Buổi chiều:
TIẾT 1: TOÁN
§54: 52 – 28
I. Mục tiêu
Giúp học sinh :
Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng 52- 28.
Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ dạng 52- 28.
Học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
Que tính.
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy lớp 2 tuần thứ 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 21 tháng 11 năm 2013
Buổi chiều:
TIẾT 1: TOÁN
§54: 52 – 28
I. Mục tiêu
Giúp học sinh :
Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng 52- 28.
Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ dạng 52- 28.
Học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
Que tính.
III. Các hoạt động dạy học:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
1.Ổn định lớp:
5’
2. Kiểm tra:
- Gọi 2 HS lên bảng
- Đặt tính và tính:
42 – 7 52 – 6
28’
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài
b. Phép trừ 52- 28
* Bài toán: Có 52 que tính, bớt đi 28 que tính . Còn lại bao nhiêu que tính?
- Muốn biết còn bao nhiêu que ta làm thế nào?
- 52 que tính bớt đi 28 que còn lại bao nhiêu que?
- Yêu cầu HS lên bảng đặt tính rồi thực hiện.
- Gọi HS nhắc lại cách trừ.lại bớt đi e tính rồi nêu kết quả.__________________________________________________________________________________
- HS nhắc lại bài toán và phân tích bài toán.
- Thực hiện phép trừ: 52- 28.
- HS thao tác trên que tính rồi nêu kết quả.
- 52 que tính bớt 28 que còn 24 que.
52
-
28
24
* Viết 52 rồi viết 28 xuống d dưới 52, viết dấu trừ rồi kẻ v vạch ngang.
* 2 không trừ được 8, lấy 1 12 – 8 = 4, viết 4, nhớ 1. 2
thêm 1 là 3. 5 - 3 = 2, viết 2.
c. Thực hành:
Bài 1: Yêu cầu gì?
Yêu cầu học sinh tự làm bài (dòng 1).
Đổi vở để kiểm tra kết quả.
Yêu câu HS báo cáo kết quả.
Bài 2: Yêu cầu gì?
Yêu cầu học sinh làm bài, 2 học sinh lên bảng.
Yêu cầu nêu cách đặt tính và thực hiện.
Nhận xét, cho điểm học sinh.
Bài 3: Yêu cầu gì?
Đề toán cho biết gi?
Hỏi gì?
Bài toán thuộc loại toán gỉ?
Yêu cầu học sinh tự làm bài.
1 học sinh lên bảng.
Nhận xét, chữa bài.
72
-
28
44
* Tính
62
-
19
43
92
-
23
69
32
-
16
16
82
-
37
45
* Đặt tính rồi tính hiệu , biết số bị trừ và số trừ lần lượt là::
82
-
38
44
72
-
27
45
a/ 72 và 27 b/ 82 và 38
* Tóm tắt:
Đội 2 : 92 cây
Đội 1 ít hơn đội 2 : 38 cây
Đội 1 : .... cây ?
* Bài toán về ít hơn.
Giải
Đội 1 trồng được số cây là:
92- 38 = 54 ( cây )
Đáp số : 54 cây.
3’
4. Củng cố, dặn dò:
Tổng kết bài.
Chuẩn bị bài sau: luyện tập.
TIẾT 2: CHÍNH TẢ (tập chép)
§21: BÀ CHÁU
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Chép lại chính xác trình bày đúng đoạn trích trong bài Bà cháu.
Làm đúng các bài tập 2, 3, 4a/ b (phân biệt g/gh, s/x).
Học sinh có ý thức rèn chữ , giữ vở.
II. Đồ dùng:
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
1.Ổn định lớp:
5’
2. Kiểm tra:
Đọc: vườn rau, cao lớn.
Nhận xét, cho điểm.
Học sinh viết bảng con.
28’
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
b.Hướng dẫn viết chính tả:
(Treo bảng phụ)
Đọc đoạn chép:
Tìm lời nói của hai anh em trong bài chính tả?
Lời nói ấy được viết với dấu câu nào?
Đọc các tiếng khó: màu nhiệm, ruộng vườn, móm mém..
Theo dõi, chỉnh sửa.
Hướng dẫn học sinh cách trình bày.
Theo dõi, uốn nắn học sinh.
Chấm, chữa bài.
1 học sinh đọc lại.
