Tiết 22 Bài 9 NHẬT BẢN
Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế( Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt của Nhật Bản.
- Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế phát triển ở đảo Hôn-su và Kiu-xiu.
2. Kĩ năng
-Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận xét và trình bày về sự phân bố của một số ngành kinh tế.
-Phân tích các bảng, biểu, nêu các nhận xét.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 813 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 tiết 22 bài 9: Nhật Bản - Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế( tiết 2 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giỏo ỏn Địa lý 11 Lờ Văn Đỉnh THPT Dõn lập Đụng sơn
Ngày soạn 11 tháng 2 năm 2008
Chương trình chuẩn
Tiết 22 Bài 9 nhật bản
Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế( Tiết 2 )
I. mục tiêu Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt của Nhật Bản.
- Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế phát triển ở đảo Hôn-su và Kiu-xiu.
2. Kĩ năng
-Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận xét và trình bày về sự phân bố của một số ngành kinh tế.
-Phân tích các bảng, biểu, nêu các nhận xét.
3. Thái độ
Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản, từ đó liên hệ để thấy được sự đổi mới, phát triển kinh tế hợp lí ở nước ta hiện nay.
II. Thiết bị dạy học
Bản đồ kinh tế chung Nhật Bản.
III. hoạt động dạy học
+ Bài cũ : Trình bày các điều kiện tự nhiên của Nhật bản ?
+ Mở bài: Bài học trước đã cho chúng ta biết những nguyên nhân cơ bản giúp Nhật Bản đạt được những bước tiến diệu kì từ những điêu tàn đổ nát trong thế chiến thứ 2. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thành quả cụ thể của nền kinh tế Nhật Bản.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1:Nhóm
Bước 1: Yêu cầu các nhóm đọc bảng 9.4, hình 9.5 và trả lời câu hỏi kèm theo bảng.
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày và chỉ bản đồ.
Gợi ý: Các nhóm lưu ý những vấn đề sau:
+ Xác định các ngành công nghiệp chính, những sản phẩm chính của từng ngành. Xác định mức độ tập trung và đặc điểm phân bố của công nghiệp Nhật Bản.
+ Tìm những nét đặc trưng của từng sản phẩm: Vị trí của chúng trên trường quốc tế, tỉ trọng của chúng trong sản lượng xuất khẩu của công nghiệp Nhật Bản, công nghiệp thế giới, tỉ trọng của chúng trong giá trị sản lượng công nghiệp Nhật Bản,...
Bước 3: GV nhận xét cho từng nhóm và chuẩn xác kiến thức.
HĐ 3: Cả lớp
Bước 1: GV giảng giải về thương mại, tài chính, ngân hàng, GTVT biển của Nhật Bản: Nhấn mạnh các ý sau:
- Xuất khẩu trở thành động lực của sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. Trước đây đứng thứ ba thế giới, nhưng gần đây đã tụt lại sau Trung Quốc (sau Hoa Kì, Đức). Bạn hàng thương mại quan trọng nhất là: Hoa Kì, Trung Quốc, EU, Đông Nam á, Ô-xtrây-li-a. GTVT biển có vai trò vô cùng quan trọng.
- Kể một số mẫu chuyện về ngành dịch vụ.
Bước 2: Yêu cầu HS xác định trên bản đồ các cảng lớn của Nhật Bản: Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca. Giải thích tại sao GTVT biển có vị trí không thể thiếu đối với Nhật Bản.
HĐ 4: Cặp/cá nhân
Bước 1: Đọc SGK, thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
Bước 2: Đại diện HS lên trình bày, GV chuẩn xác kiến thức.
HĐ 5: Cá nhân
Yêu cầu HS lên xác định 4 đảo chính của Nhật Bản. Dựa vào hình 9.4 xác định các trung tâm công nghiệp Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, ô-xa-ca, Phu-cô, xa-pô-rô và các ngành công nghiệp của mỗi trung tâm.
I. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
- Đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kì.
- Các ngành chính
(Bảng 9.4, SGK).
- Mức độ tập trung cao, nhiều nhất là trên đảo Hôn-su. Các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở ven biển, đặc biệt phía Thái Bình Dương.
2. Dịch vụ
- Cường quốc thương mại. tài chính.
- Đứng thứ 4 thế giới về thương mại.
- Bạn hàng khắp nơi trên thế giới, nhưng quan trọng nhất là: Hoa Kì, Trung Quốc, EU, Đông Nam á.
- Ngành tài chính, ngân hàng phát triển hàng đầu thế giới.
3. Nông nghiệp
a. Đặc điểm
- Giữ vai trò thứ yếu (1% trong GDP).
- Đất nông nghiệp ít (14% lãnh thổ).
- Phát triển theo hướng thâm canh.
- Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng.
b. Phân loại
- Trồng trọt: lúa gạo, chè thuốc lá, dâu tằm.
- Chăn nuôi: bò, lợn, gà.
- Đánh bắt hải sản: cá thu, cá ngừ, tôm, cua.
- Nuôi trồng hải sản: tôm, sò, ốc, rau câu, trai lấy ngọc.
II. Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn
- Hôn-su
- Kiu-xiu
- Xi-cô-cư
- Hô-cai-đô
IV. đánh giá
A. Trắc nghiệm
1. Sản phẩm công nghiệp truyền thống của Nhật Bản vẫn được duy trì và phát triển là:
A. Ôtô C. Xe gắn máy
B. Vải, sợi D. Rôbôt
2. Khó khăn lớn nhất trong sản xuất công nghiệp Nhật Bản là:
A. Thiếu lao động C. Thiếu tài nguyên
B. Thiếu mặt bằng sản xuất D. Thiếu tài chính
3. Nguyên nhân chính khiến Nhật Bản phải đẩy mạnh thâm canh trong nông nghiệp là:
A. Thiếu lương thực C. Công nghiệp phát triển
B. Diện tích đất nông nghiệp ít D. Muốn tăng năng suất
4. Trong cơ cấu nông nghiệp Nhật Bản, ngành sản xuất đóng vai trò chủ yếu là:
A. Nuôi trồng hải sản C. Chăn nuôi
B. Trồng trọt D. Trồng rừng
5. Khó khăn lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp Nhật Bản là:
A. Thiếu lao động C. Thiếu tài nguyên
B. Thiếu diện tích canh tác D. Khí hậu khắc nghiệt
B. Tự luận
1. Hãy chứng minh công nghiệp là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản.
2. Nêu một số đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản.
V. hoạt động nối tiếp
Làm bài tập 3 SGK.
VI. phụ lục
Phiếu học tập: Hãy thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1. Đặc điểm chung của công nghiệp Nhật Bản?
............................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?
............................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Kể tên một số nông sản chính?
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
4. Kể tên một số hải sản đánh bắt và một số hải sản nuôi trồng?
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
5. Tại sao ngành đánh bắt hải sản lại được coi là ngành quan trọng?
............................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 22 Bai 9 CB.doc