Giáo án Địa lý 11 tiết 12 bài 7 ( tiết 1): Liên minh châu âu (EU) EU – liên minh khu vực lớn trên thế giới

Tiết 12 Bài 7 ( Tiết 1) LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

 Eu – liên minh khu vực lớn trên thế giới

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

 - Hiểu được quá trình hình thành và phát triển, mục đích và thể chế của EU.

 - Chứng minh được rằng EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới.

2. Kĩ năng

 - Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết các nước thành viên EU.

 - Quan sát hình vẽ để trình bày về các liên minh, hợp tác chính của EU.

 - Phân tích bảng số liệu thống kê có trong bài học để thấy được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 tiết 12 bài 7 ( tiết 1): Liên minh châu âu (EU) EU – liên minh khu vực lớn trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giỏo ỏn Địa lý 11 Lờ Văn Đỉnh THPT Đụng sơn I Ngày soạn 26 tháng 11 năm 2007 Chương trình chuẩn Tiết 12 Bài 7 ( Tiết 1) liên minh châu âu (eu) Eu – liên minh khu vực lớn trên thế giới I. Mục tiêu Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được quá trình hình thành và phát triển, mục đích và thể chế của EU. - Chứng minh được rằng EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết các nước thành viên EU. - Quan sát hình vẽ để trình bày về các liên minh, hợp tác chính của EU. - Phân tích bảng số liệu thống kê có trong bài học để thấy được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới. II. thiết bị dạy học - Bản đồ các nước trên thế giới - Phóng to hình 7.5 và bảng 7.1 trong SGK. III. Hoạt động dạy học Khởi động: - GV hỏi: Em biết gì về Liên minh Châu Âu. - GV đặt vấn đề: Vì sao EU ngày nay nổi tiếng là một liên kết khu vực có nhiều thành công trên thế giới? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về Liên minh Châu Âu. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân/ cặp + HS dựa vào hình 7.2 và SGK, hãy trình bày về sự ra đời và phát triển của EU? Gợi ý: Chú ý các mốc thời gian: 1951, 1957, 1958 và hiện nay. - Số lượng các thành viên. - Mức độ liên kết. + HS trình bày, GVbổ sung và chuẩn kiến thức: + EU mở rộng theo các hướng khác nhau: lên phía Bắc (1973, 1995), sang phía Tây (1986), xuống phía Nam (1981), sang phía Đông (2004, 2007). + Mức độ liên kết: Ngày càng cao. Từ liên kết đơn thuần trong cộng đồng kinh tế châu Âu năm 1957 và cộng đồng Châu Âu năm 1967 đến những liên kết toàn diện năm 1993. ................................................................................... HĐ 2: Cặp/ nhóm + Dựa vào hình 7.3 , kênh chữ trong SGK, trả lời các câu hỏi sau: - Mục đích của EU là gì? Xác định nền tảng cho việc thực hiện mục đích đó. - Hãy nêu tên các cơ quan đàu não của EU. Các cơ quan đầu não có chức năng gì? - Trình bày nội dung của ba trụ cột EU theo hiệp ước Ma-xtrich. + HS trả lời, GV bổ sung và chuẩn kiến thức: - Quốc hội Châu Âu: + Là đại diện cho các dân tộc trong EU do các công dân EU trực tiếp bầu. + Chức năng: Tư vấn, kiểm tra, tham gia thảo luận, ban hành quyết định về ngân sách của EU. - Hội đồng Châu Âu: + Gồm người đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước thành viên. + Chức năng: Cơ quan quyền lực cao nhất EU; xác định đường lối, chính sách của EU; chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động của Hội đồng Bộ trưởng EU. - Hội đồng Bộ trưởng của EU: + Là cơ quan lập pháp của EU, các nước thành viên tham gia hội đồng thông qua các Bộ trưởng hoặc đại diện có thẩm quyền cho các ngành hoặc lĩnh vực. + Chức năng: Đưa ra các quyết định theo nguyên tắc đa số, đưa ra đường lối chỉ đạo. - Uỷ ban Châu Âu: + Tổ chức lãnh đạo liên quốc gia, gồm đại