Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 12, Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết khái niệm khí quyển.

- Trình bày được đặc điểm của các tầng khí quyển: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng khí quyển giữa (tầng trung lưu), tầng nhiệt (tầng ion), tầng khí quyển ngoài.

- Hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí: cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.

- Biết KN frông và các frông; hiểu và trình bày được sự di chuyển của các khối khí, frông và ảnh hưởng của chúng đến thời tiết, khí hậu.

- Trình bày được nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí.

2. Kỹ năng

- Sử dụng bản đồ Khí hậu thế giới để trình bày sự phân bố các khu áp cao, áp thấp; sự vận động của các khối khí trong tháng 1 và tháng 7.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Các hình trong SGK

- Bản đồ khí hậu TG

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 12, Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12 Bài 11 Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái đất. Ngày soạn: 18/9/2011 Ngày giảng: 20/9/2011 I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết khái niệm khí quyển. - Trình bày được đặc điểm của các tầng khí quyển: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng khí quyển giữa (tầng trung lưu), tầng nhiệt (tầng ion), tầng khí quyển ngoài. - Hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí: cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo. - Biết KN frông và các frông; hiểu và trình bày được sự di chuyển của các khối khí, frông và ảnh hưởng của chúng đến thời tiết, khí hậu. - Trình bày được nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí. 2. Kỹ năng - Sử dụng bản đồ Khí hậu thế giới để trình bày sự phân bố các khu áp cao, áp thấp; sự vận động của các khối khí trong tháng 1 và tháng 7. II. Thiết bị dạy học - Các hình trong SGK - Bản đồ khí hậu TG III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung Phần I.1. Cấu trúc của khí quyển (không dạy) – GV có thể nói qua để học sinh biết về 5 tầng của khí quyển. Thành phần của khí quyển: + Khí Nitơ (78,1%) + Khí O2 (20,43%) + Hơi nước và các khí khác (1,47%) Khí quyển có vai trò lớn: - Bảo vệ Trái đất: chống các tia có hại đối với SV, hạn chế được sự tàn phá của các thiên thạch - Góp phần quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của SV trên Trái đất. ? Quan sát hình 11.1 cho biết: Khí quyển gồm mấy tầng? Gồm 5 tầng: Đối lưu, Bình lưu, Tầng giữa, Tầng Ion (Tầng nhiệt), Tầng ngoài. Bên cạnh đó còn có các phần tử tro, bụi, muối và vi sinh vật Càng lên cao -> Không khí càng loãng và các phần tử vật chất rắn ít đi (bụi, tro) -> hấp thụ nhiệt ít -> nhiệt độ giảm. Vai trò tầng đối lưu: - ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên đến cuộc sống trên Trái đất. - Nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng: Mây, mưa, sấm, chớp - Điều hòa nhiệt độ trên Trái đất. * Tầng Ôdôn giúp lọc bớt và giữ lại 1 số tia tử ngoại gây nguy hiểm cho cơ thể SV sống. - Do Mặt trời đốt nóng trực tiếp và ôdôn hấp thụ bức xạ Mặt trời -> nhiệt độ tăng. * Tầng giữa: Là nơi các thiên thạch bị đốt cháy khi đi vào tầng khí quyển của Trái đất. * Còn gọi là (tầng nhiệt hay tầng điện li). Tầng Ion phản hồi sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên (Dùng cho liên lạc bằng vô tuyến – nhiệt độ lên tới 20000C). Nơi đây xảy ra hiện tượng cực quang. * Khoảng cách giữa các phân tử không khí = 600 km. Tùy theo vĩ độ và bề mặt Trái đất là lục địa hay đại dương mà hình thành các khối khí khác nhau. Bởi phần lớn diện tích ở đây là đại dương (Bề mặt chủ yếu là nước) -> Lục địa ở KV này chủ yếu là rừng xích đạo nên bốc hơi lớn (Mưa nhiều, độ ẩm cao). * Nguyên nhân của sự hình thành các khối khí với tính chất khác nhau: - Do Trái đất hình cầu -> khả năng tiếp nhận năng lượng Mặt trời ở mỗi vĩ độ là khác nhau. - Do bề mặt tiếp xúc ở mỗi nơi cũng khác nhau (Lục địa, đại dương) tạo ra khă năng tiếp thu nhiệt lượng cũng như khả năng cung cấp hơi nước, độ ẩm khác nhau nen đã tạo điều kiện hình thành các khối khí khác nhau. Các khối khí thường xuyên di chuyển làm thời tiết nơi chúng đi qua thay đổi; Bản thân chúng cũng bị biến tính. * Các khối khí có các thuộc tính vật lí khác nhau, do vận động thường xuyên nên chúng tiến đến gần nhau tạo nên 1 đới kề nhau -> Đới chuyển tiếp -> Năng lượng tích trữ khá lớn (nơi mà các yếu tố khí tượng biến đổi mạnh). GV: - Giữa 2 khối khí chí tuyến và xích đạo không tạo nên Frông thường xuyên và rõ nét bởi