Giáo án dạy lớp 5 tuần 24

Tập đọc

LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ

I . Mục tiêu :

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

- Hiểu: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục qui định sử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.Từ luật tục của người Ê-đê, HS hiểu: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp.

II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ SGK.

 - Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên

 - Bảng phụ viết tên khoảng 5 luật ở nước ta(BT4)

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy lớp 5 tuần 24, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 26 tháng 02 năm 2007 Tập đọc Luật tục xưa của người Ê-đê I . Mục tiêu : - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản. - Hiểu: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục qui định sử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.Từ luật tục của người Ê-đê, HS hiểu: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ SGK. - Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên - Bảng phụ viết tên khoảng 5 luật ở nước ta(BT4) III . Hoạt động dạy và học : 1. Kiểm tra bài cũ : HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần,TLCH 2. Dạy bài mới: a .Giới thiệu bài : Giới thiệu tranh –giới thiệu bài mới (SGVtr 92 ) b. Bài mới : HĐ1 :Luyện đọc đúng -Gọi 1HS khá - giỏi đọc bài -GV chia 3 đoạn. -Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai -Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 -GV đọc mẫu cả bài HĐ2:Tìm hiểu bài: đoạn 1 Câu 1 SGK ? đoạn 2 Câu 2SGK ? GV: các tội của người Ê-đê nêu rất cụ thể , dứt khoát, rõ ràng theo từng khoản mục. đoạn 3 Câu 3SGK ? GV tiểu kết Câu 4 SGK ? Thảo luận nhóm Đại diện nhóm nêu kết quả HĐ3: Luyện đọc diễn cảm - Từ ý từng đoạn HS nêu cách đọc - Thi đọc đoạn 3. Luyện đọc theo nhóm. - Gọi HS đọc bài -Em hãy nêu ý chính của bài ? 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Cả lớp đọc thầm theo Luyện đọc từ khó: Ê-đê, xử nặng, xét xử, mớm,… Giải nghĩa từ khó: luật tục, Ê-đê, song, co, tang chứng, trả lại đủ giá,… Cả lớp đọc thầm theo +..người xưa đặt ra luật tục để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng. +..tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội,… +Các mức xử phạt rất công bằng: chuyện nhỏ thì xử nhẹ,….người phạm tội là bà con anh em cũng xử vậy. + Tang chứng phải chắc chắn:… Lớp NX sửa sai ý 2 mục I Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS: - Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn. II. Các hoạt động dạy - học: GV yêu cầu HS nhắc lại các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật; đơn vị đo thể tích. Cho HS làm các bài tập rồi chữa bài. Bài 1. Củng cố về quy tắc tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương. - GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán, GV nhận xét ý kiến củ HS. - GV yêu cầu HS giải bài toán, nêu các kết quả. HS khác nhận xét, GV kết luận. Bài 2. Hệ thống và củng cố về quy tắc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật. - GV yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật. - GV yêu cầu HS tự giải toán, HS trao đổi bài làm cho bạn kiểm tra và nhận xét bài của bạn. - GV yêu cầu một số HS nêu kết quả. GV đánh giá bài làm của HS. Bài 3. Vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật để giải toán. - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, đọc kĩ yêu cầu đề toán và nêu hướng giải bài toán. - GV nêu nhận xét: Thể tích phần gỗ còn lại bằng thể tích khối gỗ đầu (là hình hộp chữ nhật có chiều dài 9cm, chiều rộng 6cm, chiều cao 5cm), trừ đi thể tích của khối gỗ hình lập phương đã cắt ra. - GV yêu cầu học sinh tự giải bài toán và gọi 1 HS trình bày bài giải. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS và nêu bài giải, chẳng hạn. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Khoa học Lắp mạch điện đơn giản (Tiếp) I. Mục tiêu: (Như tiết 1). II.Chuẩn bị: (Như tiết 1). III. Hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: * Mục tiêu: - Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở, về dẫn điện, cách điện. - HS hiểu được vai trò của cái ngắt điện. * Cách tiến hành: - GV cho HS chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện.HS thảo luận về vai trò của cái ngắt điện. - HS làm cái ngắt điện cho mạch điện mới lắp (có thể sử dụng cái ghim giấy). 2. Hoạt động 2: Trò chơi "Dò tìm mạch điện" (không bắt buộc). * Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở, về dẫn điện, cách điện. * Cách tiến hành: - GV chuẩn bị một hộp kín, nắp hộp có gắn các khuy kim loại. Các khuy được xếp thành 2 hàng và đánh số như hình 1 (cả ở trong và ở ngoài). Phía trong hộp, một số cặp khuy (gồm 2 khuy ở 2 hàng) được nối với nhau bởi dây dẫn(chẳng hạn 2 với 5; 3 với 2; 3 với 10; ...) (hình 1). Đậy nắp hộp lại (lúc này nhìn phía trên nắp như hình 2), dùng mạch điện gồm có pin, bóng đèn và để hở 2 đầu (gọi là mạch thử - hình 3). Bằng cách chạm 2 đầu của mạch thử vào 1 cặp khuy bất kì nào đó, căn cứ vào dấu hiệu đèn sáng hay không sáng ta có thể biết được 2 khuy đó có được nối với nhau bằng dây dẫn hay không. - Mỗi nhóm thực hiện được phát 1 hộp kín (việc nối dây có thể do GV hoặc do nhóm khác thực hiện). GV có thể đặt vấn đề bằng cách nào có thể phát hiện được những cặp khuy nào được nối với nhau bởi dây dẫn.Từ đó đi đến phương án dùng mạch thử. Mỗi nhóm sử dụng mạch thử để đoán xem các cặp khuy nào được nối với nhau. Sau đó ghi kết quả dự đoán vào một tờ giấy. - Sau cùng một thời gian, các hộp kín của các nhóm được mở ra. Đối chiếu kết quả với dự đoán, mỗi cặp khuy xác định đúng được 1 điểm, sai bị trử 1 điểm, nhóm nào đúng nhiều hơn là thắng. 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Thứ ba, ngày 27 tháng 02 năm 2007 Tập đọc Hộp thư mật I . Mục tiêu : - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện: khi hồi hộp, vui sướng, nhẹ nhàng,…toát lên vẻ bình tĩnh, tự tin của nhân vật - Hiểu: Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệpbảo vệ Tổ quốc. II .Đồ dùng học tập: Tranh minh hoạ bài đọc. ảnh thiếu tướngVũ Ngọc Nhạ III . Hoạt động dạy và học : 1 Kiểm tra bài cũ : HS đọc bài Luật tục xưa của người Ê-đê,TLCH 2. Dạy bài mới: a .Giới thiệu bài : Giới thiệu tranh –giới thiệu bài mới (SGVtr 102 ) b. Bài mới : HĐ1 :Luyện đọc đúng - Gọi 1HS khá - giỏi đọc bài - GV chia 4đoạn - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 - GV đọc mẫu cả bài HĐ2:Tìm hiểu bài: - Chú Hai Long ra Phú Lâm làm gì? - Em hiểu hộp thư mật dùng để làm gì? đoạn 1 Câu 1 SGK ? đoạn 2 Câu 2SGK ? GV tiểu kết ý đoạn 3 Câu 3SGK ? đoạn 4 Câu 4 SGK? HĐ3: Luyện đọc diễn cảm - Từ ý từng đoạn HS nêu cách đọc - Thi đọc đoạn 3. Luyện đọc theo nhóm - Gọi HS đọc bài - Em hãy nêu ý chính của bài ? 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Cả lớp đọc thầm theo. Luyện đọc từ khó: chữ V, bu- gi, cần khởi động máy,… Giải nghĩa từ khó :Hai Long, chữ V, bu-gi, cần khởi động, động cơ,… Cả lớp đọc thầm theo +…để lấy báo cáo và gửi báo cáo +….để chuyển những tin tức bí mật, quan trọng. +..đặt hộp thư ..dễ tìm..