1.1.Quá trình phát triển của địa lí
-Khái niệm địa lí học đầu tiên do nhà toán học kiêm thiên văn học và địa lí người Hilạp Eratôtxten (227-196 TCN) đưa ra, có nghĩa là môn học về mô tả Quả đất.
-Đến giữa thế kỉ 18, Địa lí học vẫn duy trì tính chất mô tả về tự nhiên, dân cư, kinh tế ở các lãnh thổ khác nhau như thời Cổ đại. Địa lí học chỉ là một khoa học đơn nhất.
-Mãi đến cuối thế kỉ 19, Địa lí học mới chuyển sang nghiên cứu các mối liên hệ và những qui luật của các hiện tượng tự nhiên trên bề mặt đất dựa vào những thành tựu nghiên cứu của các khoa học cơ bản như Vật lí học, Hóa học và Sinh học. Và Địa lí học đã trở thành một hệ thống các khoa học tự nhiên và các khoa học kinh tế-xã hội, được liên kết lại do có chung nguồn gốc và chung mục đích nghiên cứu các qui luật.
1.2.Khái niệm Địa lí học
Địa lí học là một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, các thể tổng hợp sản xuất theo lãnh thổ và các thành phần của chúng.
Hệ thống các khoa học địa lí bao gồm:
-Các khoa học địa lí tự nhiên.
-Các khoa học địa lí kinh tế-xã hội.
-Các khoa học địa lí tổng hợp: địa chất học, địa vật lí, địa hóa học, thiên văn học, vật lí thiên văn, khí tượng học, thủy văn học, hải dương học
-Bản đồ học.
Như vậy Địa lí học thực chất là một hệ thống các khoa học khác nhau, nghiên cứu các qui luật khác nhau. Trong đó, ĐL tự nhiên liên quan mật thiết với các khoa học địa lí kinh tế-xã hội và ngược lại.
202 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí kinh tế xã hội đại cương - Chương trình cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/8/2007
Ngày dạy: 7/8/2007
Tiết theo phân phối chương trình: 1+2
Tên bài:
Chương I
đối tượng, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
-Nắm được đối tượng nghiên cứu và các quan điểm cơ bản của ĐLKT-XH.
-Thấy được mối quan hệ giữa ĐL KT-XH với các khoa học có liên quan.
-Nắm được phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ĐL KT-XH.
2.Kĩ năng:
Lập được sơ đồ thể hiện vị trí của ĐL KT-XH trong hệ thống cấu trúc ĐL học theo 2 trường phái.
3.Thái độ:
Nghiêm túc trong học tập học phần.
II.Chuẩn bị của giảng viên và sinh viên:
1.Giảng viên:
-Đề cương bài giảng.
-Phiếu học tập và các nội dung trình chiếu trên Power Point.
2.Sinh viên:
*Giáo trình chính
Giáo trình Địa lí kinh tế-xã hội đại cương. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên)-Nguyễn Viết Thịnh-Lê Thông. NXB Đại học sư phạm - 2005.
*Tài liệu tham khảo
-Nhập môn Địa lí nhân văn. Lê Thông-ĐHSP Hà Nội, 1992.
-Cơ sở địa lí kinh tế-xã hội. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức, ĐHSP Hà Nội, 1990.
III.Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và SV
Nội dung chính
GV đặt vấn đề: Hiểu như thế nào về ĐL KT-XH, nó có vị trí như thế nào trong hệ thống khoa học ĐL?
GV yêu cầu SV trình bày về quá trình (lịch sử) phát triển của ĐL học và bổ sung theo nội dung thông tin 1.
GV đặt vấn đề: Vậy Địa lí học là gì? Hãy nêu khái niệm về Địa lí học.
GV trình chiếu sơ đồ phân loại theo 2 trường phái để SV phân tích hoặc sử dụng phiếu học tập để SV làm bài, trao đổi thảo luận.
Vị trí của khoa học Địa lí kinh tế được xác định như thế nào trong hệ thống này?
Trong quá trình phát triển của khoa học ĐL tồn tại song song 2 quan niệm: ĐL KT-XH của trường phái ĐL Xô viết và ĐL nhân văn của trường phái ĐL phương Tây.
SV cần phân biệt được:
Hai quan niệm này có những sự tương đồng và khác biệt, đó là:
-Đều nghiên cứu con người với tư cách là dân cư của lãnh thổ và các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá của họ trên phương diện ĐL.
