Tài liệu Kênh đào Suez và Banma

Nền văn minh nhân loại của chúng ta đang từng bước tiến đến một điểm cao mới của xã hội. Một đỉnh cao chưa biết bao nhiêu suy nghĩ và tiềm thức của con người.

 Cùng với sự đi lên của khoa học- kĩ thuật và sự đi lên của xã hội đồng thời cũng có biết bao nhiêu kỳ quan mọc lên. Những kỳ quan ấy là một phần do tạo hóa nan tặng và một phần sự khéo léo của con người chúng ta. Bên cạnh đó, hai con đường sống còn của thế giới là kênh đào Suez và kênh đào Panama. Tuy mỗi kênh đào có những phong tục luật khác nhau nhưng nó chính là sự sống nền văn minh nhân loại của chúng ta. Con người đã trải qua nhiều thế kỷ với rất nhiều đời vua và qua biết bao thử thách, sự hi sinh xương máu của biết bao nhiêu con người để có được kỳ quan như ngày hôm nay. Nhờ có hai con kênh này mà con đường giao thông nối giữa các đại dương và các lục địa với nhau vừa là con đường vận chuyển hàng hóa qua nhiều quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó, còn phát triển du lịch và nghề hằng hải mà còn về thị trường.

 

doc25 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Kênh đào Suez và Banma, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI TỰA Nền văn minh nhân loại của chúng ta đang từng bước tiến đến một điểm cao mới của xã hội. Một đỉnh cao chưa biết bao nhiêu suy nghĩ và tiềm thức của con người. Cùng với sự đi lên của khoa học- kĩ thuật và sự đi lên của xã hội đồng thời cũng có biết bao nhiêu kỳ quan mọc lên. Những kỳ quan ấy là một phần do tạo hóa nan tặng và một phần sự khéo léo của con người chúng ta. Bên cạnh đó, hai con đường sống còn của thế giới là kênh đào Suez và kênh đào Panama. Tuy mỗi kênh đào có những phong tục luật khác nhau nhưng nó chính là sự sống nền văn minh nhân loại của chúng ta. Con người đã trải qua nhiều thế kỷ với rất nhiều đời vua và qua biết bao thử thách, sự hi sinh xương máu của biết bao nhiêu con người để có được kỳ quan như ngày hôm nay. Nhờ có hai con kênh này mà con đường giao thông nối giữa các đại dương và các lục địa với nhau vừa là con đường vận chuyển hàng hóa qua nhiều quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó, còn phát triển du lịch và nghề hằng hải mà còn về thị trường. Qua tập san lần này giúp cho các bạn và các em thêm một tài liệu tham khảo trong quá trình tiếp thu kiến thức về kênh hai kỳ quan thế giới và tập san của tôi sẽ đưa các bạn đến những vùng đất trù phú và huyền bí của kênh đào Panama và kênh Suez. CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KÊNH ĐÀO SYEZ Thế kỷ IX trước công nguyên, quốc vương Ai Cập Necho muốn cho xây dựng một đường thủy nối liền Hồng Hải và Địa Trung Hải xuất phát từ thời các vị vua Pharaoh. Họ đã đào một kênh đào nối liền xuyên qua nhánh phía đông của đồng bằng sông Nil. Nhưng khi nghe có tới 125.000 nô lệ bỏ mạng (vì bệnh thổ) tả trong công trình, quốc vương đã bỏ ý tưởng ấy. Lịch sử hình thành Sau khi Ba Tư chinh phục Ai Cập năm 525 trước công nguyên, quốc vương Darios I bắt tay vào công trình này và lập bia tuyên bố ông đã hoàn thành công trình kênh đào. Nhà sử học Hi Lạp HERODOTE thế kỷ V trước công nguyên viết, kênh này không lấy tuyến đường thẳng. Độ rộng của nó đủ cho hai chiếc thuyền ba hàng chèo cùng lọt qua. Kênh đào Darios xây dựng bắt đầu từ sông Nil, hướng về phía đông và chảy vào hồ dọc theo đường hằng hải. Ở thời kì La