Giáo án Địa lí 6 tuần 24 đến 35

HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ MƯA

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

* Học sinh nắm vững khái niệm: độ ẩm của không khí, độ bãi hoà hơi nước trong không khí và hiện tượng ngưng tụ của hơi nước

* Biết cách tính lượng mưa trong ngày, tháng, năm và lượng mưa trung bình năm.

* Đọc các bản đồ phân bố lượng mưa, phân tích biểu đồ lượng mưa.

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC

* Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới

* Hình vẽ biểu đồ lượng mưa (phóng to)

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí 6 tuần 24 đến 35, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày soạn:…………….ngày dạy……………….. Hơi nước trong không khí mưa I- Mục tiêu bài học * Học sinh nắm vững khái niệm: độ ẩm của không khí, độ bãi hoà hơi nước trong không khí và hiện tượng ngưng tụ của hơi nước * Biết cách tính lượng mưa trong ngày, tháng, năm và lượng mưa trung bình năm. * Đọc các bản đồ phân bố lượng mưa, phân tích biểu đồ lượng mưa. II- Phương tiện dạy - học * Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới * Hình vẽ biểu đồ lượng mưa (phóng to) III- Hoạt động trên lớp 1. Kiểm tra bài cũ a) Lên bảng vẽ hình Trái Đất, các đai khí áp cao, khí áp thấp, các loại gió Tín phong và gió Tây ôn đới b) Giải thích vì sao gió Tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam về xích đạo. 2. Bài giảng Vào bài: Sử dụng phần mở bài trong SGK Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng CH. Nhắc lại kiến thức đã học: - Trong thành phần của không khí lượng hơi nước chiếm bao nhiêu%? - Nguồn cung cấp chính hơi nước trong không khí? - Ngoài ra còn có nguồn cung cấp hơi nước nào khác? (Hồ, ao, sông, ngòi, động thực vật, con người). - Tại sao trong không khí lại có độ ẩm? - Muốn biết độ ẩm trong không khí nhiều hay ít người ta làm như thế nào? CH. Quan sát bảng “Lượng hơi nước tối đa trong không khí”. Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa nhiệt độ và lượng hơi nước đó trong không khí? (Tỷ lệ thuận). Hãy cho biết lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 100C, 200C, 300C? CH. Vậy, yếu tố nào quyết định khả năng chứa hơi nước của không khí? GV. Kết luận: Nhiệt độ không khí quyết định khả năng chứa hơi nước của không khí. GV. Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học và trả lời: CH.- Trong tầng đối lưu, không khí chuyển động theo chiều nào? - Không khí càng lên cao thì nhiệt độ không khí tăng hay giảng? - Không khí trong tầng đối lưu chứa nhiều hơi nước nên sinh ra các hiện tượng khí tượng gì? CH. Như vậy: Số hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa phải có điều kiện gì? (nhiệt độ hạ) GV. Bổ sung: Mùa đông khối không khí lạnh tràn tới, hơi nước trong không khí nóng ngưng tụ sinh mưa. CH. Mưa là gì? E, hãy cho biết thực tế ngoài thiên nhiên có mấy loại mưa? Mưa có mấy dạng? + Ba loại (dầm, rào, phùn) + Hai dạng (mưa nước, mưa nước dạng rắn: đá, tuyết). CH. Muốn tính lượng mưa trung bình ở một địa điểm ta làm như thế nào? GV. Giải thích cách sử dụng thùng đo mưa. GV. Yêu cầu HS đọc mục 2 (a), cho biết cách tính: - Lượng mưa trong ngày (tổng lượng mưa các trận mưa trong ngày) - Lượng mưa trong tháng (tổng lượng mưa các trận mưa trong tháng) - Lượng mưa trong năm (tổng lượng mưa 12 tháng) (Đơn vị mm). - Lượng mưa trung bình năm? (Tổng lượng mưa nhiều năm chia cho số năm). Chú ý: Trong bài đây lần đầu tiên HS lớp 6 được làm quen với biểu đồ khí hậu (lượng mưa) GV cần giới thiệu cơ bản cách vẽ biểu đồ nhiệt lượng mưa trong một năm của một địa phương (bởi lẽ nhiệt và ẩm là hai yếu tố quan trọng của khí hậu một địa phương). CH. Dựa vào H53 – Biểu đồ mưa của TP Hồ Chí Minh cho biết: - Tháng nào có mưa nhiều nhất? Lượng mưa bao nhiêu? (Tháng 6, ằ 170 mm). - Tháng nào có mưa ít nhất? Lượng mưa bao nhiêu? (Tháng 2, 9 ằ 10 mm). + Tháng mưa nhiều nhất vào mùa gì? (Mùa mưa, từ tháng 5 - 10) + Tháng mưa ít nhất vào múa gì? (Mùa khô, từ tháng 11 - 4) GV. Yêu cầu HS đọc bản đồ phân bố mưa trên thế giới (chú ý đọc phần chỉ dẫn). CH.- Chỉ ra các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000 mm. - Các khu vực này tập trung ở khu vực nào trên Trái Đất? Nội chí tuyến: nhiệt độ cao, không khí chứa nhiều hơi nước nên lượng mưa nhiều). - Chỉ ra các khu vực có lượng mưa trung bình dưới 200 mm Khu vực phân bố nơi nào trên Trái Đất? (hoang mạc nội địa ôn đới bán cầu Bắc - do ở độ cao lớn, mùa hạ nhiệt độ cao, mây ít, mùa đông khí áp cao). Tóm lại: Nêu đặc điểm chung của sự phân bố mưa trên thế giới? - Hãy cho biết: + Khu vực trên bản đồ phân bố lượng mưa thế giới nào có lượng mưa nhiều nhất? + Khu vực trên bản đồ phân bố lượng mưa thế giới nào có lượng mưa ít nhất? Giải thích tại sao? - Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu? 1) Hơi nước và độ ẩm của không khí * Nguồn cung cấp chính hơi nước trong khí quyển là nước trong các biển và đại dương. * Do có chứa hơi nước nên không khí có độ ẩm * Dụng cụ để đo độ ẩm của không khí là ẩm kế. * Nhiệt độ không khí càng cao càng chứa được nhiều hơi nước Sự ngưng tụ: Không khí bão hoà, hơi nước gặp lạnh do bốc lên cao hoặc gặp khối khí lạnh thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ sinh ra hiện tượng mây, mưa 2) Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất a) Khái niệm Mưa được hình thành khi hơi nước trong không khí bị ngưng tụ ở độ cao 2km – 10km tạo thành mây, gặp điều kiện thuận lợi, hạt mưa to dần do hơi nước tiếp tục ngưng tụ rồi rơi xuống thành mưa. Dùng dụng cụ đo mưa là vũ kế (thùng đo mưa) * Lấy lượng mưa nhiều năm cộng lại rồi chia cho số năm. Ta có lượng mưa trung bình năm của một địa điểm. b) Sự phân bố mưa trên thế giới * Khu vực có lượng mưa nhiều từ 1000 – 2000 mm phân bố ở hai bên đường xích đạo. * Khu vực ít mưa, lượng mưa trung bình < 200 mm tập trung ở vùng có vĩ độ cao. * Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều từ xích đạo lên cực. 3. Củng cố a) Độ bão hoà của hơi nước trong không khí phụ thuộc vào yếu tố gì? cho ví dụ? b) Những khu vực có lượng mưa lớn thường có những điều kiện gì trong không khí? 4. Hướng dẫn về nhà a) Làm bài tập 1, câu hỏi 2, 3 b) Đọc bài đọc thêm c) Em hãy tìm hiểu về mưa axít là gì? Nó gây tác hại như thế nào cho môi trường và sức khoẻ con người? + Vì sao có thể làm mưa nhân tạo. ------------------------------------------------ Tuần: Ngày soạn:…………….ngày dạy……………….. thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa I- Mục tiêu bài học * Học sinh biết cách đọc, khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của một địa phương được thể hiện trên biểu đồ * Nhận biết được dạng biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam. II- Phương tiện dạy - học * Bản đồ nhiệt độ, lượng mưa của Hà Nội * Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai địa điểm A, B III- Hoạt động trên lớp 1. Kiểm tra bài cũ a) Trong điều kiện nào hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa? b) Biểu đồ lượng mưa của một địa điểm cho ta biết những điều gì? 2. Bài thực hành a) GV giới thiệu khái niệm biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa - Khái niệm: là hình vẽ minh hoạt cho diễn biến của các yếu tố khí hậu lượng mưa, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của một địa phương bởi vì nhiệt độ và lượng mưa là hai yếu tố quan trọng của khí hậu một địa phương - Các thể hiện các yếu tố khí hậu: * Dùng hệ toạ độ vuông góc với trục ngang (trục hoành) biểu hiện thời gian 12 tháng trong năm. * Trục dọc (tung) phải – nhiệt độ: đơn vị độ C * Trục dọc (tung) trái – lượng mưa: đơn vị mm. b) Bài tập Quan sát biểu đồ H55 trả lời câu hỏi: * Những yếu tố nào được thể hiện trên biểu đồ? + Trong thời gian bao lâu? + Yếu tố nào được biểu hiện theo đường? + Yếu tố nào được biểu hiện bằng hình cột? * Trục dọc phải dùng tính đại lượng của yếu tố nào? * Trục dọc trái dùng tính đại lượng của yếu tố nào? * Đơn vị tính nhiệt độ là gì? * Đơn vị tính lượng mưa là gì? GV. Hướng dẫn cách xác định nhiệt độ, lượng mưa cao nhất, thấp nhất. Chú ý: Vừa giảng vừa thao tác các bước đọc và khai thác thông tin trên biểu đồ. - Hoạt động theo nhóm: 4 nhóm + Nhóm 1, 2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa cao nhất, thấp nhất dựa vào các hệ trục toạ độ vuông góc để xác định. Nhiệt độ Cao nhất Thấp nhất Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng cao nhất và thấp nhất Trị số Tháng Trị số Tháng 290C 6,7 170C 11 120C Lượng mưa Cao nhất Thấp nhất Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất Trị số Tháng Trị số Tháng 300mm 8 20mm 12,1 280mm Nhận xét chung về nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội: Nhiệt độ và lượng mưa có sự chênh lệch giữa các tháng trong năm Sự chênh lệch nhiệt độ và lượng mưa giữa tháng cao nhất và thấp nhất tương đối lớn + Nhóm 3 phân tích biểu đồ H56 + Nhóm 4 phân tích biểu đồ H57 Biểu đồ H56 Nhiệt độ và lượng mưa Biểu đồ A Kết luận - Tháng có nhiệt độ cao nhất - Tháng có nhiệt độ thấp nhất - Những tháng có mưa nhiều (mùa mưa) bắt đầu từ Tháng 4 Tháng 1 Tháng 5 – Tháng 10 - Là biểu đồ khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa) của nửa cầu Bắc - Mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 4 – tháng 10 Biểu đồ H57 Nhiệt độ và lượng mưa Biểu đồ B Kết luận - Tháng có nhiệt độ cao nhất - Tháng có nhiệt độ thấp nhất - Mùa mưa bắt đầu từ: Tháng 12 Tháng 7 Tháng 10 – Tháng 3 - Là biểu đồ khí hậu nhiệt độ, lượng mưa của địa điểm nửa cầu Nam - Mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 10 - tháng 