Giáo Án
Bài 10: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (tt)
Tiết 3: Thực hành tiềm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc
I. Mục Tiêu.
Sau bài học này học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức.
- Củng cố lại các kiến thức đã học.
- Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc qua tăng trưởng của GDP, của thương mại và việc phát triển xuất nhập khẩu của Trung Quốc.
2. Kĩ năng.
Vẽ biểu đồ, phân tích tư liệu, số liệu để có thêm sự hiểu biết về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 Bài 10: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (tt) Tiết 3: Thực hành tiềm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Vĩnh Lonh
Trường THPT Trưng Vương
Giáo viên: Võ Hoàng Nam
Lớp dạy:
Giáo Án
Bài 10: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (tt)
Tiết 3: Thực hành tiềm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc
Mục Tiêu.
Sau bài học này học sinh cần đạt được:
Kiến thức.
Củng cố lại các kiến thức đã học.
Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc qua tăng trưởng của GDP, của thương mại và việc phát triển xuất nhập khẩu của Trung Quốc.
Kĩ năng.
Vẽ biểu đồ, phân tích tư liệu, số liệu để có thêm sự hiểu biết về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc.
Phương Tiện Dạy Học.
Bảng 10.2 và 10.3 trong sách giáo khoa (phóng to).
Bản đồ kinh tế chung Trung Quốc.
Một số hình ảnh có liên quan đến bài học.
Phương Pháp Dạy Học.
Đàm thoại gợi mở.
Thảo luận nhóm.
Nêu và giải quyết vấn đề
Tiến Trình Dạy Học.
Ổn định lớp (1 phút).
Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Vào bài mới: tiết học vừa rồi chúng ta vừa tìm hiểu xong về nền kinh tế Trung Quốc, như các em đã biết TQ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển rất là năng động, đặc biệt là sau khi TQ tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì nền kinh tế TQ có nhiều sự thay đổi rõ rệt, và sự thay đổi đó được biểu hiện như thế nào ta sẽ đi vào bài học hôm nay để tìm hiểu.
Tiến trình dạy học:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
8 phút
Hoạt động 1: tìm hiểu sự thay đổi trong giá trị GDP.
GV: các em hãy cho biết cách tính tỉ trọng GDP của TQ so vói thế giới?
GV: sau khi học sinh trả lời xong giáo viên kêu các em tính sau đólên bảng ghi lại kết quả vừa tính, sau đó giáo viên gọi học sinh (hs) lên nhận xét, cuối cúng giáo viên chuẩn kiến thức lại.
GV: sau khi đã xử lí xong bảng số liệu, thì các em có nhận xét gì về tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới.
Chuyển ý: GDP của TQ những năm gần đây có sự thay đổi đáng kể, bên cạnh đó thì dản lượng các ngành kinh tế cũng có sự thay đổi,mà một trong những ngành kinh tế có sự thay đổi nhiều nhất đó chính là ngành nông nghiệp, vậy sản lượng nông nghiệp của TQ hiện nay có sự thay đổi như thế nào ta sẽ sang phần II
- Học sinh trả lời: lấy GDP của TQ nhân 100 sau đó chia cho tổng GDP của thế giới.
- Học sinh chú ý lắng nghe câu hỏi và nhận xét.
I. Thay Đổi Trong Giá Trị GDP.
1985
1995
2004
1,93
2,37
4,03
Nhận xét:
Tỉ trọng GDP của Trung Quốc trong GDP của thế giới tăng, từ 1,93% (1985) lên 4,03% (2004).
Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của thế giới.
12 phút
Hoạt động 2: tìm hiểu sự thay đổi về sản lượng nông nghiệp.
CH: nhìn vào bảng số liệu 10.3 về sản lượng một số nông sản TQ,các em có những nhận xét gì? (giáo viên sẽ hướng dẫn các en nhận xét từng loại sản lượng,xem nó tăng giảm như thế nào qua từng giai đoạn, từ đó sẽ có các kết luận chung; GV sẽ gọi từng em lên nhận xét từng loại nông sản).
CH: các em hãy cho biết vị trí của một số loại nông sản của TQ so với thế giới là như thế nào?
Hs chú ý lắng nghe, và nhận xét.
- Hs dựa vào bảng 10.3 để trả lời.
II. Thay Đổi Trong Sản Lượng Nông Nghiệp.
Nhận Xét:
Sản lượng nông sản của TQ đều có sự tăng giảm qua các thời kì, nhưng nhìn chung sản lượng nông sản của TQ đều tăng so với thời kì 1985.
Sản lượng nông sản của TQ hầu hết đều tăng như: thịt lợn, thịt bò, thịt cừu; bên cạnh đó thì một số nông sản của TQ có giai đoạn cụng giảm như: mía, lạc, bông, lương thực.
Một số nông sản của TQ đứng đầu thế giới như: lương thực, bông, thịt lợn, thịt cừu.
18 phút
Hoạt động 3: tìm hiểu trong thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu.
CH: với bảng số liệu như trên thì tavẽ biểu đồ nào là thích hợp nhất?
GV: sẽ giải thích với bảng số liệu như trên thì ta vẽ biểu đồ tròn là thích hợp nhất.
GV: hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ tròn và gọi đại diện 1 em lên bảng để vẽ, các em bên dưới thì vẽ vào tập.
Sau khi vẽ xong biểu đồ các em có nhận xét gì về sự thay đổi giá trị xuất nhập khẩu của TQ?
CH: dựa vào bảng số liệu các em hãy cho biết năm nào TQ xuất siêu năm nào TQ nhập siêu?
Hs trả lời: biểu đồ cột, biểu đồ miền, biểu đồ tròn
Hs chú ý theo dõi
Hs chú ý lắng nghe và lên bảng vẽ.
Hs nhận xét.
Hs chú ý trả lời: năm 1985 TQ nhập siêu, năm 1995 và 2004 TQ xuất siêu
III.Thay Đổi Trong Cơ Cấu Xuất Nhập Khẩu.
Vẽ biểu đồ tròn:
Nhận xét:
Cơ cấu xuất nhậpkhẩu của TQ thay đổi qua các thời kì,nhưng nhìn chung TQ là nước xuất siêu.
Giai đoạn 1985 – 1995 xuất khẩu của TQ tăng từ 39,3% lên 53,5% trong cơ cấu giá trị xuất nhập khấu, tăng thêm 14,2%, cùng thời gian trên giá trị nhập khẩu cũng giảm tương ứng từ 60,7% giảm còn 46,5% trong cơ cấu xuất nhập khẩu.
Giai đoạn 1995 – 2004 xuất khẩu của TQ giảm từ 53,5% trong cơ cấu xuống còn 51,4%, giảm 2,1%, cùng thời kì trên giá trị nhập khẩu cũng tăng tương ứng từ 48,6% tăng lên 51,4%
=> Nhìn chung cả giai đoạn từ 1985 – 2004 xuất khẩu tăng từ 39,3% trong cơ cấu tăng lên 51,4% tăng thêm 11,8%,bên cạnh đó giá trị nhập khẩu cũng giảm tương ứng từ 60,7% xuống còn 48,6% -> điều này chứng tỏ TQ là nước xuất siêu.
Đánh Giá. (1 phút)
Giáo viên đánh giá tiết thực hành cừa rồi
Dặn Dò. (1 phút)
Các em về nhà hoàn thành bài thực hành, và học bài 8, 9, 10 để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập
Nguyễn Văn Khương Võ Hoàng Nam
File đính kèm:
- giao an dia li 11.doc