Giáo án Địa lý 10 – Nâng cao kì II - Trường THPT Hưng Yên

BÀI 32 : THỰC HÀNH

 VẼ VÀ PHÂN TÍCH THÁP TUỔI .

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Sau bài học, học sinh cần :

1. Kiến thức

- Củng cố về kiến thức về cơ cấu tuổi và giới .

2. Kỹ năng

- Rèn luyện về kĩ năng vẽ biểu đồ nói chung và biểu đồ tháp tuổi nói riêng; phân tích và nhận xét biểu đồ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Máy tính bỏ túi.

- Thước kẻ, bút chì, màu .

 

doc41 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 10 – Nâng cao kì II - Trường THPT Hưng Yên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 32 : Thực hành Vẽ và phân tích tháp tuổi . I . Mục tiêu bài học Sau bài học, học sinh cần : Kiến thức Củng cố về kiến thức về cơ cấu tuổi và giới . Kỹ năng Rèn luyện về kĩ năng vẽ biểu đồ nói chung và biểu đồ tháp tuổi nói riêng; phân tích và nhận xét biểu đồ. II. Phương tiện dạy học Máy tính bỏ túi. Thước kẻ, bút chì, màu . III . Hoạt động dạy và học 1. Mở bài : GV giới thiệu nội dung bài thực hành . 2. Bài mới : Hoạt động của Thầy & trò Nội dung chính Hình thức : Cả lớp GV: Yêu cầu một vài học sinh mô tả lại tháp tuổi . Sau đó hướng dẫn học sinh vẽ một tháp tuổi . Học sinh thực hành theo nhóm.( Các nhóm làm cùng nhiệm vụ như nhau ) Vẽ tháp tuổi của 2 nhóm nước. Tính tỉ lệ người theo 3 nhóm và điền vào bảng GV đã kẻ sẵn. So sánh 2 tháp tuổi về hình dạng, cơ cấu dân số theo tuổi và giới. Phân tích tác động của cơ cấu tuổi và giới đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở hai nhóm nước. Học sinh trình bày. GV giúp học sinh chuẩn kiến thức. - Tháp tuổi được xây dựng theo các lớp tuổi cách nhau 5 năm . - Những băng chữ nhật nằm ngang thể hiện những lớp tuổi kế tiếp nhau, lứa tuổi thấp nhất ở đáy, cao nhất ở đỉnh. Độ dài của băng chữ nhật nằm ngang thể hiện số lượng tương đối (%) hoặc tuyệt đối (triệu người hay nghìn người) của nhóm tuổi. - Phần bên trái của tháp thể hiện cơ cấu tuổi của Nam, bên phải là Nữ . 1. Hình vẽ tháp tuổi của 2 nhóm nước (SGV) 2. Tính cơ cấu dân số theo 3 nhóm tuổi . Nhóm tuổi Các nước phát triển Tổng Nam Nữ 0 – 14 15 – 59 60 trở lên Tổng 21,11 60,56 18,33 100,0 10,80 30,45 7,55 48,80 10,31 30,11 10,78 51,20 Nhóm tuổi Các nước đang phát triển Tổng Nam Nữ 0 – 14 15 – 59 60 trở lên Tổng 32,29 59,93 7,78 100,0 16,49 30,62 3,71 50,82 15,80 29,31 4,07 49,18 3. So sánh hình dạng 2 tháp tuổi về cơ cấu tuổi . - Tháp tuổi của các nước đang phát triển có đáy tháp mở rộng => Cơ cấu dân số trẻ, trẻ em đông, người già ít ( dẫn chứng bảng số liệu) - Tháp tuổi của các nước phát triển có đáy tháp thu hẹp => Cơ cấu dân số già, trẻ em ít, người già đông ( dẫn chứng bảng số liệu) 4. Phân tích tác động đến kinh tế xã hội: + Thuận lợi : - Các nước phát triển : Trẻ em ít - > thuận lợi cho giáo dục, chăm sóc trẻ em ; chất lượng cuộc sống nâng cao. - - Các nước đang phát triển : - > Trẻ em đông, nguồn lao đđộng dự trữ dồi dào, đủ lực lượng lao động để phát triển kkinh tế xã hội. + Khó khăn : - Các nước phát triển : Thiếu lao động, phải hỗ trợ và chăm sóc y tế cho người già và nguy cơ giảm dân số. - Các nước đang phát triển : Số người trong độ tuổi lao dđộng đông, nhu cầu giáo dục, chăm sóc sức khoẻ lớn; vvấn đề lao động và việc làm cho người bước vào độ tuổi lllao động IV. Đánh giá 1. Học sinh tự đánh giá kết quả làm việc . 