+ Chúng cháu chỉ cần bà sống lại.
+ Đặt trong dấu ngoặc kép, viết sau dấu hai chấm.
+ Học sinh viết bảng con.
Học sinh chép bài vào vở.
Bài tập:
Bài 2: Yêu cầu gì?
Nhận xét, chữa bài.
(g: gu, gư, go, gô, gơ,ga/ gh: ghi, ghé, ghế).
Bài 3: Yêu cầu gì?
+ KL: a) gh + i, e, ê
b) g + các nguyên âm còn lại.
Bài 4: Yêu cầu gì?
Phát bảng nhóm.
Chữa bài.
a/ nước sôi, ăn xôi, cây xoan, siêng năng.
b/ vươn vai, vương vãi, bay lượn, số lượng.
Đọc yêu cầu và nội dung của bài.
2 học sinh lên bảng, học sinh làm vào vở.
Gọi học sinh nhận xét
Đọc yêu cầu bài.
+ HS tự làm bài.
+ Nêu kết quả.
Đọc yêu cầu bài.
Học sinh làm bài (theo nhóm).
Đại diện nhóm nêu kết quả.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3’
4.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Luyện viết các chữ viết sai, mỗi chữ 3 dòng.
TIẾT 3: TỰ CHỌN
LUYỆN VIẾT CHỮ HOA J
I. Mục tiêu
Rèn kĩ năng viết chữ:
- Biết viết chữ I hoa theo cỡ nhỏ và vừa.
- Biết viết ứng dụng cụm từ “Ích nước lợi dân; Im hơi lặng tiếng” cỡ nhỏ; chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Mẫu chữ hoa I (như SGK) HS: Vở giúp em luyện viết
III. Các hoạt động dạy học:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
1.Ổn định lớp:
Hát
2’
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- HS để đồ dùng cho tiết học lên bàn.
30’
3 Bài mới:
* GTB: Nêu mục tiêu của bài học
* Hoạt động 1: HD viết chữ hoa I
- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Gắn mẫu chữ I
- GV viết mẫu kết hợp HD cách viết.
HS nêu nhận xét.
HS khác bổ sung.
- GV nhận xét, uốn nắn.
- HS viết bảng con.
* Hoạt động 2: HD viết câu ứng dụng.
- GV viết cụm từ ứng dụng
- Giải nghĩa
Ích nước lợi dân;
Im hơi lặng tiếng.
- HS đọc và nêu các độ cao của từng con chữ
HS tập viết bảng con: Hiền; Học
* Hoạt động 3: HD viết vở.
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết .
- GV theo dõi, giúpđỡ HS yếu.
- Chấm, nhận xét bài..
- HS viết bài.
3’
4.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học. Nhắc nhở HS chuẩn bị tiết học sau.
- Nghe và ghi nhớ
Thứ sáu ngày 22 tháng 11 năm 2013
Buổi chiều:
TIẾT 1: KỂ CHUYỆN
§11: BÀ CHÁU
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
Dựa theo tranh, kể lại được nội dung từng đoạn câu chuyện: Bà cháu.
HS giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện: bà cháu. (Biết kể lời kể tự nhiên, phối hợp với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể theo từng vai).
Biết theo dõi, đánh giá lời kể của bạn.
II. Đồ dùng:
Tranh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
1.Ổn định lớp:
5’
2. Kiểm tra:
Kể lại câu chuyện: Sáng kiến của bé Hà..
3 học sinh lên bảng nối tiếp nhau kể.
29’
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
b. Hướng dẫn kể từng đoạn:
* Kể từng đoạn theo tranh.
HD kể mẫu đoạn 1.
Trong tranh có những nhân vật nào?
Ba bà cháu sống với nhau như thế nào?
Cô tiên nói gì?
* Kể trong nhóm.
* Kể trước lớp
Theo dõi, gợi ý, giúp đỡ học sinh.
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Có ba bà cháu và cô tiên. Cô tiên đưa cho cậu bé hạt đào.
Ba bà cháu sống rất vất vả….. đầm ấm.
Khi bà mất gieo hạt đào lên mộ các cháu sẽ giàu sang, sung sướng.
1- 2 HS khá kể mẫu đoạn 1.
Học sinh tập kể trong nhóm 4 em lần lượt từng em kể từng đoạn truyện.
