã hội 3 Thái độ : Thấy vai trò của các phương châm hội thoại trong đời sống. B: Chuẩn bị GV: Kế hoạch bài dạy - Hệ thống VD mẫu- Bảng phụ HS : Soạn bài C: Tổ chức các hoạt động dạy- học * Ôn định lớp * KT bài cũ * Tổ chức dạy bài mới - GV giới thiệu bài -GV cho HS đọc hai VD trong SGK Câu trả lời của Ba có làm cho An thoả mãn không? Vì sao? Muốn cho người đọc người nghe hiểu thì người nói cần chú ý điều gì? ( Người nói cần chú ý xem người nghe hỏi về cái gì? ở đâu? như thế nào?) -Giáo viên cho HS đọc ví dụ b, tr. 9 HS làm việc độc lập ? Câu hỏi và câu trả lời của hai người có gì trái với câu hỏi đáp bình thường không? Muốn hỏi đáp chuẩn mực không thừa không thiếu, cần chú ý điều gì? -GV chốt phần ghi nhớ: -GV cho HS đọc truyện -1 HS đọc, HS thảo luận nhóm Truyện cười phê phán thói xấu nào? Từ đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp? ( Phê phán thói xấu khoác lác nói những điều mà mình cũng không tin là có thật.) GV cho HS đọc ghi nhớ: I: Khái niệm phương châm về lượng - Không -Vì nó mơ hồ về nghĩa ( An muốn biết địa điểm bơi) + Thừa từ ngữ: “Cưới- từ khi tôi mặc cái áo mới này …” *Khi giao tiếp cần nhớ: Nói cho đúng, đủ, không thừa, không thiếu Ghi nhớ 1 II: Phương châm về chất: - Không nói những điều mình không tin là đúng, hoặc không có bằng chứng xác thực. Ghi nhớ III: Luyện tập: -GV hướng dẫn -HS lần lượt làm bài tập * BT Số 1:(Nhận diện) 1, Thừa cụm từ: “ muốn ở nhà” 2, Thừa cụm từ: “ Có hai cành” * BT Số 2:( Sáng tạo) 1, Nói có căn cứ chắc chắn là: Nói có sách mách có chứng 2,………Là nói dối. 3, ………Là nói mò. 4, ………Nói nhăng nói cuội. 5, ……… Nói trạng Vi phạm phương châm về chất * BT Số 3: - Thừa: “ Có nuôi được không?” Vi phạm phương châm về lượng IV. Giao Bài tập về nhà HS về làm bài tập 4 +5 - Học bài cũ, sọan bài mới V. Đánh giá, điều chỉnh Ngày / / 200 Tiết 4 : TLV : Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh A: Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh . 2. Kỹ năng: Rèn luyện một số kỹ năng về biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh 3. Thái độ: Thấy được những hạn chế của mình để sửa chữa B : Chuẩn bị : + GV - Kế hoạch bài giảng . - Hệ thống ví dụ mẫu . + HS : SGK, Vở sọan C : Tiến trình hoạt động dạy _học . * Ôn định lớp * KTBC: ôn lại kiến thức Văn bản thuyết minh là gì ? - Phương pháp thuyết minh- Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan , về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên , xã hội bằng phương pháp giới thiệu , trình bày , giải thích - Mục đích : cung cấp tri thức khách quan về sự vật hiện tượng , vấn đề… được chọn làm đối tượng thuyết minh - Phương pháp : Định nghĩa, nêu VD, dùng số liệu, phân loại, so sánh * Dạy bài mới GV giới thiệu bài - 3 HS đọc diễn cảm VB “ Hạ Long Đá và Nước -Văn bản thuyết minh vấn đề gì? Vấn đề đó có khó không ? Tại sao? Để cho sinh động , ngoài PPTM đã học , tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? ( HS tìm) -GV cho HS tìm các chi tiết thuyết minh Tóm lại : Các yếu tố nghệ thuật cố tác dụng gì ? HSđọc ghi nhớ : I. Một số biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh -VĐ : “Sự kì lạ của Hạ Long” HS thảo luận nhóm - Đây là vấn đề khó , vì : Đối tượng thuýêt minh rất trừu tượng và phải truyền được cảm xúc thích thú tới người đọc. - Nghệ thuật miêu tả,so sánh … + Miêu tả sinh động : “chính Nước làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động