Giáo án dạy tuần 30 khối 1

Tập đọc

Bài: Ngưỡng cửa .(T109)

I.Mục đích - yêu cầu:

1.Kiến thức: HS hiểu được:

- Từ ngữ: “đi men, ngưỡng cửa, xa tắp”.

- Thấy được: Ngưỡng cửa là nơi thân quen với mọi người.

- Phát âm đúng các tiếng có vần “ăt”, các từ “ ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, lúc nào”, biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.

2. Kĩ năng:

- HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ.

- Toàn bài đọc với giọng vui tươi nhí nhảnh.

- Nói câu chưa tiếng có vần ăt/ăc.

3.Thái độ:

- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu với ngôi nhà và người thân trong gia đình.

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy tuần 30 khối 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30 Thứ hai ngày Chào cờ Nội dung nhà trường tổ chức Tập đọc Bài: Ngưỡng cửa .(T109) I.Mục đích - yêu cầu: 1.Kiến thức: HS hiểu được: - Từ ngữ: “đi men, ngưỡng cửa, xa tắp”. - Thấy được: Ngưỡng cửa là nơi thân quen với mọi người. - Phát âm đúng các tiếng có vần “ăt”, các từ “ ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, lúc nào”, biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. 2. Kĩ năng: - HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ. - Toàn bài đọc với giọng vui tươi nhí nhảnh. - Nói câu chưa tiếng có vần ăt/ăc. 3.Thái độ: - Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu với ngôi nhà và người thân trong gia đình. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. - Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Đọc bài: Người bạn tốt. - đọc SGK. - Hỏi một số câu hỏi của bài. - trả lời câu hỏi. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng. - đọc đầu bài. 3. Hoạt động 3: Luyện đọc ( 12’) - Đọc mẫu toàn bài. - theo dõi. - Luyện đọc tiếng, từ: “ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, lúc nào”, GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc. - GV giải thích từ: “đi men, ngưỡng cửa, xa tắp”. - HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó. - Luyện đọc câu: Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng - Gọi HS đọc nối tiếp . - luyên đọc cá nhân, nhóm. - đọc nối tiếp một câu. - Luyện đọc đoạn, cả bài. - Gọi HS đọc nối tiếp các câu. - luyện đọc cá nhân, nhóm. - thi đọc nối tiếp các câu trong bài. - Cho HS đọc đồng thanh một lần. - đọc đồng thanh. * Nghỉ giải lao giữa tiết. 4. Hoạt động 4: Ôn tập các vần cần ôn trong bài(8’) - Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK - 1;2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm.. - Tìm cho cô tiếng có vần “ăt” trong bài? - HS nêu. - Gạch chân tiếng đó, đọc cho cô tiếng đó? - cá nhân, tập thể. - Tìm tiếng có vần “ăt/ăc” ngoài bài? - HS nêu tiếng ngoài bài. - Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ? - HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng và cài bảng cài. - Nêu câu chứa tiếng có vần cần ôn? - Bổ sung, gợi ý để HS nói cho tròn câu, rõ nghĩa. - quan sát tranh, nói theo mẫu. - em khác nhận xét bạn. * Nghỉ giải lao giữa hai tiết. Tiết 2 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Hôm nay ta học bài gì? Gọi 2 em đọc lại bài trên bảng. - bài: Ngưỡng cửa. - các em khác theo dõi, nhận xét bạn. 2. Hoạt động 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài (15’) - GV gọi HS đọc khổ thơ 1. - Nêu câu hỏi 1 ở SGK. - Gọi HS đọc khổ thơ 3. - Nêu câu hỏi 2 SGK. - GV nói thêm: bài thơ nói về tình cảm cua rbạn nỏ với ngưỡng cửa nơi từ đó bé bắt đầu đến trường… - GV đọc mẫu toàn bài. - Cho HS luyện đọc SGK chú ý rèn cách ngắt nghỉ đúng cho HS . Sau đó cho Hs đọc thuộc lòng khổ thơ mà em thích. * Nghỉ giải lao giữa tiết. - 2 em đọc. - 4 em trả lời, lớp nhận xét bổ sung. - 2;3 em đọc. - cá nhân