Đại diện nhóm lần lượt kể từng đoạn cho hết chuyện.
Học sinh khác nhận xét:
Nội dung kể.
Cách diễn đạt.
Cách thể hiện.
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện:
Kể theo hình thức phân vai.
Lần 1: giáo viên làm người dẫn chuyện.
Lần 2: chia nhóm.
Nhận xét, cho điểm các nhóm kể tốt.
* HS khá giỏi kể.
1 số học sinh nhận các vai còn lại.
Học sinh tự phân vai và thực hành kể theo vai.
3’
4. Củng cố, dặn dò:
Tổng kết giờ học.
Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
TIẾT 2: CHÍNH TẢ ( nghe viết)
§22: CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
Nghe và viết lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
Làm được bài tập 2, bài tập 3a/ b.
Học sinh có ý thức rèn chữ , giữ vở.
II. Đồ dùng:
Bảng phụ, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
1.Ổn định lớp:
5’
2. Kiểm tra:
Goi 4 HS lên bảng.
Nhận xét cho điểm.
Học sinh lên bảng viết 2 tíếng bắt đầu bằng g, gh, s, x.
29’
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
b. Hướng dẫn nghe – viết:
* Đọc đoạn viết:
Tìm hình ảnh nói lên cây xoài rất đẹp?
Mẹ làm gì khi mùa xoài chín?
Đoạn trích có mấy câu?
Chữ đầu câu viết thế nào?
Đọc; lẫm chẫm, nở, lúc lỉu.
* Đọc chính tả: Mỗi câu đọc 3 lần.
Đọc soát lỗi.
* Chấm 1 số bài, nhận xét.
1 học sinh đọc lại.
Hoa nở trắng cành, chùm quả to đu đưa trước gió.
Chọn những quả thơm ngon nhất bày lên bàn thờ ông.
Có 4 câu.
Viết hoa.
HS viết bảng con.
Học sinh viết bài.
Học sinh đổi vở soát bài, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai.
10’
Bài tập:
* Trò chơi 1: Ai giỏi hơn?.
Chia lớp thành 2 đội chơi.
Phát cho mỗi đội 1 bảng, 1 bút.
Trong 5 phút các đội phải điền đúng g hay gh vào chỗ trống.
Đội nào nhanh và đúng - đội đó thắng cuộc.
* Học sinh làm việc theo nhóm:
Đại điện nhóm trình bày kết quả.
Nhóm khác nhận xét.
Kết quả: ghềnh, gà, gạo, ghi.
* Trò chơi 2: Ai nhanh hơn?.
- Treo bảng phụ nội dung bài tập.
- GV chấm 5- 7 bài.
- Nhận xét chữa bài trên bảng phụ.
- Kết quả: a/ sạch- sạch , xanh- xanh
b/ thương - thương,
Ươn - đường.
- HS đọc đề bài.
- HS ghi kết quả vào vở. Ai xong trước thì nộp bài.
3’
4. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Về nhà luyện viết các chữ viết sai, mỗi chữ 3 dòng.
TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
§11: TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG VÀ CÔNG VIỆC TRONG NHÀ
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
Nêu được 1 số từ ngữ chỉ đồ vật và tác dụng của đồ vật ẩn trong tranh.
Tìm được từ ngữ chỉ công việc đơn giản trong nhà có trong bài thơ: Thỏ thẻ.
Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt cho HS.
II. Đồ dùng:
Bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy học:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
1.Ổn định lớp:
5’
2. Kiểm tra:
Tìm những từ ngữ chỉ người trong gia đình ,họ hàng.
Nhận xét , chữa bài.
Học sinh 1: Chỉ họ nội.
Học sinh 2: Chỉ họ ngoại.
29’
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Yêu cầu gì?
Chia lớp thành 3 nhóm.
Yêu cầu đại diện trình bày kết quả.
Nhận xét chỉnh sửa.
Bài tập 2: Yêu cầu gì?
- Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS dùng bút chì:
+ Gạch 1 gạch dưới những từ chỉ việc muốn làm giúp ông.
+ Gạch 2 gạch dưới những từ chỉ việc bạn nhờ ông giúp.
- Bạn nhỏ trong bài thơ có gì ngộ nghĩnh đáng yêu?
- Ở nhà em thường làm gì giúp gia đình?