2. GV nhận xét đáng giá sau giờ thực hành . V. Hoạt động nối tiếp 1. Về nhà hoàn thiện bài thực hành để chấm điểm . 2. Chuẩn bị bài mới . Tuần 20 / Tiết 38 Ngày soạn : 27 / 12 / 2008 Bài 33 : Các chủng tộc, ngôn ngữ và tôn giáo . I . Mục tiêu bài học Sau bài học, học sinh cần : Kiến thức Hiểu khái niệm chủng tộc; biết đựoc đặc điểm chính về ngoại hình và sự phân bố của 3 chủng tộc trên thế giới. Hiểu khái niệm ngôn ngữ, biết các ngôn ngữ phổ biến trên thế giới . Hiểu khái niệm tôn giáo; biết sự phân bố các tôn giáo chủ yếu trên thế giới . Kỹ năng - Nhận diện những đặc điểm chính của 3 chủng tộc qua tranh ảnh; đọc bản đồ; phân tích và nhận xét sự phân bố các chủng tộc và ngôn ngữ, tôn giáo lớn trên thế giới . Tư tưởng nhận thức - Có nhận thức đúng đắn về các chủng tộc, đoàn kết gắn bó các tôn giáo để giữ vững ổn định chính trị – xã hội. II. Phương tiện dạy học Tranh ảnh về 3 chủng tộc chính trên thế giới. Bản đồ về sự phân bố các chủng tộc, tôn giáo trên thế giới. Đĩa hình III . Hoạt động dạy và học Mở bài : Hỏi : Ai trong 3 bức ảnh trong bài là người da màu ? Giáo viên dùng chuyện kể địa lý về cuộc nói chuyện giữa Nensơn Madela và nhà báo phương Tây để vào bài . - Chú bé da đen trong bộ phim “ Đến thượng đế cũng phải cười ” để lại cho em những ấn tượng gì ? 3. Bài mới : Hoạt động của Thầy & trò Nội dung chính Hoạt động1: Tìm hiểu về các chủng tộc trên thế giới . Hình thức : Cá nhân HS đọc mục 1 để tìm hiểu khái niệm chủng tộc và những dấu hiệu cơ bản để phân loại các chủng tộc. Gv : yêu cầu một học sinh trả lời nội dung đã tìm hiểu . GV : giải thích, làm rõ thêm các khái niệm về chủng tộc, nhấn mạnh chủng tộc là yếu tố sinh vật học, không phải là yếu tố xã hội . 2. Học sinh trình bày. 3. GV giúp học sinh chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự phân bố các chủng tộc. Hình thức : Nhóm : 1. GV: yêu cầu : - Đọc mục 2 và kết hợp hình 33.2, cho biết các khu vực phân bố của các chủng tộc ? + Nhóm 1 : Trình bày về sự phân bố của chủng tộc Mônggôlôit. + Nhóm 2 : Trình bày về sự phân bố của chủng tộc ơrôpêốit. + Nhóm 3 : Trình bày về sự phân bố của chủng tộc Nêgrô - Ôttralôit. - Học sinh làm việck khoảng 5 phút . 2. HS lên bảng chỉ bản đồ trình bày về sự phân bố Hỏi : Tại sao nói người da đỏ ở Châu Mỹ có nguồn gốc tổ tiên là người Mônggôlôit ? GVnói : Họ cũng là người có nguồn gốc. . Hoạt động 3: Tìm hiểu ngôn ngữ. Hình thức : Cá nhân / Cặp . 1. GV: Yêu cầu: Đọc mục II, hãy nêu khái niệm, đặc điểm ngôn ngữ và các ngôn ngữ phổ biến trên thế giới. Hỏi : Học sinh làm việc khoảng 5 phút . 2. GV chỉ một vài học sinh trả lời . 3. GV giúp học sinh chuẩn kiến thức. Và giải thích thêm về khía niệm và vai trò của ngôn ngữ với loài người . Hoạt động 4: Tìm hiểu về tôn giáo và các tôn giáo lớn trên thế giới. Hình thức : Cá nhân / Cặp . 1. GV: Thuyết trình, giảng giải về khía niệm tôn giáo Dựa vào SGK,và các hình 33.3 xác định các khu vực phân bố tôn giáo chủ yếu trên thế giới. 2. Học sinh trình bày, 3. GV giúp học sinh chuẩn kiến thức. I . Các chủng tộc trên thế giới . 