I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được quy luật phân bố của 1 số loại đất và thảm thực vật chính trên Trái Đất.
2. Kỹ năng
- Sử dụng tranh ảnh để nhận biết các thảm thực vật chính trên Trái Đất: Đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên.
- Sử dụng bản đồ để trình bày về sự phân bố các thảm thực vật và các loại đất chính trên Trái Đất; giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính trên Trái đất.
- Tranh ảnh về 1 số kiểu thảm thực vật.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Sinh quyển là gì? Giới hạn của sinh quyển? Sinh vật có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển không?
? Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 22, Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất - Phạm Quang Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22 BÀI 19
SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT.
Ngày soạn: 22/10/2013
Ngày giảng: 24/10/2013
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được quy luật phân bố của 1 số loại đất và thảm thực vật chính trên Trái Đất.
2. Kỹ năng
- Sử dụng tranh ảnh để nhận biết các thảm thực vật chính trên Trái Đất: Đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên.
- Sử dụng bản đồ để trình bày về sự phân bố các thảm thực vật và các loại đất chính trên Trái Đất; giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính trên Trái đất.
- Tranh ảnh về 1 số kiểu thảm thực vật.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Sinh quyển là gì? Giới hạn của sinh quyển? Sinh vật có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển không?
? Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Dựa vào ND trong SGK cho biết KN về thảm thực vật?
Lưu ý: Trên mỗi vùng tự nhiên, thảm thực vật có tính đồng nhất nhất định.
? Sự phân bố của sinh vật trên Trái đất có sự thay đổi như thế nào?
- Thay đổi theo vĩ độ và độ cao
- Nguyên nhân:
+ Sự phân bố của các thảm thực vật phụ thuộc nhiều vào khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt, ẩm) thay đổi theo vĩ độ và độ cao của địa hình.
+ Đất: Chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật => Sự phân bố đất trên các lục địa cũng thay đổi theo vĩ độ và độ cao.
? Cho biết trên Trái đất có mấy đới cảnh quan?
3 đới cảnh quan: Lạnh, ôn đới, nóng.
GV: Yêu cầu HS xác định phạm vi các đới.
- Đới lạnh: Từ khoảng vòng cực -> Cực
- Đới ôn hòa: Khoảng từ chí tuyến -> Vòng cực
- Đới nóng: Khoảng giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam.
GV: Trong mỗi đới lại chia ra các kiểu khí hậu riêng
Yêu cầu HS đọc trong SGK và các định trên bản đồ
- Đới lạnh: Kiểu cận cực lục địa
- Đới ôn hòa: Ôn đới lục địa (lạnh); Ôn đới hải dương; Ôn đới lục địa (nửa khô hạn); Cận nhiệt gió mùa; Cận nhiệt Địa Trung Hải; Cận nhiệt lục địa.
- Đới nóng: Nhiệt đới lục địa; Nhiệt đới gió mùa; Xích đạo.
GV: Cho HS kẻ bảng và trả lời các câu hỏi trong SGK
* KN về thảm thực vật
Là toàn bộ các loài thực vật khác nhau trên 1 vựng rộng lớn
* Sự phân bố của sinh vật và đất trên Trái đất: Có sự thay đổi theo vĩ độ và độ cao
I. Sự phõn bố sinh vật và đất theo vĩ độ
Môi trường
địa lí
Kiểu khí hậu chính
Phân bố chủ yếu
Đới lạnh
Cận cực lục địa
Khoảng 650B trở lên, nằm ở rìa Bắc của Châu Á, Châu Âu, Bắc Mĩ.
Ôn hòa
Ôn đới lục địa (lạnh).
Bắc Âu-Á
Ôn đới hải dương.
Tây và Trung Âu, Đông Hoa Kì.
Ôn đới lục địa (nửa khô hạn).
Nội địa Âu - Á, Bắc Mĩ (khoảng 30 -500B )
Cận nhiệt gió mùa
Đông Trung Quốc, ĐN -Tây Hoa Kì.
Cận nhiệt Địa Trung Hải.
Ven Địa Trung Hải, Đông và Tây Nam Ôxtrâylia.
Cận nhiệt lục địa.
Nội địa Châu Á, Tây Á, Bắc phi, Tây Nam Phi, nội địa Ôxtrâylia.
Đới nóng
Nhiệt đới lục địa.
Trung và Nam Phi.
Nhiệt đới gió mùa.
Trung và Nam Mĩ
Xích đạo.