-Theo một số nhà ĐL Pháp thì ĐL kinh tế có phạm vi nghiên cứu hẹp hơn và chỉ coi như là một bộ phận của ĐL nhân văn.
-A.Vebơ: ĐL kinh tế nghiên cứu lí thuyết về sự phân bố của các hoạt động kinh tế trong không gian cho trước.
-U.Smith: Đối tượng nghiên cứu của ĐL kinh tế là sự phân bố các dạng đời sống kinh tế
SV nghiên cứu trong giáo trình tr 12-16 để phân biệt sự khác nhau trong xác định đối tượng nghiên cứu của ĐL KT-XH và thấy được sự tiến bộ trong xác định đúng đắn, đầy đủ hơn đối tượng nghiên cứu của ĐL KT-XH.
Quan niệm của A.V. Alaev (1983):
“ĐLKT-XH là một khoa học xã hội nghiên cứu các qui luật phân bố SXXH (hiểu là sự thống nhất giữa sức SX và quan hệ SX) và sự định cư của cư dân (nói cách khác là tổ chức lãnh thổ đời sống XH) cũng như các đặc điểm của chúng được thể hiện ở các nước, các vùng khác nhau.”
SV phân tích theo nội dung dàn ý trên dựa vào nguồn cung cấp là giáo trình và hiểu biết bản thân.
SV lấy các ví dụ minh họa cho việc cần thiết phải sử dụng các quan điểm nghiên cứu trên và giải thích tại sao phải vận dụng các quan điểm đó.
GV lưu ý và hướng dẫn SV thấy được vai trò của việc áp dụng các tiến bộ KH-KT vào các phương pháp nghiên cứu đặc biệt là các thành tựu về tin học và công nghệ.
1.Vị trí của ĐL KT-XH trong hệ thống khoa học Địa lí
1.1.Địa lí học là một ngành khoa học cổ
-ĐL học là một ngành khoa học rất cổ, bắt nguồn từ tiếng Hilạp, địa lí có nghĩa là sự mô tả Trái Đất. Ngày nay, khoa học ĐL không dừng lại ở việc mô tả, mà chủ yếu là việc nghiên cứu, giải thích mối quan hệ giữa các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội về mặt lãnh thổ và dần dần trở thành khoa học dự kiến và cải tạo bề mặt Trái Đất.
-Đến thế kỉ 19, ĐL học mới thực sự là 1 khoa học chuyên nghiên cứu các qui luật và mối liên hệ giữa các tổng thể tự nhiên, KT-XH.
-Về cấu trúc ĐL học là một hệ thống khoa học gồm nhiều khoa học độc lập ở một chừng mực nhất định và có liên quan mật thiết với nhau. Nói một cách cụ thể hơn, đây là là một hệ thống các khoa học về tự nhiên và xã hội chuyên nghiên cứu các tổng hợp thể tự nhiên kinh tế-xã hội và các hợp phần của chúng.
-ĐL kinh tế là 1 khoa học thuộc hệ thống ĐL học.
1.2.Theo trường phái địa lí phương Tây
-ĐL học là 1 khoa học bao gồm nhiều bộ phận, trong đó có sự hòa quyện giữa ĐL tự nhiên và ĐL kinh tế thành một thể thống nhất.
-Như vậy ĐL kinh tế không phải là 1 khoa học độc lập mà chỉ là một bộ phận (hay một nhánh) của ĐL học.
1.3.Theo trường phái địa lí Xô viết
Có nhiều quan niệm không giống nhau về ĐL KT-XH, tựu chung lại có những quan niệm chủ yếu sau:
1.Coi ĐL kinh tế là một bộ phận của ĐL KT-XH.
2.Coi ĐL kinh tế và ĐL xã hội độc lập với nhau.
3.Chỉ nhấn mạnh hơn đến khía cạnh xã hội của ĐL kinh tế.
2.Đối tượng nghiên cứu của ĐL KT-XH
2.1.Địa lí phương Tây
Xuất phát từ chỗ coi ĐL kinh tế chỉ là 1 bộ phận của ĐL nhân văn hay của ĐL học nên cho rằng đối tượng nghiên cứu của nó chỉ bó hẹp trong phạm vi sản xuất hoặc kinh tế, dù diễn đạt dưới bất kì hình thức nào.
2.2.Địa lí Xô viết
Có nhiều quan niệm khác nhau ở 3 giai đoạn thể hiện đối tượng nghiên cứu của ĐL kinh tế được xác định nâng dần từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và ngày càng trở nên hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu cả về mặt khoa học cũng như về mặt sản xuất và đời sống.
