I. THỜI GIAN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA
- Tính từ : Hạt nảy mầm - Bông lúa chín
- Phụ thuộc : Giống , thời vụ gieo cấy , kỹ thuật canh tác
1. Giống lúa : Các giống lúa khác nhau có thời gian khác nhau .
- Giống lúa ngắn ngày (100- 120ngày ): NN1A, NN75- IQ, CR 203 (miền bắc) . Đặc biệt : CS1, CS2 chỉ 75 - 85 ngày
- Giống lúa dài ngày (150 trở lên ): Xuân số 2, MT, NN 5 (Miền bắc) NN -75 -1 , -2, -3 , Hoà Bình, Nàng Chuột , Trắng Tép , Trắng Lùn (M nam).
2. Thời vụ gieo cấy: Cùng G nhưng gieo khác thời vụ thời gian khác nhau .
VD: Lúa ngắn ngày vụ xuân > vụ mùa
CR203 ở vụ xuân 130 - 135 ngày > vụ mùa (110 - 115 )
3 . Kỹ thuật canh tác :
- Cấy sớm thời gian kéo dài ; cấp muộn thới gian rút ngắn .
- Ruộng trũng , đất phèn , bón lân chín sớm
- Bón phân đạm quá ngày kéo dài thời gian
* Cấy lúa cũng như mọi cây trồng khác có quá trình sinh trưởng, phát triển phức tạp . Mặc dù t dài ngắn khác nhau song đều tuần tự trải qua các thời kỳ sinh trưởng, phát triển nhất định . Vậy các thời kỳ đó là gì ? Chuyển sang II
60 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 01/07/2022 | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Dạy nghề trồng lúa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dạy nghề trồng lúa
Giới thiệu nghề trồng lúa (1 tiết)
Việt Nam là một nước nông nghệp, trong đó chủ yếu là trồng cây lúa. Với vai trò vị trí quan trọng trong việc cung cấp lương thực cho trong nước và ngoài nước thì cây lúa phải đáp ứng được nhu cầu sản xuất của con người. Điều này đòi hỏi người trồng lúa phải nắm được đời sống và các biện pháp chăm sóc, nắm được cơ sở khoa học để xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh tốt nhất . Bên cạnh đó để khắc phục những nhược điểm của giống lúa ở nước ta như : Phẩm chất kém, tỉ tấm cao, năng suất thấp, sâu bệnh nhiều .v.v.thì người trồng lúa phải nắm Được biện pháp kỹ thuật làm lúa giống, phương pháp điều tra phát hiện tình hình sâu bệnh hại lúa , các thuốc trừ sâu hại lúa và một số đặc điểm chính về tính chất đất, các đặc điểm giống lúa mới .v.v
Xuất phát từ những yêu cầu trên giáo trình nghề trồng lúa sẽ đề cập đến nội dung sau:
Chương I : Đời sống cây lúa
A. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa
B . Thời kỳ mạ và yêu cầu ngoại cảnh của nó
C . Thời kỳ lúa đẻ nhánh và yêu cầu ngoại cảnh của nó
D. Thời kỳ lúa làm đòng , trổ đòng, phơi mao vào chắc chín và yêu cầu ngoại cảnh của nó .
E. Các yếu tố hình thành , năng suất lúa và biện pháp kỹ thuật tác động .
Chương II: Một số khâu kỹ thuật trong khâu trồng lúa
A. Biện pháp Kỹ thuật làm lúa giống
B. Phương pháp điều tra phát hiện tình hình sâu bệnh hại lúa
Chương III. Một số điểm chính về tính chất đất
Chương IV . Thuốc trừ sâu hại lúa
Chương V. Một số giống lúa mới
Chương VI. Một số khái niệm về giống lúa
Chương VII. Quy trình trồng lúa lai
Chương I : Đời sống cây Lúa
(9tiết)
A. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa và yêu cầu ngoại cảnh của nó (3 tiết)
I. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa
- Tính từ : Hạt nảy mầm - Bông lúa chín
- Phụ thuộc : Giống , thời vụ gieo cấy , kỹ thuật canh tác
1. Giống lúa : Các giống lúa khác nhau có thời gian khác nhau .
- Giống lúa ngắn ngày (100- 120ngày ): NN1A, NN75- IQ, CR 203 (miền bắc) . Đặc biệt : CS1, CS2 chỉ 75 - 85 ngày
- Giống lúa dài ngày (150 trở lên ): Xuân số 2, MT, NN 5 (Miền bắc) NN -75 -1 , -2, -3 , Hoà Bình, Nàng Chuột , Trắng Tép , Trắng Lùn (M nam).
2. Thời vụ gieo cấy: Cùng G nhưng gieo khác thời vụ đ thời gian khác nhau .
VD: Lúa ngắn ngày vụ xuân > vụ mùa
CR203 ở vụ xuân 130 - 135 ngày > vụ mùa (110 - 115 )
3 . Kỹ thuật canh tác :
- Cấy sớm đ thời gian kéo dài ; cấp muộn thới gian rút ngắn .