Mã, tuy đã được cải thiện hơn, nhưng vì bùn cát lấp nghẽn đành phải bỏ kênh. Những thời kỳ sau đó, kênh đào này được đào xới nhiều lần nữa, tuy nhiên phần lớn thời gian nằm trong tình trạng bị bỏ bê và kế hoạch tái tạo kênh đào của quốc vương VENISE, LUOIS đều không có kết quả. Đến thời kỳ NAPOLEON BONAPARTE(1798), ông cũng có ý tưởng nối liền ĐTH và HH, nhưng các kỹ sư lúc đó lại cho rằng phương án này không khả thi vì biển Hồng Hải cao hơn Địa Trung Hải 9m Ngày 30/11/1854, kỹ sư người Pháp FERDINAD DE-LESSEPS được sự uỷ quyền của Ai Cập đã nhận thiết kế dự án kênh đào Suez dựa theo thiết kế trước đó của kỹ sư người Áo ALOSI NEGRELLI . Ngày 25/4/1859, công trình được khởi công bởi công ty Universal Suez Ship Canal, DE LESSEPS, chủ trì công trình, đã vượt qua rất nhiều khó khăn. Ban đầu ông sử dụng sức lao động cưỡng chế, sau đó công trình được cơ giới hóa, điều kiện làm việc cải thiện đáng kề, nên người Châu Âu đã tự nguyện đến nơi làm việc. để cung cấp nước dùng cho hơn 25.000 người, ông đã xây dựng một dòng kênh nước ngọt.Công trình kéo dài trong 10 năm. Ngày 17/2/1867 con tàu thử nghiệm đầu tiên đi xuyên hết kênh đào. Ngày 17/11/1869, kênh đào Suze khánh thành và đưa vào sử dụng. Kênh dài 195 km, rộng 137 mét, sâu 15.2 mét, cứ cách 10 km lại đặt một bến cảng để cung ứng cho tàu thuyền qua lại.Tàu thuyền qua kênh trung bình từ 11 đến 12 giờ Vị trí địa lí kênh đào Suez Kênh đào Suez (thuộc Ai Cập), là kênh giao thông nhân tạo chạy từ phía Bắc tới phía Nam đi ngang qua eo đất Suez phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối giữa Biển Địa Trung Hải với Vịnh Suez, là một nhánh của Biển Đỏ. Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu- Châu Mỹ đến những cảng phía Nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương. Kênh đào Suez dài 195 km (121 dặm), khúc hẹp nhất là 60 m, và độ sâu tại đó là 16 m đủ khả năng cho tàu lớn 150.000 tấn qua được. vào năm 1984, tàu chở dầu 250.000 tấn qua được kênh. Kênh đào đông tây nối sông Nile với Biển Đỏ phục vụ giao thông bằng những con thuyền đáy bằng đẩy sào và cho phép việc giao thương giữa biển đỏ và Địa Trung Hải. Bản đồ kênh đào Syez CHƯƠNG II: VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KÊNH ĐÀO SUEZ vai trò kênh đào Suez Con kênh này đã không đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ai Cập lúc bấy giờ và nhanh chóng bị lãng quên. Kênh đào Suez là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, làm xích đạo gần hai khu vực công nghiệp ở Tây Âu với khu vực Đông Á và Nam Á giàu tài nguyên khoáng sản và các nguyên liệu nông nghiệp. Kênh Suez phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế của các nước đế quốc phương Tây, chủ yếu là đế quốc Anh. Kênh đào Suez hiện nay có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần tạo nên tuyến đường biển nối châu Âu với châu Á, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, giúp cho tàu thuyền ko phải mất thời gian đi qua mũi Hảo Vọng Kênh đào Suez là nơi thương mại và chiến tranh. Kênh đào là nơi chiến tranh Kênh Suez không cần âu tầu, vì mực nước giữa Địa Trung Hải và Vinh Suez gần như bằng nhau. Hơn nữa, kênh đào qua vùng đồng bằng, không có núi non phải vượt qua Kể từ khi được mở cửa lưu thông, kênh đào Suez nhanh chóng tác động đến sự phát triển của nền giao thương thế giới. Lúc đầu, quyền khai thác