1. Khái niệm và đặc điểm. - Khái niệm ( SGK) - Sự phân loại các chủng tộc dựa vào các đặc điểm hình thái bề ngoài cơ thể . - Đặc điểm của các chủng tộc : + ở rôpêốit . + Nêgrô ôttralốit . + Mônggôlốit . 2. Phân bố các chủng tộc. - Chủng tộc Mônggôlôit . - Chủng tộc ơrôpêốit . - Chủng tộc Nêgrô - Ôttralôit . (Tìm hiểu kỹ hơn ở tài liệu bổ xung ) II. Ngôn ngữ. 1. Khái niệm. (SGK) - Ngôn ngữ là sản phẩm cao cấp của ý thức con người, là một hiện tượng xã hội, là công cụ giao tiếp giữa người với người . 2. Các ngôn ngữ phổ biến trên thế giới (SGK) - Sự phổ biến của một ngôn ngữ nào đó được xem xét dưới 2 khía cạnh: Sự phân bố của nó theo không gian lãnh thổ địa lý và số người sử dụng nó với tư cách là tiếng mẹ đẻ. - 60% dân số sử dụng 13 ngôn ngữ phổ biến trên thế giới. III. Tôn giáo. 1 . Khái niệm (SGK) 2. Sự phân bố các tôn giáo. - Trên thế giới hiện nay có khoảng 83 % dân số theo các tôn giáo . - Có 5 tôn giáo lớn với số lượng tín đồ chiếm 77% số người theo các tôn giáo. Đó là đạo Cơ đốc (Ki tô giáo), Đạo hồi, Đạo hinđu, Phật giáo, Do thái.. - Phân bố : + Cơ đốc giáo. + Hồi giáo . + Phật giáo. + Hin đu . + Đạo do thái. IV. Đánh giá 1. Trả lời câu hỏi 1; 2; – SGK T119 . V. Hoạt động nối tiếp 1. Lập đề cuơng trả lời câu hỏi 1; 2;3 – SGK ; Vẽ biểu đồ với các bảng số liệu trong bài. 2. Chuẩn bị bài mới . Tuần 21/ Tiết 39 Ngày soạn : 5 / 1 / 2009. Bài 34 . Phân bố dân cư . Các loại hình quần cư và đô thị hoá . I . Mục tiêu bài học . Sau bài học, học sinh cần : 1. Kiến thức Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư, và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư. Phân biệt được các loại hình quần cư, đặc điểm và chức năng của chúng. Hiểu được bản chất, đặc điểm của đô thị hoá và ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế và môi trường . 2. Kỹ năng Biết cách tính mật độ dân số. Nhận xét, phân tích bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, tranh ảnh II. Phương tiện dạy học Bản đồ Dân cư và các đô thị lớn trên thế giới. Lược đồ tỉ lệ dân thành thị trên thế giới. Một số hình ảnh về nông thôn, về các thành phố lớn trên thế giới. III . Hoạt động dạy và học 1. Mở bài : 2. Bài mới : Hoạt động của Thầy & trò Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phân bố dân cư . Hình thức : Cả lớp. 1.HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi Phân bố dân cư là gì ? Mật độ phân bố dân cư là gì ? GV giải thích, làm rõ khái niệm phân bố dân cư và mật độ phân bố dân cư. Cung cấp số liệu về diện tích và số dân của Việt Nam năm 2007 yêu cầu tính mật độ phân bố dân cư nước ta. 2. Học sinh trình bày, 3.GV giúp học sinh chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới. Hình thức : Nhóm. Gv /giao nhiệm vụ: Đọc mục 2,3 kết hợp với bảng số liệu các nhóm hoàn thiện phiếu học tập . -> 1-2 học sinh trả lời, giáo viên chốt ý và ghi bảng Hỏi : Vì sao nói nhân tố quyết định đến sự phân bố dân cư là phương thức sản xuất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ? Chuyển ý : Hoạt động 3: Tìm hiểu về các loại hình quần cư. Hình thức : Cá nhân / Cặp . 1. GV: Yêu cầu: Đọc mục 2 và cho biết: Hỏi : Các loại hình quần cư ? Cơ sở để phân chia các loại hình quần cư ? Sự khác nhau cơ bản giữa các loại hình quần cư ? 