- Ruộng trũng , đất phèn , bón lân đ chín sớm
- Bón phân đạm quá ngày đ kéo dài thời gian
* Cấy lúa cũng như mọi cây trồng khác có quá trình sinh trưởng, phát triển phức tạp . Mặc dù t dài ngắn khác nhau song đều tuần tự trải qua các thời kỳ sinh trưởng, phát triển nhất định . Vậy các thời kỳ đó là gì ? đ Chuyển sang II
II .các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây lúa
1. Thời kỳ tăng trưởng : Tính từ : hạt nảy mầm đ ngừng đẻ nhánh tối đa
- Đặc điểm: Cây lúa tăng kích thước, khối lượng của rễ thân, lá và đẻ nhiều nhánh.
- Thời kỳ này dài ngắn tuỳ thuộc giống, thời vụ và biện pháp canh tác
- Gồm hai thời kỳ nhỏ
a, Thời kỳ mạ :
+ Tính từ : Hạt nảy mầm đ nhổ mạ để cấy
+ Thời gian: 20-25 ngày/40-60 ngày tuỳ G +TV+KT
+ Là thời kỳ quan trọng "tốt giống tốt mạ, tốt má, tốt lúa "
b, Thời kỳ lúa đẻ nhánh : +Quy định số bông lúa /khóm
+Tính từ :bắt đầu đẻ nhánh đ ngừng đẻ ;
+Thời gian dải ngắn phụ thuộc G, TV, KT
2. Thời kỳ sinh sản
- Đặc điểm: Cây lúa, hình thành, phát triển bông và hạt
- Là thời kỳ ổn định, không phụ thuộc G,TV, KT
- Gồm hai thời kỳ nhỏ :
a. Thời kỳ làm đòng làm đốt : + Tính từ : Ban đầu phát triển hoá đòng đbắt đầu trổ bông
+ Thời gian : 26- 35 ngày
+ Bông lúa , hoa lúa hình thành và lớn lên , thân làm đốt và cao lên .
+ Quy định : Bông : to , nhỏ . Hạt : Nhiều , ít
b. Thời kỳ trổ bông phơi màu vào chắc và chín :
- Thời gian : 28 - 35 ngày
Quy định : Trọng lượng hạt và tỷ lệ hạt chắc .
* Việc phân chia đời sống cây lúa thời kỳ chính là để tìm hiểu kỹ những diễn biến mang tính quy luật của nó. Từ đó chúng ta mới có cơ sở khoa học để xây dựng quy trình kỹ thuật trồng lúa phù hợp với đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh của từng thời kỳ .
(*). Thời kỳ mạ và yêu cầu ngoại cảnh của nó .
I. Những đặc điểm của thời kỳ mạ .
1. Cây mạ hình thành qua 3 giai đoạn : Hạt nảy mầm đ cây mạ 3 lá đ CM 3 ngày
a. Giai đoạn nảy mầm : Hạt lúa khi có đủ điều kiện : nước , O xi . nhiệt độ thích hợp đ nảy mầm. Đầu tiên phôi trương lên đâm ra ngoài vỏ trấu đ sau đó đ mầm và rễ mầm xuất hiện .
b. Giai đoạn mạ 3 lá : Sau khi nảy mầm, xuất hiện lá bao mầm, lá không hoàn toàn (không có phiến lá ) rồi lá thật thứ nhất 1, 2, 3, đồng thời hình thành rễ. Cây mạ sống nhờ chất dịch bằng hạt, chưa tự hút thức ăn bên ngoài .
c. Giai đoạn sau 3 lá : Rễ phụ hoạt động và hút chất dinh dưỡng từ đất để nuôi câyđ sống tự lập .
2. Cây mạ non yếu, sức chống chịu với ngoại cảnh kém .
- Do các bộ phận chủ đạo mới của cơ thể mới hình thành, lá mỏng, thân mềm, nhỏ, rễ ít và ngắn đ cây dễ bị chết rét, khô hạn hoặc sâu bệnh xâm nhập phá hoại.
3. Cây mạ có tuổi : Tuổi mạ nói lên mức độ sinh trưởng phát triển cây mạ . Mỗi lá thật là một tuổi (Vd: 4 lá thật đở tuổi 4 )
- Cây mạ xuân ở tuổi 5- 6 là lúc nhổ cấy thích hợp
ị Muốn cây mạ đúng tuổi (không non , không già ) phải dựa vào số lá trên cây .
II. Yêu cầu điều kiện sống của thời kỳ mạ
1. Nước :
- Ngâm hạt giống vào nước trước khi gieo: Thời gian tuỳ thuộc nhiệt độ nước, không khí và vỏ trấu dày mỏng. Trời nóng : 24h ; trời lạnh 48h trở lên
-Ruộng mạ lúc đầu không cần gập nước, đất đủ ẩm là tốt I, tạo điều kiện cho rễ lan chặt vào đất.
-Cây mạ từ lá 2,3 trở đi cần nhiều nước giữ 1 lớp nước trên mặt ruộng là tốt nhất
2. Nhiệt độ :
- Giai đoạn hạt nảy mầm yêu cầu nhiệt độ : 30 - 35 0C .> 400C và <150C không thích hợp
ị Sau khi ngâm hạt giống cần được ủ ở nhiệt độ thích hợp .
- Cây mạ phát triển tốt trong điều kiện 25 - 35 0C . Nếu < 12 0 C kéo dài đvài ngày thì mạ bị trắng lá và chết . Nhất là mạ lúc 2 - 3 lá , sức chịu lạnh kém ị cần có biện pháp chống rét cho mạ .
3. Một số yếu tố khác cần cho cây mạ .
a. Chất dinh dưỡng : Khi có 4 lá thật đ giai đoạn sống tự lập , tự hút chất dinh dưỡng từ đất đ cần chất đạm , lân , kaly ở giai đoạn cuối .(ka ly còn có tác dụng chống rét tốt)
b. ÔXi : Trong quá trình ủ giống cần trộn đảo đều để mầm và rễ phát triển cân đối, cung cấp đủ ÔXi cho hạt nảy mầm .
c. ánh sáng : Thời kỳ mạ cần đủ ánh sáng để cây khoẻ mạnh , chóng lên rễ sau khi cấy đ không nên gieo ở chỗ thiếu ánh sáng , mật độ gieo không nên quá dày .
(*). Thời kỳ lúa đẻ nhánh và yêu cầu ngoại cảnh của nó .
I. Những đặc điểm chính của thời kỳ lúa đẻ nhánh.
* Nhánh lúa : Là một cây lúa con mọc từ mầm nhánh trên thân cây mẹ , nó có thể trổ bông, kết hạt được
* Là thời kỳ quyết định số bông /đvị S
* Có các đặc điểm :
1. Cây lúa có hai thời kỳ đẻ nhánh :
a. Giai đoạn đầu (giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu ):
+ Nhiệt độ : 20 - 25 ngày (Sau khi cấy 10 ngày cây lúa bén rễ và bắt đầu để đ cần thúc đẩy lúa đẻ sớm , đẻ tập trung , ngay từ đầu tạo điều kiện cho bông lúa sau này bằng biện pháp : Khi lúa bén rễ thì cần thúc đẩy lúa đẻ sớm , đẻ tập trung, ngay từ đầu tạo điều kiện cho bông lúa sau này bằn biện pháp : Khi lúa bén rễ thì làm cỏ sục bùn , bón phân thúc .
b. Giai đoạn cuối :
(giai đoạn đẻ nhánh vô hiệu):
+ nhánh lúa lúc này thời gian sinh trưởng ngắn đ không hình thành bông được sau một thời gian nó lụi dần rồi chết.
+ Nhánh vô hiệu làm tiêu hao một phần dinh dưỡng của cây mẹ đ ngăn kịp thời.
2.Cây lúa có khả năng đẻ nhiều nhánh.
- Mỗi mắt đốt trên thân cây lúa có -1 lá +1 mầm nhánh và hai tầng rễ .
ị có bao nhiêu đốt thì có bấy nhiêu mầm nhánh .
- Từ cây lúa mẹ đ nhánh con đ nhánh cháu đ nhánh chắt
ị Sức đẻ nhánh lớn nhỏ do điều kiện dinh dưỡng, ánh sáng đã hạn chế khả năng này nên thường chỉ đẻ đến nhánh con và cháu .
Ví dụ: Một bụi N N8 cấy 3,4 nhánh lúa (cây mạ) chỉ đẻ 14 đến 15 nhánh trong đó có khoảng 10 đến 12 nhánh hữu hiệu .
Ta có sơ đồ đẻ nhánh của cây lúa.
Mắt 5
Mắt 4
Mắt 3
Mắt 2
Mắt 1
3.Sự đẻ nhánh của cây lúa có sự tương quan với sự ra lá.
- Cây lúa trong điều kiện thuận lợi khi có 4 lá thì bắt đầu đẻ nhánh con (nhánh xuất hiện ) và tuần tự là thứ 5 đđẻ nhánh thứ 2 ; lá thứ 6 đẻ nhánh thứ 3 c.. .. c gọi là quy luật "cùng ra lá ,cùng đẻ nhánh dựa vào quan hệ này mà có thể tính được số nhánh đẻvà nhánh hữu hiệu trên cây lúa .
ị Có thể điều khiển đẻ nhánh theo ý muốn
Yêu cầu điều kiện sống của thời gian lúa đẻ nhánh :
muốn cho cây lúa đẻ khoẻ, tập tập trung, đẻ sớm cần nắm vững những yêu cầu của nó, trên cơ sở đó có biện pháp kỷ thuật thích hợp để điều khiển . Vậy ở thời kỳ này cây lúa cần gì ?
