Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 20: Vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Lợi

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :Qua bài học, HS phải:

1.Kiến thức :

 - Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; sự phân bố của các ngành đó

- Nêu được tên các trung tâm kinh tế và các ngành kinh tế của từng trung tâm

2. Kĩ năng :

- Phân tích bản đồ (lược đồ) Kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để hiểu và trình bày phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp của vùng.

- Phân tích bảng số liệu để hiểu và trình bày tình hình phát triển kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ.

3.Thái độ :

- HS có nhận thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, tình yêu quê hương, đất nước.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC :

1. Giáo viên:

- Bản đồ kinh tế trung du và miền núi BB .

2. Học sinh:

- Sgk, Átlat địa lí Việt nam.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1 ., 9A2 ., 9A3 , 9A4 ., 9A5 ., 9A6 .

2. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng .

3.Bài mới :

 Khởi động:Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có nhiều điều kiệnthuần lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp quan trọng như khai khoáng, thủy điện, thuận lợi để phát triển nông nghiệp, Để hiểu rõ hơn các em cùng đi vào bài học hôm nay.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 20: Vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10. Ngày soạn: 21/10/2013 Tiết 20 Ngày dạy: 25/10/2013 Bài 18. VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (TT) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :Qua bài học, HS phải: 1.Kiến thức : - Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; sự phân bố của các ngành đó - Nêu được tên các trung tâm kinh tế và các ngành kinh tế của từng trung tâm 2. Kĩ năng : - Phân tích bản đồ (lược đồ) Kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để hiểu và trình bày phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp của vùng. - Phân tích bảng số liệu để hiểu và trình bày tình hình phát triển kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ. 3.Thái độ : - HS có nhận thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, tình yêu quê hương, đất nước. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC : 1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế trung du và miền núi BB . 2. Học sinh: - Sgk, Átlat địa lí Việt nam. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1., 9A2.., 9A3, 9A4...., 9A5.., 9A6. 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng . 3.Bài mới : Khởi động:Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có nhiều điều kiệnthuần lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp quan trọng như khai khoáng, thủy điện, thuận lợi để phát triển nông nghiệp,Để hiểu rõ hơn các em cùng đi vào bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế của miền núi và trung du BB ( nhóm ) *Bước 1: GV chia lớp làm 3 nhóm - Nhóm 1: tìm hiểu về ngành công nghiệp - Nhóm 2: tìm hiểu ngành nông nghiệp - Nhóm 3: tìm hiểu về ngành dịch vụ *Bước 2: - GV hướng dẫn HS tìm hiểu tình hình phát triển từng ngành, nơi phân bố . - HS thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm trả lời. GV chuẩn xác kiến thức trên bản đồ. * Bước 3: - Nhờ đâu mà ngành thủy điện và nhiệt điện trong vùng phát triển mạnh ? - Cho biết ý nghĩa của thủy điện Hòa Bình ? - Điều kiện khí hậu của vùng có thuận lợi gì đối với trồng trọt ? - Nhờ những điều kiện nào mà cây chè chiếm tỉ trọng cao nhất cả nước ? - Sản xuất nông nghiệp trong vùng gặp phải những khó khăn gì ? - Tại sao hoạt động du lịch lại trở thành thế mạnh kinh tế của vùng? *Bước 4: - GV gọi HS lên bảng xác định vị trí phân bố của các ngành công nghiệp quan trọng, các sản phẩm nông nghiệp, các tuyến đường quan trọng và các điểm du lịch nổi tiếng, - Để phát triển nền kinh tế bền vững cần phải sử dụng tài nguyên như thế nào. Đặc biệt đối với nguồn tài nguyên khoáng sản? Hoạt động 2:Tìm hiểu các trung tâm kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (cá nhân) *Bước 1: - GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk (H18.1/ trang 66) xác định các trung tâm kinh tế của vùng? Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm? *Bước 2: - HS xác định trên bản đồ. GV chuẩn xác kiến thức. IV . Tình hình phát triển kinh tế 1. Công nghiệp : - Thế mạnh chủ yếu là khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện. - Phân bố: + Than (Quảng Ninh), sắt (Thái Nguyên), thiếc( Cao bằng), apatit (Lào Cai),... + Các trung tâm CN: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, + Các nhà máy thủy điện: Hòa Bình, Thác bà, Sơn la,Tuyên Quang + Nhà máy nhiệt điện: Uông Bí 2. Nông nghiệp : - Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới), quy mô sản xuất tương đối tập trung. Một số sản phẩm có giá trị trên thị trường (chè, hồi, hoa quả); là vùng nuôi nhiều trâu, bò, lợn. - Phân bố: + Chè: Sơn La, Hà Giang,Lào Cai, Lai Châu, Thái Nguyên,... + cây Hồi (Lạng Sơn) + Trâu , bò: Ba Vì, Tuyên Quang, Lạng sơn,... + Lợn: Sơn La, Tuyên Quang,... - Lâm nghiệp: nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông - lâm kết hợp, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường sinh thái. 3. Dịch vụ : - Các tuyến đường chính: quốc lộ 1A, 2,3,6,... - Các cửa khẩu quan trọng: Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai. - Hoạt động du lịch trở thành thế mạnh của vùng: Vịnh Hạ Long, Đền Hùng, Tân Trào, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Bể,... V .Các trung tâm kinh tế: - Thái Nguyên: trung tâm công nghiệp nặng (luyện kim, cơ khí) - Việt Trì: Trung tâm CN Hóa chất, giấy, VLXD - Hạ Long: CN than- du lịch - Lạng Sơn: cửa khẩu quốc tế quan trọng giữa Việt Nam – Trung Quốc. 4.Đánh giá : - Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh nhất trong vùng ? Tại sao ? - GV hướng dẫn HS làm bài tập 3/ SGK/ T.69. 5. Hoạt động nối tiếp: - GV yêu cầu HS học bài cũ , trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK . - Chuẩn bị bài mới : Nghiên cứu bài 19 : Xem lại các tài nguyên khoáng sản quan trọng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. IV. PHỤ LỤC V. RÚT KINH NGHIỆM: ........

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_20_vung_trung_du_va_mien_nui_bac_b.doc
Giáo án liên quan