2. Học sinh trình bày, 3. GV giúp học sinh chuẩn kiến thức. GV thuyết trình ngắn gọn về Đô thị hoá . Hoạt động 4: Tìm hiểu về quá trình đô thị hóa. 1. GV: Yêu cầu: Đọc mục 1 kết hợp với bảng số liệu về tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn, lược đồ tỉ lệ dân thành thị thế giới, nêu đặc điểm của đô thị hoá và cho dẫn chứng chứng minh. Học sinh trao đổi và thảo luận / => Khái niệm Đô thị hoá . 2. Học sinh trình bày, 3. GV giúp học sinh chuẩn kiến thức. Hoạt động 5: Tìm hiểu về những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến sự phát triển KT, XH, MT. Hình thức : Cả lớp GV: Hỏi : Bằng sự hiểu biết của bản thân, hãy nêu những ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển KT – XH và môi trường ? - Liên hệ ở Việt Nam: Hiện tượng đô thị hoá không xuất phát từ công nghiệp hoángười dân đô thị thiếu việc làm(Xem ảnh chợ lao động, Ô nhiễm môi trường) I. Phân bố dân cư. 1. Khái niệm. - Phân bố dân cư (SGK) - Mật độ dân số và công thức tính mật độ dân số (SGK) 2. Đặc điểm phân bố dân cư thế giới. - Mật độ dân cư trung bình trên thế giới là 48 người/km2 . - Dân cư trên thế giới phân bố không đều, biểu hiện: + Các khu vực tập trung đông dân cư : Tây Âu, Nam Âu, Ca-ri-bê, Đông á, ĐNá, Nam á, Trung Nam á.. + Các khu vực thưa dân cư : Châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung và Bắc Phi - Dân cư thế giới có sự biến động theo thời gian. - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư: + Các nhân tố tự nhiên: Khí hậu, nguồn nước, đất đai, địa hình, khoáng sản + Các nhân tố KT -XH: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; Tính chất của nền kinh tế; Lịch sử khai thác lãnh thổ; Chuyển cư II. Các loại hình quần cư. 1. Khái niệm. - Quần cư: Là tập hợp của các điểm dân cư tồn tại trên một lãnh thổ nhất định. - Điều kiện KT – XH => xuất hiện và phát triển các điểm dân cư. 2. Phân loại và đặc điểm. - Căn cứ vào một số dấu hiệu quan trọng như chức năng, mức độ tập trung dân cư, kiến trúc quy hoạch => Hai loại hình quần cư : Nông thôn và Thành thị . - Hai loại hình quần cư có sự khác nhau cơ bản về chức năng và mức độ tập trung dân cư. + Quần cư nông thôn: Chức năng sản xuất nông nghiệp, phân tán trong không gian + Quần cư thành thị : Chức năng sản xuất phi nông nghiệp, quy mô dân số đông, mức độ tập trung dân số cao. III. Đô thị hoá. 1.. Đặc điểm. - Dân cư đô thị có xu hướng tăng nhanh: Từ 13,6 năm 1990 đến 2005 là 48 % . - Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn ( hơn 50 thành phố có số dân trên 5 triệu người). Một số khu vực, châu lục có tỉ lệ thị dân cao (Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Ôt-xtrây-li-a, ..) Một số khu vực, châu lục có tỉ lệ thị dân thấp như: Đông Nam á, Nam á, Châu Phi . - Phổ biến rộng rãi lối sống đô thị . 2. ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển KT-XH và môi trường. Tích cực: - Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng KT, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. - Thay đổi sự phân bố dân cư . Tiêu cực : - Đô thị hoá không xuất phát từ công nghiệp hoá, không phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hoá => thiếu hụt lương thực, thiếu việc làm, điều kiện sinh hoạt ngày cành thiếu thốn, ô nhiễm môi trường IV. Đánh giá 1. Trả lời câu hỏi 1; 2; 3 – SGK. 2. Trình bày chiến lược phát triển dân số hợp lý ở nước ta . V. Hoạt động nối tiếp 1. Lập đề cuơng trả lời câu hỏi 1; 2;3 – SGK ; Vẽ biểu đồ với các bảng số liệu trong bài . 