Hoạt động của GV và HS Nội dung
- Bước 1: GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 1, quan sát hình 26, hãy cho biết:
+ Phương pháp nghiên cứu cấu tạo bên trong của Trái Đất?
+ Trái Đất gồm mấy lớp? Kể tên các lớp cấu tạo của Trái Đất.
- Bước 2: Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, đánh giá.
- Bước 3: GV bổ sung và chuẩn kiến thức (Bán kính Trái Đất là 6.370km trong khi mũi khoan sâu nhất vào lòng đất mới chỉ đạt 15km vì vậy để tìm hiểu các lớp đất sâu hơn phải dùng Phương pháp nghiên cứu gián tiếp. Phương pháp nghiên cứu phổ biến nhất là phương pháp địa chấn. Mỗi loại vật chất khi bị tác động một lực nó sẽ có những dao động khác nhau. Để nghiên cứu các lớp cấu tạo của Trái Đất, người ta thường dùng mìn để tác động vào mồi trường địa chất một xung lực làm đất đá rung động và xuất hiện sóng đàn hồi. Các sóng này truyền qua các lớp đất dá và các máy thu sẽ ghi lại thời gian các sóng phản xạ truyền đến thông qua các băng địa chấn, từ đó người ta có thể biết được đặc điểm các lớp đất đá dưới sâu).
- Cấu tạo bên trong của Trái Đất được chia thành 3 lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi Trái Đất.
6 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất - Năm học 2020-2021 - Bùi Thị Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tuần: 13
Bài 10. CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được tên các lớp cấu tạo bên trong của Trái Đất (gồm 3 lớp). Đặc điểm của mỗi lớp (về độ dày, về trạng thái, tính chất và nhiệt độ từng lớp).
- Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất.
2. Kĩ năng:
- Quan sát và nhận xét về vị trí và độ dày của các lớp cấu tạo bên trong Trái Đất từ hình vẽ.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh thái độ yêu thích môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực :
- Năng lực đọc, quan sát,giao tiếp, thuyết trình, hợp tác.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Nêu được tên các lớp cấu tạo bên trong của Trái Đất. Đặc điểm của mỗi lớp.
- Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất.
- Trái Đất có được hình dạng như bây giờ là do sự dịch chuyển của các địa mảng.
- Dựa vào hình vẽ, nêu hướng di chuyển của các mảng trên Trái Đất. Xu hướng dịch chuyển của từng mảng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Giáo viên:
- Quả Địa cầu.
- Hình vẽ SGK, Tranh vẽ cấu tạo bên trong trái đất.
2.Học sinh:
- Sách giáo khoa.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Mở bài
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật con người đã biết được cấu tao bên trong Trái Đất gồm mấy lớp, đặc điểm của mỗi lớp ra sao, tại sao một số nơi trên Trái Đất thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa. Những hiểu biết đó như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu ngay bây giờ.
2. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu cấu tạo bên trong của Trái Đất
( 1 ) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: sử dụng hình vẽ, SGK.
( 2 ) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1: GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 1, quan sát hình 26, hãy cho biết:
+ Phương pháp nghiên cứu cấu tạo bên trong của Trái Đất?
+ Trái Đất gồm mấy lớp? Kể tên các lớp cấu tạo của Trái Đất.
Bước 2: Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 3: GV bổ sung và chuẩn kiến thức (Bán kính Trái Đất là 6.370km trong khi mũi khoan sâu nhất vào lòng đất mới chỉ đạt 15km vì vậy để tìm hiểu các lớp đất sâu hơn phải dùng Phương pháp nghiên cứu gián tiếp. Phương pháp nghiên cứu phổ biến nhất là phương pháp địa chấn. Mỗi loại vật chất khi bị tác động một lực nó sẽ có những dao động khác nhau. Để nghiên cứu các lớp cấu tạo của Trái Đất, người ta thường dùng mìn để tác động vào mồi trường địa chất một xung lực làm đất đá rung động và xuất hiện sóng đàn hồi. Các sóng này truyền qua các lớp đất dá và các máy thu sẽ ghi lại thời gian các sóng phản xạ truyền đến thông qua các băng địa chấn, từ đó người ta có thể biết được đặc điểm các lớp đất đá dưới sâu).