- Em thường nhờ người lớn làm những việc gì?
- GV cùng cả lớp nhận xét.
* 1 HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát tranh trong SGK- 90.
- Hoạt động theo nhóm : Tìm tên đồ dùng và ghi vào bảng nhóm.
Số lượng
Đồ vật
Công dụng
1
Bát hoa to
Đựng thức ăn
1
Cái thìa
Xúc thức ăn
1
Chảo có tay cầm.
Rán, xào thức ăn
1
Cốc
Đựng nước
1
Chén to có tai
Uống trà
2
đĩa hoa
đựng thức ăn
1
Ghế tựa
Để ngồi
...
...
...
- 3 HS đọc lại kết quả đúng.
* 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lần lượt đọc bài thơ.
+ Đun nước, rút rạ.
+ Xách siêu nước, ôm rạ, dập lửa, thổi khói.
+ lời nói của bạn rất ngộ nghĩnh.ý muốn giúp ông của bạn rất đáng yêu.
- HS trả lời.
- Cả lớp cùng GV nhận xét.
5’
4. Củng cố, dặn dò:
Tổng kết giờ học.
Về ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
TIẾT 4: SINH HOẠT LỚP
§6: NHẬN XÉT TRONG TUẦN
I. Mục tiêu
Giúp học sinh thấy được ưu - khuyết điểm trong tuần.
Học sinh nắm được phương hướng tuần tới: Duy trì và phát huy nề nếp của học sinh đã có. Khắc phục các khuyết điểm mắc phải trong tuần qua.
II. Nội dung:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
1.Ổn định lớp:
Hát bài: Cô và mẹ.
25’
2.Nhận xét trong tuần:
Giáo viên hướng dẫn lớp trưởng điều khiển giờ sinh hoạt:
Về học tập.
Đạo đức.
Vệ sinh cá nhân, trường, lớp.
Giáo viên nhận xét chung:
Tổ trưởng tập hợp ý kiến trong tổ, báo cáo với lớp trưởng.
Xếp cờ.
Ưu:
Học sinh đi học đúng giờ.
Chuẩn bị bài, sách vở , đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.
Vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng.
Nếp truy bài tốt. Xếp hàng nhanh - thẳng.
Nhược:
Giờ học còn mất trật tự, một số em còn quên đồ dùng học tập.
Một số em còn quên mũ ca nô đầu tuần.
5’
Phương hướng tuần tới:
Ổn định nề nếp của học sinh. Ban cán sự hoạt động tích cực hơn.
Học sinh học và chuẩn bị bài, đồ dùng đầy đủ trước khi đến lớp.
Học sinh thuộc và thực hiện tốt các nội quy, dứt điểm của học sinh.
Thi đua học tập tốt mừng kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/ 11.
TIẾT 2: MĨ THUẬT
§11: VẼ TRANG TRÍ:
VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀO ĐƯỜNG DIỀM VÀ VẼ MÀU
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Nhận biét cách trang trí đường diềm đơn giản.
Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm.(HS khá, giỏi vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều , phù hợp)
Yêu thích cái đẹp, thấy được vẻ đẹp của đường diềm.
II. Đồ dùng:
Phấn màu, vở tập vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
1.Ổn định lớp:
5’
2. Kiểm tra:
Đồ dùng của học sinh.
Vở tập vẽ, chì, màu,…
3.Bài mới:
1’
a.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
7’
b. Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét
Cho học sinh quan sát 1 số đường diềm.
Yêu cầu HS tìm ví dụ thêm về đường diềm .
Học sinh quan sát và nhận thấy:
+ Trang trí đường diềm làm cho đồ vật thêm đẹp.
+ Các hoạ tiết giống nhau thường vẽ bằng nhau và vẽ cùng nhau.
Học sinh nêu.
7’
c.Hoạt động 2: Cách vẽ:
Vẽ theo hoạ tiết mẫu cho đúng
Vẽ màu đều và cùng màu ở hoạ tiết giống nhau, hoawck vẽ màu khác nhau xen kẽ giữa các hoạ tiết.
Vẽ màu:
Tự chọn màu cho đường diềm của mình (2- 3 màu)
Vẽ màu đều không ra ngoài hoạ tiết.
Nên vẽ thêm màu nền.
13’
d. Thực hành:
Gợi ý học sinh chọn hoạ tiết, chọn màu.
Quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
Học sinh thực hành vẽ vào vở bài tập.
5’
e. Nhận xét, đánh giá:
Thu 1 số bài.
Đánh giá 1 số bài.
Học sinh nhận xét:
Hoạ tiết.
Màu sắc : Màu hoạ tiết. Màu nền.
1’
Dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Tập vẽ đường diềm trang trí ở nhà.
Buổi chiều:
TIẾT 1:TỰ NHIÊN XÃ HỘI
§11: GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu:
- Kể được một số công việc hằng ngày của từng ngưòi trong gia đình (Nêu tác dụng các việc làm của em đối với gia đình).
- Biết được các thành viên trong gia đình cần cùng nhau chia sẻ công việc nhà.
II. Đồ dùng:
- Tranh vẽ ở SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
5’
3’
12’
12’
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ: “Con người và sức khỏe”
- GV nêu câu hỏi:
+ Tại sao phải ăn uống sạch sẽ ?
+ Làm thế nào để phòng bệnh giun ?
- Cả lớp, GV theo dõi nhận xét đánh giá.
- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Hỏi: Trong lớp ta có bạn nào thuộc bài hát về gia đình không?
- Mời 1 HS lên hát cùng cả lớp.
- Bài hát mà bạn cùng các em vừa trình bày có ý nghĩa gì ? Nói về những ai ?
- Để giúp các em biết trong nhà bố mẹ, các con có những công việc gì thì hôm nay các em sẽ học bài “Gia đình”.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
b. Hoạt động1: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Nhận biết những người trong gia đình bạn Mai và việc làm của từng người.
* Cách tiến hành.
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 trong SGK trang 24, 25 và tập đặt câu hỏi
- Gia đình Mai có những ai ?
- Ông của Mai đang làm gì? (hình 1)
- Ai đi đón em bé? (hình 2)
- Bố của Mai đang làm gì? (hình 3)
- Mẹ của Mai đang làm gì ? Mai giúp mẹ làm gì? (hình 4)
- Hình nào mô tả cảnh nghỉ ngơi trong gia đình Mai ? (hình 5)
- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm làm việc.
+ Bước 2:Làm việc cả lớp.
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp.
- GV kết luận: Gia đình mai gồm: ông, bà, bố, mẹ và em trai của Mai.
+ Các tranh có thấy mọi người trong gia đình mai ai cũng tham gia làm việc nhà tùy theo sức và khả năng của mình.
+ Mọi người trong gia đình phải thương yêu, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau và phải làm tốt nhiệm vụ của mình.
c. Hoạt động 2: Nói về công việc thường ngày của những người trong gia đình mình.
* Mục tiêu: Chia sẽ với các bạn trong lớp về người thân và việc làm của từng người trong gia đình của mình.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Yêu cầu từng em nhớ lại những việc làm thường ngày trong gia đình mình.
+ Bước 2: Trao đổi nhóm nhỏ: Từng HS kể với các bạn về công việc ở nhà mình và ai thường làm công việc đó.
- GV gơị ý:
+ Ai thường làm các việc đánh thức các con dậy đi học, chuẩn bị bữa ăn, đi chợ, nấu cơm, dọn mâm bát, rửa bát, bế em, quét dọn nhà cửa, thăm hỏi ông bà, tưới cây, làm vườn, trồng rau hay trồng hoa sửa chữa những đồ dùng trong nhà, làm các việc khác.
+ Bước 3: Trao đổi với cả lớp.
- Sau khi HS nghe GV gợi ý. GV mời một số em chia sẻ với cả lớp.
- GV kẻ bảng làm đôi ghi tất cả công việc mà các em đã kể vào bảng lớp xem ai thường làm việc đó.
- Hát vui.
- 3 HS trả lời.
- HS phát biểu:Cả nhà thương nhau.
- HS hát.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS ghi câu hỏi vào giấy nháp.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- HS theo dõi.
- HS ghi vào giấy những việc làm của mình.
- HS kể với bạn trong nhóm.
- HS kể.
Những người trong gia đình
Những công việc ở gia đình
Ông
Bà
Bố
Mẹ
Anh (chị)
Tên học sinh
3’
1’
GV hỏi:
- Điều gì xảy ra nếu bố mẹ hoặc những người khác trong gia đình không làm tròn trách nhiệm của mình.