2. Chuẩn bị bài mới. Tuần 21/ Tiết 40 Ngày soạn : 9/ 1 / 2009. Bài 35 . Thực hành. Phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới . I . Mục tiêu bài học . Sau bài học, học sinh cần : 1. Kiến thức Củng cố kiến thức về phân bố dân cư, các loại hình quần cư và đô thị hoá. 2. Kỹ năng Nhận xét, phân tích bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, tranh ảnh II. Phương tiện dạy học Bản đồ Dân cư và các đô thị lớn trên thế giới. Một số hình ảnh về nông thôn, về các thành phố lớn trên thế giới . III . Hoạt động dạy và học 1. Mở bài : GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành . 2. Bài mới : Câu 1: Đọc bản đồ, xác định các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung dân cư đông đúc. - Dân cư trên thế giới phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở bán cầu Bắc . + Những khu vực thưa dân : Châu Đại Dương, Bắc và Trung á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Bắc Phi + Những khu vực đông dân : Đông á, Đông Nam á, Châu Âu,.. Câu 2: Giải thích: - Sự phân bố dân cư không đều là do tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội như : + Nhân tố tự nhiên : Những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi => Dân cư tập trung đông đúc và ngược lại . + Nhân tố kinh tế – xã hội : Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất . Tính chất của nền KT. Lịch sử khai thác lãnh thổ. Các dòng chuyển cư. IV. Đánh giá 1. Nhận xét hiệu quả làm việc của các nhóm/ lớp. 2. Liên hệ Việt Nam. V. Hoạt động nối tiếp 1. Hoàn thiện bài thực hành; GV thu bài và chấm điểm. 2. Chuẩn bị bài mới . Tuần 22/ Tiết 41 Ngày soạn : 15 /1/ 2009. Chương 9. Cơ cấu nền kinh tế. Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế. Bài 36 . các nguồn lực để phát triển kinh tế . I . Mục tiêu bài học . Sau bài học, học sinh cần : 1. Kiến thức Hiểu được khái niệm nguồn lực, các loại nguồn lực. Thấy được vai trò của các nguồn lực và phương hướng sử dụng nguồn lực trong phát triển kinh tế. 2. Kỹ năng Phân tích đánh giá các nguồn lực. Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, nhận xét sơ đồ và các loại nguồn lực. 3. Thái độ, hành vi. - Nhận thức được các nguồn lực và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam và địa phương để từ đó có những nỗ lực trong học tập nhằm phục vụ đất nước sau này. II. Phương tiện dạy học Sơ đồ nguồn lực. Hình ảnh minh hoạ về các nguồn lực của thế giới và Việt Nam. III . Hoạt động dạy và học 1. Mở bài : Quá trình phát triển kinh tế của một đất nước, một lãnh thổ luôn chịu tác động của nhiều nhân tố, như : Vị trí địa lý, tự nhiên, kinh tế – xã hội. Dưới tác động của các nhân tố này, kinh tế có thể phát triển thuận lợi hay gặp khó khăn. 2. Bài mới : Hoạt động của Thầy & trò Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm nguồn lực. Hình thức : Cả lớp. 1.HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết, hãy: Nêu khái niệm về nguồn lực. Học sinh làm việc độc lập khoảng 5 phút./ GV chỉ định một vài học sinh trả lời câu hỏi. 2. Học sinh trình bày, 3. GV giúp học sinh chuẩn kiến thức. GV giải thích, làm rõ khái niệm nguồn lực. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự phân loại các nguồn lực. Hình thức : Nhóm. 1.Gv /giao nhiệm vụ: Đọc mục II, hãy nêu căn cứ để phân chia các loại nguồn lực. - Học sinh thảo luận 5 phút theo gợi ý trong phiếu học tập và đưa ra câu trả lời: -> 1-2 học sinh trả lời, giáo viên chốt ý và ghi bảng Hỏi : Vì sao nói Điều kiện tự nhiên là nguồn lực quan trọng mang tính chất nền tảng, còn nguồn lực KT – XH mới là nguồn lực mang tính quyết định sự phát triển hay kìm hãm sự phát triển của một quốc gia. Lấy ví dụ CM/. Vdụ : Nhật Bản, Xingapo Hoạt động 3: Tìm hiểu về vai trò của các nguồn lực. Hình thức : Nhóm. 1. GV: Yêu cầu: Đọc mục 1 và thảo luân về vai trò của nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một đất nước. Hỏi : Nguồn lực nào là nguồn lực mang tính quyết định đối vói sự phát triển KT – XH ? Nguồn lực dưới dạng tiềm năng là nguồn lực như thế nào ? Lấy vdụ ở nước ta ? 2. Học sinh thảo luận nhóm khoảng 5 phút. Và báo cáo kết quả. 3. GV giúp học sinh chuẩn kiến thức. I. Khái niệm (SGK) II. Phân loại nguồn lực. 1. Căn cứ vào nguồn gốc. Có thể phân chia làm 3 loại nguồn lực: + Vị trí địa lý: Tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông. + Nguồn lực tự nhiên : (Tài nguyên thiên nhiên) : Đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản + Nguồn lực kinh tế – xã hội: Nguồn lao động, vốn, thị trường, chính sách phát triển kinh tế – xã hội. 2. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ : => Có thể phân chia làm 2 loại nguồn lực : + Nguồn lực trong nước: ( Nội lực) Là toàn bộ các nguồn lực tự nhiên, kt – xh, đường lối chính sách và hệ thống tài sản quốc gia. + Nguồn lực nước ngoài ( Ngoại lực ) Là khả năng tác động trực tiếp từ bên ngoài lãnh thổ vào việc phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Nguồn lực này rất đa dạng từ chính trị tới kinh tế và khoa học, công nghệ. III. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế. - Nguồn lực Có vai trò quan trọng. Mỗi nguồn lực lại có vai trò khác nhau. + Vị trí địa lý: Tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn cho việc trao đổi, tiếp cận giữa các vùng, giữa các quốc gia. + Nguồn lực kinh tế, xã hội: Có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với từng giai đoạn của đất nước có tính chất quyết định tốc độ phát triển. - Cần biến mọi nguồn lực thành động lực phát triển kinh tế – xã hội. - Nguồn lực tồn tại cả dưới dạng tiềm năng, muốn thành công trong phát triển kinh tế - xã hội phải biết huy động mọi nguồn lực. IV. Đánh giá 1. Trả lời câu hỏi 1; 2; 3 – SGK V. Hoạt động nối tiếp 1. Lập đề cuơng trả lời câu hỏi 1; 2;3 – SGK ; 2. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 9 . Hãy trình bày và phân tích những nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội của nuớc ta . Lấy ví dụ chứng minh cho từng nguồn lực. 3. Chuẩn bị bài mới . Tuần 22/ Tiết 42 Ngày soạn : 19 /1/ 2009. Bài 37 . Cơ cấu nền kinh tế . I . Mục tiêu bài học . Sau bài học, học sinh cần : 1. Kiến thức Nắm vững khái niệm cơ cấu nền kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế. 2. Kỹ năng Phân tích, nhận xét sơ đồ cơ cấu nền kinh tế. Có kỹ năng phân tích sự phát triển nền kinh tế qua các chỉ số đánh giá. Đọc được bản đồ phân loại các nước trên thế giới theo GDP bình quân đầu người. 