Cấu tạo bên trong của Trái Đất được chia thành 3 lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi Trái Đất.
Cấu tạo bên trong của Trái Đất được chia thành 3 lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi Trái Đất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất
( 1 ) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: sử dụng hình vẽ SGK, sử dụng SGK
( 2 ) Hình thức tổ chức hoạt động: theo cặp.
Bước 1: GV đặt câu hỏi: Dựa vào hình 26 và bảng thông tin trang 32 SGK, hãy trình bày đặc điểm cấu tạo bên tron? của Trái Đất.
Bước 2: Hai HS cùng bàn trao đổi và kiểm tra lẫn nhau để nhớ đặc điểm các lớp cấu tạo của Trái Đất.
Bước 3: GV lần lượt gọi 3 HS chỉ trên hình 26 để trả lời, mỗi HS trình bày về 1 lớp cấu tạo của Trái Đất, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức:
Với đối tượng HS khá - giỏi, GV có thể đặt thêm câu hỏi để khắc sâu kiến thức: Tại sao độ dày của lớp vỏ không đồng nhất? (Bề mặt của lớp vỏ Trái Đất gồm các đại dương và các lục địa. Khu vực đại dương - đặc biệt là khu vực vực thẳm đại dương độ dày của lớp vỏ Trái Đất sẽ rất mỏng. Khu vực lục địa - đặc biệt là khu vực núi cao độ dày của lớp vỏ Trái Đất sẽ lớn hơn. Mặt khác, phía dưới của lớp vỏ Trái Đất là lớp vật chất quánh dẻo của lớp trung gian nên vùng núi sẽ nén ép xuống rất mạnh nên độ dày lớn hơn nhiều so với khu vực đại dương).
+ Lớp vỏ có độ dày từ 5 đến 70km, trạng thái rắn chắc. Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, nhưng tối đa chỉ tới 1.000°c.
+ Lớp trung gian có độ dày gần 3.000km, trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1.500°c đến 4.700°c.
+ Lớp lõi có độ dày trên 3.000km, trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5.000°c.
+ Lớp vỏ có độ dày từ 5 đến 70km, trạng thái rắn chắc. Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, nhưng tối đa chỉ tới 1.000°c.
+ Lớp trung gian có độ dày gần 3.000km, trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1.500°c đến 4.700°c.
+ Lớp lõi có độ dày trên 3.000km, trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5.000°c.
Hoạt động 3: So sánh đặc điểm của lớp vỏ y lớp trung gian và lớp lõi Trái Đất
( 1 ) Phương phap/ kỹ thuật dạy học: sử dụng hình vẽ , sử dụng SGK
( 2 ) Hình thức tổ chức hoạt động: theo nhóm.
Bước 1 : GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy so sánh độ dày, trang thái và nhiệt độ của lóp vỏ vơi lóp trung gian và lớp lõi Trái Đấí.
Bước 2: HS các nhóm trao đổi, sau dó đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung kiến thức.
Bước 3: GV chuẩn kiến thức:
+ Lớp lõi có độ dày lớn nhất - trên 3.000km, lớp vỏ có độ dày nhỏ nhất - chỉ từ 5km đến 70km. Nhiệt độ của lớp lõi cao nhất rồi đến lớp trung gian, thấp nhất là lóp vỏ Trái Đất. Trạng thái vật chất của 3 lớp khác nhau hoàn toàn
Lớp lõi có độ dày lớn nhất - trên 3.000km, lớp vỏ có độ dày nhỏ nhất - chỉ từ 5km đến 70km. Nhiệt độ của lớp lõi cao nhất rồi đến lớp trung gian, thấp nhất là lóp vỏ Trái Đất. Trạng thái vật chất của 3 lớp khác nhau hoàn toàn.