ít bị chú ý nhất- nơi 1 cột cây số ven đường, ... +..gửi gám tình yêu TQ và lời chào chiến thắng. + “Anh dừng xe………….bước chân” Vì để đánh lạc hướng chú ý của người khác, không ai có thể nghi ngờ. +..có ý nghĩa quan trọng ….vì cung cấp những thông tin mật từ phía địch, giúp ta hiểu ý đồ …và ngăn chặn kịp thời Lớp NX sửa sai ý 2 mục I Lịch sử Đường Trường Sơn I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, ... cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta. II. Chuẩn bị: - Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ phạm vi tuyến đường Trường Sơn). - Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về bộ đội Trường Sơn, về đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyển hàng, giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Hoạt động 1 (làm việc cả lớp). - GV giới thiệu về nhiệm vụ của hai miền Nam, Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - GV nêu nhiệm vụ học tập: + Xác định phạm vi hệ thống đường Trường Sơn (trên bản đồ). + Mục đích ta mở đường Trường Sơn. + Tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước. 2. Hoạt động 2 (làm việc cả lớp). - GV cho HS đọc SGK và trình bày những nét chính về đường Trường Sơn. - GV dùng bản đồ để giới thiệu vị trí của đường Trường Sơn (từ hữu ngạn sông Mã - Thanh Hóa qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ). - GV nhấn mạnh: đường Trường Sơn là hệ thống những đường, bao gồm rất nhiều con đường trên cả hai tuyến: Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn chứ không phải chỉ là một con đường. 3. Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm hoặc cả lớp). - GV cho HS tìm hiểu về những tấm gương tiêu biểu của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn. - HS đọc SGK, đoạn nói về anh Nguyễn Viết Sinh. Ngoài ra, yêu cầu HS kể thêm về bộ đội lái xe, thanh niên xung phong ... mà các em đã sưu tầm được (qua tìm hiểu sách báo, truyền hình hoặc nghe kể lại). 4. Hoạt động 4 (làm việc theo nhóm). HS thảo luận về ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước. So sánh hai bức ảnh trong SGK, nhận xét về đường Trường Sơn qua hai thời kỳ lịch sử. 5. Hoạt động 5 (làm việc cả lớp). - GV nhấn mạnh ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn. - GV chốt lại: Ngày nay, đường Trường Sơn đã được mở rộng - đường Hồ Chí Minh. 6. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS: - Tỉnh tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. - Tỉnh thể tích hình lập phương, khối tạo thành từ các hình lập phương. II. Các hoạt động dạy - học: GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 1. GV hướng dẫn HS tự tính nhẩm 15% của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung (như trong SGK). a. Cho HS nêu yêu cầu của bài tập rồi HS tự làm bài theo gợi ý của SGK. Chẳng hạn: Nhận xét: 17,5% = 10% + 5% + 2,5%. 10% của 240 là 24. 5% của 240 là 12. 2,5% của 240 là 6. Vậy: 17,5% của 240 là 42. b. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: Nhận xét: 35% = 30% + 5%. 30% của 520 là 156 10% của 520 là 52 5% của 520 là 26. Vậy 35% của 520 là 182. Bài 2. Cho HS tự nêu bài tập rồi làm bài và chữa bài. Bài 3. GV cho HS nêu bài toán rồi quan sát hình vẽ để có cơ sở làm bài và chữa bài. Khi HS chữa bài, GV nêu cho HS phân tích trên hình vẽ của SGK rồi trả lời từng câu hỏi của bài toán. Chẳng hạn: Với phần a) học sinh có thể phân tích như sau: + Coi hình đã cho gồm 3 hình lập phương, mỗi hình lập phương đóđều được xếp bởi 8 hình lập phương nhỏ (có cạnh 1 cm), như vậy hình vẽ trong SGK có tất cả; 8 x 3 = 24 (hình lập phương nhỏ). Với phần b) HS có thể phần tích như sau: Mỗi hình lập phương A, B, C (xem hình vẽ) có diện tích toàn phần là: 2 x 2 x 6 = 24 (cm2). Do cách xếp các hình A, B, C nên hình A có 1 mặt không cần sơn, hình B có 2 mặt không cần sơn, hình C có 1 mặt không cần sơn, cả 3 hình có 1 + 2 + 1 = 4 (mặt) không cần sơn. Diện tích toàn phần của cả 3 hình A. B, C là: 24 x 3 = 72 (cm2). Diện tích không cần sơn của hình đã cho là: 2 x 2 x 4 = 16 (cm2). Diện tích cần sơn của hình đã cho là: 72 - 16 = 56 (cm2). Căn cứ vào phân tích trên HS trình bày bài giải theo yêu cầu của HS. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Tự học Đọc diễn cảm hai bài tập đọc trong tuần I. Mục tiêu: - HS đọc diễn cảm hai bài tập đọc trong tuần. - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh. II. Chuẩn bị: - Phiếu ghi tên hai bài bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học: 1. Luyện đọc diễn cảm. - HS luyện đọc diễn cảm theo tổ. - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu (đối với HS trung bình yêu cầu đọc trôi chảy là được. 2. Thi đọc diễn cảm. - Các tổ cử đại diện lên đọc bài (bốc thăm bài và đọc). - Lớp cùng giáo viên nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố: - Nhận xét tiết học, dặn dò. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : Trật tự - An ninh I. Mục tiêu: - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trật tự , an ninh. - Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dngj chúng để đặt câu. II. Chuẩn bị - Từ điển HS - Bảng phụ viết nội dung bài 2, 3 II . Hoạt động dạy và học 1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài 3 tiết trước 2.Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài : GV nêu mục đích ,y/c của tiết học HĐ2:Hướng dẫn HS luyện tập - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1 ,xác định yêu cầu của bài 1 ? -Gọi HS trình bày miệng (giải nghĩa những trường hợp còn lại) Bài tập 2 - Tổ chức dưới hình thức trò chơi Đội nào tìm được nhiều từ sẽ thắng Bài 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 3, xác định yêu cầu của bài 3 ? GVtreo bảng phụ ghi sẵn đề mục 2 nhóm -Gọi HS trình bày miệng nối tiếp - đọc đến từ nào xếp từ đó Bài 4 Thảo luận nhóm Đại diện nhóm nêu kết quả GV tiểu kết 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Lớp đọc thầm theo +…Nghĩa của từ an ninh Đáp án: b Nhóm khác bổ sung VD : lực lượng an ninh, giữ vững an ninh Nhóm a: công an, đồn biên phòng…. Nhóm b: xét xử, bảo mật,… Đáp án :SGV trang 99 *Lưu ý: …để ý nhìn xung quanh đường, không mang đồ trang sức, đồ dùng đắt tiền,… Tiếng Việt (BS) (N-V): hộp thư mật (đoạn 1) I. Mục tiêu: - Học sinh nghe - viết đúng chính tả bài: Hộp thư mật (đoạn 1). - Rèn kỹ năng viết chữ đẹp cho HS. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: - GV nhận xét - HS đọc và nêu nội dung bài tập đọc 2. Bài mới: - GV đọc toàn bài. - Theo dõi SGK - Nêu nội dung đoạn viết chính tả. - 2 HS đọc đoạn 1 của bài tập đọc. - Nhắc lại cách viết từ khó, cách trình bày đoạn 1. - GV đọc cho HS viết bài - Tìm, viết ra giấy nháp từ, tiếng khó viết. - HS viết bài sạch, đẹp. - Đọc lại bài cho HS soát lỗi. - Thu 1/2 số vở chấm. Nhận xét chung. - Tuyên dương HS đạt điểm 10, động viên HS viết chưa đạt. - HS soát lại bài. 3. Củng cố: - Nhận xét tiết học HĐNG Thi đọc thơ chủ đề mẹ và cô giáo I. Mục tiêu: - Thể hiện tình cảm của bản thân đối với mẹ và cô giáo qua những bài thơ. II. Chuẩn bị: Sưu tầm những bài thơ về mẹ và cô giáo. III. Các hoạt động dạy - học: - Lớp trưởng tổng hợp những bài thơ về chủ đề (GV ghi nhanh lên bảng) và điều khiển lớp đọc thơ. - Các cá nhân đọc thơ. - Lớp bình chọn người đọc thơ hay và biểu diễn trước lớp tiết mục đó. - GV nhận xét chung. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Thứ tư, ngày 28 tháng 02 năm 2007 Tập làm văn Ôn tập về tả đồ vật I. Mục tiêu: Củng cố hiểu biết về tả đồ vật: cấu tạo của bài văn, trình tự miêu tả, phép tu từ, so sánh, nhân hoá được sử dụng khi mưu tả II. Chuẩn bị: - 1 áo quân phục màu cỏ úa - Bảng phụ ghi kiến thức cần ghi nhớ. III. Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra đoạn văn đã viết ở tiét trước. 2.Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, y/c tiết học. HĐ2:Hướng dẫn HS luyện tập - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1 ,xác định yêu cầu của bài 1 ? Giải nghĩa :bạn đồng hành, vén khéo, măng sét, … - Tổ chức hoạt động nhóm - Gọi đại diện nhóm nêu kết quả Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 1 ,xác định yêu cầu của bài ? *Gợi ý:..quyển sách, quyển vở, cái đồng hồ báo thức,… Khi tả, sử dụng các biện pháp tu từ HS làm việc cá nhân Gọi nhiều HS trình bày nồi tiếp nhau 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Lớp đọc thầm theo Cả lớp đọc thầm lần 2 MB:…..màu cỏ úa.( giới thiệu trực tiếp) TB:…….của ba KL:còn lại (KB kiểu mở rộng) Hình ảnh so sánh: Những đường khâu đều đặn như khâu máy. ………. Hình ảnh nhân hóa: Người bạn đồng hành quý báu. ….. Nhóm khác bổ sung Nhiều HS nhắc lại ……. + viết đoạn văn ….tả hình dáng hoặc công dụng của 1 đồ vật …. Lớp NX, sửa sai Bình bài hay nhất Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Mục tiêu: - HS biết được câu chuyện nói về việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết. - Biết sắp xếp các tình tiết, sự kiện thành câu chuyện.Hiểu và trao đổi vời bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện - Kể chuyện tự nhiên, chân thực - ghe bạn kể, nhận xét lời kể của bạn . II. Chuẩn bị: - Tranh, ảnh với nội dung trên… III. Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS kể 1câu chuyện đã được nghe hoặc đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh. 2.Dạy bài mới HĐ1: Giới thiệu bài - GVnêu yêu cầu tiết học,kiểm tra chuẩn bị của HS. - Gọi HS đọc đề bài, xác định y/c đề bài HĐ2:Hướng dẫn HS làm bài - HS đọc gợi ý SGKtr29 - HS có thể tìm theo ý của mình * Lưu ý không phải là truyện đọc ,mà là truyện tận mắt chứng kiến, nhìn trên ti vi, phim ảnh hoặc của chính em. HS đọc tiếp gợi ý 2,3,4 HĐ3: HS tập kể chuyện, trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện - Tổ chức hoạt động nhóm. GV đến từng nhóm hướng dẫn, uốn nắn. - Gọi đại diện nhóm kể nối tiếp - Nhân vật chính trong câu chuyện là ai? - ý nghĩa câu chuyện ? 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. HS đọc thầm đề bài, gạch chân y/c của đề. +…việc làm tốt……bảo vệ trật tự, an ninh…..làng xóm, phố phường VD: +câu chuyện về chú Thành- trưởng khu dân cư. +…………. Kể chuyện trong nhóm Nhóm khác NX …. ……… Cả lớp bình chọn bài hay nhất ,sát với y/c đề bài Toán Giới thiệu hình trụ, giới thiệu hình cầu I. Mục tiêu: - Giúp HS biết: Nhận dạng hình trụ, hình cầu. Xác định đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu. II.Chuẩn bị: - Một số hộp có dạng hình trụ khác nhau. - Một số đồ vật có dạng hình cầu. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu hình trụ: - GV đưa ra một vài hộp có dạng hình trụ: hộp sữa, hộp chè ... GV nêu: Các hộp này có dạng hình trụ. - GV giới thiệu một số đặc điểm của hình trụ: có hai mặt đáy là hai hình trong bằng nhau và một mặt xung quanh. - GVđưa ra hình vẽ một vài hộp không có dạng hình trụ để giúp HSnhận biết đúng về hình trụ. 2. Giới thiệu hình cầu: - GV đưa ra một vài đồ vật có dạng hình cầu: quả bóng chuyền, quả bóng bàn, ... - GV nêu: quả bóng chuyền có dạng hình cầu, ... - GV đưa ra một vài đồ vật không có dạng hình cầu, ... - GV đưa ra một vào đồ vật không có dạng hình cầu để giúp HS nhận biết đúng về hình cầu. Chẳng hạn: quả trứng, bánh xe ô tô nhựa (đồ chơi) ... 