- GV phân tích cho HS hiểu về trách nhiệm và bổn phận của từng người trong gia đình nhằm góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, hòa thuận.
- Tiếp theo GV yêu cầu HS nói về những lúc nghỉ ngơi trong gia đình. Dưới đây là một số câu hỏi gợi ý.
+ Vào những lúc nhàn rỗi, em và các thành viên trong gia đình thường có những hoạt động giải trí nào?
+ Vào những ngày nghỉ, ngày lễ em thường được bố mẹ đưa đi chơi những đâu ?
* GV kết luận:
- Mỗi người đều có một gia đình.
- Tham gia công việc gia đình là bổn phận và trách nhiệm của từng người trong gia đình.
- Mỗi người trong gia đình đều phải thương yêu, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau và phải làm tốt nhiệm vụ của mình góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, hạnh phúc.
- Sau những ngày làm việc vất vả, mỗi gia đình nếu có kế hoạch nghỉ ngơi như.
+ Họp mặt vui vẻ.
+ Thăm hỏi người thân.
+ Du lịch dã ngoại.
+ Mua sắm đồ dùng sinh hoạt.
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học
- Nêu gương những em học tốt.
5. Dặn dò: Dặn HS về xem lại bài. Luôn giúp bố, mẹ làm việc nhà tuỳ theo sức của mình.
- Xem trước bài: Đồ dùng trong gia đình.
- HS trả lời.
- Hoạt động nhóm theo câu hỏi.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
TIẾT 2: THỦ CÔNG
§11: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GẤP HÌNH
I. Mục tiêu:
- Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp hình đã học.
- Gấp được ít nhất một hình để làm đồ chơi.
- Với hs khéo tay:Gấp được ít nhất hai hình để làm đồ chơi. Hình gấp cân đối.
II. Đồ dùng:
GV: Các mẫu gấp hình, các bước gấp của hình 1, 2, 3.
HS: Giấy màu, hồ.
III. Các hoạt động dạy – học:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
5’
1’
25’
3’
1’
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra đồ dùng của HS.
- GV nhận xét chung.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Các em đã học về gấp hình như: gấp tên lửa, gấp máy bay phản lực, gấp máy bay đuôi rời. Hôm nay cô sẽ ôn tập 3 bài trên mà các em đã học.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
b. Ôn tập.
- Để giúp các em nhớ lại các hình đã học. GV gọi HS nhắc lại tên các hình gấp và cho HS quan sát lại các bước gấp hình tên lửa máy bay phản lực, máy bay đuôi rời.
- Cho HS nhắc lại các bước gấp của hình tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Cho HS thực hành gấp lại các hình tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời theo nhóm và trang trí (trong quá trình HS gấp, GV đến từng bàn quan sát, khuyến khích những em gấp đẹp, đúng yêu cầu, giúp đỡ, uốn nắn cho HS còn lúng túng.
c. HS trình bày sản phẩm theo nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá từng sản phẩm của HS, đánh giá chung từng nhóm.
- GV động viên những em có nhiều cố gắng, tuyên dương, khen ngợi những em gấp và trang trí sản phẩm đẹp. Tạo điều kiện hoàn thành sản phẩm.
* Đánh giá thành phẩm.
- Cho HS tự đánh giá bài làm của mình.
- Đánh giá sản phẩm thực hành:
+ Hoàn thành.
- Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu thực hành. Gấp hình đúng quy trình.
- Hình gấp cân đối, nếp gấp thẳng phẳng
+ Chưa hoàn thành.
- Gấp chưa đúng quy trình.
- Nếp gấp không phẳng, hình gấp không đúng hoặc không làm ra được sản phẩm.
4. Nhận xét:
- Nhận xét ý thức chuẩn bị và tinh thần thái độ làm bài của HS.
5. Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu và hồ, kéo để ôn tập chương 1: “ Gấp hình”.
- Hát vui.
- HS để đồ dùng lên bàn.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS nêu tên các hình gấp.
- HS quan sát các bước gấp.
- HS nêu.
- HS thực hành gấp theo nhóm.
- HS trình bày trên bảng lớp theo nhóm.
- HS tự đánh giá.
TIẾT 1: ĐẠO ĐỨC
§11: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ I
I. Mục tiêu
Giúp học sinh thực hành kể lại được việc làm thể hiện:
Chăm chỉ học tập , sinh hoạt đúng giờ của bản thân.
Biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Kể 2 việc nhà bản thân đã làm và thể hiện sự gọn gàng ngăn nắp.
II. Đồ dùng:
Bảng học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
1.Ổn định lớp:
5’
2. Kiểm tra:
- Kể tên cá bài đạo đức đã học?
2-3 học sinh nêu.
3. Bài mới:
1’
a.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.
30’
b.Thực hành:
Chia lớp thành 3 nhóm.
Giao việc:
Kể lại việc làm thể hiện chăm chỉ học tập , sinh hoạt đúng giờ của bản thân.
Kể lại việc làm thể hiện biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Kể 2 việc nhà bản thân đã làm và thể hiện sự gọn gàng ngăn nắp.
lớp thành 3 nhómđoạ đức đã học?ện sự gọn gàng ngăn nắp_____________________________________________________________________® Kết luận
Thảo luận theo nhóm.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
Nhóm khác nhận xét.
3’
4. Củng cố, dặn dò:
Tổng kết giờ học.
Cho HS đọc lại cacs ghi nhớ đã học.
Chuẩn bị bài 6; Quan tâm giúp đỡ bạn.
Buổi chiều:
TIẾT 1: TOÁN
§52: 12 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 12 – 8
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Biết cách thực hiện phép trừ dạng 12 - 8. Lập được bảng 12 trừ đi một số.
Biết giải bài toán có một phép tính trừ dạng 12- 8.
Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
Que tính.
III. Các hoạt động dạy học:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
1.Ổn định lớp:
5’
2. Kiểm tra:
Đọc bảng 11 trừ đi một số.
Nhận xét, cho điểm.
2 học sinh đọc.
3. Bài mới:
1’
a. Giới thiệu bài: Số tròn chục trừ đi một số.
Học sinh mở SGK- 52.
13’
b. Giới thiệu phép trừ 12- 8.
Nêu bài toán: Có : 12 que tính
Bớt đi : 8 que tính
Còn lại: … que tính?
Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
Vậy 12– 8 =?
Đặt tính rồi tính:
Đặt tính?
Tính?
Viết bảng công thức 12 trừ đi một số.
Xoá dần bảng công thức.
Học sinh nghe và phân tích đề.
Thực hiện phép trừ 12 – 8.
Học sinh thao tác với que tính để tìm kết quả và báo cáo: còn lại 4 que tính
12- 8= 4
1 học sinh lên bảng thực hiện.
12
-
8
4
Viết 12 rồi viết 8 dưới 2. Viết dấu trừ (-) và kẻ vạch ngang.
Trừ theo thứ tự từ phải sang trái.
2 không trừ được 8, lấy 12– 8 = 4 viết 4, nhớ 1.
1- 1 = 0
3 học sinh nhắc cách trừ. Đọc đồng thanh.
Học sinh tìm kết quả.
HS học thuộc lòng.
15’
Thực hành:
Bài 1: Yêu cầu gì?
+ HS làm vào vở. Nối tiếp nêu kết quả.
(HS đại trà chỉ làm phần a).
Bài 2: Yêu cầu gì?
+ HS tự làm bài. 5 HS nối tiếp lên bảng.
+ Nhận xét , chữa bài.
Bài 4: Yêu cầu gì?
Đề bài cho biết gì?
hỏi gì?
Để biết có bao nhiêu bìa đỏ ta làm thế nào?
Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS lên bảng trình bày bài.
Chấm, nhận xét 1 số bài.
Tính nhẩm.
+ HS làm bài vào vở.
+ Nêu kết quả.
+HS khác nhận xét.
Tính.
-
12
-
12
-
12
-
12
-
12
5
6
8
7
4
7
6
4
5
8
Đọc đề, tóm tắt.
Có : 12 quyển vở
Bìa xanh : 5 quyển vở
Bìa đỏ :. ... quyển vở?
Làm tính trừ: 12- 6
Bài giải
Bìa đỏ có số quyển là:
12 – 6 = 6 (quyển)
Đáp số : 6 quyển vở.
3’
4. Củng cố, dặn dò:
Thi đọc thuộc bảng trừ 12 trừ đi một số.
Tổng kết giờ học.
Ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- Tuan 11 Van.doc