Giáo án Địa lí Lớp 8 - Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam - Trường THCS Liêng Trang

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải:

1. Kiến thức:

- Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta.

- Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội.

2. Kỹ năng:

- Sử dụng bản đồ khu vực Đông Nam Á và bản đồ tự nhiên VN để xác định vị trí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ, nhận xét hình dạng lãnh thổ Việt Nam.

3. Thái độ:

- Có ý thức và hành động bảo vệ, giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc .

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1.Giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên VN

2. Học sinh:

- Sgk, tập atlat VN

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 8A1 ., 8A2 , 8A3 .

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Chứng minh Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đông Nam Á?

3. Bài mới:

 Khởi động: Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước lãnh thổ là những yếu tố địa lí góp phần hình thành lãnh thổ VN. Tạo nên đặc điểm chung của thiên nhiên VN và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội của nước ta . Vậy vị trí địa lí, hình dạng, kích thước lãnh thổ nước ta có những đặc điểm gì chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học này.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam - Trường THCS Liêng Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn: 10/ 01/2014 Tiết 24 Ngày dạy: 13/ 01/2014 Bài 23: VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải: 1. Kiến thức: - Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta. - Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội. 2. Kỹ năng: - Sử dụng bản đồ khu vực Đông Nam Á và bản đồ tự nhiên VN để xác định vị trí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ, nhận xét hình dạng lãnh thổ Việt Nam. 3. Thái độ: - Có ý thức và hành động bảo vệ, giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc . II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC: 1.Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên VN 2. Học sinh: - Sgk, tập atlat VN III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 8A1.., 8A2, 8A3.. 2. Kiểm tra bài cũ: - Chứng minh Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đông Nam Á? 3. Bài mới: Khởi động: Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước lãnh thổ là những yếu tố địa lí góp phần hình thành lãnh thổ VN. Tạo nên đặc điểm chung của thiên nhiên VN và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội của nước ta . Vậy vị trí địa lí, hình dạng, kích thước lãnh thổ nước ta có những đặc điểm gì chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học này. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ VN (Cặp ) *Bước 1: - GV xác định vị trí của VN trên bản đồ . *Bước 2: Dựa vào bảng 23.2 + H23.2 sgk hãy: - Xác định vị trí các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta? Tọa độ của chúng? - HS trả lời, gv chuẩn xác kiến thức. *Bước 3: Qua bảng 23.2, em hãy tính: - Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nào? - Từ Tây sang Đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu kinh độ? - Lãnh thổ đất liền VN nằm trong múi giờ thứ mấy theo giờ GTM? - Diện tích đất tự nhiên là bao nhiêu? - HS trả lời. - GV kết luận. *Bước 4: - Xác định diện tích vùng biển nước ta và vị trí của 2 quần đảo lớn?( HS yếu kém) - HS xác định trên bản đồ. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội (cá nhân) *Bước 1: Dựa H23.2 + Sự hiểu biết và thông tin sgk hãy: - Nêu đặc điểm vị trí địa lí VN về mặt tự nhiên ? - HS trả lời.Nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn kiến thức +Vị trí nội chí tuyến =>Thiên nhiênVN mang tính chất nhiệt đới. + Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa, các luồng sinh vật => TN chịu ảnh hưởng của gió mùa khá rõ rệt. Có hệ thực vật đa dạng, rụng lá theo mùa + Trung tâm ĐNA là cầu nối giữa ĐNA đất liền và ĐNA hải đảo : với đường biên giới hơn 4550km và đường bờ biển hơn 3260km => tính chất ven biển, hải đảo, phức tạp, đa dạng *Bước 2: - VN nằm gần trung tâm khu vực ĐNÁ có ý nghĩa như thế nào về mặt kinh tế - xã hội? - Hs: hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực. - Gv chuẩn xác kiến thức. 1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ: - Cực Bắc:23o23’B - Cực Nam: 8o34’B - Cực Đông: 12o40’ B - Cực Tây: 22o22’B - Phạm vi: bao gồm cả phần đất liền (diện tích 331.1212km2) và phần biển ( khoảng 1 triệu km2) 2. Ý nghĩa: a. Về tự nhiên: - Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, phong phú, nhưng cũng gặp không ít khó khăn về thiên tai( Bão, lũ lụt, hạn hán) b. Về kinh tế - xã hội: - Nằm gần trung tâm khu vực ĐNA nên thuận lợi trong việc giao lưu và hợp tác phát triển kinh tế- xã hội. 4. Đánh giá: - Xác định vị trí giới hạn lãnh thổ VN trên bản đồ ? - Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí về mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội? - Hướng dẫn hs làm bài tập 2/sgk trang 86. 