1: Chất dinh dưỡng.
- Do phát triển mạnh về thân lá (mà chất xanh tăng) c cần có đạm, lân để hình thành t b mới trong quá trình đẻ nhanh bằng cách bón phân lót trước khi cấy ,bón thúc sớm kết hợp làm cỏ sục bùn .
- ở ruộng đất phèn (đồng bằng sông Cửu Long): bón phân hữu cơ kết hợp với phân lân làm cày chống ra rễ và thúc đẩy đẻ nhánh tốt.
- ở miền bắc trời lạnh , chất hữu cơ phân giải chậm ,cây để thiếu chất dinh dưỡng
- Dùng phân chuồng đã ủ kỷ kết hợp đạm để bón lót và bón thúc sớm.
2. Nước - yêu cầu mặt ruộng lúc này có lớp nước 3-5 cm. là thích hợp .(tránh khô hạn và ngập nước sâu ) có thể dùng nước để điều khiển sự đẻ nhánh . làm lúa kém đẻ hoặc ngừng đẻ nhánh ).
Ví dụ: +Đến giai đoạn đẻ nhánh vô hiệu thì tháo cạn nước phơi ruộng 4-5 ngày để cây lúa ngừng đẻ nhánh .vô hiệu
+ ở vùng đất mặn , đất phèn để hạn chế lúa đẻ người ta cho nước ngập sâu gốc lúa - Nước còn có tác dụng ngăn không cho gốc phèn , bốc muối lên lớp đất mặt .
3. Nhiệt độ thích hợp :20-300C . Không thích hợp 37oc <16oc ngừmg đẻ nhánh.
Biện pháp : Khi gặp rét cây lúa dày , khóm to hơn , bón thêm lân , ka li để chống rét.
4. ánh sáng - rất cần ánh sáng , nếu thiếu đẻ ít và chậm .
- Chế độ ánh sáng phụ thuộc mật độ gieo cấy điều chỉnh mật độ phù hợp
ví dụ -Đất tốt nhiều phân gieo thưa hơn đất xấu ít phân.
- Vụ lúa xuân trời âm u ,thiếu ánh sáng mật độ không được dày .
- Đối với giống cao cây , lá xoè rộng cây thưa hơn giống lá đứng cây thấp .
+ Cây lúa khi đã kết thúc đẻ nhánh nó ngừng sinh trưởng để chuẩn bị chuyển sang thời kỳ làm đòng ,lúc này là lúa đứng thẳng , màu hơi ngã vàng , gốc thân tròn và cứng lại nhận đó ta gọi đây là thời kỳ lúa đứng cái.Từ đây cây lúa chuyển sang giai đoạn phân hoá đòng , trổ bông , phơi màu vào chắc và chín
(*). Thời kỳ lúa làm đòng , trổ bông , phơi màu vào chắc chín và yêu cầu ngoại cảnh của nó
I . Những đặc điểm chính của cây lúa ở thời kỳ sau đẻ nhánh .
1. Hình thành bông lúa .(hình 4:cấu tạo bông lúa và hoa lúa )
- Bông lúa lúc còn nằm trong bẹ lá gọi là đòng lúa
- Đòng lúa phân hoá khi đẻ nhánh đạt tối đa
-Trong quá trình này gieo lúa , hoa lúa , hạt phần lúa hình thành và hoàn thiện
-Sau phân hoá đòng 30 ngày, đồng lúa phân ra khỏi bẹ lá . cây lúa đã trổ bông .
2. Hình thành hạt lúa .
- Sau trổ bông , hoa lúa mở (phơi mao ) để tiến hành thụ phấn .
Hoa lúa thụ phấn theo tình tự từ đầu bông trở xuống đ hạt lúa đầu bông thẳng chắc hơn , to hơn .
-sau thụ phấn hạt lúa dần dàn hình thành và phát triển .cac chất tập trung vế hạt nên hạt to và chắc dần
hạt lúa trải qua thời kỳ chín sữa đchín sáp đchín vàng đchí hoàn toàn .
3 .Cây lúa tập trung tinh bột vào hạt .
- Lượng tinh bột tích luỹ trong hạt do :- 1/3 từ thân bẹ lá chuyển lên
2/3 từ quang hợp của cây sau trổ bông tạo nên
ị Lá đòng và hai lá dưới đòng có vai trò quan trọng trong tổng hợp tinh bột cho hạt
đánh sáng đầy đủ đquang hợp tốt đtinh bột hình thành nhiều đnăng suất lúa cao
.
II. yêu cầu điều kiện sống sau đẻ nhánh .
1. nhiệt độ : thích hợp 25-300C; >350Cđthời gian làm đòng rút ngắn nên bông sẽ nhỏ ít hạt về sau bị lép nhiều .