vô tri bỗng trở nên linh hoạt , có thể động đến vô tận, có tri giác , có tâm hồn”. + Tiếp theo là TM ( giải thích ) vai trò của nước “ Nước tạo nên sự di chuyển và di chuyển theo mọi cách .” + Tiếp theo là phân tích những nghịch lí trong thiên nhiên , sự sống của Đá và Nước , sự thay đổi của thiên nhiên …. + Cuối cùng là triết lý : “Trên thế gian này chẳng có gì là vô tri cả” +Trí tưởng tượng phong phú văn bản có sức thuyết phục cao *Ghi nhớ (SGK) III : Luyện tập : -3HS đọc VB “Ngọc hoàng xử tội Ruồi xanh ‘’ . HS thảo luận : -Bài văn có tính chất thuyết minh không? -Tính chất ấy được thể hiện ở điểm nào ? -Những PPTM nào đã được sử dụng ? -Bài thuyết minh có gì đặc biệt, tác giả sử dụng nghệ thuật nào ? -Nghệ thuật ? + Định hướng - Có TM :vì cung cấp tri thức khách quan về loài ruồi . - Chi tiết : “Còn là Ruồi xanh … Ruồi giấm ‘’ _ “Bên ngoài ruồi mang 600…19 tỉ con ruồi ‘’ _ “Một mắt chứa…trượt chân’’ +Phương pháp : giải thích nêu số liệu so sánh . Đặc biệt : - giống tường thuật một phiên toà (hình thức ) - Giống một cuộc tranh luận pháp lý (cấu trúc ) - Câu chuyện kể về Ruồi (nội dung ). - Kể chuyện ,miêu tả ,ẩn dụ . IV. giao bt về nhà học và làm bài tập D. ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH Ngày tháng năm 200 Tiết 5 : TLV : Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh A : Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức:Ôn tập ,củng cố hệ thống hoá các kiến thức về văn bản thuyết minh ,nâng cao thông qua các biện pháp nghệ thuật . 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về VBTM . 3. Thái độ: Sử dụng có hiệu quả các BPNT trong VB thuyết minh B : Chuẩn bị : +GV- Thiết kế bài dạy . + HS chuẩn bị làm đề ở nhà . C : Tiến trình hoạt động dạy học : *Ôn định lớp * Kiểm tra bài cũ * Dạy bài mới : Giới thiệu bài +GV cho HS nhắc lại -Yêu cầu về nội dung ? -Yêu cầu về hình thức ? +HS hoạt động theo 3 nhóm -Phần mở bài cần nêu gì ? I :Yêu cầu của VBTM : _Nội dung : Nêu dược công dụng cấu tạo ,chủng loại , lich sử của các đồ dùng ( ở các đề đã cho) _ Hình thức Biết vận dụng một số biện pháp NT để giúp cho VBTM sinh động hấp dẫn II : Lập dàn ý : Thuyết minh về cái nón : 1 : Mở bài : Giới thiệu chung cái nón -Thân bài cần thuyết minh gì? -Phần kết bài cần nêu những gì ? 2 : Thân bài : a, Lịch sử chiếc nón . b, Cấu tạo chiếc nón . c , Quy trình làm chiếc nón . d, Giá trị kinh tế, văn hoá, của chiếc nón . 3 : Kết bài : Cảm nghĩ chung về chiếc nóntrong đời sống hiện nay. III : Hướng dẫn viết phần mở bài * Ví dụ 1 : Là người Việt Nam, ai mà chẳng biết chiếc nón trắng quen thuộc, phải không các bạn ? Mẹ ta đội chiếc nón trắng ra đồng nhổ mạ, cấy lúa, chở thóc ….Chị ta đội chiếc nón trắng đi chơi, chèo đò. Em ta đội chiếc nón trắng đi học. Các chị văn công duyên dáng trong áo dài thướt tha với điệu múa nón …Chiếc nón trăng là thế, gần gũi, thân thiết biết chừng nào . Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi mình : Chiếc nón trắng có tự khi nào ? Nó được làm như thế nào ? Có giá trị gì về kinh tế, văn hoá nghệ thuật ? * Ví dụ 2 : Chiếc nón trắng Việt Nam không chỉ được dùng để che mưa, che nắng. Mà dường như nó còn là một phần không thể thiếu đã góp phần làm nên vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam . Chiếc nón trắng dường như đã đi vào câu ca dao : “Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu . Vì sao chiếc nón trắng lại được người Việt Nam nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng yêu quý và trân trọng như vậy? Xin mời các bạn hãy cùng tôi thử tìm hiểu lịch sử, cấu tạo và công dụng của chiếc nón IV.Giao BT về nhà: Viết hoàn chỉnh BT trên d. Đánh giá, điều chỉnh ---------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày / /200 Tuần 2 : Tiết 6+7: Văn : Đấu tranh cho một thế giới hoà bình Gác-xi-a Mác-két. A: Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức: HS hiểu vấn đề :Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại là :Ngăn chặn nguy cơ đó ,là đấu tranh cho một thế giới hoà bình . Nét đặc sắc về nghệ thuật của VBNL chính trị xã hội với lý lẽ rõ ràng, toàn diện ,đầy sức thuyết phục . 1. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc ,tìm hiểu ,phân tích luận đIểm ,luận cứ trong văn nghị luận chính trị xã hội . 3. Thái độ: Thấy nguy cơ CT ,tích cực đấu tranh chống CT B : Chuẩn bị : GV - Thiết kế bài dạy . - Bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm kiểm tra bài cũ : HS : Sưu tầm tài liệu về chiến tranh C : Tiến trình hoạt động dạy và học : * Ôn định *Bài cũ ( Trắc nghiệm ) . Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là gì ? A : Truyền thống văn hoá dân tộc . B : Tinh hoa nhân loại . C : Vĩ đại và giản dị . D : Kết hợp hài hoà những vẻ đẹp đó . * Dạy bài mới GV chuyển sang bài mới . + GV HD đọc : rõ ràng , dứt khoát , đanh thép . - - Từ đầu …. Đẹp hơn : Nguy cơ chiến tranh hạt nhân …. - Tiếp …… Của nó : Chứng lý cho sự nguy hiểm chiến tranh hạt nhân và sự phi lý của nó . - Còn lại: Nhiệm vụ của chúng ta và đề nghị khiêm tốn của tác giả Luận điểm chủ chốt của VB là gì ? - Học sinh độc lập phát biểu Để làm sáng tỏ luận điểm chính tác giả đã đưa ra mấy luận điểm nhỏ? Hãy nhận xét cách trình bày luận điểm? (Hết tiết 6) GV cho HS đọc đoạn 1 -Tác giả đã nêu mở đầu bằng cách nào? Hãy nhận xét? Những con số cụ thể, thời điểm nêu ra có tác dụng gì? Để gây ấn tượng mạnh, tác giả còn so sánh như thế nào? GV bình thêm -GV cho HS đọc. -GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh. I. Đọc- tìm hiểu chung vb 1. Đọc, chú thích 2. Kiểu văn bản -Nhật dụng _nghị luận chinh trị XH 3. Bố cục II. Tìm hiểu chi tiết -Luận điểm chính : Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. - 3 luận điểm - Nhân loại đứng trước hiểm hoạ hạt nhân - Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân vô cùng tốn kém - Lời kêu gọi chống nguy cơ hạt nhân và Đ/T cho một thế giới hoà bình. - Các luận cứ rất mạch lạc, chặt chẽ sâu sắc. Đó chính là bộ xương vững chắc cho VB , tạo nên sức thuyết phục cao cho lập luận 1/ Hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân - Mở đầu bằng câu hỏi và tự trả lời bằng một thời đIểm cụ thể, con số cụ thể , tính toán cụ thể. - Con số: 50.000 đầu đạn hạt nhân và 4 tấn thuốc nổ / người 12 lần biến mất với tất cả mọi sự sống +Tất cả hàng tinh +4hành tinh nữa, phá huỷ thế cân bằng của mặt trời. Chứng minh cho người đọc thấy rõ và gây ấn tượng mạnh về nguy cơ khủng khiếp của việc tàng trữ vũ khí hạt nhân trên thế giới. (1986) - So sánh: Điển tích cổ Phương Tây, Thần thoại Hy Lạp. Thanh gươm Đa Mô Đét và dịch hạch. 2/ Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân và hậu quả của nó. Bảng so sánh Các lĩnh vực đời sống xã hội. Chi phí. 100 tỉ USD để giải quyết những