3. Thái độ, hành vi. - Tôn trọng và thông cảm với người dân vùng kinh tế kém phát triển. - Mong muốn và khi só điều kiện sẽ có những đóng góp nhằm phát triển nền kinh tế nước nhà. II. Phương tiện dạy học Bản đồ GDP tính theo đầu người, năm 2000 phóng to. Sơ đồ cơ cấu nền kinh tế, phóng to theo SGK. III . Hoạt động dạy và học 1. Mở bài : Trong môn Địa lý ta thường dùng thuật ngữ “ Cơ cấu kinh tế; Cơ cấu ngành; Cơ cấu theo lãnh thổ; Cơ cấu nền kinh tế” Vậy - Cơ cấu nền kinh tế là gì ? 2. Bài mới : Hoạt động của Thầy & trò Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm cơ cấu kinh tế. Hình thức : Cả lớp. 1.GV: Thuyết trình, giảng giải về khái niệm cơ cấu kinh tế. Dựa vào sơ đồ trong SGK em hãy: Nêu các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế ? 2. GV: giải thích khái niệm cơ cấu lãnh thổ và mối quan hệ giữa cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu ngành. 3. GV Giải thích, làm rõ cơ cấu thành phần kinh tế; dấu hiệu để phân loại 3 bộ phận của cơ cấu nền kinh tế. Hoạt động 2: Hình thức : Cặp/Nhóm. 1.Gv /giao nhiệm vụ: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết : - Nêu các chỉ tiêu đánh giá nền kinh tế - So sánh GNI và GDP của một số nước, rút ra nhận xét và giải thích ? - Quan sát bản đồ thu nhập quốc dân theo đầu người và rút ra nhận xét. - Cơ cấu GDP của các nhóm nước có gì khác nhau? Xu thế của cơ cấu GDP trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia? 2. Học sinh báo cáo kết quả. 3. GV giúp học sinh chuẩn kiến thức. I. Khái niệm về cơ cấu kinh tế. 1. Khái niệm: (SGK) 2. Cơ cấu nền kinh tế. a. Cơ cấu ngành kinh tế: Là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng. b. Cơ cấu lãnh thổ : Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ được hình thành do việc phân bố của các ngành theo không gian địa lý. c. Cơ cấu thành phần kinh tế : Được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau. II. Các tiêu chí đánh giá nền kinh tế. 1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) - Là tổng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra ở một thời kì nhất định, thường là 1 năm. 2. Tổng thu nhập quốc gia (GNI) - GNI gồm GDP cộng thu nhập từ nước ngoài thuần. - Các nước phát triển có vốn đầu tư ra nước ngoài cao thì có GNI cao hơn GDP. Ngược lại, những nước nhận đầu tư cao hơn là đầu tư ra nước ngoài sẽ có GDP cao hơn GNI . (Dẫn chứng ) 3. GNI và GDP bình quân đầu người. - Là tỉ số giữa GNI, GDP và dân số vào thời điểm cuối năm. - GDP và GNI /nguời là một chỉ tiêu phân chia các nước giàu, nghèo và để đánh giá chất lượng cuộc sống. - GDP/ người không đều giữa các nhóm nước: có nước ở mức cao, có nước ở mức TB và mức thấp. ( Dẫn chứng) 4. Cơ cấu ngành trong GDP. - Để đánh giá nền kinh tế của một nước, người ta còn căn cứ vào cơ cấu ngành trong GDP và tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp so với các ngành kinh tế khác. - Các nước có nền kinh tế phát triển cao: Số người lao động trong ngành nông nghiệp ít và tỉ trọng khu vực 1 trong cở cấu GDP thấp, ngược lại, các nước đang phát triển