+ <180C kéo dài đ hạt lúa cũng lép nhiều .(vụ lúa xuan ở miền bắc nhiệt độ thấp nên ảnh hưởng đên năng suất lúa .
Để tạo điều kiện thích hợp ở thời kỳ này cần gieo trồng đúng thời vụ cho từng giống lúa 2 chế độ nước
-Từ khi làm đòngđchín sữa cây lúa rất cần nước .
-Thiếu nướcđhạt lép nhiều :ruộng gặp hạn đbông bị nghẹn đòng, không thoát ra khỏi bẹ lúa được -lúa ngập lụt kéo dài đđòng bị thối , phấn hoa trương nước sẻ vỡ ra mất sức sống (thường gặp ở vụ lúa mùa miền bắc ,miền trung - tháng chín đến tháng 10
Mức nước thường xuyên phải đủ trong ruộng và khoảng 10cm .
Khi lúa bắt đầu chín (bông lúa uốn câu) đ tháo nước cạn , phơi ruộng vài ngày cho lúa chóng chín dễ gặt .
3 . Dinh dưỡng : - khi làm đòng cần những chất dinh dưỡng nhất là đạm và kali.
-Thiếu đạm :bông nhỏ ít hoa , hạt dễ lép .
-Quá nhiều đạm :Hạt lép dễ nhiễm sâu bệnh đ phải thận trọng .Thường bón đón đòng (bắt đầu phân hoá )hoặc bon nuôi đòng (khoảng 15 ngay trước khi trổ) đbông to , nhiều hoa , hạt chắc .
- Sau khi lúa trổ nhu cầu dinh dưỡng giảm dần đkhông cần bón phân lúa lúc này (trừ trường hợp ruộng thiếu phân và có biểu hiện lúa vàng , cây còi cọc .
* Như vậy nắm vững thời kỳ sinh trưởng và phát triển yêu cầu ngoại cảnh của nó để chăm sóc hợp lý nâng cao năng suất cây lúa . Vậy những yếu tố nào hình thành nên năng suất cây lúa và biện pháp kỹ thuật tác động ra sau ta sang e
B. Các yếu tố hình thành năng suất lúa và biện pháp kỷ thuật tác động.(4 tiết)
I . các yếu tố hình thành năng suất lúa
4 yếu tố
- Số bông /đơn vị diện tích
- Số hạt /bông
- Tỷ lệ hạt chắc
-Trọng lượng hạt (1000)
Năng suất =
Số bông
x số hạt
x Tỉ lệ hạt chắc
x P1000hạt
- Các yếu tố trên liên quan chặt chẽ với nhau ị phát huy đầy đủ vai trò từng yếu tố như: đất đai , phân bón , khí hậu , gióng lúa ,
Ví Dụ: Số bông : Phụ thuộc : mật độ cấy/ quá trình đẻ nhánh / tỉ lệ nhánh hữu hiệu
+ Mật độ cấy / đvị S thấp đLượng dinh dưỡng cao , đẻ nhánh mạnh , số bông tăng.
+ Mật độ quá cao đ lượng dinh dưỡng ít , đẻ nhánh yếu đ Số bông ít .
* Dựa vào sự tương quan của các yếu tố , ta có thể T/Đ nhưng hay ít vào từng yếu tố để đạt năng suất cao . Để hiểu rõ mối tương quan này cũng như vị trí của từng yếu tố . Chúng ta sẽ xem xét phân tích kỹ từng trường hợp cụ thể sau đây :
II. QUá trình hình thành số bông và biện pháp kỹ thuật tác động .
1. Thời kỳ quyết định số bông .
- Thời kỳ quyết định số bông là thời kỳ đầu của đẻ nhánh (từ điều kiện đẻ nhánh tối đa hầu như không còn ảnh hưởng đến số bông .
- Quá trình hình thành bông và số lượng bông phụ thuộc các thời kỳ sinh trưởng đến sớm hay muộn do thời vụ gieo cấy và do các giống lúa khác nhau .
+ ở thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu (kết thúc khi cây đạt số nhánh tối đa khoảng 10- 15 ngày ) đtất cả các nhánh đều có khả năng cho bông .
+ Những nhánh xuất hiện muộn (không đủ 3 lá thật ) đkhông có khả năng hình thành bông
(ở nước ta : +Vụ mùa thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu gặp nhiệt độ thích hợp , ánh sáng đủ đ quá trình hình thành bông tương đối gọn và tập trung .
+ Vụ chiêm xuân (ở tỉnh phía bắc ) : nhiệt độ thích hợp , trời âm u , thiếu ánh sáng đquá trình đẻ nhánh hạn chế , hình thành bông gặp nhiều khó khăn )
- Các giống lúa khác nhau thời kỳ phân hoá đòng đến sớm muộn khác nhau do đó cũng ảnh hưởng đến quá trình hình thành bông :
+ Khi bắt đầu phân hoá đòng đsố nhánh vô hiệu tăng nhiều cần tác động kịp
Khả năng thành bông giảm thời.
