Giáo án dạy hè Ngữ văn 7 - Trường THCS Lao Bảo - Tiết 3: Ôn tâp tiếng Việt lớp 6

A.MỤC TIÊU: Giúp hs

-Ôn tập có hệ thống những kiến thức đã học về Tiếng Việt.

-Rèn kĩ năng nhận diện các hiện tượng ngôn ngữ học,từ câu phép tu từ.Biết phân tích và nhận diện các hiện tượng đó.

-Giáo dục hs ý thức trong việc học bài tổng hợp.

B.CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài.

2.Học sinh: Ôn bài cũ, soạn bài mới.

C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

I. Ôn định tổ chức: Nắm sĩ số

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy hè Ngữ văn 7 - Trường THCS Lao Bảo - Tiết 3: Ôn tâp tiếng Việt lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/6/09 Ngày dạy :17/6/09 Tiết 3: ÔN TÂP TIẾNG VIỆT LỚP 6 A.MỤC TIÊU: Giúp hs -Ôn tập có hệ thống những kiến thức đã học về Tiếng Việt. -Rèn kĩ năng nhận diện các hiện tượng ngôn ngữ học,từ câu phép tu từ.Biết phân tích và nhận diện các hiện tượng đó. -Giáo dục hs ý thức trong việc học bài tổng hợp. B.CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài. 2.Học sinh: Ôn bài cũ, soạn bài mới. C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP I. Ôn định tổ chức: Nắm sĩ số II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra lồng trong bài ôn. III.Bài mới: Hoạt động của gv và hs Hoạt động 1 -Nêu các từ loại đã học? Nhắc lại khái niệm về các từ loại? Hoạt động 2 -Kể tên các phép tư từ đã học,nhắc lại khái niệm. Hoạt động 3 -Kể tên các kiểu câu đã học, nhắc lại khái niệm. Hoạt động 4 -Kể tên các dấu câu đã học, nêu công dụng. Nội dung bài giảng I.Các từ loại đã học. -DT :chỉ người, vật, hiện tượng... -ĐT: chỉ hành động, trạng thái của sự vật. -TT:chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. -ST:chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật. -LT:chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. -CT:chỉ trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc trong thời gian. -PT:Chuyên đi kèm ĐT,TT để bổ sung ý nghĩa cho ĐT,TT. II.Các phép tư từ đã học. *So sánh:đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng... +Có hai loại so sánh: So sánh ngang bằng :như, giống như . So sánh không ngang bằng:hơn, thua.. *Nhân hoá:gọi hoặc tả con người, đồ vật, con vật bằng những từ vốn để gọi hoặc tả con người... +Có ba kiểu nhân hoá: -Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. -Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. -Trò chuyện xưng hô với vật như với người. *Ẩn dụ:gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng... +Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp. -Ẩn dụ hình thức,cách thức, phẩm chất, chuyển đổi cảm giác. *Hoán dụ:gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi... +Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp. -Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. -Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. -Lấy vật chứa đựng đẻ gọi vật bị chứa đựng. -Lấy một bộ phận để gọi toàn thể. III.Các kiểu cấu tạo câu . *Câu trần thuật đơn :có một cụm C-V -Câu trần thuật đơn có từ là:VN do là+DT(Cụm dt)hoặc ĐT(cụmđt) TT(cum tt)tạo thành. -Có câu định nghĩa,câu miêu tả,câu giới thiệu,câu đánh giá. -Câu trần thuật đơn không có từ là:VN do ĐT hoặc cụm ĐT,TThoặc cụm TT tạo thành. -Có câu miêu tả và câu tồn tại. *Câu trần thuật ghép:có hai cụm C-V. IV.Các dấu câu đã học -Dấu chấm đặt cuối câu trần thuật. -Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn. -Dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến,cảm thán. -Dấu phẩy tách thành phần phụ với CN,VN,tách giữa các từ có cùng chức vụ trong câu,giữa một từ với bộ phận chú thích của nó,giữa các vế của một câu ghép. IV.Củng cố.dặn dò: *Củng cố:-So sánh ẩn dụ và hoán dụ? *Dặn dò: -Học những nội dung đã ôn.

File đính kèm:

  • doct3.doc