Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8

* Mục đích yêu cầu:

- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.

- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.

- GD ý thức hoc tập bộ môn.

A. Nội dung ôn tập:

I. Phần văn:

HD HS ôn tập về vb Tôi đi học:.

- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.

- HS # nhận xét, bổ sung.

- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.

* Tác giả: Nhà thơ Thanh Tịnh (11.12.1911 – 17.7.1988) – Hà Nội, tên thật là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi tên là Trần Thanh Tịnh; học tiểu học và trung học ở Huế. Từ 1933 bắt đầu đi làm HD viên du lịch rồi vào nghề dạy học. Đây là thời gian ông bắt đầu sáng tác văn chương. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Thanh Tịnh đã có những đóng góp trong nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí văn học, song có lẽ thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ.

* Giá trị về nội dung & NT:

- “Tôi đi học” thuộc loại truyện ngắn ít nhân vật, ít sự kiện và xung đột. Truyện được cấu trúc theo dòng hồi tưởng mơm man về buổi tựu trường của nhân vật “tôi”. Nó gần như tự truyện, vừa nhẹ nhàng, vừa man mác vừa ngọt ngào quyến luyến những dư vị buồn thương của kỉ niệm đầu đời.

- Là 1 văn bản thể hiện hài hoà giữa trữ tinh (biểu cảm) với miêu tả và kể (tự sự), thuộc thể loại truyện ngắn nhưng sức hấp dẫn của nó không phải là ở sự trình bày các sự kiện hay các xung đột nổi bật. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc sự cảm nhận tinh tế về dư vị ngọt ngào, man mác trong tâm trạng của một cậu bé ngày đầu tiên đến trường qua ngòi bút trữ tình, giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.

- Theo dòng hồi tưởng của nhân vật, những cảm xúc, tâm trạng của cậu bé được diễn tả rất sinh động: sự hồi hộp, băn khoăn lo lắng, thậm chí có cả tiếng khóc, đôi chút tiếc nuối vẩn vơ, vùa náo nức, vừa bỡ ngỡ Tác giả đã khơi gợi lại những rung cảm sau xa trong tâm hồn bạn đọc bởi trong cuộc đời, ai cũng từng trải qua những cảm xúc, tâm trạng tương tự.

 