chúng có cùng tính chất vật lí (cùng nóng) và thường xuyên có cùng chế độ gió. - Các khối khí xích đạo ở BBC và NBC đều là khối khí nóng ẩm, chỉ có hướng gió là khác nhau => Tạo thành dải hội tụ nhiệt đới chung cho 2 bán cầu (BBC hướng ĐB; NBC hướng ĐN). * Trong 1 khối khí, các tính chất nhiệt độ, khí áp, độ ẩm là đồng nhất. Tuy nhiên các Frông lại có sự khác nhau Do đó khi Frông đi qua, địa phương sẽ được thay đổi khối khí này bằng khối khí khác có tính chất hoàn toàn khác. VD: Các sóng điện từ, các tia sáng nhìn thấy và không nhìn thấy. => Do sự thay đổi về góc nhập xạ, càng về cực càng nhỏ. ? Tại sao nhiệt độ TB ở KV chí tuyến lại lớn hơn so với xích đạo? -> Do bề mặt không đồng nhất, diện tích đại đương ở xích đạo lớn, đồng thời ở đây có kiểu rừng xích đạo ẩm ướt quanh năm, ẩm cao, bốc hơi lớn -> Nhiệt độ điều hòa hơn. VD: SGK trang 42 ? Quan sát hình 1I.3 cho nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ theo vị trí gần hoặc xa đại dương? Do sự hấp thụ nhiệt và hóa lạnh của đất và nước là khác nước nhau: + Nước hấp thụ chậm, hóa lạnh chậm. + Đất hấp thụ nhanh, hóa lạnh nhanh. -> KV gần biển biên độ nhiệt trong năm nhỏ, xa biển biên độ nhiệt năm lớn. Ngoài ra: Nhiệt độ không khí còn thay đổi do tác động của các nhân tố như: Dòng biển nóng, lạnh, thảm thực vật - Lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,60C (không khí ẩm). Do càng lên cao không khí càng loãng, bức xạ mặt đát càng mạnh. - Sườn đón ánh sáng Mặt trời sẽ có góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt lớn hơn so với sườn cùng chiều với ánh sáng Mặt trời. I. Khí quyển Là lớp không khí bao quanh Trái đất. 1. Cấu trúc của khí quyển (không dạy) a. Tầng đối lưu - Giới hạn: Từ mặt đất đến 8 km (ở cực) và 16 km (ở xích đạo) - Đặc điểm: + Tập trung 80% khối lượng không khí và 3/4 hơi nước của khí quyển. + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. + Nhiệt độ giảm dần theo độ cao (TB 0,60C/100 m). b. Tầng bình lưu - Giới hạn: Từ nơi giáp ranh với tầng đối lưu đến độ cao 50 km - Đặc điểm: + Không khí loãng, khô và chuyển động theo chiều ngang + Tập trung phần lớn Ôdôn (từ 22-25 km). + Nhiệt độ tăng theo chiều cao. c. Tầng giữa - Giới hạn: Từ 50 - 80 km. - Đặc điểm: + Không khí rất loãng + Nhiệt độ giảm mạnh theo chiều cao, đỉnh tầng đạt - 700C -> - 800C. d. Tầng Ion (Tầng nhiệt) - Giới hạn: Từ 80 – 800 km. - Đặc điểm: Không khí rất loãng. - Chứa các điện tích âm dương. e. Tầng ngoài - Giới hạn: Từ 800 – 2000 km - Đặc điểm: + Không khí cực loãng. + Thành phần chủ yếu là Heli và Hiđrô. 2. Các khối khí - Hình thành ở tầng đối lưu. - Mỗi bán cầu có 4 khối khí cơ bản: + Địa cực (A) rất lạnh. + Ôn đới lạnh (P). + Chí tuyến (T) rất nóng. + Xích đạo (E) nóng ẩm. - Mỗi khối khí lại phân biệt thành 2 kiểu: + Lục địa khô (c) + Hải dương ẩm (m) Riêng khối khí xích đạo chỉ có kiểu hải dương (Em). 3. Frông (F) - Frông khí quyển là mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí có nguồn gốc, tính chất vật lí khác nhau - Trên mỗi bán cầu có 2 frông căn bản: + Frông địa cực (FA) + Frông ôn đới (FP) - Giữa 2 khối khí chí tuyến và xích đạo không tạo thành frông thường xuyên. - KV xích đạo: Chỉ hình thành dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả 2 bán cầu. - Nơi Frông đi qua thời tiết thay đổi đột ngột. II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái đất. 1. Bức xạ và nhiệt độ không khí. - Bức xạ Mặt trời là các dòng vật chất và năng lượng của Mặt trời tới Trái đất. - Nhiệt độ không khí ở tầng đối lưu chủ yếu là nhiệt của bề mặt Trái đất được Mặt trời đốt nóng. - Nhiệt lượng lớn nếu góc chiếu của tia bức xạ Mặt trời lớn và ngược lại. 2. Sự phân bố nhiệt của không khí trên Trái đất. a. Phân bố theo vĩ độ địa lí - Nhiệt độ TB năm giảm dần từ xích đạo -> Cực (hay từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao) - Vĩ độ càng cao biên độ nhiệt năm càng lớn. b. Phân bố theo lục địa và đại dương. Inđônêxia - Nhiệt độ TB năm cao nhất và thấp nhất đều lục địa. - Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ lớn. c. Phân bố theo địa hình - Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao. - Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng sườn. iv. củng cố Nêu sự phân bố các khối khí và frông theo trình tự từ cực Bắc -> cực Nam của Trái đất. Dựa vào bảng 11 và hình 11.3 trình bày và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt TB năm theo vĩ độ, theo vị trí xa hay gần đại dương.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_10_tiet_12_bai_11_khi_quyen_su_phan_bo_nh.doc