vấn đề cấp bách, cứu trợ Ytế,giáo dục cho 500triệu trẻ emngheof trên thế giới Gần bằng chi phí cho100 máy bay ném bom, và 700 tên lửa (chứa đầu đạn hạt nhân) Y tế: Phòng bệnh 14 năm, phòng bệnh sốt rét cho 1 tỉ và cứu 14 triệu trẻ em Châu Phi. Bằng giá 10 tàu bay Ni_mít mang vũ khí hạt nhân. Thực phẩm: Năm1985 có 578 triệu người thiếu dinh dưỡng. Gần bằng kinh phisanr xuất 149 tên lửa MX. Tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo trong 4 năm Bằng tiền 27 tên lửa MX. Xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới. Bằng tiền đóng 2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân. Giáo viên cho học sinh rút ra nhận xét Qua bảng so sánh trên, có thể rút ra kết luận gì ? Hãy nhận xét cách đưa dẫn chứng của tác giả? GV cho HS đọc. Sau khi đọc xong đoạn văn em rút ra luận cứ gì? Hãy chỉ ra sự so sánh của tác giả? (HS tự tìm) -1HS đọc đoạn cuối. Thái độ của tác giả khi cảnh báo hiểm hoạ như thế nào? Mác – Két có sáng kiến gì? Hãy nhận xét cách nói của tác giả? -HS thảo luận nhóm - cử đại diện trả lời Nội dung cơ bản của văn bản đề cập tới điều gì ? Hãy chỉ ra nghệ thuật tiêu biểu của bài viết ? sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là một việc làm điên rồ, vô nhân đạo, nó tước đi khả năng sống của con người. - Dẫn chứng: toàn diện đáng tin cậy và rất cụ thể. HS đọc : “ không những … của nó” . - Luận cứ : lý trí của tự nhiên là qui luật của tự nhiên , logic tất yếu của tự nhiên. 3. Nhiệm vụ của chúng ta và lời kêu gọi. + Thái độ : kêu gọi mọi người đoàn kết, đấu tranh vì thế giới hoà bình, ngăn chặn cuộc chạy đua chiến tranh vũ trang hạt nhân . + Sáng kiến : lập ngân hàng trí nhớ để có thể tồn tại được sau cuộc chiến tranh hạt nhân . + Cách nói : đăc sắc, độc đáo , lên án những kẻ hiếu chiến đang gây ra cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân đe doạ cuộc sống con người. III . Tổng kết : Ghi nhớ.(SGK) GV chốt lại vấn đề: Có thể nói VB : “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”. Thể hiện trí tuệ và tâm hồn của Mác – Két . Ông đã sáng suốt và tỉnh táo cho nhân loại thấy rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ đáng sợ, là “ một dịch hạch hạt nhân”. Tâm hồn ông khát khao cháy bỏng niềm yêu hoà bình. IV.Luyện tập - Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong VB “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”. V. bài tập về nhà- Soạn bài 3: - Hoàn chỉnh BT luyện tập D. Đánh giá, điều chỉnh Ngày tháng năm 200 Tiết 8: TV: Các phương châm hội thoại. A: Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức:HS nắm được hệ thống các phươmg châm hội thoại qua hai bài đẵ học. 2. Kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp xã hội. 3. Thái độ: Tự giác sử dụng các phương châm hội thopại trong G.tiếp B: Chuẩn bị: -GV:Thiết kế bài dạy. Ngữ liệu mẫu. -HS : Sọan bài C: Tiến trình hoạt động dạy – học . * Ôn định lớp * KT Bài cũ: HS nhắc lại khái niệm phương châm hội thoại về lượng và chất, lấy được ví dụ . * Dạy bài mới -Giới thiệu bài -GV yêu cầu HS giải nghĩa thành ngữ? Thành ngữ dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào ? - HS làm việc độc lập. -Hậu quả ? -Bài học rút ra từ hậu quả của tình huống trên . GV cho học sinh đọc ghi nhớ HS làm bài tập 1 - GV cho HS làm việc độc lập tìm hiểu ý nghĩa hai thành ngữ “Dây cà ra dây muống”và “lúng búng như ngậm hột thị” để chỉ cách nói như thế nào ? -Hậu quả của những cách nói đó Từ đó em rút ra bài học gì GV đưa câu : “ Tôi đồng ý .. ấy” có thể hiểu theo mấy cách -HS thảo luận trả lời Em có thể diễn đạt lại không ? GV cho học sinh đọc ghi nhớ - GV cho học sinh đọc truyện ngắn Tại sao cả ông lão lẫn cậu bé đều thấy mình đã nhận được ở người kia một cái gì ? Có thể rút ra bài học gì từ câu ctruyện kia GV cho HS đọc ghi nhớ I: Phương châm quan hệ. + Tình huống : mỗi người nói một đề tài khác nhau. +Người nói người nghe không hiểu nhau. + Phải nói đúng đề tài trong hội thoại . */ Ghi nhớ : Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp , tránh nói lạc đề II/ Phương châm cách thức - Dây cà dây muống : nói dài dòng rườm rà - Lúng búng … hột thị : Nói ấp úng không rành mạch, rõ ràng Hậu quả : Người nghe không hiểu hoặc hiểu sai vấn đề, người nghe bị ức chế, không có thiện cảm với người nói Bài học :nói phải ngắn gọn rõ ràng mạch lạc . Tạo được mối quan hệ tốt đẹp cho người nghe + Có hai cách hiểu C1: tôi đồng ý với cách nhận định của ông ấy C2: tôi đồng ý với những truyện ngắn của ông ấy */ Diễn đạt : tôi đồng ý với nhận định của ông ấy về truyện ngắn Ghi nhớ : III/ Phương châm lịch sự - Vì cả hai đều cảm nhận được sự chân thành và tôn trọng nhau - Bài học : Khi giao tiếp cần tôn trọng người đối thoại , không phân biệt sang hèn , giàu nghèo * Ghi nhớ IV.Luyện tập : * Số 1 : Phân tích : 1.1: Các câu trên khuyên chúng ta : Suy nghĩ lựa chọn ngôn ngữ khi giao tiếp Có thái độ tôn trọng , lịch sự với người đối thoại . 1.2 : HS tự tìm những câu tương tự * Số 2 : Phép tu từ có liên quan đến phương châm lịch sự là : Nói giảm nói tránh * Số 3 : HS tự hoàn thiện câu V. BT về nhà Bài tập còn lại d. đánh giá, điều chỉnh Ngày tháng năm 200 Tiết 9 : TLV Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh A/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về VB thuyết minh và VB miêu tả 2. Kỹ năng:Sử dụng có hiệu quả các yếu tố miêu tả trong VB thuýêt minh 3. Thái độ : Nâng cao năng lực viết văn của mình B/ Chuẩn bị : -GV: Kế hoạch bài dạy -HS: SGK, STK C/ Tổ chức hoạt động dạy học *Ôn định lớp *KTBC : KT Vở ghi *Day bài mới : Giới thiệu bài GV cho 3HS đọc VB “ cây chuối Nhan đề của VB có ý nghĩa gì Xác định những câu văn thuyết minh về cây chuối ? ( HS tự tìm ) -HS thảo luận- cử đại diện trả lời Xác minh những câu văn miêu tả cây chuối ? GV cho HS liên kết những câu văn thuyết minh riêng với nhau. GV cho HS so sánh hai đoạn văn. Như vậy sử dụng yếu tố miêu tả có tác dụng gì trong VBTM ? ( HS làm việc theo nhóm ). Theo yêu cầu của VBTM , ta có thể thêm những ý gì ? I/ Xác định các yếu tố miêu tả trong VB thuyết minh và tác dụng của MT trongbản thuyết minh - Nhan đề : Nhấn mạnh vai trò của cây chuối với đời sống vật chất và tinh thần của người VN . Và thái độ đúng của con người - Thuyết minh : - Miêu tả :+ Đi khắp VN, đâu đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng ,toả ra vòm lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng . + Chuối xanh có vị chát , để sống cắt lát ăn cặp với thịt lợn luộc chấm tôm chua khiến miếng thịt ngon gấp bội phần, nó cũng là món ăn cặp rất tuyệt vời với các món ăn tái hay gỏi . - Điểm chung : Cả hai đoạn đều nói về cây chuối . - Điểm khác : Đoạn1: Chỉ đơn thuần có thuyết minh Đoạn 2 : Có xen yếu tố miêu tả * Kết kuận : Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật , gây ấn tượng . a - Thêm ý : - Thuyết minh : + Phân loại chuối ? + Lá chuối ? + Nõn chuối ? + Hoa chuối ? + Gốc và rễ chuối ? b - Miêu tả : + Thân tròn mát rượi, mọng nước … + Tàu lá xanh rờn, bay xào xạc trong gió , vẫy óng ả dưới ánh trăng… c; Công dụng : ( HS tự làm ) II/ Luyện tập : *Số 1 : GV hướng dẫn HS hoàn thiện bài tập . *Số2 : HS chỉ ra yếu tố miêu tả . Tách … nó có hai tai. Chén của ta không có tai . Khi mời ai mà uống rất nóng . *Số 3 : Xác định câu văn miêu tả trong VB : “Trò chơi ngày xuân” HS làm vào vở III. BT về nhà-HS chuẩn bị tiết luyện tập ở nhà D. Đánh giá, điều chỉnh Ngày tháng năm200 Tiết10: TLV: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh A/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Tiếp tục ôn tập củng cố về VBTM, có nâng cao kết hợp với miêu tả. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về VBTM. 3. Thái độ : Nâng cao khả năng dùng y/ tố miêu tả trong TM B/ Chuẩn bị: - GV:Thiết kế bài dạy. -HS chuẩn bị đề “Con trâu ở làng quê Việt Nam”. C/ Tiến trình hoạt động – dạy học. *Ôn định lớp * KTBC : Kiểm tra chuẩn bị của HS * Dạy bài mới : - Giới thiệu bài GV cho HS giải thích nhan đề. (HS làm việc độc lập.) - Với đề bài này ta cần trình bày những gì?(HS làm việc theo nhóm) -HS làm việc độc lập Phạm vi của đề bài như thế nào? Vấn đề cần trình bày ở đây là gì ? Với vấn đề này cần trình bày những ý gì? Có thể sử dụng ý nào trong VBTM khoa học ? I: Tìm hiểu đề: - Nhấn mạnh đặc điểm của con trâu và vai trò của nó . II/ Lập dàn ý : - Giới thiệu con trâu ở làng quê Việt Nam . - Vai trò và vị trí của con trâu trong đời sống của người nông dân Việt Nam. - Các ý : + Con trâu là sức kéo chủ yếu . + Con trâu là tài sản lớn nhất . + Con trâu trong lễ hội đình đám . + Con trâu với việc cung cấp thực phẩm và chế biến đồ mỹ nghệ . + Con trâu với tuổi thơ . - Có thể sử dụng tri thức nói về sức kéo của con trâu . III/ Luyện tập : -GV hướng dẫn luyện tập: cho học sinh viết đoạn văn thuyết minh kết hợp với miêu tả. -HS viết 10’ -HS trình bày– HS khác nhận xét -GV kết luận GV đọc đoạn văn mẫu : Bao đời nay, hình ảnh con trâu kéo cày lầm lũi trên những cánh đồng là hình ảnh rất quen thuộc, rất gần gũi với người nông dân Việt Nam. Vì thế đôi khi trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân Việt Nam. “Trâu ơi ta bảo trâu này ………………………… Ta đây trâu đấy ai mà quản công.” Chiều chiều khi ngày lao động đã tạm dừng , con trâu được tháo cày, đủng đỉnh đi trên cánh đồng làng miệng luôn nhai trầu bỏm bẻm . Khi ấy , dáng đi khoan thai chậm rãi của con trâu khiến cho người ta có cảm giác không khí làng quê Việt Nam sao mà thanh bình thân quen qua đỗi! … IV. BT về nhà: HS chuẩn bị cho bài viết số 1: Thuyết minh. d. đánh giá, điều chỉnh Ngày soạn / / 200 Tuần 3: Tiết 11 +12: Văn: Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: HS thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em . Sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế với vấn đề này . 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc tìm hiểu và phân tích VBND nghị luận chính trị xã hội . 3. Thái độ: Tích cực đấu tranh nhằm bảo vệ và phát triển trẻ em -Thấy được ý nghĩa sâu sa của vấn đề nuôi dưỡng, dạy dỗ, chăm sóc trẻ em là môt sự nghiệp vô cùng to lớn đối với mỗi nước mỗi dân tộc. Chuẩn bị - GV: Ch

File đính kèm:

  • docGiao AN qua day du chi tiet.doc