doc83 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn tập Tuần 1 * Mục đích yêu cầu: - Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần. - Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm. - GD ý thức hoc tập bộ môn. A. Nội dung ôn tập: I. Phần văn: HD HS ôn tập về vb Tôi đi học:. - GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. - HS # nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức trọng tâm. * Tác giả: Nhà thơ Thanh Tịnh (11.12.1911 – 17.7.1988) – Hà Nội, tên thật là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi tên là Trần Thanh Tịnh; học tiểu học và trung học ở Huế. Từ 1933 bắt đầu đi làm HD viên du lịch rồi vào nghề dạy học. Đây là thời gian ông bắt đầu sáng tác văn chương. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Thanh Tịnh đã có những đóng góp trong nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí văn học, song có lẽ thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ. * Giá trị về nội dung & NT: - “Tôi đi học” thuộc loại truyện ngắn ít nhân vật, ít sự kiện và xung đột. Truyện được cấu trúc theo dòng hồi tưởng mơm man về buổi tựu trường của nhân vật “tôi”. Nó gần như tự truyện, vừa nhẹ nhàng, vừa man mác vừa ngọt ngào quyến luyến những dư vị buồn thương của kỉ niệm đầu đời. - Là 1 văn bản thể hiện hài hoà giữa trữ tinh (biểu cảm) với miêu tả và kể (tự sự), thuộc thể loại truyện ngắn nhưng sức hấp dẫn của nó không phải là ở sự trình bày các sự kiện hay các xung đột nổi bật. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc sự cảm nhận tinh tế về dư vị ngọt ngào, man mác trong tâm trạng của một cậu bé ngày đầu tiên đến trường qua ngòi bút trữ tình, giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh. - Theo dòng hồi tưởng của nhân vật, những cảm xúc, tâm trạng của cậu bé được diễn tả rất sinh động: sự hồi hộp, băn khoăn lo lắng, thậm chí có cả tiếng khóc, đôi chút tiếc nuối vẩn vơ, vùa náo nức, vừa bỡ ngỡ… Tác giả đã khơi gợi lại những rung cảm sau xa trong tâm hồn bạn đọc bởi trong cuộc đời, ai cũng từng trải qua những cảm xúc, tâm trạng tương tự. II. Phần Tiếng Việt: - HD hs ôn tập về cấp độ khái quát của từ ngữ: + GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung. + VG chốt lại kiến thức cơ bản: Nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác: + Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. + Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. + Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác. - HD hs ôn tập về tính thống nhất về chủ đề của văn bản: + GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung. + VG chốt lại kiến thức cơ bản: Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Để viết hoặc hiểu một VB cần xác định được chủ đề thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phàn của VB và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại. B. Luyện tập: HD HS làm các bài tập: * BTTN: HD HS làm BTTN (Sách BTTN NV 8 – Tr. 11) - HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu). - HS đổi vở. - GV HD HS tìm đáp án đúng. - HS chấm chéo bài của bạn. - Tổng hợp số điểm đạt được /điểm tối đa. - Tuyên dương, phê bình kịp thời. Câu Chọn đáp án Đáp án đúng Điểm Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:.......... * BT TL:- GV HD HS làm BT. 1. Bằng cảm nhận của riêng mình, em hãy giới thiệu ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh và truyện ngắn ‘Tôi đi học” của ông. (Gợi ý: Khi giới thiệu về truyện ngắn Tôi đi học, có thể chọn một trong những cách sau đây: + Giới thiệu những nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. + Tóm tắt truyện theo mạch cảm xúc của nhân vật tôi. - Gọi HS trình bày. - Thảo luận lớp: + Ưu điểm + Nhược điểm trong bài làm của bạn. => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình. - GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài. 2. Hãy tìm từ ngữ để điền vào sơ đồ sau cho phù hợp với các cấp độ khái quát của từ ngữ: Động vật Thú Chim cá Hổ, nai,… sáo, vẹt… cá rô, cá chép,… 3. Kể lại một kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. - HD