3 GV. Nhận xét, chuẩn xác kiến thức, kết quả làm việc của các nhóm. 3. Củng cố a) Tóm tắc lại các bước đọc và khai thác thông tin trên biểu đồ: nhiệt độ, lượng mưa b) Mức độ khái quát trong nhận dạng biểu đồ khí hậu. 4. Hướng dẫn về nhà a) Ôn lại: Các đường chí tuyến và vòng cựu nằm ở vĩ độ nào? - Tia sáng Mặt Trời chiều vuông góc với mặt đất ở các đường chí tuyến vào các ngày nào? - Các khu vực có các loại gió: Tín phong, Tây ôn đới? (Giới hạn vĩ độ, hướng gió thổi). b) Xác định các đường nói trên ở quả Địa Cầu cá nhân hoặc bản đồ thế giới. ------------------------------------------------ Tuần:26 .ngày dạy…1/3…………….. Câc đới khí hậu trên trái đất I- Mục tiêu bài học * Học sinh nắm được vị trí và đặc điểm của các đường chí tuyến và vòng cực trên bề mặt Trái Đất. * Trình bày được vị trí của các đại nhiệt, các đới khí hậu và đặc điểm của các đới khí hậu theo vĩ độ trên bề mặt Trái Đất. II- Phương tiện dạy - học * Bản đồ khí hậu thế giới * Hình vẽ trong SGK III- Hoạt động trên lớp 1. Kiểm tra bài cũ a) Đường chí tuyến Bắc và Nam nằm ở vĩ độ nào? Tia sáng Mặt Trờ chiếu vuông góc với mặt đất ở các đường này vào các ngày nào? b) Hai vòng cực Bắc và Nam nằm ở vĩ độ nào? Lên bảng xác định trên Bản đồ khí hậu thế giới hai đường chí tuyến Bắc và Nam, hai vòng cực Bắc và Nam.’ c) Xác định trên Bản đồ khí hậu thế giới khu vực có gió Tín phong và khu vực có gió Tây ôn đới (giới hạn vĩ độ và hướng gió). 2. Bài giảng Vào bài: Sử dụng phần mở bài trong SGK Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV. Nhắc lại những ngày Mặt Trời chiếu thẳng góc vào đường xích đạo và hai đường chí tuyến Bắc và Nam CH. Vậy Mặt Trời quanh năm có chiếu thẳng góc ở các vĩ tuyến cao hơn 23027’ Bắc và Nam không? Chỉ dừng lại ở giới hạn nào? CH. Các vòng cực là giới hạn của khu vực có đặc điểm gì? CH. - Khi Mặt Trời chiếu thẳng góc vào các vị trí nói trên thì lượng ánh sáng và nhiệt độ ở đấy ra sao? - Giới hạn từ 23027’B - 23027’N còn gọi là vùng gì? (Vùng nội chí tuyến). Tóm lại, chí tuyến và vòng cực là những đường ranh giới phân chia các yếu tố gì? GV. – Giới thiệu lại một cách khái quát các vành đai nhiệt trên bản đồ khí hậu thế giới. CH.- Tại sao phân chia Trái Đất thành các đới khí hậu? - Sự phân chia khí hậu trên Trái Đát phụ thuộc vào những nhân tốt cơ bản nào? Nhân tố nào quan trọng nhất? Vì sao? + Vĩ độ (quan trọng nhất) + Biển và lục địa + Hoàn lưu khí quyển. - Sự phân chia các đới khí hậu theo vĩ độ là các phân chia đơn giản - Tương ứng năm vành đai nhiệt là năm đới khí hậu theo vĩ độ. CH. Quan sát H58 rồi lên bảng xác định vị trí các đới khí hậu trên Bản đồ khí hậu thế giới GV. Phân lớp thành ba nhóm thảo luận, mỗi nhóm HS hoàn thành đặc điểm một đới khí hậu (dựa vào SGK) theo bảng sau (GV sẽ bổ xung thiếu sót, chuẩn lại kiến thức): 1) Các chí tuyến và vòng cực trên Trái Đất * Các chí tuyến là những đường có ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc vào các ngày Hạ chí và Đông chí. * Các vòng cực là giới hạn của khu vực có ngày và đêm dài 24 giờ * Các chí quyến và vòng cực là ranh giới phân chia các vành đai nhiệt. 2) Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ Tương ứng với năm vành đai nhiệt trên Trái Đất có năm đới khí hậu theo vĩ độ + Một đới nón + Hai đới ôn hoà + Hai đới lạnh - Đặc điểm các đới khí hậu Tên đới khí hậu Đới nóng (nhiệt đới) Hai đới ôn hoà (ôn đới) Hai đới lạnh (hàn đới) Vị trí Từ 23027’N + Từ 23027’B 66033’B + Từ 23027’N 66033’N 66033’B – Cực Bắc 66033’N – Cực Nam Góc chiếu ánh sáng Mặt Trời - Quanh năm lớn - Thời gian chiếu sáng trong năm chênh nhau ít Góc chiếu và thời gian chiếu sáng trong năm chênh nhau lớn - Quanh năm nhỏ - Thời gian chiếu sáng dao động lớn Đặc điểm khí hậu Nhiệt độ Nóng quanh năm Nhiệt độ trung bình Quanh năm giá lạnh Gió Tín phong Tây ôn đới Đông cực Lượng mưa (TB năm) 1000mm - 2000mm 5000mm - 1000mm < 500mm 3. Hướng dẫn về nhà a) Học theo 4 câu hỏi trong SGK b) Tìm hiểu nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng trên lục địa và giá trị của sông hồ với đời sống và sản xuất. ------------------------------------------------ Tuần:29 Ngày soạn:…………….ngày dạy……………….. Sông Hồ I-Mục tiêu bài học * HS hiểu được khái niệm sông, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông, lưu lượng, chế độ mưa. * Nắm được khái niệm hồ, biết nguyên nhân hình thành một số hồ và các loại hồ. II- Phương tiện dạy - học * Bản đồ sông ngòi Việt Nam. Bản đồ tự nhiên thế giới. * Tranh ảnh, hình vẽ về hồ, lưu vực sông và hệ thống sông. III- Hoạt động trên lớp 1. Kiểm tra bài cũ a) Vẽ các đới khí hậu trên bề mặt Trái Đất (chính xác ranh giới) b) Nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới? Việt Nam nằm trong đới khí hậu gì? 2. Bài giảng Vào bài: Nước chiếm hơn 76% tổng diện tích bề mặt Địa cầu và có một ý nghĩa lớn lao trong xã hội loài người. Nước phân bố khắp nơi trong thiên nhiên, tạo thành một lớp liên tục gọi là thuỷ quyển. Sông và hồ (không kể hồ nước mặn) là những nguồn nước ngọt quan trọng trên lục địa. Hai hình thức tồn tại của thuỷ quyển này có đặc điểm gì. Có quan hệ chặt chẽ với đời sống và sản xuất của con người ra sao, ta xét nội dung bài hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng CH. – Bằng thực tế em hnãy mô tả những dòng sông mà em đã từng gặp. - Quê em có dòng sông nào chảy qua? - Những nguồn cung cấp nước cho dòng sông? GV. Chỉ một số sông lớn ở Việt Nam và trên thế giới. Đọc tên và xác định hệ thống sông Việt Nam điển hình để hình thành khái niệm lưu vực. Vậy: Lưu vực sông là gì? Em cho biết sông nào có lưu vực rộng nhất thế giới? Diện tích? Đặc điểm nổi tiếng của dòng sông? GV. Cần bổ sung, cung cấp một số khái niệm cho HS: - Đặc điểm lòng sông: phụ thuộc địa hình, ví dụ miền núi, sông nhiều thác ghềng, chảy xiết. - Đồng bằng, dòng chảy lòng sông mở rộng, nước chảy êm, uốn khúc… - Thượng lưu, trung lưu, hạ lưu, tả ngạn, hữu ngạn sông? - Đặc điểm dòng chảy của sông phụ thuộc yếu tố? (khí hậu) Cho ví dụ. CH. Quan sát H 59. Hãy cho biết Những bộ phận nào chập thành một dòng sông. Mỗi bộ phận có nhiệm vụ gì? (Phụ, chi lưu, sông chính) (Sông chính: dòng chảy lớn nhất). GV. Xác định trên bản đồ sông ngòi Việt Nam hệ thống sông Hồng, từ đó hình thành khái niệm hệ thống sông. Hệ thống sông Hồng – Việt Nam : Đáy Đuống Luộc Ninh Cơ Đà - Phụ lưu gồm sông Lô Chảy - Chi lưu gồm sông CH. Vậy hệ thống