I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi.
- Hiểu được tình hình phân bố các ngành chăn nuôi quan trọng trên TG, lí giải được nguyên nhân phát triển.
- Biết được vai trò và xu hướng phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản.
2. Kỹ năng
- Xác định trên bản đồ TG những vùng và QG chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản chủ yếu.
- XD và phân tích biểu đồ, lược đồ về đặc điểm chăn nuôi và địa lí các ngành chăn nuôi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Biểu đồ phân bố gia súc, gia cầm trên TG
- Sơ đồ về đặc điểm và các địa lí các ngành chăn nuôi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu vai trò và đặc điểm của 1 số cây LT chính?
? Nêu vai trò và đặc điểm chính của cây CN?
? Nêu vai trò ngành trồng rừng. Nêu tình hình trồng rừng trên TG?
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 10 - Tiết 32, Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 32 Bµi 29
®Þa lÝ ngµnh ch¨n nu«i
Ngày soạn: 28/11/2011
Ngày giảng:30/11/2011
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi.
- Hiểu được tình hình phân bố các ngành chăn nuôi quan trọng trên TG, lí giải được nguyên nhân phát triển.
- Biết được vai trò và xu hướng phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản.
2. Kỹ năng
- Xác định trên bản đồ TG những vùng và QG chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản chủ yếu.
- XD và phân tích biểu đồ, lược đồ về đặc điểm chăn nuôi và địa lí các ngành chăn nuôi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Biểu đồ phân bố gia súc, gia cầm trên TG
- Sơ đồ về đặc điểm và các địa lí các ngành chăn nuôi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu vai trò và đặc điểm của 1 số cây LT chính?
? Nêu vai trò và đặc điểm chính của cây CN?
? Nêu vai trò ngành trồng rừng. Nêu tình hình trồng rừng trên TG?
3. Bài mới
? Dựa vào SGK cho biết vai trò của ngành chăn nuôi đối với đời sống của con người và sx?
- Cung cấp nguồn đạm động vật (thịt, trứng, sữa) giúp đảm bảo sự cân đối trong khẩu phần ăn.
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành CN:
+ Hàng tiêu dùng: Tơ tằm, lông cừu, da
+ Dược phẩm: Nhung hươu
+ CNTP’: Đồ hộp.
+ Cho XK: Cá, gà, lợn
- Cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt: Rơm, lá mía,
GV: Một nền NN bền vững khi trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi.
? Dựa vào SGK, nêu những đặc điểm chính của ngành chăn nuôi?
- Cơ sở thức ăn -> phát triển và phân bố ngành chăn nuôi.
+ Trồng trọt: Đồng cỏ tự nhiên, diện tích mặt nước, cây thức ăn cho gia súc, hoa mầu, cây LT.
+ CN chế biến: Thức ăn chế biến tổng hợp (các loại cám), phụ phẩm CN chế biến
- Cơ sở thức ăn -> hình thức phát triển.
+ Thức ăn tự nhiên: Đồng cỏ -> chăn thả
+ Thức ăn do con người trồng: Chăn nuôi nửa chuồng trại và chuồng trại.
- Thức ăn chế biến bằng công nghiệp -> Chăn nuôi CN.
* Ngoài ra, sự khác biệt về chất lượng của cơ sở thức ăn được thể hiện khá rõ trong cơ cấu và phương hướng chăn nuôi.
VD: Đồng cỏ khô cằn của Mông Cổ, Tây Á chăn nuôi cừu, dê, lạc đà là chủ yếu. Trong khi đó, các đồng cỏ tươi tốt ở nhiều nước Châu Âu là vùng chuyên canh nuôi bò lấy thịt, sữa
* Nguyên nhân thay đổi là do cơ sở thức ăn có nhiều tiến bộ do thành tựu KHKT.
GV: Chăn nuôi trước kia dựa hoàn toàn vào nguồn thức ăn tự nhiên (đồng cỏ) rồi chuyển sang phụ phẩm của ngành trồng trọt.
Hiện nay chủ yếu là thức ăn chế biến từ CN. Ngay cả các đồng cỏ tự nhiên cũng được cải tạo (đồng cỏ trồng với nhiều giống mới cho năng suất, chất lượng cao).
? Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị XK nông nghiệp?
- Ở các nước đang phát triển vấn đề đảm bảo LT cho người dân là vấn đề đặt lên hàng đầu.
- Các nước này hầu hết là các QG đông dân, năng suất lao động thấp -> sản lượng LT đầu người thấp => Các nước này phải chú trọng phát triển cây LT, chưa chú ý đến phát triển chăn nuôi.
- Cơ sở thức ăn không ổn định; Cơ sở VCKT còn lạc hậu; Dịch vụ thú y, giống còn hạn chế; CN chế biến chưa phát triển
=> Trong tỉ trọng NN ở các nước đang phát triển thì trồng trọt > so với chăn nuôi.