-Trước năm 1955: N.N. Baranxki
V.A.Anusin
-Từ 1955-giữa thập niên 70 thế kỉ 20:
Đại hội lần thứ 2 của Hội ĐL Liên Xô (1955)
Đến 1973 là Iu. G.Xauskin.
-Từ sau thập niên 70 của thế kỉ 20 đến nay:
A.V. Alaev (1983)
3.Các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của ĐL KT-XH
3.1.Vạch ra tính qui luật về phân bố SX và xác định sự phân bố đó trên cơ sở sử dụng hợp lí, có hiệu quả các nguồn lực (về VTĐL, về tự nhiên, KT-XH) nhằm đem lại hiệu quả cao nhất (về mặt kinh tế, xã hội, môi trường).
3.2.ở tầm vĩ mô, ĐL KT-XH có nhiệm vụ nghiên cứu phân công lao động xã hội (theo ngành và theo lãnh thổ) và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển và phân bố SX.
3.3.Nghiên cứu về dân cư và các vấn đề có liên quan.
3.4.Ngoài ra còn nhiệm vụ gắn với giáo dục và đào tạo ĐL.
4.Các quan điểm cơ bản trong nghiên cứu ĐL KT-XH:
-Quan điểm tổng hợp
-Quan điểm lịch sử
-Quan điểm hệ thống
-Quan điểm kinh tế
-Quan điểm phát triển bền vững
-Việc vận dụng tổng hợp, linh hoạt các quan điểm cơ bản trên.
5.Các phương pháp nghiên cứu chính về ĐL KT-XH
-Phương pháp thu thập tài liệu
-Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
-Phương pháp xã hội học
-Phương pháp bản đồ
-Phương pháp sử dụng hệ thông tin địa lí
IV.Đánh giá:
Hoàn thành các nội dung của phiếu học tập.
V.Hoạt động nối tiếp:
SV thực hành thảo luận theo chủ đề như hướng dẫn của giáo trình và bài tập ở tr. 23-25.
GV kết luận các nội dung kiến thức cơ bản và hướng dẫn SV chuẩn bị các nội dung thảo luận ở tiết 3, 4.
VI.Phụ lục:
1.Đề cương bài giảng.
2.Phiếu học tập.
3.Phần trình chiếu trên Power Point.
thông tin Bổ sung
Thông tin 1
1.1.Quá trình phát triển của địa lí
-Khái niệm địa lí học đầu tiên do nhà toán học kiêm thiên văn học và địa lí người Hilạp Eratôtxten (227-196 TCN) đưa ra, có nghĩa là môn học về ‘‘mô tả Quả đất’’.
-Đến giữa thế kỉ 18, Địa lí học vẫn duy trì tính chất mô tả về tự nhiên, dân cư, kinh tế ở các lãnh thổ khác nhau như thời Cổ đại. Địa lí học chỉ là một khoa học đơn nhất.
-Mãi đến cuối thế kỉ 19, Địa lí học mới chuyển sang nghiên cứu các mối liên hệ và những qui luật của các hiện tượng tự nhiên trên bề mặt đất dựa vào những thành tựu nghiên cứu của các khoa học cơ bản như Vật lí học, Hóa học và Sinh học. Và Địa lí học đã trở thành một hệ thống các khoa học tự nhiên và các khoa học kinh tế-xã hội, được liên kết lại do có chung nguồn gốc và chung mục đích nghiên cứu các qui luật.
1.2.Khái niệm Địa lí học
Địa lí học là một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, các thể tổng hợp sản xuất theo lãnh thổ và các thành phần của chúng.
Hệ thống các khoa học địa lí bao gồm:
-Các khoa học địa lí tự nhiên.
-Các khoa học địa lí kinh tế-xã hội.
-Các khoa học địa lí tổng hợp: địa chất học, địa vật lí, địa hóa học, thiên văn học, vật lí thiên văn, khí tượng học, thủy văn học, hải dương học
-Bản đồ học.
Như vậy Địa lí học thực chất là một hệ thống các khoa học khác nhau, nghiên cứu các qui luật khác nhau. Trong đó, ĐL tự nhiên liên quan mật thiết với các khoa học địa lí kinh tế-xã hội và ngược lại.
Thông tin 2: Những quan niệm của trường phái địa lí Xô viết
Có nhiều quan niệm không giống nhau về ĐL KT-XH, tựu chung lại có những quan niệm chủ yếu sau:
1,Coi ĐL kinh tế là một bộ phận của ĐL KT-XH.