diện chính phủ của các nước thành viên bổ nhiệm. + Chức năng: Cơ quan lâm thời của EU hoạt động dựa trên các định ước pháp lí của Hội đồng Bộ trưởng, có thể tự ban hành các luật lệ quy định cách thức thi hành. - Toà án Châu Âu: + Có 15 chánh án và 8 tổng luật sư được chính phủ các nước bổ nhiệm. + Chức năng: Chịu trách nhiệm áp dụng và diễn giải luật pháp EU nhằm duy trì sự bảo vệ các quyền lợi cơ bản của công dân và phát triển luật pháp EU. - Ngân hàng trung ương Châu Âu: ............................................................................... HĐ 3: Thảo luận nhóm + GV chia lớp thành 4 nhóm - Nhóm 1+2: Dựa vào mục 1 phần II, bảng7.1 và hình 7.5, hãy chứng minh EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. - Nhóm 3+4: Dựa vào nội dung mục 2 phần II, bảng7.1 và hình 7.5, hãy nêu bật vai trò của EU trong thương mại quốc tế. + Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. GV bổ sung và chuẩn kiến thức + EU tồn tại những khu vực kinh tế phát triển mạnh, năng động, những vành đai công nghệ cao và cả những khu vực kinh tế phát triển chậm, những khu vực còn nhiều khó khăn. + Sự cách biệt giữa những khu vực giàu nhất và những khu vực nghèo nhất là rất lớn: Chỉ số trung bình của EU là 100 Chỉ số của khu vực giàu nhất là 187 Chỉ số khu vực nghèo nhất là 24 - Nguyên nhân: Trình độ phát triển kinh tế giữa các nước EU còn cách biệt. Những nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước, mỗi khu vực không đồng nhất. I. Quá trình hình thành và phát triển 1. Sự ra đời và phát triển - Số lượng các thành viên tăng liên tục. Từ 6 thành viên (1957) lên 27 thành viên (2007). - EU được mở rộng theo các hướng khác nhau của không gian địa lí. - Mức độ liên kết thống nhất ngày càng cao. ............................................... 2. Mục đích và thể chế - Mục đích của EU: Xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, con người, tiền vốn giữa các nước thành viên và liên minh toàn diện. - Các cơ quan đầu não của EU: + Quốc hội Châu Âu. + Hội đồng Châu Âu. + Toà án Châu Âu. + Ngân hàng trung ương Châu Âu. + Các uỷ ban của EU. + Cơ quan kiểm toán Châu Âu. Những cơ quan này quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị. ................................................. II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới. 1. EU – trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. - EU là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới: - EU đứng đầu thế giới về GDP (2005). - Dân số chỉ chiếm 8% thế giới nhưng chiếm 26,5% tổng giá trị kinh tế của thế giới và tiêu thụ 19% năng lượng của thế giới (2004). 2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới - EU chiếm 37,7% giá trị xuất khẩu của thế giới. - Tỷ trọng của EU trong xuất khẩu thế giới và tỷ trọng xuất khẩu/ GDP của EU đều đứng đầu thế giới, vượt xa Hoa Kì, Nhật Bản. IV. đánh giá ý nào sau đây không chính xác: 1. Các cơ quan đầu não của EU là: A. Quốc hội Châu Âu C. Toà án Châu Âu B. Hội đồng Châu Âu D. Hội đồng nội vụ 2. Quốc hội Châu Âu có chứcc năng gì? A. Dự thảo nghị quyết và dự luật B. Tham vấn và ban hành các quyết định và luật lệ C. Cơ quan quyền lực cao nhất EU D. Đưa ra các quyết định, đường lối chỉ đạo. 3. Các liên minh trong cộng đồng Châu Âu là: A. Liên minh thuế quan C. Liên minh kinh tế và tiền tệ B. Thị trường nội địa D. Liên minh chính sách và an ninh 4. Chính sách đối ngoại và an ninh của EU là: A. Hợp tác trong chính sách đối ngoại B. Chính sách nhập cư, đấu tranh tội phạm C. Phối hợp hành động để giữ gìn hoà bình D. Chính sách an ninh của EU. V. Hoạt động nối tiếp Trả lời các câu hỏi 1, 2 trang 50 SGK.

File đính kèm:

  • docTiet 12 Bai 7 CB.doc