Giáo án dạy lớp 4 tuần 19

(T37)Tập đọc

BỐN ANH TÀI

MỤC TIÊU :

-Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Mong Tay Đục Máng

-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh; nhấn giọng ở các từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khỏe, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu béHiểu các từ ngữ mới trong bài : Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.

 +Hiểu nội dung : ca ngợi sức khỏe , tài năng , lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh mịnh họa bài đọc trong SGK

- Băng giấy viết đoạn hướng dẫn đọc .

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2831 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy lớp 4 tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 05 tháng 01 năm 2009 (T37)Tập đọc BỐN ANH TÀI MỤC TIÊU : -Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Mong Tay Đục Máng -Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh; nhấn giọng ở các từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khỏe, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu béHiểu các từ ngữ mới trong bài : Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh. +Hiểu nội dung : ca ngợi sức khỏe , tài năng , lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh mịnh họa bài đọc trong SGK - Băng giấy viết đoạn hướng dẫn đọc . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: Bốn anh tài b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài . * Luyện đọc - 1 HS khá đọc cả bài - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trang 4 SGK . (2, 3 lượt). Kết hợp sửa lỗi phát âm và cách đọc cho HS . - Gọi 1 HS đọc chú giải . - Gọi 1 HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu . * Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm 6 dòng đầu, trả lời các câu hỏi sau : + Sức khỏe và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt? + Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây? + Cẩu Khây diệt trừ yêu tinh cùng những ai? + Mỗi người bạn Cẩu Khây có tài năng gì? - Gọi HS đọc toàn bài . Truyện ca ngợi về ai? * Đọc diễn cảm - Gọi 5 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài . - Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc : Ngày xưa …yêu tinh - GV đọc mẫu . - Yêu cầu HS luyện đọc và tìm ra cách đọc . - Tổ chức cho HS thi đọc - Nhận xét cho điểm . 3. Củng cố , dặn dò - Nêu nội dung bài học ? Thông qua câu chuyện em học được điều gì ? - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau :Chuyện cổ tích về loài người . - HS hát. - Lớp đọc thầm - 3 HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự Đoạn 1 : Tô Hiến Thành … Lý Cao Tông . Đoạn 2 : Phò tá …. Tô Hiến Thành được . Đoạn 3: Một hôm …. Trần Trung Tá . - Về sức khỏe : Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, 10 tuổi bằng sức trai 18. - Về tài năng : 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chí lớn, quyết trừ duyệt cái ác - Yêu tinh xuất hiện, bắt người và xúc vật khiến làng bảng tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. -Cung 3 người bạn : Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng. - 5 HS đọc , cả lớp tìm ra giọng đọc - 3 HS thi đọc trước lớp (T37) Khoa học TẠI SAO CÓ GIÓ? I . MỤC TIÊU :Sau bài học HS biết : - Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động thành gió - Giải thích tại sao có gió?Giải thích tại sao ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển. - Biết vận dụng trong cuộc sống . II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình trang 74, 75SGK - Chong chóng. Hộp đối lưu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định 2. KT bài cũ : - Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống và con người ? 