5. Hoạt động nối tiếp: - Học bài,hoàn thành bài tập 2 sgk/86. - Tìm hiểu về đặc điểm lãnh thổ Việt Nam. IV. PHỤ LỤC V. RÚT KINH NGHIỆM: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 22 Ngày soạn: 12 /01/2014 Tiết 25 Ngày dạy: 15 /01/2014 Bài 23: VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM (tt) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải: 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm lãnh thổ Việt Nam 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích bản đồ, lược đồ. 3. Thái độ: - Có ý thức và hành động bảo vệ, giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc . II.PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC: 1.Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên VN 2. Học sinh: - Sgk, tập bản đồ. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 8A1.., 8A2, 8A3. 2. Kiểm tra bài cũ: - Xác định vị trí địa lí và nêu ý nghĩa vị trí Việt Nam về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội? 3. Bài mới: Khởi động: Ở tiết trước các em đã xác định được vị trí địa lí của nước ta trên bản đồ, vậy đặc điểm lãnh thổ Việt Nam như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu lãnh thổ phần đất liền (cá nhân) *Bước 1: Dựa thông tin sgk + H23.2 hãy: - Lãnh thổ phần đất liền nước ta có đặc điểm gì? - Đặc điểm hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động GTVT ở nước ta? *Bước 2: - HS: hình chữ S,kéo dài theo chiều bắc – nam,. - Gv chuẩn xác kiến thức trên bản đồ. - Gọi một vài HS lên xác định lại trên bản đồ. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm lãnh thổ vùng biển nước ta (cặp): *Bước 1: - Đặc điểm vùng biển của nước ta? - Hs: mở rộng về phía đông và đông nam. - Gv chuẩn xác kiến thức. *Bước 2: Dựa trên hình 23.2 , em hãy cho biết: - Tên đảo lớn nhất của nước ta là gì? Thuộc tỉnh nào? - Vịnh biển đẹp nhất nước ta là vịnh nào? Vịnh đó đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào? - Nêu tên quần đảo xa nhất của nước ta? Chúng thuộc tỉnh, thành phố nào?( HS yếu) *Bước 3: - Biển Đông có ý nghĩa gì đối với an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế của nước ta? - Hs trả lời. - GV chuẩn kiến thức, bổ sung: + Làm thiên nhiên nước ta đa dạng có sự khác biệt giữa các vùng miền, ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa làm tăng tính chất nóng ẩm của thiên nhiên VN. + Thực tế ranh giới vùng biển và chủ quyền vùng biển giữa nước ta với các nước khác bao quanh biển đông không rõ ràng, còn nhiều tranh chấp chưa được xác định cụ thể và chưa có sự thống nhất. + Các đảo xa nhất của VN nằm trong quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) ra tới KT 117020/Đ và xuống tới 6050/B + Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò , bảo vệ, quản lí tất cả các TNTN sinh vật và không sinh vật ở đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế . 3. Đặc điểm lãnh thổ: a. Phần đất liền: - Kéo dài theo chiều Bắc - Nam (1650km ) - Đường bờ biển hình chữ S dài 3260km - Đường biên giới trên đất liền dài trên 4600 km. b. Phần biển: - Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam, mở rộng về phía đông và đông nam. - Có nhiều đảo và quần đảo. - Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta cả về mặt an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế. 4. Đánh giá: - Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ có những thuận lợi và khó khăn gì đối công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc hiện nay? + Tạo đk cho VN phát triển kinh tế 1 cách toàn diện cả trên đất liền và trên biển. + Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước ĐNA và các nước khác trên thế giới + Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai. 5. Hoạt động nối tiếp: - Trả lời câu hỏi, bài tập sgk/86. - Nghiên cứu tiếp bài 24: + Vì sao nói vùng biển Việt Nam mang tính chất gió mùa? + Biển đã mang lại thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống nhân dân ta? IV. PHỤ LỤC V. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_bai_23_vi_tri_gioi_han_hinh_dang_lanh_t.doc