có số người lao động trong khu vực nông nghiệp cao và tỉ trọng khu vực 1 trong cơ cấu GDP rất lớn. - Xu hướng chuyển dịch từ một nền kinh tế kém phát triển sang nền kinh tế phát triển là giảm nhanh tỉ lệ nông nghiệp cả trong cơ cấu lao động và cơ cấu GDP. IV. Đánh giá 1. Trả lời câu hỏi 1; 2; 3 – SGK V. Hoạt động nối tiếp 1. Lập đề cuơng trả lời câu hỏi 1; 2;3 – SGK ; 3. Chuẩn bị bài mới . ( Máy tính cầm tay; thước kẻ; chì ; giấy làm bài thực hành) Tuần 23 Tiết 43 Ngày soạn : 29 /1/ 2009. Bài 37 . Thực hành Xây dựng biểu đồ địa lý kinh tế – xã hội . I . Mục tiêu bài học . Sau bài học, học sinh cần : 1. Kiến thức Củng cố kiến thức về cơ cấu kinh tế. 2. Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng tính toán, xây dựng biểu đồ cơ cấu và phân tích số liệu thống kê. 3. Thái độ, hành vi. - Làm việc tích cực, và hứng thú học tập. II. Phương tiện dạy học Máy tính bỏ túi. Thước kẻ, com pa, thước đo độ. III . Hoạt động dạy và học 1. Mở bài : GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành. 2. Bài mới : Hoạt động 1 : Cả lớp - GV hỏi : Theo yêu cầu của bài thực hành / Em hãy nêu cách vẽ biểu đồ hình cột chồng - HS trình bày: Nếu học sinh cả lớp chưa hình dung được thì giáo viên mới hướng dẫn vẽ. GV hướng dẫn cách vẽ : + Vẽ một hệ toạ độ, trục tung thể hiện %, trục hoành thể hiện các nhóm nước. + Vẽ lần lượt các nhóm nước theo yêu cầu của bài tập. Mỗi nhóm nước một cột, trong đó có cả 3 khu vực I, II, III, ( GV phóng to hình vẽ trong SGV- T132).Thứ tự của các hợp phần theo thứ tự của bảng số liệu. + Làm chú giải cho mỗi hợp phần ( Khu vực kinh tế ) và ghi tên biểu đồ ( Tên biểu đồ ghi theo Tên bảng số liệu) Hoạt động 2 : Cá nhân/cặp. - Bước 1 : Học sinh vẽ biểu đồ vào vở hoặc vẽ ra giấy thực hành. - Bước 2 : Học sinh phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP của TG và 3 nhóm nước trong thời kỳ (1980 – 2004) Hoạt động 3 : cả lớp. - Đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả làm việc, các nhóm khác góp ý bổ xung. - GV: Giúp học sinh chuẩn xác kiến thức. IV. Đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá giờ thực hành của học sinh. / Thu bài và chấm điểm./// - Chuẩn bị bài mới “ Sưu tầm tài liệu, hình ảnh về Ngành nông nghiệp ”. Tuần 23/ Tiết 44 Ngày soạn : 2 / 2 / 2009. Chương X. Địa lý Nông Nghiệp. Bài 39 . Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và Phân bố nông nghiệp. I . Mục tiêu bài học . Sau bài học, học sinh cần : 1. Kiến thức - Nắm được vai trò và đặc điểm của nông nghiệp. - Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội tới phát triển và phân bố nông nghiệp. 2. Kỹ năng - Biết phân tích và nhận xét những đặc điểm phát triển, thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở một địa phương đối với phát triển và phân bố nông nghiệp. 3. Thái độ, hành vi. - Học sinh có ý thức tham gia tích cực và ủng hộ những chính sách phát triển nông nghiệp ở địa phương. II. Phương tiện dạy học - Một số hình ảnh minh hoạ về các vùng nông nghiệp điển hình, về sử dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp. - Sơ đồ hệ thống hoá kiến thức trong bài. III . Hoạt động dạy và học 1. Mở bài : Nông nghiệp là ngành sản xuất v

File đính kèm:

  • docGiao an Dia ly 10 Hoc ky 2.doc