3. Thực hành: Bài 1, bài 2 HS tự làm. Bài 3: Tổ chức cho HS nêu một số đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu. 4. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Chỉnh tả Núi non hùng vĩ I. Mục tiêu: - Nghe-viết đúng chính tả bài Núi non hùng vĩ. - Nắm chắc cách viết hoa tên người, tên địa lí VN. II. Chuẩn bị: - VBTTV - Bảng phụ BT3 III .Hoạt động dạy và học 1.Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên bảng viết những tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh. 2.Dạy bài mới : HĐ1 : Giới thiệu bài GV nêu mục đích,y/c tiết học. HĐ2 : Hướng dẫn HS viết chính tả - GV đọc toàn bài - Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn? - Em hãy tìm những từ dễ viết sai ? - GV đọc từ khó - GV đọc bài - GV đọc bài – lưu ý từ khó HĐ3 : Chấm ,chữa bài GV chấm nhanh 1 số bài trước lớp - Rút kinh nghiệm HĐ4 : Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 2 - Gọi HS đọc bài 2 Tổ chức hoạt động nhóm đôi - Gọi đại diện các nhóm chữa bài Bài 3 Tổ chức dưới hình thức trò chơi “Ai thông minh hơn” HĐ5 : Củng cố ,dặn dò - Lưu ý những từ dễ viết sai trong bài -Về nhà viết lại tên 5 vị vua, HTL các câu đố, đố lại người thân. … +đoạn văn mưu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới giữa nước ta và TQ +tày đình, hiểm trở, lồ lộ, và các tên riêng…. HS viết bảng con (giấy nháp ) HS viết vào vở HS soát lỗi HS đổi chéo bài soát lỗi Đọc ,nêu yêu cầu của đề bài Các nhóm thảo luận +Tên người, dt: Đăm Săn, Y Sun, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, Mơ- nông. +Tên địa lí:Tây Nguyên, (sông) Ba Nhóm khác nhận xét, bổ sung Chia lớp làm 4 nhóm , trong 5 phút đội nào giải ra trước thì đội đó thắng Đáp án: -Ngô quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo. -Vua Quang Trung(Nguyễn Huệ) …………… Toán (BS) Ôn: Thể tích hình lập phương I. Mục tiêu: - Củng cố cách tính thể tích hình lập phương. - Rèn kĩ năng tính thể tích hình lập phương nhanh chính xác, vận dụng vào giải toán. II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập. III. Các hoạt động dạy - học: Bài 1. Một khối kim loại hình lập phương có cạnh 18cm cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam, biết mỗi xăng-ti-met khối kim loại đó cân nặng 30g. (Đáp số: 174,96 kg) Bài 2. Tính thể tích hình lập phương biết diện tích toàn phần của nó bằng 294dm2. (Đáp số: 343 dm3). - HS tự làm bài tập (HS khá hướng dẫn HS trung bình). - HS lên bảng làm, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung (lớp trưởng điều khiển). - GV nhận xét, chốt kiến thức. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Thứ năm, ngày 01 tháng 3 năm 2007 Khoa học An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật; tránh gây hỏng đồ điện; đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà. - Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện. II. Chuẩn bị: Chuẩn bị theo nhóm: + Một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin như đèn pin, đồng hồ, đồ chơi ... pin (một số pin tiểu và pin trung). + Tranh ảnh, áp phích tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và an toàn. - Chuẩn bị chung: Cầu chì. Hình và thông tin trang 98, 99 SGK. III. Hoạt động dạy: 1. Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật. * Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm: - Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật (Sử dụng các tranh vẽ, áp phích sưu tầm được và SGK). - Liên hệ thực tế: Khi ở nhà và ở trường, bạn cần làm gì để ... Bước 2: Làm việc cả lớp. - Từng nhóm trình bày kết quả. GV nhận xét, bổ sung. 2. Hoạt động 2: Thực hành. * Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh gây hỏa hoạn, nêu được vai trò của công tơ điện. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm. HS thực hành theo nhóm: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trang 99 SGK. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Từng nhóm trình bày kết quả. - GV cho HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện (Có ghi số vôn). - GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu. 3. Hoạt động 3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện: * Mục tiêu: HS giải thích được lí do phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp. HS thảo luận theo các câu hỏi: - Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm ? - Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện. Bước 2: Làm việc cả lớp. GV cho một số HS trình bày về việc sử dụng điện an toàn và tránh lãng phí. Bước 3: HS liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà (GV dặn HS tìm hiểu). HS thảo luận theo cặp, sau đó GV có thể cho một số HS trình bày trước lớp và lưu ý chung một số trường hợp phổ biến nhắc các em có ý thức tiết kiệm. 4. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Luyện từ và câu Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng I. Mục tiêu: - Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng. - Biết tạo ra các câu ghép mới sử dụng cặp từ hô ứng thích hợp. II. Chuẩn bị: VBTTV. Bảng phụ cho BT1. III .Hoạt động dạy và học 1.Kiểm tra bài cũ : HS làm BT 3,4 tiết trước 2.Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, y/c tiết học. HĐ2:Hình thành khái niệm - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài 1 ? HS làm việc cá nhân Gọi HS trình bày Bài 2: - Tổ chức hoạt động nhóm - Gọi đại diện nhóm nêu kết quả Rút ra KL1 phần ghi nhớ GV: các từ này nằm ngay trong bộ phận VN; không phải là QHT, lên lớp 6 các em sẽ được học kĩ hơn. Bài 3: Thảo luận nhóm Đại diện nhóm nêu kết quả GV ghi hoàn thành bảng ghi nhớ HĐ3: Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1 - Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 1 ,xác định yêu cầu của bài ? GV treo bảng phụ HS làm việc cá nhân Gọi HS trình bày nồi tiếp Bài 2 - Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 2, xác định yêu cầu của bài ? GV treo bảng phụ Tổ chức dưới hình thức trò chơi “ Ai nhanh hơn”. trong thời gian 5 phút, tổ nào điền nhanh và đúng nhất sẽ giành giải nhất. HĐ4 : Củng cố, dặn dò - Nhắc lại ghi nhớ SGK - NX tiết học. Lớp đọc thầm theo Cả lớp đọc thầm lần 2 - 1- 2 HS lên bảng trình bày. - Đại diện HS lên bảng nêu kết quả. HS nhắc lại +VD: a)chưa ..đã b)chỗ nào…chỗ ấy mới…đã càng…càng HS nhắc lại ghi nhớ SGK a) chưa…đã b) vừa …đã c) càng…càng Lớp NX, sửa sai VD: a)Mưa càng to, gió càng thổi mạnh. ……………………………… Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập và rèn luyện kĩ nằn tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn. II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động dạy -học: HS nêu lại cách tính của hình tam giác, hình bình hành, hình trong. - HS tự làm các bài tập. - HS lên bảng làm, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. Bài 1. a. Diện tích hình tam giác ABD là: 4 x 3 : 2

File đính kèm:

  • docBæ sung tuÇn 24.doc
Giáo án liên quan