2.Coi ĐL kinh tế và ĐL xã hội độc lập với nhau.
3.Chỉ nhấn mạnh hơn đến khía cạnh xã hội của ĐL kinh tế.
Tiêu biểu là các quan niệm như:
* X.Ia. Nưmik (1973) phân biệt rõ:
-ĐL kinh tế là một khoa học về các tổng hợp thể sản xuất lãnh thổ.
-ĐL KT-XH là một khoa học về các hệ thống không gian KT-XH bao gồm tất cả các dạng hoạt động của XH trong mối liên hệ mật thiết với nhau.
Quan niệm của ông thiên về việc coi ĐL kinh tế là một bộ phận của ĐL KT-XH. Điều này chưa thật chính xác vì khó có thể tách các tổng hợp thể, các hệ thống kinh tế ra khỏi các tổng hợp thể, các hệ thống xã hội.
Thuật ngữ ĐL KT-XH chính thức được dùng trong địa lí học Xô viết từ năm 1977.
* Theo quan niệm của EV. Alaev (1983): Địa lí kinh tế-xã hội là một hệ thống khoa học nghiên cứu các qui luật phân bố sản xuất xã hội (hiểu là sự thống nhất giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất) và sự định cư của cư dân; nói cách khác là tổ chức lãnh thổ của đời sống xã hội; các đặc điểm thể hiện của nó ở các nước, các vùng khác nhau.
KL: Rõ ràng, ĐL KT-XH là một khoa học độc lập bởi vì nó tiếp tục sự nghiệp của ĐL kinh tế trước đó. Việc thêm cụm từ “xã hội” vào tên gọi trước đây là muốn nhấn mạnh các điểm chính dưới đây:
-Các hiện tượng kinh tế được xem xét trong mối liên hệ biện chứng với hệ thống xã hội, chính trị bắt đầu từ sản xuất.
-Chú ý hơn tới khía cạnh lãnh thổ của xã hội.
-Đáp ứng đầy đủ hơn tình hình và nhiệm vụ của ĐL kinh tế trong hiện tại và tương lai.
Quan niệm như vậy có ưu điểm ở chỗ trước hết gắn liền nó với việc bảo vệ môi trường sống và với việc nảy sinh nhiều vấn đề KT-XH, mà về nguyên tắc, không thể lẫn lộn với các vấn đề khác được.
VD, ĐL kinh tế trước kia nghiên cứu môi trường tự nhiên như tài nguyên phục vụ cho SX. Tuy nhiên, môi trường cần được nghiên cứu dưới 2 khía cạnh: môi trường tài nguyên và môi trường sinh thái của XH (tức là một mặt nó cung cấp các tài nguyên phục vụ cho sản xuất –khía cạnh khai thác, mặt khác nó lại là môi trường sống của con người-khía cạnh bảo vệ). ĐL KT-XH thoả mãn được việc nghiên cứu theo các khía cạnh trên.
Thứ hai, quan niệm mới được ĐL KT-XH cho phép đưa ĐL kinh tế gần gũi với các vấn đề dân cư và xã hội, tạo nên cơ sở đầy đủ hơn cho việc xác định đối tượng nghiên cứu của ĐL kinh tế và quan tâm hơn tới lĩnh vực dịch vụ.
Theo một số nhà ĐL Xô viết ĐL KT-XH bao gồm các bộ phận hợp thành như ĐL dân cư và quần cư, ĐL sản xuất, ĐL dịch vụ, nó phản ánh các quá trình liên kết khách quan giữa các hiện tượng kinh tế và xã hội trên một lãnh thổ nhất định.
Thông tin 3: Địa lí KT-XH và các khoa học có liên quan
ĐL KT-XH trình bày những vấn đề cơ bản về mối quan hệ giữa môi trường địa lí và con người:
-Con người là một lực lượng mới của tự nhiên.
-Các qui luật phát triển dân cư, dân số.
-Các chế độ chính trị, tôn giáo, chủng tộc trên thế giới.
-Các dạng tác động của con người vào tự nhiên.
-Các dạng hoạt động kinh tế của con người trong nông nghiệp, công nghiệp, GTVT và dịch vụ.