kênh thuộc về một Cty Anh - Pháp nhưng từ tháng 6 năm 1956, Ai Cập đã tuyên bố quốc hữu hóa kênh Suez. Đến giữa năm 1967, năm xảy ra chiến tranh I-xra-en - Ai Cập, có gần 15% các luồng dương và trên 20% các hàng vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ toàn thế giới được vận chuyển qua kênh, từ đó hoạt động của kênh phải tạm dừng và đến 6-1975 mới tiếp tục hoạt động trở lại. Kênh đào là nơi thương mại toàn cầu Khi chưa có kinh đào Suez, thương mại của miền Trung Đông với châu Âu phải đi qua vùng đất liền của châu Á, sau đó tàu biển chở hàng hóa từ Hồng Hải phải dương buồm qua mỏm Nam Cực cuả Châu Phi để đến biển Địa Trung Hải Từ khi kênh đào Suez được xây dựng xong dài 195 km, gấp hai lần kênh đào Palama, kênh có chiều sâu 20 mét chiều ngang di chuyển được giữa các phao nổi là 180 mét. Tàu thuyền có thể di chuyển theo hai chiều tại 4 đoạn kinh dài hơn 67 cây số. Các con tàu biển thật lớn với độ chìm là 16 mét đều có thể vượt qua. Hiện nay, trung bình mỗi ngày có hơn 40 lượt tàu qua kênh, cùng với du lịch, việc khai thác kênh đào Xuy-ê là một trong những ngành dịch vụ thương mại quan trọng của Ai Cập. Trong năm 2005, hơn 18.700 tàu của các nước chở theo 665 triệu tấn hàng hóa các loại qua kênh đào này, mang lại cho Ai Cập một khoản thu nhập lên đến 3,42 tỷ USD so với 3,275 tỷ USD của năm 2004. Đặc biệt, kênh Xuy-ê có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển. Chính phủ Ai Cập đang có kế hoạch đào sâu thêm kênh Xuy-ê để đủ khả năng đón những con tàu tải trọng lớn hơn và từ năm 2006 này, Ai Cập đã tăng lệ phí quá cảnh lên 3% cho các tàu nước ngoài qua lại kênh đào. Hình ảnh thuyền qua kênh đào Suez Các mốc lịch sử của kênh đào Suez Thế kỷ XIII TCN: Một kênh đào được xây giữa châu thổ sông Nile và Biển Đỏ. Những thế kỷ tiếp theo, chỉ một phần của kênh được để ý tới. Thế kỷ VIII TCN: kênh không được để ý giữ gìn và tàu bè không còn qua lại được. Năm 1854:SAID PASHA, một phó vương Ai Cập, quyết định thi hành dự án đào kênh, nối Địa Trung Hải tới Biển Đỏ. Năm 1858: Kỹ sư người Pháp FERDINAND DE- LESSEPS giành được quyền tổ chức một công ty có mục đích đào một con kênh nhân tạo. Công ty La Compagnie Universelle du Canal Maritime de Suez. Này là cả Pháp và Ai Cập, cả hai xây dựng và được quản lý trong 99 năm. Sau thời gian này quyền sở hữu thuộc về chính phủ Ai Cập. 25/04/1859: Bắt đầu công trình: Hãng FERDINAND DE- LESSEPS xây dựng kênh từ 1859 đến 1869. Cuối công trình, Ai Cập được 44% và người Pháp làm chủ phần còn lại. 17/11/1869: Kênh đào Suez thế hệ mới được khánh thành. Năm 1875: Vì mắc nợ các nước ngoài, nên Ai Cập phải bán cổ phần cho nước Anh. Năm 1888: Do sự thỏa thuận quốc tế, kênh được mở cho tàu bè mọi nước. Năm 1936: Thông qua một hiệp ước người Anh được quyền đóng quân ở kênh đào , Năm 1948: Ai Cập không cho tàu dùng kênh Suez để tới cảng Israel. Năm1956: Khi quân đội Anh rút đi, quân đội Ai Cập đến đóng. 26/07/1956: Nasser, tổng thống Ai Cập quốc hữu hóa kênh Suez. 3/1957: Mở cửa kênh trở lại 5/6/1967: Chung với cuộc chiến 6 ngày, Ai Cập đóng cửa kênh cho tới 1975, một lực lượng an ninh Liên hợp Quốc ở tại chổ cho tới năm 1974. 