Thông thường : G chín sớm : phân hoá đòng trước khi đẻ nhánh tối đa .
G chín bình thường : Phân hoá đòng trùng thời kỳ đẻ nhánh tối đa
G chín muộn : phân hoá đòng sau trùng thời kỳ đẻ nhánh tối đa
- Ngoại cảnh cũng ảnh hưởng đến quá trình hình thành bông :
+ ánh sáng : trong thời gian 28 - 48 ngày trước khi trổ bông , thiếu ánh sángđ số bông giảm , ít
+ Chất dinh dưỡng : (đạm , lân ): thời kỳ 43 ngày trước khi trổ bông cần bón phân để tăng quá trình hình thành số bông .
2. Cơ cấu hình thành số bông :
- Số bông được hình thành trên 2 yếu tố - Mật độ cấy
- tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu
+ Mật độ cấy thưa + ánh sáng đủ + dinh dưỡng nhiều đsố bông đạt tiêu chuẩn
ị Đòi hỏi cấy với mật độ hợp lý , đất tốt , phân nhiều , thời tiết nóng ấm thuận lợi cho đẻ nhánh thì cấy thưa .
- Nếu đất xấu , phân ít , thời tiết rét trời âm u thiếu ánh sáng thì cấy dày để tranh thủ số cây/đơn vị diện tích nhằm đảm bảo đủ số bông sau này .
b. Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu :
- Nhánh đẻ ở vị trí khác nhau trên cây đkhả năng thành công khác nhau
Ví dụ : G có 17 - 18 lá nếu nhánh đẻ từ cách 12 lá trở về trước đCó nhiều khả năng cho bông . còn đẻ từ lá 14 trở về sau đ vô hiệu .
ị Biện pháp : Hạn chế những nhánh đẻ muộn (nhánh có chiều cao không đạt 2/3 chiều cao cây mẹ , nhánh chỉ có dưới 3 lá xanh ) .
Vì đây là những nhánh không thể thành công được .
3. Quan sát quá trình hình thành số bông
* Các chỉ tiêu để quan sát , dự tính số bông là :
- Dựa vào số dảnh lúa trong thời kỳ đẻ nhánh tối đa :
(Lưu ý : Thông thường số dảnh thành bông chiếm khoảng 80 % số dảnh tối đa, còn 10 - 20 % nữa là số dảnh không thành công ). Tuy nhiên còn tuỳ thuộc thời tiết trước và sau thời kỳ đẻ nhánh , tuỳ chế độ dinh dưỡng và điều kiện sống của cây mà khẳng định số dảnh hình thành bông tăng hoặc giảm )
- Dựa vào tốc độ ra lá : <0,3 lá /tuần ị nhánh đó không thành bông được
> 0,6 lá /tuần ị nhánh đó hình thành bông được
- Dựa vào số lá xanh trên cây : > 4 lá xanh ị nhánh đó hình thành bông được
< 4 lá xanh ị không thành bông
- (Ngoài ra còn dựa và tỷ lệ chiều cao thân cây, dựa vào tiết diện lóng gốc để quan sát quá trình hình thành số bông )
4. Biện pháp kỹ thuật chủ yếu để tăng số bông .
Muốn đạt số bông /đơn vị diện tích thích hợp cần chú ý 2 yếu tố : mật độ cây và quá trình đẻ nhánh
Do mật dộ cây phụ thuộc vào : giống , đất đai , thời tiết từng thời vụ , phân bón , trình độ thâm canh còn quá trình đẻ nhánh phụ thuộc vào chất lượng mạ, thời tiết cấy , phân bó, cách chăm sóc ị nên chú ý các biện pháp kỹ thuật sau:
a. Bảo đảm mạ tốt khoẻ : Qua các tiêu chuẩn sau :
- Cây mạ to , khoẻ
- Lá đứng màu xanh , ngả vàng
- Rễ ngắn , trắng ngà
ị Yêu cầu phải thực hiện các biện pháp làm mạ thích hợp để có mạ đanh dảnh , cứng cây , rễ ngắn .
b. Cấy lúa đúng thời vụ :
Do trong quá trình sinh trưởng , thời gian từ cấy đ bắt đầu phôi hoá đòng có nhiều biến đổi nếu có thể chỉnh sao cho có lợi ., Chẳng hạn : Nếu cấy đúng thời vụ , thời gian sinh trưởgn dài , có lợi cho quá trình đẻ nhánh , tạo điều kiện tăng số bông /đơn vị diện tích .
c) bón phân lót và bón thúc đầy đủ :
- Bón đầy đủ phân lót , dùng phân có chất lượng cao sẽ có lợi cho quá trình đẻ nhánh và tăng số bông .