-Những vấn đề môi trường-tài nguyên-dân số mà con người đang quan tâm và phương hướng tiến tới xây dựng một môi trường địa lí phát triển bền vững.
phiếu học tập 1 Địa lí kinh tế-xã hội đại cương
Bài 1:
1.Nghiên cứu các bảng, sơ đồ sau và rút ra nhận xét về vị trí của ĐL KT-XH trong hệ thống cấu trúc ĐL học theo 2 trường phái ĐL hiện nay.
Cấu trúc địa lí học Theo trường phái Địa Lí Xô viết
ĐL học
Nhóm khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên)
ĐL tự nhiên
Cơ sở ĐL tự nhiên
Cảnh quan học
Các khoa học bộ phận của ĐL tự nhiên
Địa mạo học
Khí hậu học
Thủy văn học
Thổ nhưỡng học
ĐL sinh vật
Cổ ĐL học
Nhóm khoa học xã hội (ĐL KT-XH)
ĐL các ngành kinh tế
ĐL công nghiệp
ĐL nông nghiệp
ĐL giao thông vận tải
ĐL thương mại
ĐL du lịch
ĐL dân cư
ĐL thành phố
ĐL quần cư nông thôn
ĐL nguồn lao động
Cơ sở ĐL kinh tế
Bản đồ học là một khoa học độc lập có vị trí đặc biệt trong hệ thống khoa học ĐL
Một số nhánh mang tính chất liên ngành, có hướng ứng dụng
ĐL khu vực (ĐL địa phương)
ĐL tài nguyên
ĐL giải trí ( ĐL nghỉ ngơi và du lịch)
Cấu trúc địa lí học Theo trường phái Địa Lí phương tây
Toàn bộ kiến thức
Nghệ thuật và các khoa học
Các khoa học tự nhiên
Các khoa học sinh học
Các khoa học xã hội
Các khoa học toán học
-Nhân văn
-Lịch sử
-Nghệ thuật
-Ngoại ngữ
-Âm nhạc
-Tôn giáo
-Vật lí học
-Hóa học
-Địa chất học
-Các khoa học về máy
-Khí tượng học
-Thiên văn học
-Sinh học
-Thực vật học
-Động vật học
-Nông học
-Y học
-Kinh tế học
-Khoa học về buôn bán
-Xã hội học
-Chính trị học
-Luật học
-Toán học
-Khoa học về computer
-Thống kê học
Địa lí
tự nhiên
Địa lí y học
Địa lí sinh vật
Địa lí
nhân văn
Địa lí
số lượng
Địa lí
văn hóa
Địa lí học
2.Đối chiếu với các kiến thức ở tr.10-11 của Địa lí KT-XH đại cương để rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa ĐL KT-XH và các khoa học có liên quan
3.Trao đổi và thống nhất ý kiến với nhóm, tổ và lớp.
Bài 2:
2.1. Anh (chị) hãy đọc các thông tin dưới đây và lựa chọn ra các kiến thức cần thiết.
Hệ thống khoa học địa lí
Địa lí học gồm 2 nhóm ngành khoa học là địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế-xã hội.
Địa lí tự nhiên có đối tượng là lớp vỏ địa lí của Trái Đất như một hệ thống vật chất hoàn chỉnh cùng với sự phân hóa bên trong của nó tạo ra các tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên các cấp khác nhau. Mỗi chuyên ngành địa lí nghiên cứu một hợp phần của lớp vỏ địa lí như Địa mạo học, Khí hậu học, Thủy văn học, Hải dương học, Thổ nhưỡng học
Các chuyên ngành Địa lí tự nhiên:
Địa mạo học là khoa học về địa hình bề mặt Trái Đất, về hình thái, nguồn gốc, lịch sử phát triển và qui luật phân bố của chúng.
Khí hậu học là khoa học về khí hậu của Trái Đất, các kiểu khí hậu, các nhân tố hình thành, qui luật phân bố địa lí và sự thay đổi của khí hậu theo thời gian.
Thủy văn lục địa là khoa học về cán cân nước bề mặt lục địa, về dòng chảy sông, về nước hồ và đầm lầy.
Hải dương học là khoa học về các quá trình thủy văn trong đại dương: sự hình thành các khối nước khác nhau, tính chất vật lí và động lực của chúng. Hải dương học ngày càng trở thành ngành khoa học tổng hợp về đại dương thế giới, bao gồm cả những nghiên cứu về sinh vật biển, trầm tích đáy cũng như cấu trúc và địa hình của đáy đại dương.
Địa lí thổ nhưỡng là khoa học về đất, sự hình thành, phát triển và phân bố không gian của chúng cũng như khả năng sử dụng hợp lí đất.
