I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải:
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí, giới hạn của châu phi trên bản đồ thế giới
- Trình bày đặc điểm về hình dạng lục địa, địa hình, khoáng sản
2. Kĩ năng: Đọc và phân tích lược đồ tìm ra kiến thức cần thiết.
3. Thái độ: Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1.Giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu phi, bản đồ tự nhiên thế giới
2.Học sinh: Tranh ảnh, tài liệu về thiên nhiên
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 7A5., 7A6.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao nói “ thế giới chúng ta đang sống thậ rộng lớn và đa dạng”?
3.Bài mới:
Khởi động: Cả châu lục là một cao nguyên khổng lồ rất nhiều khoáng sản, lại có đường xích đạo đi qua chính giữa lãnh thổ. Sự độc đáo của Châu Phi đã đem lại cho thiên nhiên những đặc điểm gì? Có thuận lợi hay nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế? Đó là vấn đề chúng ta cần giải đáp trong bài học hôm nay.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 29, Bài 26: Thiên nhiên châu Phi - Nguyễn Thị Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Ngày soạn: 22/11/2013
Tiết 29 Ngày dạy: 25/11/2013
CHƯƠNG VI .CHÂU PHI
BÀI 26.THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải:
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí, giới hạn của châu phi trên bản đồ thế giới
- Trình bày đặc điểm về hình dạng lục địa, địa hình, khoáng sản
2. Kĩ năng: Đọc và phân tích lược đồ tìm ra kiến thức cần thiết.
3. Thái độ: Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1.Giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu phi, bản đồ tự nhiên thế giới
2.Học sinh: Tranh ảnh, tài liệu về thiên nhiên
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 7A5...................................., 7A6.............................................
2.Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao nói “ thế giới chúng ta đang sống thậ rộng lớn và đa dạng”?
3.Bài mới:
Khởi động: Cả châu lục là một cao nguyên khổng lồ rất nhiều khoáng sản, lại có đường xích đạo đi qua chính giữa lãnh thổ. Sự độc đáo của Châu Phi đã đem lại cho thiên nhiên những đặc điểm gì? Có thuận lợi hay nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế? Đó là vấn đề chúng ta cần giải đáp trong bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, giới hạn của châu phi trên bản đồ thế giới (Cá nhân)
*Bước1:
GV giới thiệu các điểm cực của Châu Phi.
- Vị trí Châu Phi có gì đặc biệt?
- Đường xích đạo đi qua phần nào của châu lục?
- Cho biết Châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương nào?( HS yếu kém)
*Bước 2:
- Hs quan sát bản đồ trả lời
GV chuẩn xác kiến thức trên bản đồ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm về hình dạng, địa hình, khoáng sản (Nhóm)
*Bước1:
- GV hướng dẫn HS quan sát H26.1
- Thảo luận nhóm:
N1: Tìm hiểu về hình dạng, đường bờ biển .
N2 và 3: Tìm hiểu về địa hình.
N4: Tìm hiểu về khoáng sản.
*Bước 2:
- HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung, gv chuẩn xác lại kiến thức.
*Bước 3:
HS trình bày trên bản đồ:
- Dạng địa hình xen giữa các sơn nguyên
- So sánh địa hình phía tây và phía đông
- Tại sao có sự khác nhau đó? ( nội lực)
- Xác định vị trí tên các dòng biển nóng, lạnh chảy ven bờ
* Bước 4:
- Ý nghĩa của kênh đào Xuyê đối với giao thông?
- Mạng lưới sông ngòi và hồ có đặc điểm gì? Xác định vị trí và đọc tên các sông và hồ lớn.
( Mạng lưới thưa thớt, phân bố không đều S.Nin 6671 km, hồ Víchtoria có S lớn nhất 6800 km2 sâu 80m)
1. Vị trí địa lí
- Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa 2 đường chí tuyến
- Tương đối cân xứng 2 bên đường xích đạo
- Tiếp giáp với ĐTD, ÂĐD, ĐTH, biển Đỏ
2. Hình dạng, địa hình và khoáng sản
a. Hình dạng:
Hình khối, bờ biển ít bị cắt xẻ, ít vịnh biển, bán đảo và đảo.
b. Địa hình:
- Tương đối đơn giản, toàn bộ châu lục là khối sơn nguyên lớn.
- Địa hình thấp dần từ ĐN -TB
- Núi cao ít
- Đồng bằng thấp tập trung chủ yếu ở ven biển
c. Khoáng sản:
Phong phú, nhiều kim loại quý hiếm (vàng, kim cương, uranium....)
4. Đánh giá:
- Xác đinh trên bản đồ các biển và đại dương bao quanh Châu Phi.