Hoạt động 4: Tìm hiếu cấu tạo của lóp vỏ Trái Đất (Cả lớp)
( 1 ) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: sử dụng SGK.
( 2 ) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Bước 1: GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 2 kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy nêu đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất theo dàn ý:
+ Lóp vỏ chiếm % thế tích và % khối lượng Trái Đất.
+ Trên bề mặt Trái Đất có các thành phần tự nhiên:
Bước 2: Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 3: GV chuẩn kiến thức:
- Lớp vỏ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng Trái Đất.
- Vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng, vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác (không khí, nước, sinh vật,...) và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
Lớp vỏ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng Trái Đất.
Vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng, vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác (không khí, nước, sinh vật,...) và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
Hoạt động 5: Tìm hiểu đặc điểm các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất.
( 1 ) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: sử dụng hình vẽ SGK, sử dụng SGK
( 2 ) Hình thức tổ chức hoạt động: theo nhóm.
-Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc SGK mục 2, kết hợp quan sát hình 27, hãy:
+ Kể tên các địa mảng của lóp vỏ Trái Đất?
+ Những địa mảng nào xô chòm vào nhau, những mảng nào tách xa nhau.
+ ở ranh giới các địa mảng thường xảy ra hiện tượng gì, tại sao?
-Bước 2: HS trao đổi, bổ sung cho nhau.
-Bước 3: Đại diện HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
-Bước 4: GV bổ sung và chuẩn kiến thức: (Có 3 cách tiếp xúc của các địa mảng: tách xa nhau, xô chồm lên nhau, trượt nhau.
Cả 3 cách tiếp xúc trên đều có kết quả là: Hình thành các dãy núi ngầm dưới đại dương; Đá bị nén ép, nhô lên thành núi.
Ở ranh giới các dịa mảng thường xảy ra các hiện tượng động đất và núi lửa)
Với đối tượng HS khá - giỏi, GV có thể đặt thêm câu hỏi:
Tại sao các địa mảng lại dễ dàng di chuyển? (Phía dưới của các địa mảng là lớp trung gian quánh dẻo, có nhiệt độ rất cao và luôn chuyển động, đó là mặt trượt lí tưởng để các địa mảng có thể di chuyển).
- Quan sát hình 27, hãy tìm vị trí của nước Nhật. Giải thích tại sao ở Nhật Bản thường xuyên xảy ra động đất? (Nước Nhật là nơi gặp gỡ của địa mảng Âu - Á địa mảng Thái Bình Dương và địa mảng số 3 vì vậy nước Nhật thường xuyên xảy ra động đất).
Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi nhiều địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng luôn luôn di chuyên với tốc độ chậm. Hai địa mảng có thể tách xa nhau hoặc xỏ chờm vào nhau.
Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi nhiều địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng luôn luôn di chuyên với tốc độ chậm. Hai địa mảng có thể tách xa nhau hoặc xỏ chờm vào nhau.
IV TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Điền nội dung phù hợp vào dấu để nêu đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất
Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bới một số ..... Các địa mảngluôn .với tốc độ chậm, ở ranh giới các địa máng thường xảy ra
Quan sát hình 27, cho biết Việt Nam thuộc địa mảng nào? Vì sao Việt Nam ít xảy ra động đất hơn In-đô-nê-xi-a?
3. Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
Các lớp cấu tạo của Trái Đất Thể hiện đặc điểm
1. Lớp vỏ
a. Trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng
b. Nhiệt độ cao nhất có thể đạt 1.0000C
c. Độ dày từ 5 đến 70 km
d. Trạng thái rắn ở ngoài lỏng ở trong
e. Độ dày trên 3.000km
2. Lớp trung gian
3. Lớp lõi
V. RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_bai_10_cau_tao_ben_trong_cua_trai_dat_n.docx