3. Bài mới a. Giới thiệu bài :Tại sao có gió ? HĐ 1: Chơi chong chóng - Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các nhóm chơi và tìm hiểu . Khi nào chong chóng không quay? . Khi nào chong chóng quay? . Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm? - Gọi đại diện các nhóm báo cáo xem trong khi chơi, chong chóng của bạn nào quay nhanh và giải thích. - Kết luận: Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động, tại sao có gió. Gió thổi làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chóng không quay. HĐ 2 : Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió? - Yêu cầu HS đọc muc thực hành thí nghiệm / 74 SGK - GV thực hành thí nghiệm HĐ3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khi trong tự nhiên - Yêu cầu HS làm việc theo cặp - Yêu cầu các nhóm quan sát , đọc mục cần biết / 75 và giải thích . Tại sao ban ngày có gió thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền ra biển - Gọi đại diện nhóm trình ày kết quả Kết luận : Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm. 3. Củng cố dặn dò : -Tại sao có gió ? Các em sử dụng sức gió vào việc gì ? - Nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài sau :Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão - HS hát - 2 HS thực hiện yêu cầu. - HS chơi theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển bạn chơi; - Nhận xét chong chóng mỗi người có quay không? Giải thích tại sao? - Nhạn xét, nêu ý kiến - Đại diện nhóm trình bày. - HS quan sát và thảo luận theo câu hỏi SGK. - HS làm việc theo cặp (T91) Toán KI- LÔ- MÉT VUÔNG I. MỤC TIÊU:Gíup HS : - Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki – lô – mét vuông. - Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki- lô- mét vuông ; biết 1 km2 = 1 000 000 m2 và ngược lại.Biết giải đúng 1 số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích ; cm2 ; dm2 ; m2 và km2. - Biết vận dụng vào thực tế . II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Bài mới a. Giới thiệu bài :Để đo diện tích lớn hơn như diện tích thành phố, khu rừng, người ta thường dùng đơn vị đo diện tích km2. - Yêu cầu HS quan sát về bức ảnh(1 khu rừng, cánh đồng) có hình ảnh là một hình vuông cạnh dài 1km. - 1 ki- lô – mét vuông viết tắt là : 1 km2. - 1 km2 = 1 000 000 m2. c. Thực hành : Bài 1:HS xác định yêu cầu Yêu cầu HS tự làm bài vào SGK vàchữa bài - 4 HS lên bảng làm. Lớp làm vào SGK. Đọc Viết Chín trăm hai mươi mốt ki – lô – mét vuông 921 km2 Hai nghìn ki – lô- mét vuông 2 000 km2 Năm trăm linh chín ki – lô- mét vuông 509 km2 Ba trăm hai mươi nghìn ki – lô – mét vuông 320 000 km2 Bài 2:HS xác định yêu cầu - HS làm bài vào vở, bảng lớp Bài 3 : Gọi HS đọc đề - Cho HS tự làm vào vở Bài 4 : Gọi HS đọc đề - Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm lời giải. GV kết luận 4 . Củng cố – dặn dò: -l km2 bằng bao nhiêu m2 ? - Nhận xét tiết học. 1 km2 = 1 000 000 m2 ;1 000 000 m2 = 1 km 2 1 m2 = 100 dm2 ; 5 km2 = 5 000 000 m2 32 m2 49 dm2 = 3249 dm2 2 000 000 m 2 = 2 km2 Bài giải Diện tích của khu rừng đó là : 3 x 2 = 6 (km2) Đáp số : 6 km 2 a.Diện tích phòng học là 40 m 2 b.Diện tích nước Việt Nam là :330 991 km2. (T19)Đạo đức KÍNH TRỌNG BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG I.MUC TIÊU:Học xong bài này , HS có khả năng : -Nhận thức được vai trò của người lao động - Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với lao động. - Có thái độ yêu lao động, tích cực tham gia lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - 1 số đồ dùng về trò chơi IIICÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài mới a. Giới thiệu bài:Kính trọng, biết ơn người lao động HĐ 1 : Thảo luận lớp (Truyện Buổi học đầu tiên, SGK) - Yêu cầu HS thảo luận theo 2 câu hỏi ở SGK. - GV kết luận: Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là