HS làm dàn ý: * Mở bài: Tạo ra tình huống để kể lại kỉ niệm (từ câu chuyện của cha mẹ mà bắt vào giới thiệu kỉ niệm của mình; Nhân khi nhìn lại 1 đồ vật cũ, nhận 1 bức thư, xem 1 cuốn phim…) * Thân bài: Kể lại kỉ niệm ngày đầu đi học: - Gợi nhớ kỉ niệm: + Giới thiệu nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện đáng nhớ. + Thời gian, địa điểm. Diễn biến câu chuyện, tình huống xảy ra mâu thuẫn. Kết thúc câu chuyện: + Mâu thuẫn được giải quyết. + Câu chuyện trở thành kỉ niệm. * Kết bài: - Suy nghĩ của bản thân. - Bài học… - HS viết bài. - Gọi HS trình bày. - Thảo luận lớp: + Ưu điểm + Nhược điểm trong bài làm của bạn. => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình. - GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài. - Đọc bài viết tham khảo (HD TLV 8 – tr. 7) * HDVN: - Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. - Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./. ---------------------------------------------------------------------------------------------- ôn tập Tuần 2 * Mục đích yêu cầu: - Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần. - Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm. - GD ý thức hoc tập bộ môn. A. Nội dung ôn tập: I. Phần văn: HD HS ôn tập về vb Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng): - GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. - HS # nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức trọng tâm. * Tác giả: Nguyên Hồng được coi là nhà văn của những cuộc đời cần lao, những nỗi niềm cơ cực. Bản thân ông cũng rất dễ xúc động, thường chảy nước mắt khóc thương những mảnh đời khốn khổ mà ông được chứng kiến hay do chính ông tưởng tượng ra. Bởi thế văn ông rất gợi cảm. Ông ít chúa ý đến những sự kiện, sự việc, nếu có nói đến cũng chủ yếu để làm nổi bật lên những cảm xúc nội tâm. * Giá trị về nội dung & NT: - VB được trích từ chương 4 tập hồi kí, kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Cả 1 quãng đời cơ cực (mồ côi cha, không được sống với mẹ mà sống với người cô độc ác) được tái hiện lại sinh động. Tình mẫu tử thiêng liêng, t/y tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm, độc ác của người cô cùng những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đoạn tả cảnh đoàn tụ giữa 2 mẹ con là 1 đoạn văn them đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. - VB đem đến cho người đọc 1 hứng thú đặc biệt bởi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể và bộc lộ cảm xúc, các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các so sánh ấn tượng, giàu xúc cảm. Mỗi trạng huống, mỗi sắc thái khổ đau và hp của n/v chính (chú bé Hồng) vừa gây xúc động mạnh mẽ vừa có ý nghĩa lay thức những t/c nhân văn. Người đọc dường như hồi hộp cùng mạch văn và con chữ, cùng ghê rợn hình ảnh người cô thâm độc, cùng đau xót 1 người cháu đáng thương, và như cũng chia sẻ hp bàng hoàng trong tiếng khóc nức nở của chú bé Hồng lúc gặp mẹ. Giọng văn khi thong thả lạnh lùng, khi tha thiết rạo rực, giản dị mà lôi cuốn bởi cách kể lớp lang và ngôn ngữ giàu hình ảnh, tạo nên những chi tiết sống động đặc sắc, thấm đẫm tình người. II. Phần Tiếng Việt: * HD hs ôn tập về trường từ vựng + GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung. + VG chốt lại kiến thức cơ bản: - Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất 1 nét nghĩa chung về nghĩa. VD: nghĩ, suy nghĩ, ngẫm, phán đoán, nghiền ngẫm, phân tích, tổng hợp, kết luận… đều có nét nghĩa chung là chỉ hoạt động trí tuệ của con người. Như vậy trường từ vựng: hoạt động trí tuệ của con người là tập hợp tất cả những từ ấy. - 1 trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. VD: Trường từ vựng: người, bao gồm các trường từ vựng: bộ phận của người, hoạt động của người, trạng thái của người… Mỗi trường từ vựng này lại bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn nữa. Chẳng hạn; trường từ vựng: hoạt động của con người, bao gồm các trường từ vựng: hoạt động trí tuệ, hoạt động tác động đến đối tượng, hoạt động dời chỗ, hoạt động thay đổi tư thế… - 1 trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại. VD: trường từ vựng: tai, có các danh từ như: vành tai, màng nhĩ…; các động từ như: nghe, lắng nghe, …; các tính từ như: thính, điếc… - Do hiện tượng nhiều nghĩa, 1 từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. VD: từ: ngọt, có thể thuộc các trường từ vựng: chỉ mùi vị (trái cây ngọt…), trường âm thanh (lời nói ngọt…), trường thời tiết (rét ngọt…). - Trong văn thơ cũng như trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt của ngôn từ (phép nhân hoá, ẩn dụ…). III Phần TLV: * HD hs ôn tập về Bố cục của văn bản. - Bố cục trong vb là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề. - VB thường bố cục gồm 3 phần: MB, TB, KB. Mỗi phần có nội dung riêng nhưng các nội dung đó có quan hệ với nhau trong vb. + MB: nêu ra chủ đề sẽ nói trong vb. + TB: có 1 số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Nội dung được trình bày theo 1 thứ tự mạch lạc tuỳ thuộc vào kiểu vb, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai của chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc. + KB: tổng kết chủ đề của vb. B. Luyện tập: HD HS làm các bài tập: * BTTN: HD HS làm BTTN (Sách BTTN NV 8 – Tr. 16) - HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu). - HS đổi vở. - GV HD HS tìm đáp án đúng. - HS chấm chéo bài của bạn. - Tổng hợp số điểm đạt được /điểm tối đa. - Tuyên dương, phê bình kịp thời. Câu Chọn đáp án Đáp án đúng Điểm Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:.......... * BT TL: - GV HD HS làm BT. 1. Hãy phân tích diễn biến tâm trạng của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ. - Gọi HS trình bày. - Thảo luận lớp: + Ưu điểm + Nhược điểm trong bài làm của bạn. => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình. - GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài. - Tham khảo: Chỉ “chợt thoáng thấy bóng một người ngồi trên xe kéo giống mẹ”, chú bé Hồng liền đuổi theo, gọi bối rối. Đến khi đuổi kịp thì thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe thì ríu cả chân lại. Cả 1 loạt những chi tiết tập trung miêu tả trạng thái xúc động, mừng rỡ đến cuống cuồng của 1 chú bé khao khát tình mẹ. Xúc động nhất là câu văn “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở.” Không còn là những giọt nước mắt đau dớn và căm tức ở đoạn trên, bao nhiêu hờn dỗi và tức tưởi chan hoà trong những giọt nước mắt hp, mãn nguyện. Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con khi được ở trong lòng mẹ được Nguyên Hồng diễn tả bằng cảm hứng đặc biệt say mê cùng những rung động vô cùng tinh tế. Chú bé say sưa ngắm nhìn gương mặt mẹ “tươi sáng với đôi mắt rtrong và nước da mịn, làm nổi bật màu hang của hai gò má.” Chú sung sướng được ở trong lòng mẹ, đùi áp đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ để thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Và đây là những câu văn đầy cảm xúc: “Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu lúc đó phả ra thơm tho lạ thường”, “Phải bé lại và lăn vào lòng 1 người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có 1 êm dịu vô cùng”. Những câu văn kết hợp KC với biểu cảm đã diễn tả thật cụ thể và tinh tế niềm hp của 1 đứa con khao khát tình mẹ đến đáy lòng. Niềm hp vốn vô hình hiện ra bằng những cảm giác thật cụ thể của các giác quan. Bao bọc quanh chú bé là bầu không khí êm ái và ấm áp của tình mẫu tử, là không gian tràn trề ánh sáng, màu sắc và ngào ngạt hương thơm, vừa cay độc của bà cô thoáng hiện ra nhưng rồi chìm ngay đi giữa niền hp lớn lao. Có thể nói, tác giả đã mổ xẻ tách bạch từng cảm giác sung sướng đến mê li, rạo rực cả người khi được hít thở trong bầu không khí của tình mẹ con tuyệt vời. Những bình luận về tình mẹ con, về hp trong lòng mẹ là sau này nhớ lại mà viết ra, còn lúc ấy bé Hồng không còn nhớ gì, nghĩ gì khác. Tất cả tâm trí em đều dồn cho sự tận hưởng tình mẹ. Đối với em, niềm sung sướng và hp nhất trên đời là được sống trong lòng mẹ. Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng thật là sâu đậm, nồng thắm. Đoạn trích, đặc biệt phần cuối này là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt! 2. Cho nhóm từ: cao, thấp, lùn, lòng khòng, lêu nghêu, gầy, bó, xác ve, bị thịt, cá rô đực… Nếu dùng nhóm từ trên để miêu tả người thì trường từ vựng của nhóm từ là gì? - HD HS làm. - Gọi HS trình bày. - Đáp án: Chỉ hình dáng của con người. 3. Lập các trường từ vựng nhỏ về người: - Bộ phận của người: đầu, mình… - Giới tính: nam, nữ, đàn ông, đàn bà… - Tuổi tác: già, trẻ, trung niên… - Chức vụ: - Hoạt động:… 4. Em hãy viết 1 văn bản ngắn về tình mẹ có bố cục 3 phần. - HS làm bài. - Gọi hs trình bày. - Thảo luận lớp: + Ưu điểm + Nhược điểm trong bài làm của bạn. => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình. - GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài. - Đọc bài viết tham khảo * HDVN: - Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. - Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./. ---------------------------------------------------------- ôn tập Tuần 3 * Mục đích yêu cầu: - Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần. - Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm. - GD ý thức học tập bộ môn. A. Nội dung ôn tập: I. Phần văn: HD HS ôn tập về vb Tức nước vỡ bờ: - GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. - HS # nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức trọng tâm. * Tác giả: Ngô Tất Tố là 1 nhà nho gốc nông dân. Ông là 1 học giả có những công trình khảo cứu về triết học, vh cổ có giá trị, 1 nhà báo tiến bộ giàu tính chiến đấu, 1 nhà văn hiện thực xuất sắc trước cm, tận tuỵ trong công tác tuyên truyền phục vụ kh/ chiến chống Pháp; Được nhà nước tặng Gải thưởng HCM về VHNT (1966). * Giá trị về nội dung & NT: - Đoạn trích không chỉ khắc hoạ rõ nét bộ mặt tàn ác, đểu cáng không chút tình người của tên cai lệ và người nhà lí trưởng mà chủ yếu nêu lên và ca ngợi 1 phẩm chất đẹp đẽ của người nông dân nghèo khổ trong chế độ cũ: đó là sự vùng lên chống trả quyết liệt ách áp bức của giai cấp thống trị mà sức mạnh chính là lòng căm hờn, uất hận và tình thương yêu chồng con vô bờ bến. Ngô Tất Tố đã nhìn thấy khả năng phản kháng tiềm tàng vốn là bản chất của nông dân lao động nước ta. - Tình huống truyện hấp dẫn thể hiện nổi bật mối xung đột, ngòi bút miêu tả sinh động, ngôn ngữ n/v rất tự nhiên, đúng với tính cách từng n/v. III Phần TLV: * HD hs ôn tập về xây dựng đoạn trong văn bản. - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên vb, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt 1 ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. - Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ 2 thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. - Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, quy nạp… B. Luyện tập: HD HS làm các bài tập: * BTTN: HD HS làm BTTN (Sách BTTN NV 8 – Tr. 22) - HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu). - HS đổi vở. - GV HD HS tìm đáp án đúng. - HS chấm chéo bài của bạn. - Tổng hợp số điểm đạt được /điểm tối đa. - Tuyên dương, phê bình kịp thời. Câu Chọn đáp án Đáp án đúng Điểm Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:.......... * BT TL: - GV HD HS làm BT. 1. Theo em, nhân vật chính trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là ai? Hãy viết đoạn văn ngẵn giới thiệu về đặc điểm, tính cách của nhân vật ấy? - Gọi HS trình bày. - Thảo luận lớp: + Ưu điểm + Nhược điểm trong bài làm của bạn. => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình. - GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài. 2. Nếu được chọn 1 chi tiết tiêu biểu nhất để xác định đỉnh điểm nảy sinh tình huống “tức nước vỡ bờ” trong đoạn trích thì em sẽ chọn chi tiết nào? Tại sao? Gợi ý: + Đọc kĩ đoạn trích. + Tìm chi tiết tiêu biểu đã tạo ra sự thay đổi có tính chất bước ngoặt trong tâm lí và hành động của n/v chị Dậu. + Đặt chi tiết tiêu biểu đó trong mqh với các chi tiết khác và lí giải đó chính là chi tiết có ý nghĩa quyết định, là điểm đỉnh làm nảy sinh tình huống “tức nước vỡ bờ”. - HS viết bài. - Gọi HS trình bày. - Thảo luận lớp: + Ưu điểm + Nhược điểm trong bài làm của bạn. => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình. - GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài. 3. Bằng lời văn của mình, em hãy kể lại đoạn truyện” Tức nước vỡ bờ”. - Giúp HS định hướng cho vb: + Xác định thể loại: Tự sự. + ----------- ngôi kể: Ngôi thứ 3. + ------------ cấu trúc vb: gồm 3 phần: + Dự định phân đoạn và cách trình bày các đoạn văn ở phần thân bài. * HD HS làm dàn ý: - MB: Giới thiệu chung về sự việc: + Năm 1939, làng Đông xá - những ngày sưu thuế căng thảng, ngột ngạt. + Một toán người – tay cầm roi song, dây thừng, xông vào nhà chị Dậu. - TB: Trình bày diễn biến sự việc: + Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét chị Dậu nộp tiền sưu. + Anh Dậu đang ốm, chưa kịp ăn cháo, sợ quá lăn đùng ra phản. + Chị Dậu tha thiết van xin. + Cai lệ không thèm nghe lại còn bịch vào ngực chị, sấn đến trói anh Dậu. + Chị Dậu liều mạng cự lại bằng lí lẽ. Cai lệ tát vào mặt chị à Chị Dậu nghiễn răng xông vào đánh trả. + Tên cai lệ và tên người nhà lí trưởng đứa nãg chỏng quèo, đứa bị ấn dúi ra cửa trước sức mạnh của người đàn bà lực điền. - KB: Kể kết thúc sự việc, bộc lộ cảm nghĩ: + Kết cục: 2 anh chàng hầu cận ông lí… + Cảm nghĩ: Rất khâm phục chị Dậu. * HDVN: - Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. - Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./. ---------------------------------------------------------------------------------------------- ôn tập Tuần 4 * Mục đích yêu cầu: - Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần. - Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm. - GD ý thức hoc tập bộ môn. A. Nội dung ôn tập: I. Phần văn: HD HS ôn tập về vb Lão Hạc: - GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. - HS # nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức trọng tâm. * Tác giả: Nam Cao (1915 – 1951) – Trần Hữu Tri – Hà Nam. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc với những tp viết về người nông dân, người trí thức nghèo đói và trước cm T8... * Giá trị về nội dung & NT: - Thể hiện 1 cách chân thực, cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời cho thấy tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao, đặc biệt trong miêu tả tâm lí n/v và cách kể chuyện. II. Phần Tiếng Việt: - HD hs ôn tập về Từ tượng thanh, tượng hình. + GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung. + VG chốt lại kiến thức cơ bản: + Từ tượng hình là từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. + Từ tượng thanh, từ tượng hình gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văm miêu tả và tự sự. III Phần TLV: - HD hs ôn tập về Liên kết các đoạn trong văn bản: + Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện ý nghĩa của chúng. + Có thể sử dụng các phương tiện liên kết chủ yếu sau đây để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn: - Dùng từ ngữ có t/d liên kết: quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát... - Dùng câu nối. B. Luyện tập: * BTTN: Bài 4 (Tr. 27) - HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu). - HS đổi vở. - GV HD HS tìm đáp án đúng. - HS chấm chéo bài của bạn. - Tổng hợp số điểm đạt được /điểm tối đa. - Tuyên dương, phê bình kịp thời. Câu Chọn đáp án Đáp án đúng Điểm Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........ * BT TL: - GV HD HS làm BT. 1. Theo em, nhân vật lão Hạc có thể chọn cho mình một lối thoát khác cái kết cục bi thảm trong truyện được không? Tại sao? - Gọi HS trình bày. - Thảo luận lớp: + Ưu điểm + Nhược điểm trong bài làm của bạn. => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình. - GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài. 2. Lão Hạc và chị Dậu đều là nhân vật nông dân có số phận đau thương và phẩm chất cao đẹp, nhưng mỗi nhân vật lại có một nét riêng. Qua hia vb “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em hãy nêu những nét riêng độc đáo của từng nhân vật. - HD HS làm: + Sự giống nhau và khác nhau trong tình cảnh của từng n/v. + Diễn biến tâm lí, hành động của 2 n/v. + Cái độc đáo trong nghệ thuật xây dựng n/v của tác gải Ngô Tất Tố và Nam Cao. - HS viết bài (về nhà). 