sông là gì? (Mặt cắt ngang lòng sông) GV. Giải thích khái niệm lưu lượng sông. Lưu lượng nước sông là gì? CH. – Theo em lưu lượng của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào điều kiện nào? (Diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước). - Mùa nào nước sông lên cao, chảy xiết? - Mùa nào nước sông hạ thấp, chảy êm? GV. Kết luận: - Mùa mưa thì lưu lượng của sông lớn. - Mùa mưa thì lưu lượng sông nhỏ. Như vậy, sự thay đổi lưu lượng trong năm gọi là chế độ nước sông. Thế nào là tổng lượng nước trong mùa cạn và tổng lượng nước trong mùa lũ của một con sông? (Chế độ nước sông hay thuỷ chế của nó). CH. Vậy thuỷ chế sông là gì? Kết luận: Đặc điểm của con sông thể hiện qua các yếu tố gì? (lưu lượng và chế độ nước). GV. Bổ sung: thuỷ chế nước sông đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước. - Loại đơn giản: ví dụ thuỷ chế sông Hồng phụ thuộc vào mùa mưa. Ví dụ: Mùa mưa lượng nước chiếm tới 75-80% tổng lượng nước cả năm - Loại thuỷ chế phức tạp: phụ thuộc nguồn nước mưa và băng tuyết tan. Ví dụ: Thuỷ chế sông vùng ôn đới (sông Vonga, sông Đôn, sông Đunai v.v….) (xác định vị trí các sông nói trên trên bản đồ tự nhiên thế giới). - Loại thuỷ chế sông đặc biệt do đặc điểm trên sông trở thành bất trị trên thế giới. Ví dụ: sông Mixixipi – Bắc Mỹ. GV. Giải thích khái niệm lũ. CH. Dựa vào bảng trang 71 hãy so sánh lưu vực và tổng lượng nước của sông Mê Công và sông Hồng. - Bằng những hiểu biết thực tế, em cho biết ví dụ về lợi ích và tác hại của sông? Làm thế nào để hạn chế tai hoạ do sông gây ra? GV. Yêu cầu HS đọc SGK trả lời: CH. Hồ là gì? kể tên hồ ở địa phương em (nếu có)? - Căn cứ vào đặc điểm gì của hồ để chia loại hồ? Thế giới có mấy loại hồ? - Nguồn gốc hình thành hồ? - Xác định trên Bản đồ tự nhiên thế giới một số hồ nổi tiếng: Hồ Victoria, Aran, Baican. - Nước ta có hồ gì nổi tiếng? (Hồ Ba Bể, Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm… ) - Tại sao trong lục địa lại có hồ nước mặn? Ví dụ: Biển chết ở Tây á… (diện tích vùng biển cũ, hồ trong khu vực khí hậu khô nóng… ) - Hồ nhân tạo là gì? Kể tên các hồ nhân tạo ở nước ta? Xây dựng hồ nhân tạo có tác dụng gì? GV. (mở rộng): - Hồ băng cũ: do sông băng hoạt động tạo nên. Ví dụ: Phần Lan – “đất nước nghìn hồ”, Canada… CH. – Vì sao tuổi thọ của nhiều hồ không dài? - Sự bị lấp đầy của các hồ gây tác hại gì cho cuộc sống của con người? (HS có thể về nhà suy nghĩ và trả lời sau…) 1) Sông và lượng nước của sông a) Sông * Là dòng chảy tự nhiên, thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa. * Nguồn cung cấp nước cho sông: nước mưa, nước ngầm, băng tuyết tan. * Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông gọi là lưu vực. * Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông. b) Lượng nước của sông * Lưu lượng (lượng chảy) qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong một giây (m3/s) * Lưu lượng của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước. - Thuỷ chế sông: * Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của một con sông trong một năm. * Đặc điểm của một con sông thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó. 2) Hồ * Là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. * Hai loại: Hồ nước mặn và hồ nước mặn. * Hồ có nhiều nguồn gốc khác nhau. - Hồ vết tích của khúc sông (hồ Tây). - Hồ miệng núi lửa (hồ ở Plâycu…) - Hồ nhân tạo xây dựng để phục vụ nhà máy Thủy điện. * Tác dụng của hồ: - Điều hoà dòng chảy. giao thông, tưới tiêu, phát điện, nuôi trồng thuỷ sản. - Tạo cảnh đẹp, có khí hậu trong lành, phục vụ an dưỡng, nghỉ ngơi du lịch 3. Củng cố a) Sông và hồ khác nhau như thế nào? b) Thế nào là hệ thống sông, lưu vực sông? c) Có mấy loại hồ? Nguyên nhân hình thành hồ trên đỉnh núi và hồ nước mặn? 4. Hướng dẫn về nhà a) Đọc và làm bài tập 1, 2, 3, 4 b) Tìm hiểu muối ăn làm từ nước gì? ở đâu? Nước biển từ đâu đến? Tại sao không cạn? Các hiện tượng do nước biển trong các đại dương tạo ra. ------------------------------------------------ Tuần:30 Ngày soạn:…………….ngày dạy……………….. Biển và đại dương I-Mục tiêu bài học * HS được độ muối của biển và nguyên nhân làm cho nước biển, đại dương có muối. * Biết các hình thức vận động của nước biển và đại dương (sóng, thuỷ triều, dòng biển) và nguyên nhân của chúng. II- Phương tiện dạy - học * Bản đồ tự nhiên thế giới. Bản đồ các dòng biển * Tranh ảnh về sóng, thuỷ triều III- Hoạt động trên lớp 1. Kiểm tra bài cũ a) Sông và hồ khác nhau như thế nào? b) Thế nào là hệ thống sông, lưu vực sông? xác định trên bản đồ những hệ thống sông lớn trên thế giới, đọc tên, ở châu lục nào? 2. Bài mới Vào bài: Trên bề mặt Trái Đất, biển và đại dương chiếm phần quan trọng nhất (71% diện tích bề mặt Trái Đất). Trong thuỷ quyển chủ yếu là nước mặn (97% toàn bộ khối nước). Các biển và nhất là đại dương lưu thông với nhau, nhưng vẫn mang những đặc tính khác nhau. Vậy biển và đại dương có đặc điểm gì và có các hình thức vận động nào? Đó là nội dung bài học. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng CH. Ban đầu nước biển từ đâu mà cớ? Tại sao nước biển không thể cạn? CH. HS lên bảng xác định, chứng minh trên bản đồ tự nhiên thế giới: bốn đại dương thông với nhau. GV. Giới thiệu cho HS biết: Độ muối trung bình của nước biển là 35‰ (giải thích con số này và sơ bộ nêu cách sản xuất muối đơn giản). CH. Tại sao nước biển lại mặn? Vì nước biển hoà tan nhiều loại muối - Độ muối do đâu mà có? - Tại sao mặc dù các biển và dại dương thông nhau nhưng độ muối của nước biển và đại dương thay đổi tuỳ từng nơi . (Mật độ của sông đổ ra biển, độ bốc hơi). - Tại sao nước biển ở vùng chí tuyến lại mặn hơn vùng khác? CH. Hãy tìm trên bản đồ tự nhiên thế giới biển Ban - tich (châu Âu), biển Hồng Hải (giữa châu á - châu Phi). - Giải thích vì sao nước biển Hồng Hải (40‰) mặn hơn nước biến Ban tích (32‰). - Độ muối ở biển nước ta là bao nhiêu? (32‰). - Có thể giải thích tại sao độ muối ở biển nước ta lại thấp hơn mức trung bình? Lượng mưa trung bình của nước ta lớn). CH.