Không dạy: Vai trò và đặc điểm của từng vật nuôi (cột 2 - trang 114 SGK)
* Chăn nuôi bò: Theo 3 hướng lấy thịt, sữa, thịt - sữa
- Phân bố: Âu, Á, Phi (Tây Âu, Hoa Kì)
- Bò thịt: Chăn nuôi ở các vùng đồng cỏ tươi tốt -> trước khi đưa vào lò mổ, được chuyển về các trang trại vỗ béo với thức ăn chế biến tổng hợp.
- Thức ăn cho bò sữa cần có chất dinh dưỡng, tỉ lệ mọng nước nhiều hơn
- Bò sữa chủ yếu nuôi ở các truồng trại ở vùng đồng bằng hay ngoại ô các thành phố.
- Số lượng: đầu thế kỉ XX có khoảng 1,3 tỉ con (cung cấp 58 triệu tấn thịt; 500 triệu tấn sữa)
- 1 số QG có số lượng đàn bò lớn: Ấn Độ (220 triệu), Braxin (176 triệu); Trung Quốc (106 triệu)VN năm 2003 khoảng 4,4 triệu con.
* Chăn nuôi trâu:
- Vùng nhiệt đới nóng ẩm
- Nuôi nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á
- VN đứng thứ 7/40 QG nuôi nhiều trâu (với 2,8 triệu) -> nuôi nhiều ở Đông Bắc, BTBộ.
* Chăn nuôi lợn: Số lượng đàn lợn năm 2002 là 939,3 triệu con. Trong đó, đứng đầu là Trung Quốc (464,7 triệu); Hoa Kì (59,1 triệu) VN là 23,3 triệu con đứng thứ 5 TG.
* Cừu:
- Loài dễ tính, ăn thứ cỏ khô cằn mà trâu, bò, ngựa không ăn.
- Ưa khí hậu khô, không chịu được ẩm.
=> Chăn thả vào mùa hè, cho ăn cỏ khô và thức ăn tổng hợp vào mùa đông.
- Sữa cừu không lớn: 40 lít/năm nhưng quý và đắt hơn sữa bò. Vào mùa hè, xuân người ta tiến hành cắt lông cừu.
- Số lượng cừu (2002) là 1,04 tỉ con.
? Vai trò ngành nuôi trồng thủy sản?
GV: Thủy sản bao gồm nguồn lợi nước ngọt, nước mặn, lợ.
VD: Từ 1990-2001 tăng từ 16,8 triệu tấn -> 48,4 triệu tấn (gấp 3 lần)
GV: Tuy sản lượng đánh bắt hiện nay còn chiếm tỉ lệ lớn trong ngành thủy sản, song sản lượng nuôi trồng không ngừng tăng lên.
ViÖt Nam (n¨m 2005): Nu«i trång ®¹t 1.478 ngh×n tÊn.
I. Vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi
1. Vai trò
- Cung cấp cho con người TP’ có chất dinh dưỡng cao.
- Cung cấp nguyên liệu cho CN sx hàng tiêu dùng, CN TP’, dược phẩm và cho XK.
- Cung cấp sức kéo, phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt.
2. Đặc điểm
- Cơ sở nguồn thức ăn quyết định đến sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi; Ngoài ra còn ảnh hưởng đến hình thức phát triển chăn nuôi.
- Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức và hướng chuyên môn hóa.
II. Các ngành chăn nuôi
Cơ cấu ngành chăn nuôi bao gồm:
- Chăn nuôi gia súc lớn (đại gia súc): Trầu, bò
- Chăn nuôi gia súc nhỏ (tiểu gia súc): lợn, cừu, dê
- Gia cầm: gà, vịt, ngan
1. Chăn nuôi bò, trâu (Gia súc lớn)
- Phân bố:
+ Bò: Ấn Độ, Trung Quốc, Hoa Kì, Braxin, Achentina
+ Trâu: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakitxtan, Đông Nam Á (VN)
2. Chăn nuôi gia súc nhỏ
a. Lợn
- Phân bố: Trung Quốc, Hoa Kì, Braxin
b. Cừu
- Phân bố: Trung Quốc, Ôxtrâylia, Ấn Độ
c. Dê
3. Gia cầm
- Phân bố: hầu hết các nước trên TG.
III. Ngành nuôi trồng thủy sản
1. Vai trò
- Nguồn cung cấp đạm, nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ và tiêu hóa.
- Nguyên liệu cho ngành CNTP’ và mặt hàng XK có giá trị.
2. Tình hình nuôi trồng thủy sản
- Cơ cấu: Nuôi trồng cả thủy sản nước ngọt, mặn và lợ.
- Sản lượng không ngừng tăng lên
- Nhiều loài có giá trị kinh tế cao: Tôm, cua, đồi mồi, trai ngọc, sò huyết
- Các nước nuôi trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản
IV. CỦNG CỐ
1. Nêu vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi?
2. Nêu vai trò và tình hình nuôi trồng thủy sản?
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_10_tiet_32_bai_29_dia_li_nganh_chan_nuoi.doc