5/6/1975: Mở cửa trở lại cho phép tàu bè chở hàng từ Israel qua kênh lại. Năm 1979: Ai Cập thỏa thuận với Israel cho tàu bè qua lại không hạn chế, hòa bình giửa hai dân tộc. CHƯƠNG III: TƯ LIỆU THAM KHẢO Con kênh này đã không đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ai Cập lúc bấy giờ và nhanh chóng bị lãng quên. Theo sử sách Hy Lạp, vào khoảng những năm 600 trước Công Nguyên, vua Hy lạp Necho II đã nhận thấy tầm quan trọng của kênh này và cho tu sửa lại nó. Tuy nhiên con kênh chính thức được hoàn thành bởi vua Darius I của Ba Tư. Ông đã hoàn thành con kênh sau khi chiếm Ai Cập và đã mở rộng nó đủ để cho phép 2 tàu chiến TRIEME tránh nhau trong kênh và hành trình trong kênh mất 4 ngày. Vào cuối thế kỉ 18 Napoleon trong khi ở Ai Cập đã có ý định xây dựng một kênh đào nối giữa Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Nhưng kế hoạch này của ông đã bị bỏ ngay sau những cuộc khảo sát đầu tiên bởi theo những tính toán sai lầm của các kỹ sư thời bấy giờ thì mực nước Biển Đỏ cao hơn Địa Trung Hải tới 10m. Vào khoản năm 1854 và 1856 Ferdinand de Lesseps vào năm 1854 và 1856 Ferdinand de Lesseps, phó vương Ai Cập đã mở một công ty kênh đào nhằm xây dựng kênh đào phục vụ cho đội thương thuyền dựa theo thiết kế của một kiến trúc sư người Úc Alois Negrelli. Sau đó với sự hậu thuẫn của người Pháp công ty này được phát triển trở thành công ty kênh đào Suez vào năm 1858. Công việc sửa chữa và xây mới kênh được tiến hành trong gần 11 năm. Hầy hết công việc được tiến hành bởi những lao động khổ sai người Ai Cập. Người ta ước tính luôn có một lực lượng 30.000 người lao động trên công trường và cho đến khi hoàn thành, gần 120.000 người đã bỏ mạng tại đây. Người Anh đã ngay lập tức nhận ra kênh đào này là một tuyến buôn bán quan trọng và việc người Pháp nắm quyền chi phối con kênh này sẽ là mối đe doạ cho những lợi ích kinh tế, chính trị của Anh trong khi đó lực lượng hải quân của Anh lúc bấy giờ là lực lượng mạnh nhất trên thế giới. Vì vậy chính phủ Anh đã chính thức chỉ trích việc sử dụng lao động khổ sai trên công trường và gửi một lực lượng người Ai Cập có vũ trang kích động nổi loạn trong công nhân khiến công việc bị đình trệ. Tức giận trước thái độ tham lam của Anh, phó vương DE LESSEPS đã gửi một bức thư tới chính phủ Anh chỉ trích sự bất nhân của nước Anh khi một vài năm trước đó trong công trình xây dựng đường sắt xuyên Ai Cập đã làm thuyệt mạng 80.000 lao động khổ sai Ai Cập. Lần đầu tiên dư luận thế giới lênh tiếng hoài nghi về việc cổ phiếu của công tuy kênh đào Suez đã không được bán công khai. Anh, Mỹ, Úc, Nga đều không có cổ phần trong công ty này. Tất cả đều được bán cho người Pháp. Kênh đào cuối cùng cũng được hoàn thành vào 17/11/1869 mặc dù đã rất nhiều xung đột chính trị và sự cố kỹ thuật xung quanh công trình. Tổng chi phí đã đội hơn 2 lần so với dự tính ban đầu của các kỹ sư. Kênh đào ngay lập tức làm ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến ngành vận tải thế giới. Kết hợp với đường sắt xuyên Mỹ hoàn thành 6 tháng trước đó, nó cho phép hàng hoá đi vòng quanh thế giới trong một thời gian kỷ lục. Nó cũng góp phần quan trọng trong việc mở rộng thuộc địa của Châu Âu tại Châu Phi. Những khoản nợ khổng lồ đã buộc người kế nhiệm Phó Vương Ai Cập bán lại cổ phần trị giá 4 triệu bảng của mình cho người Anh. Tuy nhiên người Pháp vẫn nắm giữ phần lớn cổ phần chi phối. Vào năm 1888 một hội nghị ở Constantinople đã tuyên bố kênh đào là một khu vực trung lập và yêu cầu quân đội Anh bảo vệ kênh đào trong suốt cuộc nội chiến ở Ai