trả lời, lớp nhận xét. - theo dõi. - theo dõi. - luyện đọc cá nhân, nhóm trong SGK. - luyện học thuộc lòng một khổ thơ. 3. Hoạt động 3: Luyện nói (5’) - Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng) - từ ngưỡng cửa nhà mình em đi những đâu? - Nêu câu hỏi về chủ đề. - luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV. 4.Hoạt động4: Củng cố - dặn dò (5’). - Hôm nay ta học bài gì? Bài văn đó nói về điều gì? - Qua bài tập đọc hôm nay em thấy cần phải làm gì? - Nhận xét giờ học. - Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Kể cho bé nghe. Toán Tiết117: Phép trừ trong phạm vi 100 (T159). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Bước đầu biết đặt tính và tính trừ các số không nhớ trong phạm vi 100 (dạng 65 –30; 36 – 4). 2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng đặt tính và làm tính trừ nhẩm. 3. Thái độ: Yêu thích học toán. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Các thẻ que tính và que tính lẻ. - Học sinh: Bộ đồ dùng toán 1. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Đặt tính và tính: 68- 56; 47 - 24 - Điền chữ số vào chỗ chấm: Số 65 gồm có …chục và … đơn vị. Số 30 gồm có …chục và …đơn vị. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài. - nắm yêu cầu của bài. 3. Hoạt động 3: Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 65 –30 (10’). - hoạt động cá nhân. - Viết 65-30 =…, yêu cầu học sinh thao tác trên que tính để tìm kêt quả. - Hỏi HS để được các số chỉ chục, chỉ đơn vị và kết quả phép tính điền vào cột chục và đơn vị. - lấy 65 que tính và bớt đi 30 nêu thành bài toán và tìm kết quả còn 35 que tính. - theo dõi đọc lại kết quả phép tính. - Gọi HS lên bảng đặt tính và tính theo cột dọc. - Hỏi cách tính và ghi bảng như SGK. - ở dưới làm vào bảng con. - đọc lại cách tính, chú ý tính từ phải sang trái. 4.Hoạt động4:Phép trừ dạng 36- 4 =… (8’). - hoạt động cá nhân. - Tiến hành cho HS đặt tính vào bảng con và nêu cách đặt tính cùng kết quả. - làm vào bảng và chữa bài. - Chú ý cách đặt tính sao cho thẳng cột chục, cột đơn vị. 5.Hoạt động5: Luyện tập (15’). Bài1: Gọi HS nêu yêu cầu của đề? - HS tự nêu yêu cầu, làm và HS yếu, trung bình chữa. - Gọi HS nêu các bước đặt tính và tính. - theo dõi và bổ sung cho bạn. Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của đề toán. - Theo dõi giúp đỡ HS yếu. Gọi HS khá nêu các câu lời giải khác. - nêu và nắm yêu cầu, một em nêu cách làm: tính thử kết quả thấy đúng thì điền chữ đ, sai thì điền chữ s. Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu. - theo dõi nắm yêu cầu và làm vào vở.` - Giúp đỡ HS yếu, gọi HS chữa bài. - đọc các kết quả . Chốt: Nêu cách trừ nhẩm? - 66 có 6 chục và 6 đơn vị , 6 chục trừ 6 chục hết còn 6 đơn vị viết 6. 6. Hoạt động6 : Củng cố- dặn dò (5’) - Thi nối phép tính với kết quả đúng: 79- 6 19 73 70 10 - Nhận xét giờ học. - Về nhà học lại bài, xem trước bài: Luyện tập. Đạo đức Bài28: Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng (Tiết1). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS hiểu lợi ích của cây và hoa nơi công cộng, đối với cuộc sống của con người. 2. Kĩ năng: HS biết cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng, biết khuyên răn người khác không phá hoại cây. 3. Thái độ: HS có ý thức tự bảo vệ cây và hoa, yêu thích những người biết bảo vệ cây. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Tranh minh hoạ nội dung bài tập1;2. - Học sinh: Vở bài tập đạo đức. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Khi nào thì nói lời chào, lời tạm biệt? - Em đã thực hiện những điều đó ra sao? 