Địa sinh vật bao gồm địa thực vật và địa động vật nghiên cứu qui luật phân bố của các cơ thể sống và các quần thể của chúng
Các khoa học bộ phận này trên đường phát triển lại tiếp tục phân hóa thành những chuyên ngành, có đối tượng nghiên cứu hẹp hơn và phương pháp nghiên cứu sâu hơn, như thủy văn lục địa bao gồm: thủy văn đại cương, thủy văn trắc lượng, thủy văn công trình, học thuyết sông ngòi, tính toán thủy văn, dự báo thủy văn Địa mạo học bao gồm địa mạo đồng bằng, địa mạo miền núi, địa mạo biển, địa mạo Kart
Cần nhấn mạnh rằng, các khoa học địa lí bộ phận chỉ nghiên cứu những thành phần khác nhau của lớp vỏ địa lí trong khi hoàn cảnh thiên nhiên luôn tạo thành thể tổng hợp thống nhất hoàn chỉnh. Vì vậy cần nghiên cứu tự nhiên theo quan điểm tổng hợp để sử dụng lãnh thổ theo hướng phát triển bền vững. Các khoa học địa lí bộ phận càng đi vào hướng chuyên sâu, càng cần thiết phải có ngành khoa học tổng hợp nghiên cứu các mối quan hệ và tác động qua lại phức tạp của các hiện tượng và quá trình xảy ra trong lớp vỏ địa lí. Các ngành địa lí tổng hợp gồm có:
-Địa lí tự nhiên đại cương nghiên cứu cấu tạo, sự phát triển và phân bố tất cả các hiện tượng tự nhiên liên hệ chặt chẽ với nhau trong toàn bộ lớp vỏ địa lí của Trái Đất.
-Cảnh quan học nghiên cứu tổng thể các hợp phần tự nhiên có liên hệ với nhau, có nghĩa là nghiên cứu các tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên các cấp.
-Cổ địa lí (cổ địa lí đại cương và khu vực) là khoa học nghiên cứu điều kiện địa lí tự nhiên tồn tại trên bề mặt Trái Đất trong các thời kì địa chất đã qua.
Địa lí kinh tế-xã hội là ngành khoa học xã hội, nghiên cứu sự phân bố địa lí các lực lượng sản xuất, nghiên cứu những điều kiện và đặc điểm phát triển sản xuất ở các nước và các vùng khác nhau.
Các chuyên ngành Địa lí kinh tế-xã hội:
Các ngành địa lí công nghiệp, địa lí nông nghiệp, địa lí giao thông vận tải nghiên cứu sự phân bố lãnh thổ của các dạng hoạt động kinh tế tương ứng, điều kiện và đặc điểm phát triển chúng ở các nước và các vùng khác nhau.
Địa lí dân cư là ngành đặc biệt của địa lí nhân văn nghiên cứu sự hình thành dân cư, thành phần, mật độ, các dạng phân bố và các điểm quần cư ở các khu vực. Các hướng nghiên cứu chính của địa lí dân cư là địa lí thành phố, địa lí dân cư nông thôn, địa lí tài nguyên lao động và địa lí dịch vụ, nghiên cứu sự phân bố và tổ chức lãnh thổ các hoạt động phục vụ cho sinh hoạt và văn hóa xã hội cho dân cư.
Địa lí chính trị nghiên cứu hoàn cảnh lãnh thổ của các lực lượng chính trị giữa các nước và các nhóm nước, cũng như trong từng nước, bao gồm cả sự hình thành lãnh thổ các quốc gia, ranh giới của chúng và sự ổn định về mặt hành chính.
Bản đồ học là khoa học về các loại bản đồ, phương pháp thành lập và sử dụng chúng. Thực chất bản đồ học đã phát triển thành ngành khoa học kĩ thuật độc lập.
Đối tượng nghiên cứu của Địa lí kinh tế-xã hội là các hệ thống lãnh thổ kinh tế-xã hội và sự phân bố sản xuất ở các nước, các vùng với những điều kiện và đặc điểm phát triển riêng của mỗi nước, mỗi vùng trong từng giai đoạn phát triển kinh tế.