người lao động bình thường nhất Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm đôi (bài tập 1, SGK) - GV nêu yêu cầu bài tập - Gọi đại diện từng nhóm trình bày - GV kết luận: Nông dân, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ti, nhà khoa học, người đạp xích lô, giáo viên, kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động. - Những người ăn xin, những kẻ buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ không phải là người lao động và những việc làm của họ không mangn lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho XH. Hoạt động 3 : Thảo luận theo nhóm (bài tập 2) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận 1 tranh - Gọi đại diện từng nhóm trình bày - GV kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân ( bài tập 3 SGk ) - GV nêu yêu cầu bài tập - Gọi HS trình bày ý kiến - GV kết luận : (a) , ( c) , (d) , (đ), (e), (g) là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động. Các việc (b), (h) là thiếu kính trọng người lao động. - Gọi HS đọc ghi nhớ 2. Củng cố , dặn dò -Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với những người lao động ? - Nhận xét tiết học. - Về học ghi nhớ. -HS thảo luận - HS lắng nghe - Các nhóm thảo luận - Cả lớp trao đổi, tranh luận. - HS làm bài tập - Cả lớp trao đổi bổ sung - 1, 2 HS đọc ghi nhớ Thứ ba ngày 06 tháng 1 năm 2009 (T19)Lịch sử NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN I. MỤC TIÊU:Học xong bài này HS biết : - Các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỉ XIV - Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần - Biết quý trọng những người có công với nước . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu học tập của HS III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS 1. Bài mới a. Giới thiệu bài : Nước ta cuối thời Trần Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - GV phát phiếu học tập riêng cho các nhóm ND phiếu : . Vua quan nhà Trần sống như thế nào? . Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao? . Cuộc sốnng của nhân dân như thế nào? . Thái độ phản ứng cảu nhân dân vớ triều đình ra sao? Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp - GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi . Hồ Quý Ly là người như thế nào? . Ông đã làm gì? . Hành động truất quyền của vua Hồ Quý Ly có họp lòng dân không? Vì sao? 2.Củng cố dặn dò : - Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần ? Hồ Quý Ly là người như thế nào ? - Nhận xét tiết học, Chuẩn bị bài sau -Nhận phiếu và thảo luận - Đại diện nhóm trình bày - HS lần lược trả lời các câu hỏi . (T19)Luyện từ và câu CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ? I. MỤC TIÊU - HS hiểu cấu tạo ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? -Biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu , biết đặt câu với phận CN cho sẵn. - Biết vận dụng vào thực tế . II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Tờ giấy viết phần bài tập 1 ở phần nhận xét, bài tập 1 ở luyện tập. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ : Gọi một HS lên bảng trả lời : . Từ phức khác từ đơn ở điểm nào ? Nêu ví dụ . - GV nhận xét . 2.Bài mới : a. Giới thiệu bài :Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? b. Nhận xét : - Gọi HS đọc VD và gợi ý . - GV dán lên bảng 2, 3 tờ phiếu đã viết nội dung đoạn văn. - Cả lớp và GV nhận xét - GV chốt lại lời giải đúng Câu 1: Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ Câu 2 : Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần, chạy biến Câu 3 : Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến Câu 5: Em liền nhặt 1 cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. Câu 6 : Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết. C. Ghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ - GọiHS phân tích VD minh họa trong phần ghi nhớ d. Luyện tập Bài 1: Gọi HS đọc bài - Yêu cầu HS làm bài vào VBT - GV dán phiếu, chốt lại lời giải đúng Bài 2 :Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS đặt câu - Gọi HS tiếp nối nhau đọc 3 câu - Cả lớp, GV nhận xét Bài 3a- Gọi HS đọc yêu cầu - Gọi HS khá làm mẫu - Gọi HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét. 3.Củng cố dặn dò -Nêu nội dung bài học ? - Về học thuộc ghi nhớ , chuẩn bị bài sau Mở rộng vốn từ Tài Năng. - Nhận xét tiết học . - HS thực hiện yêu cầu . -Cả lớp trao đọc thầm đoạn văn, từng cặp trao đổi lần lượt trả lời : Ý nghĩa chủ ngữ Chỉ con vật Chỉ người Chỉ người Chỉ người Chỉ con vật 3.trong rừng chim hót véo von 4. Thanh niên lên rẫy 5. Phụ nữ giặt giũ bên giếng nước 6. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn 7. Các cụ già chụm đầu bên những chén rượu cần VD : Các chú công nhân đang khai thác trong hầm sâu . Mẹ luôn luôn đậy sớm lo bữa ăn cho cả nhà - Cả lớp lắng nghe và suy nghĩ. (T19)Chính tả(Ngh-v) KIM TỰ THÁP AI CẬP I. MỤC TIÊU - Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Kim tự tháp Ai Cập. -Làm đúng các bài tập phân biệt những tư có âm, vần dễ lẫn : s/x ; iếc/ iết. - Giáo dục tính cẩn thận, thẩm mỹ . II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Bút dạ và một số khổ to viết nội dung BT, 3 . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC . 1. Bài mới : a. Giới thiệu bài : (Ngh-v) Kim tự tháp Ai Cập b. Hướng dẫn HS nghe viết : - GV đọc bài viết - Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn chú ý những từ viết sai và cách tình bày. Sau đó trả lời: . Đoạn văn nói lên điều gì? - Cho HS tìm một số từ khó – viết bảng con các từ đó - GV đọc bài lần 2 Lưu ý HS trước khi viết - Yêu cầu HS gấp SGK GV đọc cho HS viết . - GV chấm chữa 7 , 10 bài . - GV nêu nhận xét c. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu . - Yêu cầu HS tự làm bài . - Gọi HS nhận xét bổ sung - Chốt lại lời giải đúng . Bài 3 : HS xác định yêu cầu - Yêu cầu HS làm vào VBT - GV dán 3 băng giấy lên bảng. Gọi 3 hS lên bảng làm bài. - Cả lớp và GV nhận xét. 2.Củng cố dặn dò - Cho HS phát âm chính xác các bài tập 2,3 - Nhận xét tiết học . Về chữa các lỗi viết sai , chuẩn bị bài sau . . Ca ngợi Kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại. - HS chú ý nghe - HS viết bài . - Từng cặp HS đổi vở soát bài . - 2 HS lên bảng làm cả lớp làm VBT. -Sinh vật, biết, biết, sáng tác , tuyệt mĩ , xứng đáng. a. Từ ngữ viết đúng chính tả sáng sủa sản sinh sinh động b. Từ ngữ viết sai chính tả sắp xếp tinh sảo bổ xung (T92) Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : Giúp HS rèn kĩ năng : - Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích - Tính toán và giải bài toán có liên quan đến diện tích theo đơn vị đo li – lô – mét vuông. - Giáo dục tính cẩn thận , say mê học toán . II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ : -Yêu cầu HS làm bài . - GV nhận xét cho điểm 2.Bài mới a. Giới thiệu bài :Luyện tập Bài 1: HS xác định yêu cầu - Yêu cầu HS tự đọc kĩ từng câu và tự làm. Bài 2: Gọi HS đọc đề - Yêu cầu HS tự giải. GV nhận xét, chữa bài Bài 3:Yêu cầu HS đọc kĩ bài toán và tự giai bài toán - Yêu cầu HS tự giải bài giải - HS nhận xét. GV kết luận Bài 4: Gọi HS đọc đề bài toán -GV hướng dẫn HS giải Bài 5:HS xác định yêu cầu BT - Yêu cầu HS đọc từng câu hỏi của bài toán rồi quan sát kĩ biểu đồ và TLCH theo SGK 3. Củng cố , dặn dò: -Hai đơn vị đo diện tích liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ? - Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài sau . -4 HS lên bảng làm , lớp làm vào nháp. 10 m2 = ……….dm2 1 000 000 m2 = …….km2 4 km2 = …….m2 100 dm2 = ….m2 a. 530 dm2 = 5 3000 cm2 84 600 cm2 = 846 dm2 10 km2 = 10 000 000 cm2 13 dm2 29cm2 = 1329 cm2 300 dm2 = 30 000 cm2 9 000 000 m2 = 9 km2 Bài giải Diện tích khu đất HCN là : 5 x 4 = 20 (km2) 8 000 x 2 = 16 000 (km2) TPHCM có diện tích lớn nhất. TP Hà Nội có diện tích bé nhất Bài giải Chiều rộng khu đất là: 3 : 3 = 1 (km) Diện tích khu đất là: 3 x 1 = 3 (km2) Đáp số : 3 km2 a. Hà Nội là thành phố có mật độ dân số lớn nhất b. Mật độ dân số ở Hà Nội gấp khoảng hai lần mật độ dân số ở Hải Phòng. (T19)Địa lí ĐỒNG BẰNG NAM BỘ I. MỤC TIÊU: Học xong bài này , HS biết : - Chỉ vị trí đồng bằng nam bộ trên bản đồ việt nam : sông tiền ,sông hậu ,đồng tháp mười , kiên giang , mũi cà mau . - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ -Có thái độ trân trọng vùng đất nơi mình sống . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ địa lí tự nhiên việt nam - Trang ảnh vẽ thiên nhiên của đồng bằng nam bộ . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1 .Bài mới : a. Giới thiệu bài : Đồng bằng Nam Bộ b. tìm hiểu bài 1. Đồng bằng lớn nhất của nước ta * HĐ 1 : Làm việc cả lớp - Yêu cầu dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân để TLCH . Đồng bằng nam bộ nằm ở phía nào của đất nước ? Do phù sa của sông nào bồi đắp nên ? .Đồng bằn bắc bộ có những đặt điểm gì tiêu biểu ? - Tìm và chỉ lên bảng đồ địa lí tự nhiên việt nam vị trí đồng bằng nam bộ ,đồng tháp mười ,kiên giang ,Cà Mau,một số kênh rạch 2. Mạng lưới sông ngồi kênh rạch chằng chịt * HĐ 2 : Làm việc cá nhân . - Yêu cầu HS sát hình trong SGK TLCH mục 2 - Yêu cầu học sinh dưa vào sách giáo khoa để nêu đặc điểm của sông mê công, giải thích tại sao ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long - Yêu cầu HS trình bày kết quả HĐ 3 : Làm việc cả lớp - Yêu cầu học sinh dựa vào SGK ,vốn hiểu biết của bản thân ,TLCH : . Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ ngươi dân không đắp đê ven sông ? .Sông ở Đồng Bằng Nam bộ có tác dụng gì ? -Để khắt phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô,người dân đã làm gì ? -GV giúp học sinh hoàn thiện câu TL. -GV mô tả thêm về cảnh lủ lụt vào mùa mưa ,tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở đồng bằng nam bộ 2. Củng cố dặn dò: -Nêu đặc điểm của Đồng bằng Nam Bộ ? Đặc điểm về sông ngòi ở đồng bằng Nam Bộ ? - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau - HS trả lời câu hỏi -Đồng bằng bắc bộ do hệ thống của sông mê kông vì sông đồng nai bồi đắp nên , nằm ở phía nam ở nước ta -Đây là đồng bằng lớn nhất của nước ta , có diện tích lớn hơn gấp 3 lần đồng bằng bắc bộ phần tây nam bộ có nhiều vùng trũng dể ngập nước ngoài đất phù sa màu mỡ ,đồng bằng có nhiều đất phìn ,đất mặn cần cải tạo . - Sông mê công là một trong những sông lớn trên thế giới bắt nguồn từ Trung Quốc . Do 2 nhánh sông đổ ra biển bằng chín cửa biển có tên là Cửu Long (chín con rồng) - HS trình bày kết quả chỉ vị trí các sông lớn và một số kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ - Nhờ có biển hồ ở Cam-Pu-Chia chứa nước vào mùa lũ nên nước từ sông Mê Công xuống điều hòa . Nước lũ dâng cao từ từ (không lên nhanh dữ dội như sông Hồng) ít gây thiệt hai về nhà cử và cuộc sống nên người dân không đắp đê ven sông để ngăn lũ - Mùa lũ người dân được lợi về đánh bắt cá . Nước lũ ngập đồng bằng có tác dụng thau chua rửa mặn cho đất và làm đất thêm màu mỡ do được phù sa phủ thêm - Đào rất nhiều rạch xây dựng hồ nước lớn Thứ tư ngày 07 tháng 01 năm 2009 (T38)Tập đọc CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI I. MỤC TIÊU - Đọc đúng các từ ngữ khó do ảnh hưởng của địa phương .Biết đọc diễn cảm bài thơ với gọng kể chậm. - Hiểu ý nghĩa bài thơ : Mọi vật được sinh ra trên trái đất này vì con người, vì trẻ em, hãy dành cho trẻ em điều tốt đẹp nhất. -Có thái độ yêu quý trẻ em . II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Tranh minh họa trong bài - Băng giấy viết câu , đoạn cần luyện đọc . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS đọc bài Bốn anh tài + TLCH + ND bài. - GV nhận xét bài 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài :Chuyện cổ tích về loài người . b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài . * Luyện đọc - 1 HS khá đọc cả bài - Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn thơ 2 , 3 lượt . Kết hợp sửa lỗi , phát âm cho HS và giúp HS hiểu nghĩa từ mới. - HS luyện đọc trong nhóm . - Gọi 1 HS đọc toàn bài . - GV đọc mẫu lần 1 * Tìm hiểu bài . - Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 1 + TLCH . Trong câu chuyện cổ tích này, ai là người được sinh ra đâu tiên? - Yêu cầu HS đọc thầm các khổ thơ còn lại, lần lượt TLCH : . Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời? . Sau khi sinh ra vì sao cần có ngay người mẹ ? . Bố giúp trẻ em những gì? . Thầy giáo giúp trẻ em những gì? - HS đọc thầm lại cả bài thơ, suy nghĩ nói ý nghĩa cả bài thơ * Đọc diễn cảm và học thuộc lòng - Gọi 7 HS tiếp nối nhauđọc bài thơ . Cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc . - Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc . “Nhưng còn …biết nghĩ” + GV đọc mẫu + HS luyện đọc theo cặp -HS thi đọc diễn cảm trước lớp -HS nhẩm HTL bài thơ - Gọi HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ - Nhận xét tìm ra bạn đọc hay . 4. Củng cố , dặn dò : - Nêu nội dung chính của bài thơ ? Bài thơ giúp các em hiểu được điều gì ? - Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài sau : Bốn anh tài (TT) - HS hát . - 2 HS thực hiện yêu cầu . - Lớp đọc thầm - HS tiếp nối nhau đọc tùng khổ thơ. -HS luyện đọc nhóm . Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất. Trái đất lúc đó chỉ có toàn trẻ con, cảnh vật trông vắng, trụ trần, không dáng cây , không ngọn cỏ. . Để trẻ nhìn cho rõ. .Vì trẻ cần tình yêu và lời mẹ, trẻ cần bé bồng chăm sóc . Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ. . Dạy trẻ học hành -( Như phần mục tiêu ) - 7 HS tiếp nối nhau đọc bài - HS chú ý theo dõi + 3, 5 HS thi đọc - Nhiều HS đọc thuộc lòng (T19)Kể chuyện BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN I. MỤC TIÊU - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa , HS biết thuyết minh ND mỗi tranh bằng 1;2 câu, kể lại được câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. -Nắm được ND câu chuyện . Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn , kể tiếp lời kể của bạn. - Giáo dục sự mưu trí , dũng cảm , thông minh. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Tranh minh họa truyện trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài mới a. Giới thiệu bài :Bác đánh cá và gã hung thần b. Kể chuyện - GV kể lần 1- giải nghĩa một số từ khó. - GV kể lần 2 . Vừa kể vùa chỉ vào tranh minh họa - GV kể lần 3 . C. Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu bài tập * Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh bằng 1- 2 câu - Gọi HS đọc yêu cầu - GV dán 5 tranh lên bảng - Cả lớp và GV nhận xét. GV viết nhanh dưới tranh lời thuyết minh * Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2, 3 - KC trong nhóm - Thi kể chuyện trước lớp + Gọi các nhóm thi kể chuyện + Gọi 1 vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện. - HS rút ra ý nghĩa của câu chuyện - Gọi HS nhận xét và GV nhận xét 2. Củng cố dặn dò : - Nêu ý nghĩa của câu chuyện ? Thông qua câu chuỵên này các em học được điều gì ở Bác đánh cá ? - Nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS chăm chú nghe bạn kể chuyện . - Về tập kể lại câu chuyện . - HS lắng nghe - HS nghe, kết hợp nhìn tranh -HS lắng nghe . - HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm sau đó kể cả chuyện. Kể xong trao đổi ý nghĩa câu chuyện - 2, 3 nhóm tiếp nối thi kể toàn bộ câu chuyện. - 3, 5 HS thi kể * Ví dụ:Câu chuyện ca ngợi Bác đánh cá mưu trí, dũng cảm đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác . . Con quỹ to xác , độc ác nhưng lại ngu ngốc nên mắc lừa bác đánh cá … (T93) Toán HÌNH BÌNH HÀNH I. MỤC TIÊU :Giúp HS : - Hình thành về biểu tượng hình bình hành - Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành, từ đó phân biệt một số hình bình hành với một số hình đã học. - Biết vận dụng vào cuộc sống , có thái độ say mê học toán . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ vẽ sẵn 1 số hình : HV, HCN, hình bình hành, hình tứ giác II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ : Yêu cầu HS làm bài . - GV nhân xét . 2.Bài mới a. Giới thiệu bài : Hình bình hành . b . Hình thành biểu tượng về hình bình hành - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong phần bài học - GV giới thiệu : Đây là hình bình hành C. Nhận biết một số đặc điểm Của hình bình hành - Yêu cầu HS đo các cặp cạnh đối diện . Các cặp cạnh đó như thế nào với nhau? - Gọi HS phát biểu * Hình bình hành có hai cằp cạnh đối diện sông và bằng nhau . . Cho HS tự nêu VD có hình dạng là hình bình hành? d. Thực hành Bài 1: GV vẽ từng hình lên bảng, GV hỏi và TL từng hình - GV chốt lại lời giải đúng Bài 2 : Gọi HS đọc đề - GV giới thiệu cho HS về các cặp đối diện của hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ và TL - GV nhận xét Bài 3 : HS xác định yêu cầu - Yêu cầu cả lớp vẽ vào SGK. GV phát giấy ô- li cho 3 HS, vẽ xong dán bài lên bảng, GV nhận xét – chữa bài. 3. Củng cố dặn dò: - Nêu những đặc điểm của Hình bình hành ? - Nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài sau Diện tích Hình bình hành - HS lên bảng làm , lớp làm vào nháp. * Tính diện tích khu đất HCN a. Chiều dài 6 km, chiều rộng 7 km b. Chiều dài 5 km, chiều rộng 3 km. A B D C -Các cặp đối diện (AB ; DC – AD; BC )song song và bằng nhau - Các hình bình hành trên trần nhà … -Các hịnh bình hành là H1; H2; H5 - Hình MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau a b (T19) Am nhạc HỌC HÁT BÀI : CHÚC MỪNG I. Mục tiêu : -Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát, bước đầu HS nhận biết được sự khác nhau giữa nhip 3 và nhịp 2. -Biết bài hát Chúc Mừng là bài hát Nga. Tính chất âm nhạc nhịp nhàng, vui tươi. -Yêu thích âm nhạc . II. Các hoạt động dạy –học chủ yếu: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS 1) bài mới : -Giới thiệu bài : -GV treo tranh ảnh và thuyết trình:Nước Nga là một nước có nền văn hóa lâu đời, bài hát Chúc mừng là một bài hát hay có giai điệu vui tươi. -GV hát toàn bài hát lần 1 HĐ 1:dạy hát bài “ Chúc Mừng”. Dạy hát từng câu ngắn. -HĐ 2:Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách. -GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. -GV HD HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3. -GV chỉ huy cho HS hát. -Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động phụ họa. -GV cho tổ, nhóm luyện hát. -GV HD HS hát kết hợp vận động theo nhịp 3. -Phách mạnh( ô nhịp thứ nhất): Nhún chân về bên trái. -Phách mạnh (ô nhịp thứ 2): Nhún chân về bên phải. -Phách mạnh (ô nhip thứ 3): Nhún chân về bên trái. Vừa hát toàn thân đung đưa nhịp nhàng, uyển chuyển cho đến hết bài hát. -GV cho các em biết ý nghĩa các thuật ngữ chỉ hình thức biểu diễn như : đơn ca, song ca… -GV cho HS áp dụng vào bài hát đơn ca, song ca, tam ca…biểu diễn bài Chúc mừng… 2. Củng cố- dặn dò : - Nêu tên bài hát, tên tác giả ? -Kể tên những bài hát nước ngoài. ( Đàn gà con.,…). -HS về ôn tập bài hát.

File đính kèm:

  • doctuan19.doc