Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 15: Thương mại và du lịch - Nguyễn Thị Lợi

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :Qua bài học, HS phải:

1. Kiến thức :

- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành thương mại và du lịch.

2. Kĩ năng :

- Biết đọc và phân tích các biểu đồ , phân tích bảng số liệu.

3. Thái độ :

Tình yêu quê hương , có ý thức giữ gìn các giá trị thiên nhiên , lịch sử , văn hóa của đất nước, địa phương .

 II.PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC :

1. Giáo viên: Bản đồ du lịch Việt Nam

2. Học sinh: Tập atlat địa lí Việt Nam, sgk,.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1 ., 9A2 ., 9A3 , 9A4 ., 9A5 , 9A6 .

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Xác định các tuyến quốc lộ chính, các cảng biển lớn và sân bay quan trọng ở nước ta trên bản đồ?

3. Bài mới :

 Khởi động: Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì các hoạt động về thương mại và du lịch cũng ngày càng được chú trọng và phát triển hơn. Với nhiều cảnh đẹp, các kì quan thiên nhiên, xã hội là điều kiện để nước ta phát triển các hoạt động này.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 15: Thương mại và du lịch - Nguyễn Thị Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn: 7/10/2013 Tiết 15 Ngày dạy: 10/10/2013 BÀI 15. THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :Qua bài học, HS phải: 1. Kiến thức : - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành thương mại và du lịch. 2. Kĩ năng : - Biết đọc và phân tích các biểu đồ , phân tích bảng số liệu. 3. Thái độ : Tình yêu quê hương , có ý thức giữ gìn các giá trị thiên nhiên , lịch sử , văn hóa của đất nước, địa phương . II.PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC : 1. Giáo viên: Bản đồ du lịch Việt Nam 2. Học sinh: Tập atlat địa lí Việt Nam, sgk,.... III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1.., 9A2., 9A3, 9A4., 9A5, 9A6.. 2. Kiểm tra bài cũ: - Xác định các tuyến quốc lộ chính, các cảng biển lớn và sân bay quan trọng ở nước ta trên bản đồ? 3. Bài mới : Khởi động: Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì các hoạt động về thương mại và du lịch cũng ngày càng được chú trọng và phát triển hơn. Với nhiều cảnh đẹp, các kì quan thiên nhiên, xã hội là điều kiện để nước ta phát triển các hoạt động này. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1 :Tìm hiểu ngành nội thương ( cá nhân ) *Bước 1: - Thương mại là gì ? Thương mại gồm những ngành nào ? - Trong thời gian qua , hoạt động nội thương nước ta đã có những thay đổi gì ? - Sự phân bố của ngành nội thương phụ thuộc vào những yếu tố nào ? - GV chuẩn xác kiến thức. *Bước 2: - Quan sát biểu đồ 15.1: em có nhận xét gì về sự phân bố theo vùng của ngành nội thương ? ( tập trung nhiều nhất ở vùng nào ? Ít nhất ở vùng nào?) - HS quan sát H15.1 nêu nhận xét dựa vào độ cao các cột và số liệu đã cho trong biểu đồ. - Vì sao nội thương của vùng Đông Nam Bộ đạt mức cao nhất ? Tây Nguyên lại thấp nhất ? ( Gợi ý : Từ 2 yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố ngành nội thương) - GV chuẩn xác kiến thức. *Bước 3: - Cho biết các trung tâm thương mại , dịch vụ lớn nhất nước ta ?( HS yếu) - Gv giới thiệu các hình ảnh ( sgk) về các trung tâm thương mại lớn ở nước ta. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về ngành ngoại thương ( cá nhân + nhóm ) *Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm tìm hiểu về ngoại thương. Nhóm 1: Ngoại thương là gì ? Vai trò của Ngoại thương đối với sự phát triển kinh tế ? Nhóm 2: Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta là gì ?Cho ví dụ từng mặt hàng ? Nhóm 3: Những mặt hang nhập khẩu của nước ta là gì? Vì sao ta nhập khẩu nhiều máy móc , thiết bị và ít nhập khẩu LTTP và hàng tiêu dùng ? Nhóm 4: Hiện nay nước ta quan hệ ngoại thương với những nước nào ?Vì sao? *Bước 2: Hs tiến hành trao đổi, thảo luận, đại diện nhóm trình bày, có nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 3 : Tìm hiểu về ngành Du lịch (cặp) *Bước 1: - Vai trò của du lịch đối với kinh tế và đời sống ? - Gv chuẩn xác kiến thức. *Bước 2: - Nước ta có những tiềm năng gì để có thể phát triển ngành du lịch ? + Tài nguyên du lịch tự nhiên ?Ví dụ? + Tài nguyên du lịch nhân văn ? Ví dụ? - Gv chuẩn xác kiến thức. *Bước 3: - Gọi HS xác định trên bản đồ du lịch Việt Nam các địa điểm du lịch : Hạ Long , Phong nha , Huế , Thánh Địa Mỹ Sơn , Hội An . - Tỉnh Lâm Đồng có địa điểm du lịch nào không? Ví dụ ? -GV kết luận. I . THƯƠNG MẠI : 1. Nội thương : - Phát triển mạnh, không đều giữa các vùng : tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, ĐB Sông Cửu Long và ĐB sông Hồng, ít ở vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.... - Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm thưong mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta. 2. Ngoại thương : - Các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu + Xuất khẩu : Hàng công nghiệp nặng, khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, hàng nông , lâm , thủy sản. + Nhập khẩu : máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, - Quan hệ ngoại thương chủ yếu với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương: Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc,Ô-trây-li-a, Đài Loan, Châu Âu, Bắc Mĩ,.. II . DU LỊCH : - Tiềm năng du lịch phong phú gồm: + tài nguyên du lịch tự nhiên: phong cảnh đẹp, bãi tắm đẹp, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,khí hậu tốt (Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha – Kẻ Bàng,..) + tài nguyên du lịch nhân văn :các công trình kiến trúc, di tích lịch sử,lễ hội, các làng nghề truyền thống, văn hóa dân gian.( Cố đô Huế, Di tích Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An) - Du lịch phát triển ngày cành nhanh 4. Đánh giá : - Nước ta quan hệ ngoại thương chủ yếu với những nước nào ? Tại sao ? - Xác định các vùng có hoạt động nội thương phát triển nhất trên lược đồ. 5.Hoạt động nối tiếp: - Học bài cũ , trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK . - Chuẩn bị bài mới : Nghiên cứu bài 16 : chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để vẽ biểu đồ IV. PHỤ LỤC: Nhóm tài nguyên Loại tài nguyên Điểm du lịch Tự nhiên -Phong cảnh đẹp. Hạ long, Sa Pa, Phong Nha- Kẻ Bàng, Hồ Ba Bể, Tam Cốc- Bích Động -Bãi tắm tốt. Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nha Trang, Vũng Tàu, lăng Cô, Vân Phong -Khí hậu tốt. Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo -Tài nguyên động thực vật quí hiếm. Sân chim ở Nam Bộ, vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Yok Đôn, các khu bảo tồn thiên nhiên Nhân văn -Các công trình kiến trúc. Chùa Tây Phương, tháp chàm Pônaga, Tòa thanhd tây Ninh, cố đô Huế, phố cổ Hội An -Di tích lịch sử. Cố đô Huế, nhà tù Côn Đảo, cảng Nhà Rồng, thành Cửa Bắc, thành Cổ Loa, địa đạo Củ Chi -Lễ hội dân gian. Chùa Hương, hội Đền Hùng, hội Gióng, hội Lim, lễ hội Ka-tê (Chăm- Ninh Thuận) -Làng nghề truyền thống. Lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, gốm Phù Lãng, vàng Định Công, gốm Bầu Trúc -Văn hóa dân gian - Các món ăn dân tộc độc đáo của các miền - Hát đối đáp, hát quan họ, hát then, hát văn, chèo, tuồng, đờn ca tài tử, ném còn V. RÚT KINH NGHIỆM : ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_15_thuong_mai_va_du_lich_nguyen_th.doc