I.MỤC TIÊU BÀI HỌC :Qua bài học, HS phải:
1.Kiến thức :
- Củng cố kiến thức về cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta .
2.Kĩ năng :
- Kĩ năng vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu .
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét biểu đồ
3.Thái độ:
- HS có ý thức học tập
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC :
1.Giáo viên : Biểu đồ ( theo bảng số liệu 16.1 )
2. Học sinh: Thước kẻ, bút chì,.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1 ., 9A2 , 9A3 .,9A4 , 9A5 ., 9A6
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước?
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 16: Thực hành vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế - Nguyễn Thị Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn: 8/10/2013
BÀi 16. THỰC HÀNH
VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ
Tiết 16 Ngày dạy: 11/10/2013
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC :Qua bài học, HS phải:
1.Kiến thức :
- Củng cố kiến thức về cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta .
2.Kĩ năng :
- Kĩ năng vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu .
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét biểu đồ
3.Thái độ:
- HS có ý thức học tập
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC :
1.Giáo viên : Biểu đồ ( theo bảng số liệu 16.1 )
2. Học sinh: Thước kẻ, bút chì,...
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1., 9A2, 9A3.,9A4, 9A5.., 9A6
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước?
3.Bài mới :
Khởi động: GV nêu nội dung của bài thực hành.
Hoạt động 1. Hệ thống kiến thức về cơ cấu nền kinh tế nước ta (cá nhân)
* Bước 1:
- GV nhắc lại đặc điểm nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện ở những mặt nào?
* Bước 2:
- HS nhớ lại kiến thức, trả lời. Gv chuẩn xác kiến thức, chuyển ý
Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng làm bài tập địa lí ( cá nhân)
*Bước 1:
- Gv kiểm tra phần chuẩn bị dụng cụ của học sinh
- GV gọi hs đọc yêu cầu của bài thực hành .
- Gv hướng dẫn cách vẽ :
B1.Nhận biết trong trường hợp vẽ biểu đồ miền :
- Trường hợp vẽ biểu đồ miền : chuỗi số liệu thể hiện trong nhiều năm .
- Trường hợp số liệu tương tự nhưng ít năm hơn : Vẽ biểu đồ hình tròn .
B2. Cách vẽ :
- Biểu đồ là 1 hình chữ nhật , trục tung có trị số là 100% . ( Để thuận lợi trong việc vẽ biểu đồ , GV hướng dẫn học sinh cần lấy chiều cao trục tung là 10 cm à 1mm ứng với 1% )
- Trục hoành là các năm ( khoảng cách giữa các vạch chỉ năm dài hay ngắn phải tương ứng với khoảng cách giữa các năm )
- Vẽ lần lượt từng chỉ tiêu Nông , lâm , ngư đến Công nghiệp – xây dựng
- Xác định chỉ tiêu đến đâu , kẻ vạch đến đó để tránh sự nhầm lẫn .
- Sử dụng kí hiệu,lập bảng chú giải, viết tên biểu đồ.
* Bước 2:
- Học sinh tiến hành vẽ biểu đồ , gv gọi 2 hs lên bảng vẽ mẫu.
- Gv quan sát , sửa chữa sai sót ho các HS dưới lớp.
- GV gọi học sinh nhận xét, sửa bài .
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GDP CỦA NƯỚC TA THỜI KÌ 1991 – 2002
Nông – Lâm – Ngư Công nghiệp – Xây dựng Dịch Vụ
* Bước 3:
- Nhận xét biểu đồ bằng cách trả lời các câu hỏi sau :
+ Em có nhận xét gì về sự thay đổi cơ cấu GDP của từng khu vực trong thời kì 1991 – 2002 ?
+ Sự giảm mạnh của khu vực Nông – Lâm – Ngư từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì ?
+ Sự tăng trưởng mạnh của khu vực CN – Xây dựng đã phản ánh điều gì ?
- HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức:
+ Sự giảm mạnh của khu vực Nông – Lâm – Ngư từ 40,5% xuống còn 23,0% cho ta thấy rằng : Nền kinh tế nước ta đang chuyển dần từ 1 nền kinh tế nông nghiệp sang 1 nền kinh tế công nghiệp
+Sự tăng trưởng mạnh của khu vực CN – Xây dựng đã phản ánh được quá trình CNH – HĐH ở nước ta đang tiến triển tốt .
4. Đánh giá :
GV nhận xét tiết thực hành:những ưu điểm và nhược điểm trong giờ học, ghi điểm cho HS làm bài tốt.
5. Hoạt động nối tiếp:
- Về nhà tiếp tục hoàn thành biểu đồ,hoàn thành bài thực hành.
- Xem lại các nội dung địa lí dân cư, địa lí kinh tế chuẩn bị tiết ôn tập.
IV. PHỤ LỤC:
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_9_tiet_16_thuc_hanh_ve_bieu_do_ve_su_thay.doc