- Quan sát H61, nhận biết hiện tượng sóng biển - Bằng kiến thức thực tế em hãy mô tả lại hiện tượng sóng biển. GV. Giải thích - Khi ta thấy sóng từng đợt dào dạt xô vào bờ chỉ là ảo giác. - Thực chất sóng chỉ là sự vận động tại chỗ của các hạt nước? Vậy: - Sóng là gì? - Nguyên nhân tạo ra sóng? (Chính là gió, ngoài ra còn có núi lửa, động đất ở đáy…). - Gió càng to, sóng càng lớn - Bão càng lớn thì sự phá hoại của sóng đối với khu vực ven bờ như thế nào? CH. Đọc SGK cho biết: - Phạm vi hoạt động của sóng - Nguyên nhân có sóng thần? - Sức phá hoại của sóng thần và sóng biển khi có bão lớn CH. Quan sát H62, H63 nhận xét sự thay đổi của ngấn nước ven bờ biển - Diện tích của bãi biển H62 và H63. - Tại sao có lúc bãi biển rộng ra, lúc thu hẹp? GV. Kết luận: Nước biển lúc dâng cao, lúc lùi xa gọi là nước triều (thuỷ triều). Vậy thuỷ triều là gì? (Ba loại) HS. Đọc SGK cho biết: - Thuỷ triều có mấy loại? + Loại 1: Đúng quy luật – bán nhật triều; + Loại 2: Không đúng quy luật – nhật triều; + Loại 3: Không đúng quy luật – thuỷ triều không đều - Ngày triều cường vào thời gian nào? - Ngày triều kém vào thời gian nào? (*Nguyên nhân của triều cường: do sự phối hợp sức hút của cả Mặt Trăng và Mặt Trời lớn nhất. * Nguyên nhân của triều kém: sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời nhỏ nhất). GV. Kết luận: Như vậy vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất của quan hệ chặt chẽ với thuỷ triều. CH. Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều là gì? (Mặt Trăng tuy nhỏ hơn Mặt Trời nhưng gần Trái Đất hơn…) GV. Bổ sung: Việc nghiên cứu và nắm quy luật lên xuống của thuỷ triều phục vụ cho nền kinh tế quốc dân trong các ngành: đánh cá, sản xuất muối, hàng hải - Sử dụng năng lượng thuỷ triều (than xanh). - Bảo vệ Tổ quốc (nhân dân ta đã chiến thắng quân Nguyên ba lần trên sông Bạch Đằng)… GV. Trong các biển và đại dương ngoài vận động sóng còn có những dòng nước như dòng sông trên lục địa gọi là dòng biển (hải lưu). - Dòng biển là gì? - Nguyên nhân sinh ra dòng biển. GV. Giải thích cho HS biết H64 + Mũi tên đỏ: dòng biển nóng + Mũi tên xanh: dòng biển lạnh CH. Quan sát H64, đọc tên có dòng biển nóng, lạnh và cho nhận xét về sự phân bố các dòng biển nói trên? GV. Nhận xét, bổ sung, kết luận: - Những dòng biển nóng chảy từ xích đạo lên vùng có vĩ độ cao - Những dòng biển lạnh chảy từ vĩ độ cao xuống vùng có vĩ độ thấp. CH. Như vậy dựa vào đâu chia ra: dòng biển nóng, dòng biển lạnh. (Nhiệt độ của dòng biển chênh lệch với nhiệt độ khối nước xung quanh, nơi xuất phát các dòng biển…) GV. Gợi ý HS trả lời: Vai trò các dòng biển đối với: - Khí hậu-điều hoà khí hậu (dòng Gơnxtrim, dòng Đông úc). - Giao thông - Đánh bắt hải sản (nơi dòng nóng, lạnh gặp nhau). - Tại sao nơi dòng biển nóng, lạnh gặp nhau thường tập trung nhiều cá? Đặc biệt vùng biển lạnh ở vĩ độ cao (hàn đới, ôn đới) có rất nhiều cá? Có thể giành câu hỏi này để HS về nhà tìm hiểu tài liệu viết bài tập ở dạng viết nbáo cáo nhỏ, nộp cho GV). - Củng cố quốc phòng. CH. Vì sao con người phải bảo vệ biển? 1) Độ muối của biển và đại dương * Các biển và đại dương đều thông với nhau. Độ muối trung bình của nước biển là 35‰. * Độ muối là do nước sông hòa tan các loại buối từ đất, đá trong lục địa đưa ra 2) Sự vận động của nước biển và đại dương a) Sóng biển * Là sự chuyển động của các hạt nước biển theo những vòng tròn lên xuống theo chiều thẳng đứng. Đó là sự chuyển động tại chỗ của các hạt nước biển Gió là nguyên nhân chính tạo ra sóng.

File đính kèm:

  • docdia 6.doc