Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : sau bài học, HS cần :

- Có những hiểu biết về quá trình phát triển kinh tế nước ta trong những thập kỉ gần đây. Hiểu được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những thành tựu và những khó khăn trong quá trình phát triển.

- Có kỹ năng phân tích biểu đồ về quá trình diễn biến của hiện tượng địa lí (ở đây là sự diễn biến về tỉ trọng của các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP). Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ. Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (biểu đồ tròn) và nhận xét biểu đồ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

- GV : ĐDDH : Bản đồ hành chính Việt Nam, biểu đồ về sự chuyển cơ cấu GDP từ 1991 đến 2002 (vẽ trên khổ giấy lớn), một số hình ảnh phản ánh thành tựu về phát triển kinh tế của nước ta trong quá trình đổi mới, phiếu học tập, thông tin phản hồi.

- HS : học bài cũ, chuẩn bị bài mới, hoạt động nhóm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 3 ĐIA LÍ KINH TẾ Tiết : 6 Bài 6 SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : sau bài học, HS cần : - Có những hiểu biết về quá trình phát triển kinh tế nước ta trong những thập kỉ gần đây. Hiểu được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những thành tựu và những khó khăn trong quá trình phát triển. - Có kỹ năng phân tích biểu đồ về quá trình diễn biến của hiện tượng địa lí (ở đây là sự diễn biến về tỉ trọng của các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP). Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ. Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (biểu đồ tròn) và nhận xét biểu đồ. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : - GV : ĐDDH : Bản đồ hành chính Việt Nam, biểu đồ về sự chuyển cơ cấu GDP từ 1991 đến 2002 (vẽ trên khổ giấy lớn), một số hình ảnh phản ánh thành tựu về phát triển kinh tế của nước ta trong quá trình đổi mới, phiếu học tập, thông tin phản hồi. - HS : học bài cũ, chuẩn bị bài mới, hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : TG NỘI DUNG BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ ỔN ĐỊNH LỚP - Kiểm diện, kiểm tra việc chuẩn bài của HS. - Kiểm tra bài tập vẽ tháp DS của HS. Báo cáo sĩ số, báo cáo việc chuẩn bị bài. 5’ KIỂM TRA BÀI CŨ - Phân tích, so sánh và nhận xét 2 tháp tuổi. - GV nhận xét, bổ sung và cho điểm. - HS trả lời, học sinh khác nhận xét và bổ sung. 1’ 4’ 3’ 1’ 10’ 7’ 2’ 5’ BÀI MỚI Giới thiệu bài I. Nền kinh tế nước ta trước thời kì Đổi mới bị rơi vào khủng hoảng kéo dài, với tình trạng lạm phát cao, sản xuất bị đình trệ, lạc hậu. II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới : Bắt đầu từ 1986, nước ta chuyển vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 1 . Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: thể hiện ở 3 mặt chủ yếu : a. Chuyển dịch cơ cấu ngành : Khu vực nông lâm nghiệp giảm, khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng. b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ : - Hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các trung tâm công nghiệp, các đô thị lớn. - Nước ta có 7 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm. c. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế : từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần. 2 . Những thành tựu và thách thức : - Những thành tựu : * Kinh tế tăng trưởng. * Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá * Sự hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. - Những thách thức : * Nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm. * Vấn đề việc làm, phát triển văn hoá giáo dục, y tế , xoá đói giảm nghèo.vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. * Vấn đề khó khăn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. - Đọc phần đầu SGK I. GV hỏi : Bằng hiểu biết của mình và SGK, hãy cho biết những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế nước ta trong các giai đoạn lịch sử : *CM tháng 8. *Từ 1946-1954. *Từ 1954-1975. *30-4-1975 *Từ 1975-1986 II. GV hỏi : - Nền kinh tế nước ta đổi mới từ năm nào? - Dựa vào SGK tr. 153 đọc thuật ngữ “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” 1. GV hỏi: - Dựa vào SGK tr. tr. 153 và 154 đọc thuật ngữ : “cơ cấu kinh tế”, “GDP”, “chuyển dịch cơ cấu kinh tế “. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở 3 mặt chủ yếu, hãy nêu ra. - Dựa SGK tr.154 đọc thuật ngữ “Khu vực kinh tế”. a- GV phát phiếu học tập có nội dung : - Dựa vào H 6.1 hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Xu hướng này thể hiện rõ ở những khu vực nào ? Nêu ý nghĩa của sự chuyển dịch đó. GV gợi ý các mốc thời gian : *1991 : Chuyển sang kinh tế thị trường. *1995 : Bình thường hoá quan hệ Việt- Mỹ và Việt Nam gia nhập ASEAN. *1997 : Khủng hoảng tài chính khu vực. -GV cho HS làm việc cá nhân (3’), thảo luận nhóm (5’). -GV treo thông tin phản hồi, nhận xét và tuyên dương các nhóm. b. GV hỏi : Dựa vào H. 6.2, hãy xác định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi của các vùng kinh tế trọng điểm. Kể các vùng kinh tế giáp biển, vùng kinh tế không giáp biển, nêu ý nghĩa. - Cho HS đọc thuật ngữ “vùng kinh tế trọng điểm” SGK tr. 156. -Cho biết ảnh hưởng của các vùng kinh tế trọng điểm đến các vùng kinh tế khác. c. - GV giảng sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. -GV hỏi : ý nghĩa của sự chuyển dịch này? 2. - GV hỏi : dựa vào SGK nêu những thành tựu nền kinh tế nước ta đã đạt được - GV cho HS đọc thuật ngữ “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” SGK tr. 153. - GV hỏi : dựa vào SGK nêu những thách thức của nền kinh tế nước ta. I. HS trả lời : *CM 8 : Đất nước độc lập. *46 – 54 : Kháng chiến chống Pháp. *54 – 75 : Chống Mỹ cứu nước. *30-4-75 : Thống nhất đất nước. *75 – 86 : Khủng hoảng kinh tế. II. HS trả lời : - Công cuộc đổi mới được triển khai từ 1986. - HS dựa vào SGK tr.153 và 154 đọc các thuật ngữ. 1. - HS dựa vào SGK tr. 153 & 154 đọc. - HS trả lời : đó là chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. - HS hoạt động nhóm: HS làm việc cá nhân, thảo luận, các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. THÔNG TIN PHẢN HỒI *Năm 1991 : KV1 có tỉ trọng cao nhất (41%), kế là KV3 (36%), sau cùng là KV2 (24%). *giai đoạn 91 - 95 : tăng nhanh nhất là KV3 (tăng 9%), kế là KV2 (tăng 5%), KV1 giảm nhanh (giảm 13%). *giai đoạn 95 – 97 : - KV1 giảm chậm nhất, sau đó tiếp tục giảm. - KV2 tăng chậm, sau đó tăng với tốc độ nhanh hơn. - KV3 giảm, sau đó tiếp tục giảm. *Từ 91 – 02 : KV1 giảm 18%, KV2 tăng 15%, KV3 tăng 4% xu hướng chuyển dịch rõ nhất là KV1 và KV2 nước ta đang chuyển từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp. b.HS dựa vào phần chú giải H 6.2 xác định : *Nước ta có 7 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm. *Chỉ có Tây Nguyên không giáp biển. kết hợp kinh tế trên đất liền và kinh tế biển đảo là đặc trưng của hầu hết các vùng kinh tế”. - HS đọc SGK. - HS dựa vào H 6.2 trả lời : *Vùng KT TĐ Bắc Bộ Đ/B sông Hồng, Trung du BB. * Vùng KT TĐ Miền Trung Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên. * Vùng KT TĐ phía Nam ĐNB, TNB. c. - HS nghe. - HS trả lời : chuyển sang kinh tế thị trường tránh quan liêu bao cấp, tăng tính cạnh tranh. 2. - HS dựa vào SGK trả lời. - HS đọc tr.153. - HS trả lời. 5’ CỦNG CỐ GV hỏi : 1. Dựa vào H 6.1 phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 2. Dựa vào H 6.2 xác định các vùng kinh tế, các vùng kinh tế trong điểm. 3. Hãy nêu 1 số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta ? HS trả lời dựa vào bài học. 1’ DẶN DÒ - Học bài chú ý đến kênh hình. - Bài tập ở nhà : Bài tâp 2 SGK tr. 23. - HS chuẩn bị bài mới. HS ghi vào sổ tay

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_bai_6_su_phat_trien_nen_kinh_te_viet_na.doc
Giáo án liên quan