- Cho biết đường bờ biển có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Châu Phi?
- Trình bày tóm tắt đặc điểm hình dạng, địa hình, khoáng sản của Châu Phi trên bản đồ.
- HS làm bài tập 3.
5. Hoạt động nối tiếp:
- HS về nhà ôn bài, trả lời các câu hỏi SGK
- Sưu tầm tranh ảnh về xavan, hoang mạc, rừng rậm xích đạo
- Đường bờ biển ít bị cắt xẻ có ảnh hưởng gì tới khí hậu không?
- Tìm hiểu đặc điểm khí hậu của châu phi.
IV. PHỤ LỤC
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 15 Ngày soạn: 27/11/2013
Tiết 30 Ngày dạy: 30/11/2013
Bài 27.THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Qua bài học, HS phải:
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm của thiên nhiên châu Phi .
2. Kĩ năng:
- Đọc lược đồ phân bố lượng mưa và lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi.
- Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí
- Nhận biết môi trường tự nhiên qua tranh, ảnh
3. Thái độ:
- Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
1.Giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu phi, bản đồ phân bố lượng mưa Châu Phi
2.Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về xavan, hoang mạc, rừng rậm xích đạo
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 7A5......................................., 7A6...........................................
2.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu vị trí địa lí, hình dạng, địa hình, khoáng sản của châu Phi?
3.Bài mới:
Khởi động: Với vị trí, kích thước, hình dạng như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến các đặc điểm tự nhiên khác, chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học này.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu châu phi (cặp)
*Bước1:
- Quan sát H26.1 và H27.1 nêu và giải thích đặc điểm khí hậu của Châu Phi?
- HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức.
*Bước2:
Nhận xét về sự phân bố lượng mưa ( H27.1)
- Lượng mưa 2000mm phân bố ở đâu ?
(Tây phi, vịnh Ghi nê)
- Lượng mưa từ1000 – 2000mm phân bố ở đâu ?
(Hai bên đường xích đạo)
- Lượng mưa từ 200 – 1000mm phân bố ở đâu ?
(Bắc và nam hoang mạc Xahara, bờ biển ÂĐD, hoang mạc Calahari, ven biển ĐTH, Cực nam Châu Phi)
- Lượng mưa < 200mm phân bố ở đâu? Hoang mạc Xa ha ra, Calahari)
=> Kết luận gì về sự phân bố lượng mưa ở châu Phi?
- Cho biết các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng gì tới lượng mưa ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thiên nhiên của châu phi (Cá nhân)
*Bước1:
- HS quan sát H27.2 nhận xét về sự phân hóa các môi trường tự nhiên qua đường xích đạo?
- Gồm những môi trường nào, xác định giới hạn, vị trí trên bản đồ
- Vì sao có sự phân bố như vậy ? dẫn chứng
- HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức.
*Bước 2:
- Cảnh quan tự nhiên nào là điển hình ?
- GV mở rộng: Xa ha ra là hoang mạc lớn nhất với S 4.600.000 km2, bề mặt địa hình chủ yếu là cát và đá. Thời kì 8->9 năm liền không có mưa. Động thực vật nghèo nàn. Xavan là kiểu môi trường điển hình của Châu Phi. Càng lên vĩ độ cao khí hậu càng khắc nghiệt -> xavan càng nghèo nàn cằn cỗi hơn -> động vật cũng vậy.
3. Khí hậu.
- Do phần lớn lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển nên châu Phi có khí hậu khô nóng vào bậc nhất thế giới.
- Hoang mạc chiếm diện tích lớn ở châu Phi.
- Lượng mưa phân bố rất không đều.
4. Các đặc điểm khác của môi trường
- Do vị trí nằm đối xứng hai bên đường xích đạo nên môi trường tự nhiên nằm đối xứng qua đường xích đạo
Gồm:MT xích đạo ẩm
Hai môi trường nhiệt đới
Hai môi trường hoang mạc
Hai môi trường Địa Trung Hải
- Xavan và hoang mạc là 2 môi trường điển hình của Châu Phi
4. Đánh giá:
- Xác định ranh giới của MT tự nhiên ở Châu Phi trên lược đồ.
- Giải thích sự phân bố khí hậu ở châu Phi?
5. Hoạt động nối tiếp:
- HS về nhà học bài. Ôn lại kĩ năng phân tích bản đồ khí hậu và nhận xét rút ra kết luận. Xác định vị trí của biểu đồ đó tại địa điểm tương ứng.
IV. PHỤ LỤC
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_tiet_29_bai_26_thien_nhien_chau_phi_ngu.doc