Cập. Sau đó căn cứ vào hiệp ước với Ai Cập năm 1936 Anh đã đòi quyền kiểm soát kênh đào. Cuối cùng vào năm 1954 Chính quyền Ai Cập đã phủ nhận hiệp ước 1936 và nước Anh buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát kênh. Năm 1956 tổng thống Ai Cập tuyên bố quốc hữu hoá kênh và ý định xây dựng một căn cứ quân sự ở dọc kênh. Hành động này của Ai Cập được hậu thuẫn bởi Liên Xô và đã gây lo ngại sâu sắc cho Mỹ, Anh, Pháp, Israel. Vào năm 1957, Liên Hợp Quốc đã cử lực lượng gìn giữ hoà bình tới đây để bảo đảm tính trung lập của kênh. Kênh bị đóng cửa một lần duy nhất từ 1967 tới 1975 trong cuộc chiến A rập – Israel Kênh Xuyê không cần âu tầu, vì mực nước giữa Địa Trung Hải và Vinh Suez gần như bằng nhau. Hơn nữa, kênh đào qua vùng đồng bằng, không có núi non phải vượt qua. Nhìn lại 50 năm sự kiện khủng hoảng Kênh đào Suez Đánh dấu 50 năm sự kiện khủng hoảng Kênh đào Suez - huyết mạch lưu thông chính của tàu thuyền từ Tây sang Đông. Đó là cuộc chiến dũng cảm của nhà lãnh đạo Ai Cập trẻ tuổi thời đó - Tổng thống Gamal Abdel Nasser chống lại sự thống trị của các thế lực đế quốc phương Tây.Đế quốc Anh chiếm quyền kiểm soát Kênh đào Suez vào năm 1875, thôn tính Ai Cập và các vùng xung quanh vào năm 1882. Đến năm 1922, Ai Cập thoát khỏi ách đô hộ, giành độc lập, nhưng khu vực xung quanh Kênh đào Suez vẫn bị Anh đô hộ cho đến năm 1952. Vào năm này, Vua Farouk bị phế truất sau một cuộc nổi dậy của các tầng lớp dân chúng Ai Cập, dẫn đầu bởi nhóm Free Officers' Group (Nhóm Sĩ quan tự do) do các tướng Nasser, Anwar Sadat và Abdel Hakim Amer lãnh đạo. Tướng Mohammed Naguib trở thành người đứng đầu chính phủ mới được thành lập sau đó. Vào thời điểm đó, nước Anh và Tây Âu đang khôi phục sau khi bị tổn thất nặng nề trong Thế chiến II, nên phụ thuộc rất nhiều vào nguồn dầu nhập khẩu, trong đó 2/3 nguồn dầu đi qua ngả Kênh đào Suez. Vì thế Ngoại trưởng Anthony Eden nhận sứ mệnh thương lượng với Chính phủ Ai Cập, nhằm kéo dài thời gian hiện diện quân sự của Anh trong khu vực này. Tuy nhiên vào năm 1954, tình hình chính trị nội bộ Ai Cập diễn biến bất lợi cho phương Tây: Nasser lật đổ tướng Naguib để lên nắm quyền. Dựa theo các tôn chỉ xã hội cấp tiến, Nasser đã ban hành hàng loạt biện pháp cứng rắn nhằm hạn chế quyền lực của người Hồi giáo tại Ai Cập. Đồng thời, thái độ chống đế quốc Anh của Nasser cũng ngày càng tăng, nhất là sau khi Ai Cập bị buộc phải ký kết Hiệp ước Baghdad vào đầu năm 1955 với Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Tình hình càng căng thẳng hơn sau cuộc bố ráp Dải Gaza của quân đội Israel vào tháng 2/1955, châm ngòi cho đụng độ và xâm nhập biên giới Ai Cập qua ngã Gaza tăng mạnh Trong khi đó, sau khi lên nắm quyền, Nasser cũng cho tiến hành hàng loạt dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đạt mục tiêu phát triển đất nước, trong đó quan trọng nhất là dự án Đập Aswan. Tiếp theo, Nasser đi một nước cờ quan trọng khiến phương Tây sốt vó: ký kết các hợp đồng mua vũ khí với Liên Xô! Hành động này thêm một bước khẳng định sự hiện diện và ảnh hưởng của Liên Xô trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Nước Anh đáp trả bằng việc gây khó khăn nguồn tài chính cho dự án Đập Aswan. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh đang ngày càng căng thẳng và tinh thần khu vực cũng dâng cao, Nasser nhìn thấy cơ hội lớn để giành lấy sự độc lập về kinh tế cho đất nước Ai Cập. Thế là, tháng 7/1956, ông ra lệnh quốc hữu hóa Kênh đào Suez. Sự kiện này châm ngòi cho phản ứng quyết liệt từ phía các cường quốc phương Tây. Pháp nghi ngờ Ai Cập tiếp tay cho lực lượng kháng chiến Algeria, còn Anh thì e ngại việc Ai Cập lớn mạnh lên sẽ là “mối đe dọa” làm phá sản Hiệp ước Baghdad - một hòn đá tảng quyết định chiến lược của phương Tây ở khu vực Trung Đông. Cả 2 đã chạy đi cầu cứu Liên Hiệp Quốc can thiệp vào Kênh đào Suez nhưng bất thành. Một cuộc họp bí mật giữa Ngoại trưởng Anh Eden, Thủ tướng Pháp Guy Mollet và Thủ tướng Israel David Ben Gurion đã diễn ra tại khu ngoại ô Sevres, gần Paris, dẫn đến sự ra đời một kế hoạch quân sự của phương Tây nhằm thủ tiêu chế độ mới của Ai Cập, đồng thời giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Suez. Một chi tiết mà giới nghiên cứu lịch sử cho là “sai lầm nghiêm trọng” là việc Mỹ đã không được tham gia cuộc họp và bị gạt ra ngoài kế hoạch. Ngày 29/10/1956, chiến dịch quân sự mang tên “Lính Hỏa Mai” đã được khai hỏa với cuộc tấn công đồng loạt trên bộ lẫn trên biển của quân liên minh gồm 45.000 lính Anh, 34.000 lính Pháp và 175.000 lính Israel. Phần Israel cũng lợi dụng tình hình đưa quân trên bộ chiếm giữ bán đảo Sinai. Một tuần sau, không quân Anh, Pháp bắt đầu chiến dịch oanh tạc xuống Ai Cập, phá hủy hoàn toàn sân bay El Gamil của Ai Cập. Tiếp đến, tập đoàn quân thủy bộ Anh - Pháp đổ bộ đánh chiếm thành phố cảng Port Said trong Địa Trung Hải. Nhưng quân liên minh Anh - Pháp - Israel đã không thể đánh chiếm được Kênh đào Suez, và tướng Nasser đã phần nào thành công khi ngăn chặn các chuyến qua lại kênh đào của tàu thuyền phương Tây. Điều này càng khiến cho liên minh Anh - Pháp quyết tâm bằng mọi giá phải đánh bật quân của tướng Nasser ra khỏi Kênh đào Suez. Nhìn vào thế trận và thực lực quân sự thì chắc chắn Ai Cập không thể nào địch lại quân liên minh, do vậy khó tránh khỏi một thất bại nặng nề về mặt quân sự. Đến đây thì “kẻ chủ chiến” trong mọi cuộc chiến tranh bắt đầu ra tay. Mỹ e ngại nếu để Anh-Pháp tiếp tục “ăn hiếp” Ai Cập, nhiều khả năng Liên Xô sẽ nhảy vào can thiệp (do Ai Cập lúc đó đang ngả về phía Liên Xô). Mặt khác, Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower cũng tức giận vì bị Anh - Pháp - Israel làm bẽ mặt, cũng muốn nhân cơ hội trả đũa. Bằng biện pháp gây sức ép về ngoại giao và kinh tế, Mỹ đã buộc quân Anh, Pháp và Israel phải chấp nhận ngừng bắn và rút quân hoàn toàn khỏi Ai Cập vào ngày 7/11/1956. Rốt cuộc, 2 tuần chiến sự không đi đến đâu đã khiến cho Anh bị tổn thất 100 binh sĩ, Pháp tổn thất 43 và Israel 200 binh sĩ; phía Ai Cập chịu tổn thất nặng nề nhất: 5.000 binh sĩ chết và bị thương. Do thất bại trong cuộc khủng hoảng Kênh đào Suez, Thủ tướng Pháp Mollet và Ngoại trưởng Anh Eden đã phải từ chức trong vòng chưa đầy một năm sau (riêng Ben Gurion tại vị cho đến năm 1963). Uy tín và ảnh hưởng của Anh, Pháp trong khu vực Trung Đông sụp đổ không bao giờ có thể hồi phục. Còn đối với cá nhân tướng Nassar, tuy thiệt hại một số binh lính, nhưng dưới sự lãnh đạo của ông, Ai Cập phát triển không ngừng và trên hết là việc bằng mọi giá phải giữ kênh đào Suez, Nasser đã được dân chúng Ai Cập tôn vinh như một vị anh hùng dân tộc. Sự kiện Kênh đào Suez cũng chứng kiến một cuộc “chuyển giao quyền lực” tại khu vực này từ các thế lực cũ sang một thế lực mới: Mỹ bắt đầu đóng vai trò chủ đạo, không ngừng gia tăng ảnh hưởng trong khu vực Trung Đông, còn Anh, Pháp kể từ đó vai trò bị mờ nhạt hẳn. Ngày nay, 50 năm sau sự kiện khủng hoảng tháng 10/1956, Kênh đào Suez vẫn là huyết mạch sống còn của tuyến lưu thông hàng hóa và dầu mỏ từ Đông sang Tây. Hơn thế nữa, Kênh đào Suez ngày nay còn có vai trò chiến lược về mặt an ninh trong khu vực Trung Đông, đặc biệt là trong cuộc chiến chống khủng bố Al-Qaeda. Vì thế, ngày nay không chỉ có Mỹ và phương Tây quan tâm Kênh đào Suez, mà còn có Nga và Trung Quốc - 2 thế lực kinh tế, chính trị mới đang lớn mạnh để trở thành đối trọng với Mỹ và phương Tây Nguyên Khang (theo Asia Times CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KÊNH ĐÀO PANAMA. Lịch sử kênh đào Panama. Bản đồ cao độ này của kênh đào Panama được vẽ ra năm 1923, thể hiện địa hình của khu vực mà kênh đào này được xẻ ra. Các đề cập sớm nhất về kênh đào vượt qua eo đất của Trung Mỹ có từ năm 1534, khi hoàng đế Charles V của đế quốc La Mã Thần thánh và vua Tây Ban Nha, gợi ý rằng một kênh đào tại Panama có thể làm dễ dàng cho chuyến đi của các tàu thuyền tới và từ Ecuador và Peru. Nhận thấy vị trí chiến lược của Trung Mỹ như là một vùng đất hẹp phân chia hai đại dương lớn, các dạng khác của các liên kết thương mại đã được thử theo thời gian. Kế hoạch Darien chết yểu là một cố gắng được Hoàng gia Scotland vạch ra năm 1698 để thiết lập một lộ trình thương mại trên đất liền, nhưng nó đã bị thất bại do các điều kiện khắc nghiệt nói chung và nó bị từ bỏ năm 1700. Cuối cùng, đường sắt Panama đã được xây dựng xuyên qua eo đất, mở cửa năm 1855.Liên kết trên đất liền này đã làm thuận tiện lớn cho thương mại, và bộ phận quan trọng này của cơ sở hạ tầng đã là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn hành trình kênh đào sau này. Nhưng khi nhà thám hiểm Tây Ban Nha, VASCO NUEZ DE BALBOA, đặt chân tới Panama năm 1513, ông chỉ nghĩ một việc biến vùng đất này thành lãnh thổ cùa đất nước mình mà không biết rằng nó còn có ý nghĩa lớn hơn nhiều về mặt giao thông . Hai thập niên sau, vào năm 1534, Vua CHARLES I của Tây Ban Nha, trong một nỗ lục tìm kíếm con đường giao thông giửa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, có thể làm dễ dàng cho chuyến đi của các tàu thuyền tới và từ Ecuador và Peru. Đã ra lệnh cho thống đốc Panama khảo sát đoạn hẹp nhất này của eo đất này để xây dựng kênh đào. Nhưng viên thống đốc này báo cáo rằng ý tưởng này không thể thực hiện đượcKế hoạch Darien chết yểu là một cố gắng được Hoàng gia Scotland vạch ra năm 1698 để thiết lập một lộ trình thương mại trên đất liền, nhưng nó đã bị thất bại do các điều kiện khắc nghiệt nói chung và nó bị từ bỏ năm 1700. Cuối cùng, đường sắt Panama đã được xây dựng xuyên qua eo đất, mở cửa năm 1855.Liên kết trên đất liền này đã làm thuận tiện lớn cho thương mại, và bộ phận quan trọng này của cơ sở hạ tầng đã là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn hành trình kênh đào sau này. Kênh đào Panama là kênh đào chính cho tàu thuyền đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Việc xây dựng kênh đào này là một trong số những dự án công trình lớn nhất và khó khăn nhất đã thực hiện từ trước đến nay. Nó có ảnh hưởng to lớn đến vận tải thủy giữa hai đại dương, xóa bỏ hành trình dài và