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Nêu yêu cầu bài học, ghi đầu bài. - nắm yêu cầu của bài, nhắc lại đầu bài. 3. Hoạt động3: Tìm hiểu lợi ích của cây hoa (8’). - hoạt động tập thể. - Cho HS ra quan sát cây, hoa trong vườn trường và cho biết cây, hoa trong vườn trườn có ích lợi gì? Để cây và hoa tươi tốt em cần làm gì? - cây,hoa làm đẹp vườn trường, cây che bóng mát…để cây, hoa tươi tốt em cần tưới cây, không leo trèo… Chốt: Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp, không khí trong lành. Các em cần chăm sóc cây… - theo dõi. 4.Hoạt động4: Tìm hiểu những việc bảo vệ cây và hoa (8’). - thảo luận nhóm. - Yêu cầu học sinh làm bài tập 1. - quan sát, thảo luận và báo cáo kết quả thoả luận: Các bạn đang tưới, rào, tỉa cây…Những việc làm đó giúp cho cây mau lớn, không bị gió làm đổ… Chốt: Tưới cây, rào cây, nhổ cỏ, bắt sâu, tỉa lá… đó là những việc làm nhằm bảo vệ, chăm sóc cây. - theo dõi. 5.Hoạt động 5: Làm gì với những bạn chưa biết bảo vệ cây (8’). - thảo luận nhóm. - Yêu cầu HS làm bài tập 2. - thảo luận và báo cáo kết quả: Bạn thì trèo cây, đu cây…, bạn khác khuyên răn các bạn không nên như vậy. - Em tán thành với hành động của ai? - bẻ cành, đu cây là phá hoại cây, khuyên răn bạn không làm như vậy là đúng. Chốt: Ta không những không đu, trèo, bẻ cành cây mà còn phải biết ngăn cản bạn khác không làm như vậy. - theo dõi. 6.Hoạt động6 : Củng cố- dặn dò (5’) - Cây và hoa có ích lợi gì? - Cần làm gì để bảo vệ cây và hoa? - Nhận xét giờ học. - Về nhà học lại bài, xem trước: Bài tập 3;4;5. Tự nhiên - xã hội Bài29: Trời nắng, trời mưa (T62). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhận biết những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa. 2. Kĩ năng: Biết mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa. II. Đồ dùng: - Học sinh: Tranh ảnh sưu tầm về các ngày trời nắng, trời mưa. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Con muỗi có hại gì? - Muốn đề phòng muỗi đốt em phải làm gì? 2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài - HS đọc đầu bài. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu dấu hiệu trời nắng, trời mưa (13’). - hoạt động nhóm. - Chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu các em phân loại tranh ảnh đã sưu tầm thành hai loại tranh ảnh về trời nắng, tranh ảnh về trời mưa. Từ đó quan sát để nêu dấu hiệu khi trời nắng, trời mưa? - thảo luận, chia tranh ảnh thành hai loại sau đó tìm hiểu dâúu hiệu khi nắng, khi trời mưa và giới thiệu cho cả lớp trên tranh ảnh của nhóm mình: trời nắng có bầu trời trong xanh, mây trắng, mặt trời… Chốt: Khi trời nắng có mặt trời sáng chói, bầu trời trong xanh…, khi trời mưa không thấy mặt trời, mây xám phủ đầy bầu trời, có giọt nước… - theo dõi. 4. Hoạt động 4: Tìm hiểu cách bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa ( 13’). - hoạt động cá nhân. - Đi dưới trời nắng em phải ăn mặc như thế nào, vì sao? - Đi dưới trời mưa em cần làm gì, vì sao? - đội mũ nón rộng vành, không đi đầu trần vì sẽ bị cảm bị nắng làm cho nhức đầu… - mặc áo mưa, đội mũ, nón hoặc che ô để không bị ướt… Chốt: Đi dưới trời nắng hay mưa thì em cũng cần phải đội mũ nón đây đủ… - theo dõi. 5.Hoạt động5: Chơi trò chơi “ Trời nắng, trời mưa” (5’). - chơi tập thể. - Hô “trời nắng, trời mưa” để HS lấy đồ dùng che cho phù hợp. - thi lấy đồ dùng nhanh theo sự điều khiển của GV. 6. Hoạt động6 : Củng cố- dặn dò (5’) - Khi trời nắng, trời mưa có dấu hiệu gì? Em cần làm gì khi đi dưới trời nắng, trời mưa? - Nhận xét giờ học. - Về nhà học lại bài, xem trước bài: Thực hành quan sát bầu trời. Thủ công Tiết 30 : Cắt, dán hàng rào đơn giản (tiết 1) I- Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cách cắt nan giấy . 