- Bón lót phân chuồng kết hợp N. P . K một cách thoả đáng rồi bón thúc bằng phân đạm hoặc phân bón qua lá (phân của công ty khuyến nông ) khi cây đã bén rễ hồi xanh , lúa sẽ đẻ nhánh mạnh , đẻ tập trung vào thời kỳ đầu ị tỷ lệ nhánh hữu hiệu tăng . Cần kết hợp bón phân thúc và làm cỏ sục bùn để thúc đẩy quá trình đẻ nhánh .
d. Hạn chế nhánh vô hiệu
- Những nhánh yếu , không có kỹ năng hình thành bông đ cần hạn chế mức tối đa bằng nhiều cách :
+ Rút cạn nước phơi ruộng
+ Cho ngập nước sâu 20m trong thời kỳ đẻ nhánh vô hiệu
+ Điều tiết phân bón ngay từ đầu
+ Hạn chế bón thúc đạm vào giữa thời kỳ để nhánh .
III. Quá trình hình thành số hạt trên bông và biện pháp
kỹ thuật tác động .
1. Thời kỳ quyết định số hạt / bông
- Số hạt / bông là số hoa phân hoá và hình thành trên bông
- Thời kỳ quyết định số hạt / bông là lúc bắt đầu từ phân hoá đòng đến cuối thời kỳ giảm nhiệm
- Lưu ý : Trước khi trổ bông 5 ngày không còn ảnh hưởng nữa
2. Cơ cấu hình thành số hạt / bông
- Phụ thuộc 2 yếu tố : Đó là tổng số hoa phân hoá và số hoa thái hoá.
Số hoa phân hoá >số hoa thoái hoá số hạt/số bông nhiều và ngược lại.
Thời kì quyết định phân hoá số hoa là lúc bắt đầu phân hoá đòng đến lúc bắt đầu phân hoá hoa.Tiếp thao là thời kì một số hoa bị thái hoá do những điều kiện ngoại cảnh không thích hợp.
Lưu ý về quan hệ giưa số hoa và số gié cấp1,cấp 2:số gié chi phối số hoa /bông
Số gié cấp1 nhiều đặc biệt số gié cấp 2 nhiều đ số hoa/bông nhiều và ngược lại.
3.Biện pháp chủ yếu để tăng số lượng hạt/bông.
a.Hạn chế tăng số bông quá nhiều.
-Do cây lúa nếu đẻ quá nhiều nhánh nhỏ yếuđbông nhỏđhạt/bông ít (vì vậy cần áp dụng các biện pháp ngay từ đầu như :)
-Biện phá tác động :ngay từ đầu cần:
+Đảm bảo mạ tốt
+Cấy đúng thời vụ
+Bón phân thích đáng
+Làm cỏ sục bùn kịp thời
(nhằm thúc đẩy cây lúa đẻ nhánh sớm )
+ức chế đẻ nhánh vô hiệu .
ị Làm được như vậy sẽ bảo đảm nhánh to bông to, hạt nhiều.
b. Nuôi dưỡng
- Các nhánh hựu hiệu đều to, khoẻ cho tới thời kì phân hoá đòng và phòng trừ kịp thời sâu bệnh hại cho lúa .
c.Xúc tiến quá trình phân hoá hoa .
- Thời kì tích cực có thể xúc tiến phân hoá hoa là lúc bắt đầu phân hoá đòng đến phân hoá hoa chỉ có 7-10 ngày .
Trong thời kì này điều kiện ngoại cảnh và chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng. Bón phân đón đòng là lúc bắt đàu phân hoá đòng khoảng 30-32 ngày trước khi lúa trổ có tác dụng tăng số hạt /bông rõ rệt . Dùng phân đạm kết hợp phân kali càng có hiệu quả cao.
d. Phòng trừ hoa thoái hoá :
-Từ sau thời kì phân hoá hoa, đặc biệt thời kì giảm nhiễm số hoa trên bông dễ bị thái hoá nhất .
-Trong điều kiện bình thường có tới 30%số hoa bị thoái hoá.
ị Biện pháp : chú ý phòng trừ hiện tượng thoái hoá hoa.
-Bón phân thúc vào thời kì bắt đầu phân hoá đòng(bón đón đòng) và thời kì giảm nhiễm (bón nuôi đòng ) đđẻ tăng số số hạt trên bông.
Lưu ý : Tình trạng ruộng lúa khi đón đòng và nuôi đòng: nếu ruộng lúa quá tốt đ không nên bón vì số lượng hạt tăng nhiều nhưng hạt bị lép cũng nhiều
IV. Quá trình hình thành tỷ lệ chắc và biện pháp tác động
1. Thời kỳ quyết định hạt chắc :
- Tỷ lệ hạt chắc là tỷ lệ % những hạt nặng
- Tỷ lệ hạt chắc ảnh hưởng rõ rệt tới năng suất lúa
- Thông thường tỷ lệ hạt lép /bông chiếm 10% nều biện pháp canh tác không tốt có thể chiếm 20% - 30% .