nguy hiểm thông qua eo biển Drake và Mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực nam của Nam Mỹ. Một chuyến đi của tàu thuyền từ New York tới San Francisco qua kênh đào này chỉ vượt qua khoảng cách 9.500 km (6.000 dặm), chưa tới một nửa khoảng cách của hành trình trước đây qua mũi đất Horn (22.500 km hay 14.000 dặm). Mặc dù ý tưởng về kênh đào tại Panama đã có từ đầu thế kỷ 16, nhưng cố gắng đầu tiên trong việc xây dựng kênh đào này chỉ có vào năm 1880 dưới sự lãnh đạo của Pháp. Sau khi cố gắng này sụp đổ, công trình này cuối cùng đã được Hoa Kỳ hoàn thành và kênh đào mở cửa vào năm 1914. Việc xây dựng 77 km (48 dặm) chiều dài của kênh đào đã vấp phải các trở ngại, bao gồm bệnh dịch (cụ thể là bệnh sốt rét và bệnh sốt vàng) cũng như các vụ lở đất. Ước tính có tới 27.500 công nhân đã chết trong quá trình xây dựng kênh đào. Sau khi hoàn thành, kênh đào Panama cắt qua eo đất Panama rộng 50 km là con đường ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Tổng chiều dái của kênh là 64 km(40 dặm), bắt đầu từ vịnh Li- Môn bên biển Ca-ri-be. Dọc tuyến kênh ngưới ta phải làm nhiều âu tàu để đưa tàu lên hố nhân tạo GATUN (độ cao +25,9m), rồi xuống hồ MIRAFLORES (độ cao +10m ) và sau đó xuống mực nước Thái Bình Dương. Khác với kênh đào SUEZ kênh đào PANAMA ở mỗi đầu có tời ba đoạn phải xây dựng âu tàu. Chính điều này đã làm hãn chế khả năng qua kênh, tàu có trọng tải dưới 65 nghìn tấn có chở hàng và tàu tới 85 nghìn tấn với trọng tải giữ cho tàu được cân bằng và ổn định, dặc biệt là tàu không chở hàng là qua được. Công việc xây dựng trên đường xẻ Gaillard được chụp lại trong ảnh này năm 1907. Phải hơn 300 năm sau, việc đào một kênh thông giữa hai biển mới được Pháp và Mĩ khởi động lại. Thất bại của người Pháp. Pháp là nước tiên phong trong việc khảo sát và xây dựng kênh đào Panama. Một hành trình toàn nước giữa các đại dương vẫn được coi là giải pháp lý tưởng, và ý tưởng về kênh đào đã được hồi sinh ở các thời kỳ khác nhau, và đối với các hành trình khác nhau; hành trình thông qua Nicaragua đã được nghiên cứu tỉ mỉ vài lần. Năm 1878, Hội Địa Lý Paris đã ký hiệp ước với COLOMBIA ( khi đó Panama là một tỉnh của COLOMBIA) về việc đào một con kênh từ vịnh LIMON bên bờ Đại Tây Dương tới thành phố Panama bên bờ Thái Bình Dương. Cuối cùng, được cổ vũ bởi thành công của kênh đào Suez, người Pháp, dưới sự chỉ huy của Ferdinand de Lesseps, đã bắt đầu xây dựng một kênh đào ngang mực nước biển (nghĩa là không cần các âu thuyền) thông qua tỉnh Panama (khi đó nó là một tỉnh) vào ngày 1 tháng 1 năm 1880. Năm 1893, sau khi đã thực hiện một khối lượng công việc lớn, kế hoạch của người Pháp đã bị từ bỏ do bệnh tật và khó khăn lớn trong xây dựng một kênh đào ngang mực nước biển, cũng như sự thiếu kinh nghiệm hiện trường của người Pháp, chẳng hạn các trận mưa như trút nước xuống đã làm cho các thiết bị bằng thép bị han gì. Hơn nữa, những người xây dựng không có phương pháp nào để đối phó với nạn sốt rét rừng và bệnh sốt vàng da gây thương vong hàng loạt cho công nhân. Thiệt hại lớn về nhân lực cũng là một trong các yếu tố chính trong thất bại này: mặc dù không có ghi chép chi tiết nào được giữ, nhưng ước tính có tới 22.000 công nhân đã chết trong thời gian xây dựng chính của người Pháp (1881-1889)

File đính kèm:

  • doctai_lieu_kenh_dao_suez_va_banma.doc
Giáo án liên quan