Cũng như Địa lí tự nhiên, Địa lí kinh tế-xã hội cũng bao gồm các chuyên ngành như Địa lí dân cư, Địa lí công nghiệp, Địa lí nông nghiệp, Địa lí dịch vụ, Địa lí chính trị, Bản đồ học
Trong hệ thống các khoa học địa lí còn có một số ngành mang tính chất “liên ngành”, không thể xếp vào một trong 2 nhóm ngành khoa học đã nêu ở trên, đó là: Địa lí khu vực, Địa lí tài nguyên, Địa lí y học, Địa lí quân sự, Địa danh học
-Địa lí khu vực nghiên cứu những đặc điểm về tự nhiên, dân cư, kinh tế, lịch sử và văn hóa của các châu lục, các nước, các vùng.
-Địa lí tài nguyên là hướng nghiên cứu tương đối mới và có nhiều triển vọng, nghiên cứu sự phân bố và đánh giá kinh tế các tài nguyên thiên nhiên, đề xuất cách thức sử dụng hợp lí chúng.
-Địa lí y học là ngành khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên tới sức khỏe cộng đồng và sự phân bố của các loại bệnh.
-Địa lí quân sự nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện địa lí tự nhiên và nhân văn đến việc chuẩn bị và tiến hành các hoạt động quân sự.
-Địa lí lịch sử nghiên cứu điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế và chính trị trong các thời kì đã qua với tư cách là cơ sở để nghiên cứu các sự kiện lịch sử.
-Địa danh học là ngành khoa học nghiên cứu nguồn gốc, nội dung ngữ nghĩa và sự phổ biến các địa danh
Như vậy địa lí học là hệ thống khoa học hoàn chỉnh, gồm nhiều khoa học khác nhau, nhưng liên hệ mật thiết với nhau vì có cùng mục đích thống nhất và đối tượng nghiên cứu là lớp vỏ địa lí.
Mối quan hệ giữa khoa học địa lí và môn địa lí trong nhà trường
Giữa khoa học địa lí và môn địa lí trong nhà trrường có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, khoa học địa lí có nhiệm vụ tìm ra những chân lí mới, phát hiện những qui luật địa lí tự nhiên và những qui luật địa lí kinh tế-xã hội; nghiên cứu tìm ra những sự khác biệt về tự nhiên hoặc kinh tế-xã hội giữa các vùng, các nước và nguyên nhân dẫn đến những sự khác biệt đó. Còn môn địa lí trong nhà trường lại có nhiệm vụ chọn lọc và giảng dạy những chân lí, tri thức đã được tìm ra và được thừa nhận; qua đó cung cấp cho học sinh những hiểu biết về địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế-xã hội thế giới, châu lục, quốc gia và các vùng lãnh thổ; để từ đó học sinh có vốn hiểu biết để bước vào cuộc sống, tiếp tục công cuộc chinh phục tự nhiên của nhân loại.
Khoa học địa lí ngày nay là cả một hệ thống nhiều ngành thuộc 2 nhóm chính là địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế-xã hội. Hệ thống đó đã được phản ánh trong môn học địa lí ở nhà trường. Vì thế mà trong chương trình địa lí ở trường phổ thông hiện nay có cả phần địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế-xã hội.
Trong phần địa lí tự nhiên, học sinh được cung cấp những kiến thức cơ sở cả về địa lí tự nhiên đại cương lẫn địa lí tự nhiên khu vực, tức là địa lí các châu và các nước. Về địa lí kinh tế-xã hội, chương trình cũng cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về cả địa lí kinh tế-xã hội đại cương lẫn địa lí kinh tế-xã hội khu vực, tức là địa lí kinh tế-xã hội các nước, Việt Nam
Tất cả những tài liệu được chọn giảng trong nhà trường phổ thông nói chung đều được sắp xếp theo tính hệ thống của khoa học địa lí (địa lí tự nhiên được học trước địa lí kinh tế-xã hội, những yếu tố địa lí đại cương được cung cấp làm cơ sở cho địa lí khu vực, từ phạm vi rộng đến phạm vi hẹp, từ khái quát đến chi tiết cụ thể)
Môn địa lí trong nhà trường khác với khoa học địa lí trước hết về phạm vi và khối lượng kiến thức. Khoa học địa lí bao gồm một phạm vi kiến thức vô cùng rộng lớn và phong phú. Khối lượng tài liệu đó không ngừng tăng lên và tăng lên rất nhanh cũng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, vì thế mà hiện tại người ta ước tính cứ sau khoảng 12 năm thì kho tàng tri thức của nhân loại sẽ tăng gấp đôi. Đương nhiên không thể đưa toàn bộ khối lượng tài liệu đó vào trong nhà trường để giảng dạy mà chỉ cần lựa chọn những tài liệu cơ bản nhất, phù hợp nhất với mục tiêu đào tạo của nhà trường nói chung, của từng cấp học nói riêng và phù hợp với trình độ tiếp thu, vốn hiểu biết của từng lứa tuổi học sinh. Tất nhiên các tri thức được lựa chọn cũng phải đảm bảo tính khoa học, hiện đại, phù hợp với điều kiện của Việt Nam tiến tới cập với trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Môn địa lí trong nhà trường còn khác với khoa học địa lí ở trình tự sắp xếp tài liệu trước sau, ngang dọc. Trình tự đó trong khoa học được xác định thuần túy bởi lôgic của bản thân khoa học, còn trình tự sắp xếp tài liệu trong môn địa lí ở trường phổ thông thì chủ yếu được quyết định bởi những lí do đặc biệt về mặt phương pháp và đặc điểm tâm sinh lí học sinh.