Thời kỳ quyết định tỷ lệ hạt chắc : Là lúc bắt đầu phân hoá đòng đến sau khi trổ bông 30 - 35 ngày .
2 . Cơ cấu hình thành tỷ lệ hạt chắc :
- Quá trình hình thành tỷ lệ hạt chắc chịu nảh hưởng trong 2 thời kỳ : trước và sau trổ bông
+ Trước thời kỳ trổ bông : Tỷ lệ hạt chắc phụ thuộc số hoa /bông nhiều hay ít .
+ Sau khi trổ bông : Tỷ lệ hạt chắc phụ thuộc quá trình quang hợp tốt hay xấu , hô hấp mạnh hay yếu .
- Khả năng tiếp nhận các chất của hạt thời gian dài hay ngắn . Sau khi trổ bông nếu ánh sáng không đầy đủ sẽ trở ngại cho quá trình vào chắc đ tỷ lệ hạt chắc giảm rõ rệt. (Ví dụ : lúa chiêm xuân của các tỉnh phía Bắc thường gặp tình trạng này )
Ngược lại quá trình quang hợp của thời kỳ sau trổ bông càng thuận lợi đ lượng Gluixít hình thành càng nhiều , đạm trong thân lá càng cao đcàng xúc tiến mạnh quá trình vận chuyển vào hạt đhạt càng chắc
- Sơ đồ khái quát cơ cấu hình thành tỷ lệ hạt chắc tức là nguyên nhân hình thành
Hạt không thụ tinh Số hạt /bông nhiều / ít
hạt lép : ảnh hưởng trước trổ bông
Hạt ngừng phát dục -Lượng QH nhiều hay ít
ảnh hưởng sau trổ bông -Lượng hô hấp
-Chuyển vật chất nhiều hay ít
- Năng lực của hạt lúa khác dài /ngắn
3. Biện pháp chủ yếu nâng cao tỷ lệ hạt chắc
a. Cấy đúng thời vụ , đúng tuổi mạ :
- Nhằm giúp cây lúa sinh trưởng nhanh
- Cấy sớm (trong thời vụ cho phép )thời gian sinh trưởng kéo dài đcác chất tích lũy được nhiều đ tỷ lệ hạt chắc nhiều.
b. Đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cho lúa tăng trưởng tốt từ khi bắt đầu phân hoá đòng đến khi ruộng lúa trổ đều .
- Hạt không thun tinh hay ngừng phát dục chủ yếu do thời kỳ bắt đầu phân hoá đòng đến khi ruộng lúa trổ đều .Trong thời gian này nếu cây gặp hạn, mưa bão ngập lụt hoặc trời rét đều ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc .
- Biện pháp cụ thể : +Phòng tránh thiên tai
+ Phòng trừ sâu bệnh (ví dụ bệnh đạo ôn , bạc lá, sâu đục thân , sâu cắn dé)
c.Không nên tăng số hạt/ cây quá nhiều vì sẽ dẫn đến hạt lép nhiều.
d. Chăm sóc cho cây khoẻ trong thời kỳ trổ bông :
- Cây khoẻ đ Quang hợp mạnh có lợi cho thời kỳ vào chắc của hạt .
- Biện pháp cụ thể: Cấy đúng thời vụ , bón nhiều phân chuồng , bón cân đối.
Các loại phân N,P,K , làm cơ sục bùn tạo điều kiện cho bộ rễ.
e.Bón thúc sau khi lúa trổ đều:
- Dùng đạm , Kaly bón cho lúa sau khi trổ (bằng cách phun lên lá đ sẽ tăng tỷ lệ hạt chắc.
g.Phòng trừ sâu bệnh :
Một trong những nguyên nhân gây hạt lép là sự phá hoại của sâu bệnh ở thời kỳ sau khi trổ đvì vậy cần điều tra phát hiện kịp thời và có biện pháp ngăn chặn .
h. Phòng chống cây lúa đổ :
- Cây lúa đổ , nhất là đổ sớm vào thời kỳ vừa trổ bông , phơi màu làm cho hạt bị lép nhiều .
- Nguyên nhân gây đổ :
+ Do bón phân đạm hoá học quá nhiều
+ Bón nhiều ở thời kỳ sau
+ Bón phân không cân đối
+ Cấy quá dày
+ Mức nước ngập sâu
+ Thời kỳ làm đòng thiếu ánh sáng làm cây mềm yếu
- Biện pháp khắc phục :
+ Chọn giống thấp cây
+ Giống chịu lượng phân cao
+ Mật độ cây vừa phải
V. Quá trình hình thành trọng lượng hạt và biện pháp tác động .
1. Thời kỳ quy định trọng lượng 1000 hạt .
- P-1000 hạt là yếu tố thứ 4 cấu thành năng suất lúa.
- Thời kỳ quyết định P-1000 hạt rõ rệt nhất là trước và sau thời kỳ giảm
File đính kèm:
- giao_an_day_nghe_trong_lua.doc