I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải:
1. Kiến thức:
- Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả hai vùng, gồm các hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, du lịch và dịch vụ biển.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện phương pháp đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê, liên kết không gian kinh tế BắcTrung Bộ với Duyên hải Nam Trung Bộ.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC :
1. Giáo viên: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Bản đồ kinh tế Việt Nam).
2. Học sinh: máy tính cá nhân, thước kẻ, bút chì.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1., 9A2., 9A3., 9A4., 9A5., 9A6.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào?
3. Bài thực hành:
Hoạt động 1. Hệ thống hóa kiến thức đã học ( cá nhân)
* Bước 1:
- Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ?
- HS nhớ lại kiến thức để trả lời. Gv chuẩn xác kiến thức.
* Bước 2:
- Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng phát triển kinh tế biển như thế nào?
- Có đường bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp, vùng biển rộng nhiều hải sản, nhiều vũng vịnh, .
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 29: Thực hành kinh tế biển của bắc Trung Bộ và Duyên Hải nam Trung Bộ - Nguyễn Thị Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Ngày soạn: 25/11/2013
BÀI 27.THỰC HÀNH
KINH TẾ BIỂN CỦA BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ.
Tiết 29 Ngày dạy: 28/11/2013
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải:
1. Kiến thức:
- Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả hai vùng, gồm các hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, du lịch và dịch vụ biển.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện phương pháp đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê, liên kết không gian kinh tế BắcTrung Bộ với Duyên hải Nam Trung Bộ.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC :
1. Giáo viên: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Bản đồ kinh tế Việt Nam).
2. Học sinh: máy tính cá nhân, thước kẻ, bút chì.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1......................., 9A2....................., 9A3..............................., 9A4................................., 9A5................................, 9A6.................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào?
3. Bài thực hành:
Hoạt động 1. Hệ thống hóa kiến thức đã học ( cá nhân)
* Bước 1:
- Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ?
- HS nhớ lại kiến thức để trả lời. Gv chuẩn xác kiến thức.
* Bước 2:
- Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng phát triển kinh tế biển như thế nào?
- Có đường bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp, vùng biển rộng nhiều hải sản, nhiều vũng vịnh, ...
Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng địa lí ( cá nhân + cặp đôi)
1.Xác định các thế mạnh phát triển kinh tế biển của BTB và Duyên hải NTB
* Bước 1:
- GV yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của đề bài, gọi HS lên bảng xác định trên bản đồ :
+ Các cảng biển.
+ Các bãi cá, bãi tôm.
+ Các cơ sở sản xuất muối.
+ Các bãi biển có giá trị du lịch.
* Bước 2:
- Nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển ở hai vùng BTB và Duyên hải NTB?
- HS trả lời theo gợi ý: + Kinh tế cảng.
+ Kinh tế đánh bắt thủy hải sản.
+ Sản xuất muối.
+ Dịch vụ du lịch.
+ Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
GV chuẩn xác kiến thức.
2. So sánh và giải thích sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của 2 vùng BTB và Duyên hải NTB ( cặp đôi)
*Bước 1:
GV hướng dẫn HS so sánh:
+ tính tỉ trọng thủy sản nuôi trồng và khai thác ở 2 vùng.
+ Trong hai vùng kinh tế vùng nào có sản lượng nuôi trồng và khai thác nhiều hơn ? Tại sao ?
*Bước 2:
- HS: Dựa vào bảng số liệu tính toán,nhận xét.
+ BTB Nuôi trồng thủy sản nhiều hơn DHNTB.
+ DHNTB khai thác nhiều hơn BTB.
- GV: Kiểm tra và chuẩn xác kiến thức.
+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng BTB lớn hơn Duyên hải NTB 1,4 lần
+ Sản lượng thủy sản khai thác vùng Duyên hải NTB lớn hơn BTB 3,2 lần.
+ Tổng sản lượng thủy sản ở vùng Duyên hải NTB lớn hơn BTB 2,7 lần.
+ Có sự chênh lệch thủy sản giữa hai vùng vì:
- BTB: tiềm năng nuôi trồng thủy sản lớn, dọc bờ biển có nhiều đầm, phá, bãi thủy triều rộng, vùng đất ngập nước...
- Duyên hải NTB: có nhiều bãi tôm, bãi cá, hoạt động khai thác xa bờ được đầu tư.
4. Đánh giá:
- GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
- GV nhận xét thái độ học tập của học sinh trong giờ học.
5. Hoạt động nối tiếp :
- HS hoàn thiện nốt những phần còn chưa làm song của bài thực hành.
IV. PHỤ LỤC
V. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_9_tiet_29_thuc_hanh_kinh_te_bien_cua_bac.doc