2. Kĩ năng: Học sinh cắt được các nan giấy và dán thành hàng rào. 3. Thái độ: Yêu thích cắt dán thủ công, giữ vệ sinh sau khi thực hành. II- Đồ dùng: - Giáo viên: Hàng rào mẫu, giấy màu, kéo, hồ dán. - Học sinh: Giấy màu, hồ dán, thước bút chì, kéo. III- Hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (4') - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS . - nhận xét sự chuẩn bị của bạn 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2') - Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài. - nắm yêu cầu của bài 3. Hoạt động 3: Quan sát nhận xét (6') - hoạt động cá nhân - Cho HS quan sát các nan giấy và hàng rào, nêu câu hỏi để HS nhận ra cạnh của nan giấy là những đường thẳng cách đều, hàng rào được dán bởi các nan giấy. - Số nan đứng? - Số nan ngang? - Khoang cách giữa các nan đứng, nan ngang? - theo dõi - 2 nan - 4 nan - nan ngang cách nhau 2 ô, nan đứng cách nhau 1 ô 4. Hoạt động 4: Hướng dẫn thực hành (8’) - hoạt động cá nhân - Hướng dẫn cách và cắt kẻ 4 nan đứng dài 6 ô, rộng 1 ô. - Hướng dẫn cách kẻ và cắt 2 nan ngang dài 9 ô, rộng 1ô. - theo dõi GV làm 5. Hoạt động 5: Học sinh thực hành (15’) - Cho HS kẻ và cắt các nan giấy theo các bước: Kẻ các nan ngang, kẻ các nan đứng, cắt rời các nan. - Giúp đỡ HS yếu. - tiến hành kẻ và cắt các nan giấy 6. Hoạt động 6: Củng cố dặn dò (4') - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị giờ sau: Kéo, thước kẻ, bút chì, giấy màu. Thứ ba Tập viết Bài: Chữ Q, ăt, dìu dắt, ăc, sắc màu.(T30). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật tô chữ: Q 2. Kĩ năng:Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu. 3. Thái độ:Yêu thích môn học, có ý thức viết chữ đẹp. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Chữ: Q và vần, từ ứng dụng đặt trong khung chữ. - Học sinh: Vở tập viết. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’) - Hôm trước viết bài chữ gì? - Yêu cầu HS viết bảng: ốc bươu, phút giây. 2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài - Gọi HS đọc lại đầu bài. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tô chữ hoa và viết vần từ ứng dụng( 10’) - Treo chữ mẫu: Q, yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu nét? Gồm các nét gì? Độ cao các nét? - GV nêu quy trình viết và tô chữ trong khung chữ mẫu. - Gọi HS nêu lại quy trình viết? - Yêu cầu HS viết bảng - GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai. - Yêu cầu HS đọc các vần và từ ứng dụng: ăt, dìu dắt, ăc, sắc màu. - HS quan sát vần và từ ứng dụng trên bảng và trong vở. - HS tập viết trên bảng con. 4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập tô tập viết vở (15’) - HS tập tô chữ: Q, tập viết vần: ăt, ăc, từ ngữ: dìu dắt, sắc màu. - GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở… 5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’) - Thu 14 bài của HS và chấm. - Nhận xét bài viết của HS. 5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’) - Nêu lại các chữ vừa viết? - Nhận xét giờ học. Chính tả Bài: Ngưỡng cửa (T111) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS tập chép khổ thơ thứ 3 bài: Ngưỡng cửa, biết cách đọc để chép cho đúng, điền đúng vần: ăt/ăc. 2. Kĩ năng: Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn văn của bài, tốc độ viết tối thiểu 2 chữ / 1 phút. 3. Thái độ:Yêu thích môn học, có ý thức rend chữ đẹp. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Bảng phụ ghi các bài tập. - Học sinh: Vở chính tả. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’) - Hôm trước viết bài gì? - Yêu cầu HS viết bảng: thày giáo, nhảy dây, cá rô. 2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài - Gọi HS đọc lại đầu bài. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tập chép( 15’) - GV viết bảng đoạn văn cần chép. -2;3 HS nhìn bảng đọc lại đoạn văn đó. - GV chỉ các tiếng: “ nơi này, con đường, tắp”, HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con. - GVgọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn. - Cho HS tập chép vào vở, GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng đoạn văn, cách viết hoa sau dấu chấm… - GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở. - GV chữa trên bảng những lối khó trên bảng, yêu cầu HS đổi vở cho nhau và chữa lỗi cho nhau ra bên lề vở. 4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả(10’) Điền vần “ăt” hoặc “ăc”. - HS nêu yêu cầu bài tập. - GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm. - HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn. Điền chữ “g” hoặc “gh”. - Tiến hành tương tự trên. 5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’) - Thu 14 bài của HS và chấm. - Nhận xét bài viết của HS. 5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’) - Đọc lại bài chính tả vừa viết. - Nhận xét giờ học. Toán Tiết 118: Luyện tập (T160). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về phép tính trừ các số có hai chữ số, và giải toán có văn. 2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng tính trừ cột dọc và trừ nhẩm, kĩ năng giải toán. 3. Thái độ: Hăng say học tập. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 5. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Đặt tính và tính: 56 - 23; 44 - 3; 77 - 20; - Nêu lại cách đặt tính và tính? 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài. - nắm yêu cầu của bài. 3. Hoạt động 3: Làm bài tập (30’). - hoạt động cá nhân. Bài1: Gọi HS nêu yêu cầu của đề? - HS tự nêu yêu cầu, làm và HS yếu, trung bình chữa. - Quan sát và giúp đỡ HS yếu. Chốt: Nêu lại cách đặt tính và tính. - vài em nêu lại cách đặt tính, vài em nêu lại thứ tự tính. Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu? - HS tự nêu yêu cầu, sau đó làm bài. - Quan sát hướng dẫn HS gặp khó khăn Chốt: Nêu lại cách tính nhẩm. - chữa bài và nhận xét bài của bạn. - vài em nêu lại cách nhẩm. Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu. - Muốn điền được dấu chính xác trước hết em phải làm gì? - Yêu cầu HS làm vào SGK. - Theo dõi, giúp đỡ HS yếu. - Gọi HS chữa bài. - nắm yêu cầu của bài. - phải tính kết quả hai vế. - làm vào sách. - chữa bài, em khác nhận xét bài của bạn. Bài 4:Gọi HS đọc đề bài. - đọc và nêu tóm tắt miệng. - Ghi bảng tóm tắt, gọi HS yếu nêu lại đề bài. Yêu cầu HS giải vào vở và chữa bài. - Quan sát giúp đỡ HS yếu. Bài 5: Treo bảng phụ. - tự giải và chữa bài, sau đó nhận xét bài của bạn. - nêu yêu cầu của bài. - Cho HS thi đua nối nhanh. - thi đua làm bài và chữa bài. 4. Hoạt động4 : Củng cố- dặn dò (5’) - Thi nhẩm nhanh: 33- 3; 44- 40; 55 - 55. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị giờ sau: Các ngày lễ trong tuần. Thứ tư Tập đọc- học thuộc lòng Bài: Kể cho bé nghe .(T112) I.Mục đích - yêu cầu: 1.Kiến thức: HS hiểu được: - Từ ngữ: “chó vện, vịt bầu, quạt hòm, trâu sắt, cáy”. - Thấy được: Đặt điểm ngộ nghĩnh của các con vật, đồ vật trong nhà. - Phát âm đúng các tiếng có vần “ươt, ươc”, các từ “ầm ĩ, ăn no, quay tròn, nấu cơm”, biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. 2. Kĩ năng: - HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ. - Toàn bài đọc với giọng vui tươi hóm hỉnh. - Học thuộc lòng bài thơ. - Nói về các con vật em biết. 3.Thái độ: - Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu con vật. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. - Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Đọc bài: Ngưỡng cửa. - đọc SGK. - Hỏi một số câu hỏi của bài. - trả lời câu hỏi. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng. - đọc đầu bài. 3. Hoạt động 3: Luyện đọc ( 12’) - Đọc mẫu toàn bài. - theo dõi. -Luyện đọc tiếng, từ:“ầm ĩ, ăn no, quay tròn, nấu cơm” GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc. - GV giải thích từ:“chó vện, vịt bầu, quạt hòm, trâu sắt, cáy”. - HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó. - Luyện đọc câu: Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng - Gọi HS đọc nối tiếp . - luyên đọc cá nhân, nhóm. - đọc nối tiếp một câu. - Luyện đọc đoạn, cả bài. - Gọi HS đọc nối tiếp các câu. - luyện đọc cá nhân, nhóm. - thi đọc nối tiếp các câu trong bài. - Cho HS đọc đồng thanh một lần. - đọc đồng thanh. * Nghỉ giải lao giữa tiết. 4. Hoạt động 4: Ôn tập các vần cần ôn trong bài (8’) - Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK - 1;2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm.. - Tìm cho cô tiếng có vần “ươc” trong bài? - HS nêu. - Gạch chân tiếng đó, đọc cho cô tiếng đó? - cá nhân, tập thể. - Tìm tiếng có vần “ươc/ươt” ngoài bài? - HS nêu tiếng ngoài bài. - Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ? - HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng và cài bảng cài. * Nghỉ giải lao giữa hai tiết. Tiết 2 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Hôm nay ta học bài gì? Gọi 2 em đọc lại bài trên bảng. - bài: Kể cho bé nghe. - các em khác theo dõi, nhận xét bạn. 2. Hoạt động 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài (15’) - Nêu câu hỏi 1 ở SGK. - Nêu câu hỏi 2 SGK. - GV nói thêm: bài thơ nói về đặc điểm của các con vật, đồ vật… - GV đọc mẫu toàn bài. - Cho HS luyện đọc SGK chú ý rèn cách ngắt nghỉ đúng cho HS . -Tổ chức cho HS học thuộc lòng bài thơ. * Nghỉ giải lao giữa tiết. - 2em trả lời, lớp nhận xét bổ sung. - thực hiện hỏi đáp theo bài thơ. - theo dõi. - theo dõi. - luyện đọc cá nhân, nhóm trong SGK. - thi đua học thuộc lòng bài thơ theo nhóm , tổ. 3. Hoạt động 3: Luyện nói (5’) - Treo tranh, vẽ gì? - các con vật. - Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng) - hỏi đáp về các con vật em biết. - Nêu câu hỏi về chủ đề. - luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV. 4.Hoạt động4: Củng cố - dặn dò (5’). - Hôm nay ta học bài gì? Bài thơ đó nói về điều gì? - Qua bài tập đọc hôm nay em thấy cần phải làm gì? - Nhận xét giờ học. - Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Hai chị em. Toán Tiết119: Các ngày lễ trong tuần (T161). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Làm quen với các đơn vị đo thời gian: ngày lễ và tuần. Nhận biết một tuần có bảy ngày. Bước đầu biết lịch học tập và các công việc cá nhân. 2. Kĩ năng: Gọi tên các ngày trong tuần, đọc thứ, ngày, tháng trên một tờ lịch bóc hàng ngày. 3. Thái độ: Hăng say học toán. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Quyển lịch bóc hằng ngày và thời khoá biểu của lớp. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Đặt tính và tính:68 - 43; 75 - 5; 52 - 40; 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài. - nắm yêu cầu của bài. 3. Hoạt động 3: Giới thiệu các ngày trong tuần. (15’). - hoạt động cá nhân. - Yêu cầu HS quan sát lịch và cho biết hôm nay là thứ mấy? - Nêu các ngày trong một tuần lễ? Một tuần có mấy ngày? - hôm nay là thứ hai - thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật. Một tuần có 7 ngày. - Hôm nay là ngày bao nhiêu, tháng mấy, năm nào? Chốt: Lịch cho ta biết gì? - Giới thiệu một số loại lịch cho HS. - ngày 8 tháng 4 năm 2004. - cho ta biết ngày tháng năm… - quan sát. 4.Hoạt động4: Luyện tập (16’). Bài1: Gọi HS nêu yêu cầu của đề? - HS tự nêu yêu cầu, làm và HS yếu, trung bình chữa. - Em thích nhất ngày nào trong tuần? Vì sao? - trả lời. Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu? - Giúp đỡ HS yếu. - HS tự nêu yêu cầu, làm bài vào vở và chữa bài. Chốt: Muốn biết ngày, tháng, năm ta cần đến vật gì? - cần có lịch. Bài 3: Treo thời khó biểu của lớp, gọi HS đọc. - đọc thời khoá biểu và ghi lại vào vở. - Cần phải mang sách vở đúng thời khoá biểu. - theo dõi. 5. Hoạt động5 : Củng cố- dặn dò (5’) - Một tuần có mấy ngày? Là những ngày nào? - Nhận xét giờ học. - Về nhà học lại bài, xem trước bài: Cộng, trừ trong phạm vi 100. Tập viết Bài: Chữ R, et, oet, sấm sét, xoèn xoẹt (T32). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật tô chữ: R 2. Kĩ năng:Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu. 3. Thái độ:Yêu thích môn học, có ý thức viết chữ đẹp. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Chữ: R và vần, từ ứng dụng đặt trong khung chữ. - Học sinh: Vở tập viết. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’) - Hôm trước viết bài chữ gì? - Yêu cầu HS viết bảng: dòng nước, xanh mướt. 2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài - Gọi HS đọc lại đầu bài. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tô chữ hoa và viết vần từ ứng dụng( 10’) - Treo chữ mẫu: R, yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu nét? Gồm các nét gì? Độ cao các nét? - GV nêu quy trình viết và tô chữ trong khung chữ mẫu. - Gọi HS nêu lại quy trình viết? - Yêu cầu HS viết bảng - GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai. - Yêu cầu HS đọc các vần và từ ứng dụng: et, oet, sấm sét, xoèn xoẹt. - HS quan sát vần và từ ứng dụng trên bảng và trong vở. - HS tập viết trên bảng con. 4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập tô tập viết vở (15’) - HS tập tô chữ: R, tập viết từ ngữ: et, oet, sấm sét, xoèn xoẹt. - GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở… 5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’) - Thu 14 bài của HS và chấm. - Nhận xét bài viết của HS. 5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’) - Nêu lại các chữ vừa viết? - Nhận xét giờ học. Thứ năm Kể chuyện Bài: Dê con nghe lời.(T117) I.Mục đích - yêu cầu: 1.Kiến thức: HS hiểu được: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không bị mắc mưu sói. - Biết nghe GV kể chuyện, dựa vào tranh để kể lạidược từng đoạn của chuyện. 2. Kĩ năng: - HS kể lại toàn bộ câu chuyện, biết đổi giọng cho phù hợp với nhân vật. 3.Thái độ: - HS có ý thức vâng lời cha mẹ. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Câu chuyện hôm trước em học là chuyện gì? - Sói và sóc. -Gọi HS kể lại từng đoạn của chuyện. - nhận xét bổ sung cho bạn. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’) - Giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng. - đọc đầu bài. 3. Hoạt động 3: GV kể chuyện( 5’) - GV kể chuyện lần 1. - theo dõi. - GV kể chuyện lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ. - theo dõi. 4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh (10’) - Tranh 1 vẽ cảnh gì? - dê mẹ đang dặn dò đàn dê con… - Câu hỏi dưới tranh là gì? - trước khi đi dê mẹ dặn dê con điều gì? Chuyện gì xảy ra sau đó? - Gọi HS kể đoạn 1. - em khác theo dõi nhận xét bạn. - Các đoạn còn lại hướng dẫn tương tự trên. - Gọi 2 em kể toàn bộ câu chuyện - cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung cho bạn. 5. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS phân vai kể chuyện(10’) - GV phân vai các nhân vật trong chuyện, gọi HS nên kể theo vai. - GV cần có câu hỏi hướng dẫn HS yếu kể chuyện. - các em khác theo dõi, nhận xét bạn. 6. Hoạt động 6: Hiểu nội dung truyện (3’). - Câu chuyện khuyên các em điều gì? - phải biết vâng lời cha mẹ. - Em yêu thích nhân vật nào trong chuyện, vì sao?. - dê con vì biết nghe lời mẹ nên đã không bị mắc mưu sói. 7.Hoạt động7: Dặn dò (2’). - Nhận xét giờ học. - Về nhà chuẩn bị

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 1 TUAN 30.doc
Giáo án liên quan