I-MUCTIÊU CẦN ĐẠT:
1-Kiến thức HS hiểu được Duyên hải Nam Trung Bộ, là nhịp cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên với biển Đông, là vùng có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của đất nước.Giải thích được một số vấn đề của vùng.
- HS biết vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có thế manh về du lịch, kinh tế biển vì vậy phát triển các ngành kinh tế biển cần có biện pháp BVMT biển khỏi bị ô nhiễm.Biết hiện tượng hoang mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở cực Nam Trung Bộ nên vấn đề bào vệ rừng ở đây có tầm quan trọng đặc biệt.
2- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ, biểu đồ, phân tích tiềm năng kinh tế của vùng. Xác lập mối liên hệ địa lý.
3- Thái độ, tình cảm: HS có ý thức trách nhiệm trong vấn đề khai thác bảo vệ tài nguyên, đặc biệt biệt là tài nguyên rừng.
II- CHUẨN BỊ CỦA GV+HS:
• HS: Sách giáo khoa, tập, viết.
• GV: + Bản đồ tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Ảnh một số dân tộc ít người.
+ Bảng phụ.
+ Máy chiếu.
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ
Lập sơ đồ tư duy vùng kinh tế
2- Vào bài mới:
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng. Thiên nhiên phong phú, đa dạng tạo điều kiện cho vùng phát triển kinh tế biển nhưng cũng không ít khó khăn.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 25: Vùng duyên hải nam Trung Bộ - Nguyễn Thị Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 9
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga
Đơn vị: trườngTHCS Vĩnh Bình
Tuần 15
Tiết 29 BÀI 25 : VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ.
I-MUCTIÊU CẦN ĐẠT:
1-Kiến thức HS hiểu được Duyên hải Nam Trung Bộ, là nhịp cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên với biển Đông, là vùng có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của đất nước.Giải thích được một số vấn đề của vùng.
- HS biết vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có thế manh về du lịch, kinh tế biển vì vậy phát triển các ngành kinh tế biển cần có biện pháp BVMT biển khỏi bị ô nhiễm.Biết hiện tượng hoang mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở cực Nam Trung Bộ nên vấn đề bào vệ rừng ở đây có tầm quan trọng đặc biệt.
2- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ, biểu đồ, phân tích tiềm năng kinh tế của vùng. Xác lập mối liên hệ địa lý.
3- Thái độ, tình cảm: HS có ý thức trách nhiệm trong vấn đề khai thác bảo vệ tài nguyên, đặc biệt biệt là tài nguyên rừng.
II- CHUẨN BỊ CỦA GV+HS:
HS: Sách giáo khoa, tập, viết.
GV: + Bản đồ tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Ảnh một số dân tộc ít người.
+ Bảng phụ.
+ Máy chiếu.
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Kiểm tra bài cũ
Lập sơ đồ tư duy vùng kinh tế
Vào bài mới:
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng. Thiên nhiên phong phú, đa dạng tạo điều kiện cho vùng phát triển kinh tế biển nhưng cũng không ít khó khăn.
Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV+HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1- Cá nhân.
- Xác định trên bản đồ vị trí vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
- Xác định vị trí hai quẩn đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
- Nhận xét diện tích, số dân của vùng so với các vùng khác?
- Nêu ý nghĩa vị trí địa lý của vùng?
Chuyển ý Một vùng dài và hẹp dáng cong hướng ra biển Đông thiên nhiên có điểm gì nổi bật
Hoạt động 2- Thảo luận nhóm.
- Chia lớp 4 nhóm, thảo luận 5 phút, trình bày, bổ sung, nhận xét.
* Nhóm 1,2 PHT số 1
* Nhóm 3,4 PHT số 2
GD BVMT
Chuyển ý Sự khác biệt về tự nhiên giữa phía đông và tây có ảnh hưởng thế nào đến sự phân bố dân cư và hoạt động kinh tế
Hoạt động 3- Cá nhân.
- Nhận xét sự khác biệt trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế giữa vùng đồng bằng ven biện và vùng đồi núi phía tây?
- So sánh với vùng Bắc Trung Bộ?
- Đặc điểm dân cư xã hội có những thuận lợi gì cho phát triển kinh tế?
- Dựa vào bảng 25.2 hãy nhận xét sự chênh lệch các chỉ tiêu của vùng so với cả nước?
- Nhận xét mức sống của người dân của vùng?
- Thái độ của em đối với di tích lịch sử địa phương?
I- VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ
- Đặc điểm: Lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, chiếm 13,4% diện tích và 10,5% dân số cả nước.
Có nhiều đảo và quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ý nghĩa vị trí địa lý: +Cầu nối Bắc- Nam, nối Tây Nguyên với biển thuận lợi giao lưu kinh tế trong và ngoài nước.
+ Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.
II- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
- Đặc điểm: Các tỉnh đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng nhỏ hẹp ở phía đông, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh.
- Thuận lợi:
+ Đất nông nghiệp ở đồng bằng thích hợp trồng lúa, ngô, khoai, sắn, cây công nghiệp bông, mía.Đất rừng chân núi phát triển chăn nuôi gia súc, trồng rừng.
+ Tiềm năng nổi bật là kinh tế biển: nhiều hải sản, nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh để xây dựng cảng nước sâu Các đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hòa có nghề khai thác tổ yến.
+ Có một số khoáng sản: cát trắng, vàng, ti tan
+Tài nguyên rừng:ngoài gỗ,rừng có một số đặc sản quý như quế, trầm hương, kỳ nam, chim thú quý
Khó khăn: nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở cực Nam Trung Bộ
III- ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI:
Đặc điểm: phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa vùng đồi núi phía tây và đồng bằng ven biển phía đông.( Bảng 25.1 trang 92-SGK)
Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và kinh tế biển. ..
+ Nhiều điểm du lịch hấp dẫn.
Khó khăn: Đời sống một bộ phận dân cư vùng núi còn nhiều khó khăn
Củng cố :
Trò chơi ai nhanh hơn?
Hướng dẫn học ở nhà:
Học và hiểu kiến thức bài 25 Luyện tập kỹ năng xác định các đối tượng địa lý trên lược đồ
Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích, số dân vùng Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước.
- Chuẩn bị bài 26 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
*Gợi ý:
- Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của vùng.
Nhận xét sự tăng trưởng giá trị công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Vai trò của vùng kinh tế trong điểm miền Trung.
IV- PHỤ LỤC:
* Nhóm 1,3 Phiếu học tập số 1 * Nhóm 2,4 phiếu học tập số 2
PHT số 1:
a-Tìm hiểu đặc điểm địa hình của vùng? So sánh dải đồng bằng của vùng với vùng Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng?
b- Địa hình có thuận lợi gì đối với sự phát triển kinh tế?
PHT số 2:
a-Vùng có những tài nguyên nào?
b- Nêu những thiên tai thường xãy ra ở Nam Trung Bộ? Tại sao bảo vệ rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở cực Nam Trung Bộ?
* THÔNG TIN PHẢN HỒI
PHT số 1:
a- Các tỉnh đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng nhỏ hẹp ở phía đông, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh. Dải đồng bằng nhỏ hẹp không liên tục do các khối núi của dãy Trường Sơn Nam chạy sát biển chia cắt dải đồng bằng
b- Đất nông nghiệp ở đồng bằng thích hợp trồng lúa, ngô, khoai, sắn, cây công nghiệp bông, míaĐất rừng chân núi phát triển chăn nuôi gia súc, trồng rừng.
PHT số 2:
a- Kinh tế biển; nhiều hải sản, có hai ngư trường trọng điểm, nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh để xây dựng cảng nước sâu Các đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hòa có nghề khai thác tổ yến.
+ Có một số khoáng sản: cát trắng, vàng, ti tan
+Tài nguyên rừng:ngoài gỗ,rừng có một số đặc sản quý như quế, trầm hương, kỳ nam, chim thú quý
b- Đây là vùng có khí hậu khô hạn nhất trong cả nước, ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận chủ yếu là đồi cát, cồn cát dễ di động dưới tác động của gió nên bảo vệ rừng là giải pháp bền vững hạn chế cát lấn, cát bay đồng thời phát triển kinh tế cũng góp phần bảo vệ môi trường.
PHT số 1:
a-Tìm hiểu đặc điểm địa hình của vùng? So sánh dải đồng bằng của vùng với vùng Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng?
b- Địa hình có thuận lợi gì đối với sự phát triển kinh tế?
PHT số 2:
a-Vùng có những tài nguyên nào?
b- Nêu những thiên tai thường xãy ra ở Nam Trung Bộ? Tại sao bảo vệ rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở cực Nam Trung Bộ?
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_9_bai_25_vung_duyen_hai_nam_trung_bo_nguy.doc