2.2.Cho các khái niệm sau kết hợp với các kiến thức trong giáo trình:
-Địa lí kinh tế-xã hội là ngành khoa học xã hội, nghiên cứu sự phân bố địa lí các lực lượng sản xuất, nghiên cứu những điều kiện và đặc điểm phát triển sản xuất ở các nước và các vùng khác nhau. (Địa lí đại cương, tập 1, tr.6. Nguyễn Vi Dân, 1997)
-Địa lí kinh tế-xã hội là khoa học nghiên cứu sự hình thành, phát triển và điều khiển các hệ thống kinh tế-xã hội theo lãnh thổ được xây dựng trên bề mặt đất như là sự phân công lao động xã hội. Iu.G.Xauskin, 1973.
-Địa lí kinh tế-xã hội là một hệ thống khoa học nghiên cứu các qui luật phân bố sản xuất xã hội (hiểu là sự thống nhất giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất) và sự định cư của cư dân; nói cách khác là tổ chức lãnh thổ của đời sống xã hội; các đặc điểm thể hiện của nó ở các nước, các vùng khác nhau. E.V.Alaev, 1983.
Anh (chị) hãy đưa ra quan điểm cá nhân về định nghĩa Địa lí kinh tế-xã hội là gì? Nếu có thể hãy bổ sung thêm một số khái niệm khác nữa lấy từ các tài liệu tham khảo.
Bài 3:
1.Dựa vào kết quả làm việc ở bài tập 1 và 2, theo anh (chị) thì đối tượng nghiên cứu của Địa lí kinh tế-xã hội là gì?
2.Anh (chị) hãy tập hợp các ý kiến nhận xét, kết hợp với việc đọc các tài liệu tham khảo để tự mình xây dựng các nội dung kiến thức về đối tượng nghiên cứu của Địa lí kinh tế-xã hội, mối quan hệ của Địa lí kinh tế-xã hội với các khoa học khác.
3.Tiến hành thảo luận theo hướng dẫn phần thực hành tr. 23-24 giáo trình.
Bài tập về nhà: Trả lời và làm các câu hỏi, bài tập tr. 25 giáo trình.
Ngày soạn: 10/8/2007
Ngày dạy: 14/8/2007
Tiết theo phân phối chương trình: 3+4
Tên bài:
Chương II
Môi trường, tài nguyên và nền sản xuất xã hội
2.1.Môi trường địa lí và mối quan hệ với xã hội loài người
(Thảo luận theo chủ đề)
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
-Nắm được khái niệm về môi trường địa lí; phân biệt được với khái niệm môi trường tự nhiên, môi trường sống.
-Hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa môi trường địa lí và xã hội loài người.
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng trình bày về một vấn đề môi trường.
-Biết cách phân tích, xử lí thông tin.
3.Thái độ:
Biết hợp tác với những người xung quanh để giải quyết vấn đề.
II.Chuẩn bị của giảng viên và sinh viên
1.Giảng viên:
-Nội dung thảo luận.
-Phiếu học tập, hướng dẫn thảo luận theo chủ đề.
2.Sinh viên:
*Giáo trình chính
Giáo trình Địa lí kinh tế-xã hội đại cương. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên)-Nguyễn Viết Thịnh-Lê Thông. NXB Đại học sư phạm - 2005.
*Tài liệu tham khảo
-Dân số, môi trường, tài nguyên (giáo trình CĐSP). Lê Thông (chủ biên). NXB Giáo dục 1998.
-Dân số
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_kinh_te_xa_hoi_dai_cuong_chuong_trinh_ca_nam.doc