Nam Á và Đông Nam Á.
? Thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến nào? Những châu lục nào có chúng? Tại Sao?
* Phân bố: Trong khoảng vĩ độ 650B trở lên, rìa Bắc của Châu Á, Châu Âu, Bắc Mĩ.
* Nguyên nhân:
- KV này có khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ ít khi vượt quá 100C, mùa đông xuống tới -400C, sinh vật chỉ sinh trưởng trong vòng 2 tháng.
- Mưa TB từ 200-250 mm, cường độ nhỏ và kéo dài.
- Độ ẩm tương đối cao, trong đất có tầng băng kết (chỉ tan vào mùa hạ); Lớp phủ thổ nhưỡng rất mỏng chỉ từ 1,2 -1,6 mm.
=> Có nhiều đầm lầy và hồ (Do băng tan nhưng không thoát được nước), cây thân gỗ ít; Chất hữu cơ phần lớn tích lũy dưới dạng than bùn (Quá trình phân giải của vi sinh vật chậm do nhiệt độ thấp), đất nghèo dinh dưỡng.
+ Đất Glây và đài nguyên Pôtzôn.
+ Thực vật: Rêu, địa y, cỏ, cây bụi nhỏ.
? Những kiểu thảm thực vật và nhóm đất thuộc môi trường đới ôn hòa phân bố ở những châu lục nào? Tại Sao đới này lại có nhiều kiểu thảm thực vật và nhóm đất như vậy?
* Phân bố: Châu Á,Châu Âu, Bắc Mĩ, Ôxtrâylia, Bắc Phi, Tây Nam Mĩ.
* Nguyên nhân: Đới này có nhiều kiểu thảm thực vật khác nhau.
- Chế độ nhiệt: Do nằm trải dài trên nhiều vĩ độ, có diện tích lục địa rộng lớn ở BBC => hình thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau => Hình thành các kiểu thảm thực vật khác nhau.
- Chế độ ẩm: Phong phú (Nơi mưa ít, nơi mưa nhiều), còn phụ thuộc vào vị trí của KV (nơi có dòng biển nóng, lạnh, ảnh hưởng của gió Tây ôn đới, địa hình)=> Đều ảnh hưởng đến khí hậu của KV đó => Tạo ra các kiểu thảm thực vật và đất phù hợp với kiểu khí hậu.
VD:
+ Các KV phía Tây giáp đại dương (đại bộ phận nằm trong phạm vi có gió Tây hoạt động trong suốt năm) => Hình thành kiểu khí hậu cận nhiệt đới.
+ KV nằm sâu trong lục địa với khí hậu lục địa => Có nhiều cảnh quan từ rừng Taiga (lá kim) cho đến cảnh quan hoang mạc.
+ KV phía Đông giáp đại dương nằm trong phạm vi tác dụng của xoáy tụ theo gió mùa => Hình thành nhiều loại cảnh quan rừng khác nhau.
? Những kiểu thảm thực vật và nhóm đất môi trường đới nóng chiếm ưu thế ở những châu lục nào? Những châu lục nào không có? Tại sao?
* Phân bố: Trung và Nam Phi; Trung và Nam Mĩ; Nam Á và Đông Nam Á
* Không có ở Châu Âu (KV này nằm hoàn toàn trong đới ôn hòa)
? Vì sao lại có sự thay đổi các vành đai thực vật và đất theo độ cao?
Ở vùng núi càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, độ ẩm không khí lại tăng lên đến độ cao nào đó rồi mới giảm. Chính sự khác nhau về nhiệt và ẩm tạo nên sự thay đổi của thực vật và đất theo độ cao.
? Quan sát hình 19.11 và kiến thức đã học cho biết ở sườn Tây dãy Cápca từ chân núi -> đỉnh có những vành đai thực vật và đất nào?
* Rừng sồi Đất đỏ cận nhiệt
* Rừng dẻ Đất nâu
* Rừng lãnh sam Đất Pôtdôn núi
* Đồng cỏ núi Đất đồng cỏ núi
* Địa y và cây bụi Đất sơ đẳng xen lẫn đất đá.
II. Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao
Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa theo độ cao.
IV. CỦNG CỐ
Nguyên nhân nào dẫn tới sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và đất theo vĩ độ ?
Nguyên nhân gây ra sự phân bố các vành đai thực vật và đất theo độ cao là gì ?
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_10_tiet_22_bai_19_su_phan_bo_sinh_vat_va.doc