3. Em hãy viết 1 đoạn văn biểu cảm về mùa thu trong đó có sử dụng từ tượng thanh, tượng hình. - HS viết bài. - Gọi HS trình bày. - Thảo luận lớp: + Ưu điểm + Nhược điểm trong bài làm của bạn. => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình. - GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài. 4. Đọc đoạn trích: “Nhận ra Bé đang xúc động ngắm nhìn mình, từ rất xa, những cây bàng khẽ dung đưa, vẫy vẫy những chiếc lá đỏ tía lên chào Bé. Cứ thế, cây bàng lặng lẽ thắp sáng suốt cả mùa đông. Rồi những chiếc lá đỏ thắm lại lần lượt rời cành. Đằng sau những thân bàng đen thẫm, Bé lại nhận ra thấp thoáng ánh đỏ của những bông hoa gạo đầu mùa.” a. Phân tích mqh ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trong phần trích trên. b. Tìm các từ ngữ liên kết các đoạn văn trong phần trích. * HDVN: - Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. - Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./. ---------------------------------------------------------------------------------------------- ôn tập Tuần 5 * Mục đích yêu cầu: - Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần. - Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm. - GD ý thức hoc tập bộ môn. A. Nội dung ôn tập: I. Phần Tiếng Việt: * HD hs ôn tập về Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. + GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung. + VG chốt lại kiến thức cơ bản: Từ ngữ địa phương: là từ ngữ chỉ sử dụng ở 1 số vùng, 1 số địa phương nhất định. VD: “Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền” (Bầm ơi – Tố Hữu) Chuối đầu vườn đã trổ Cam đầu ngõ đã vàng Em nhớ ruộng nhớ vườn Không nhớ anh răng được! (Thăm lúa – Trần Hữu Thung) - Biệt ngữ xã hội: là loại từ chỉ được dùng trong 1 tầng lớp xã hội nhất định. (còn gọi là tiếng lóng). VD: Bỉ vỏ: Bỉ: người đàn bà, con gái; vỏ: ăn cắp. Cớm: mật thám, đội xếp Sập kê: nhiều tiền. - Giá trị và ý nghĩa: Nếu được sử dụng hợp lí sẽ góp phần tô đậm màu sắc 1 miền quê, làm nổi bật tính cách xã hội, cách sống, cách giao tiếp của 1 giai tầng xã hội. Truyện của Anh Đức, Sơn Nam, Võ Quảng, Duy Khán, Kim Lân..., thơ của Trần Hữu Thung, Tố Hữu... đã thành công trong việc sử dụng từ địa phương để lại nhiều trang văn, trang thơ khá đậm đà, thú vị. Nếu lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội sẽ gậy nên cảm giác khó chịu cho người đọc. Lúc nói hoặc viết, chúng ta phải cân nhắc trong việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. II Phần TLV: * HD hs ôn tập về Tóm tắt văn bản tự sự: - Tóm tắt vb TS là dùng lời văn của mình trình bày 1 cách ngắn gọn ND chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của vb đó. VB tóm tắt cần phản ánh trung thành ND của vb được tóm tắt. Muốn tóm tắt vb TS, cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề vb, x/đ ND chính cần tóm tắt, sắp xếp nd ấy theo 1 thứ tự hợp lí, sau đó viết thành vb tóm tắt. B. Luyện tập: * BTTN: Bài 4 (Tr. 27) - HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu). - HS đổi vở. - GV HD HS tìm đáp án đúng. - HS chấm chéo bài của bạn. - Tổng hợp số điểm đạt được /điểm tối đa. - Tuyên dương, phê bình kịp thời. Câu Chọn đáp án Đáp án đúng Điểm Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........ * BT TL: - GV HD HS làm BT. 1. Em hãy ghi lại những biệt ngữ xã hội được dùng trong những câu sau đây và diễn đạt lại cho mọi người cùng hiểu: a. Trong trận đấu bóng đá giữa đội X và đội Y, cầu thủ Chiến đã đốn ngã cầu thủ Thắng. b. Cũng trong trận đấu bóng này, đội Y đã bị thủng lưới 2 bàn. c. Như vậy thủ môn đội Y đã phải vào lưới nhặt bóng 2 lần. d. Bài KT toán, Hoà bị trứng còn Nam bị gậy. - Gọi HS trình bày. Nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài. 2. Hãy tìm những từ ngữ toàn dân tương ứng với những từ ngữ địa phương Nam bộ sau đây: Từ ngữ địa phương Nam bộ Từ ngữ toàn dân trái (trái) thơm khoai

File đính kèm:

  • docGiao an day them Ngu van 8.doc
Giáo án liên quan