Giáo án Địa lý 11 - Trường THPT Hà Tông Huân

A – KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ – XÃ HỘI THẾ GIỚI

Tiết 1 Bài 1 :

SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KT- XH CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

I Mục tiêu bài học:

 Sau bài học, Học sinh (HS) cần:

 1. Kiến thức.

- Biết sự tương phản về trình độ phát triển KT- XH của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển và các nước NIC.

- Trình bày đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng KH & CN hiện đại.

- Tác động của cuộc cách mạng KH & CN hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế Tri Thức.

 2. Kỹ năng.

- Nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP bình quân người ở hình 1.

- Phân tích bảng số liệu về KT- XH của từng nhóm nước.

 

doc46 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 11 - Trường THPT Hà Tông Huân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án địa lí khối 11. Năm học 2009- 2010. Ngày soạn : A – Khái quát nền kinh tế – xã hội thế giới Tiết 1 Bài 1 : Sự TƯƠNG PHảN Về TRìNh Độ PHáT TRIểN KT- XH CủA CáC NHóM NƯớc. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại I Mục tiêu bài học: Sau bài học, Học sinh (HS) cần: 1. Kiến thức. - Biết sự tương phản về trình độ phát triển KT- XH của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển và các nước NIC. - Trình bày đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng KH & CN hiện đại. - Tác động của cuộc cách mạng KH & CN hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế Tri Thức. 2. Kỹ năng. - Nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP bình quân người ở hình 1. - Phân tích bảng số liệu về KT- XH của từng nhóm nước. 3. Thái độ. - Xác định trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng KH & CN hiện đại. II. Thiết bị dạy học. - Bảng 1.1 và 1.2 trong sách giáo khoa (SGK). - Bản đồ các nước trên Thế Giới (TG). - Phiếu học tập theo mẫu. Phiếu học tập Các chỉ số Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển Tỉ trọng GDP Cơ cấu GDP phân theo khu vực KT Tuổi thọ bình quân (2005) Chỉ số HDI III Phương pháp - Vấn đáp – Nêu vấn đề. - Sử dụng đồ dùng trực quan. - Thảo luận nhóm . IV Tiến trình lên lớp 1. ổn định lớp. 2. Bài mới. a. Mở bài. - Giáo viên (GV) tóm tắt sơ lược chương trình Địa lí (ĐL) 10 và giới thiệu về chương trình ĐL 11. - GV giới thiệu phần A: Khái quát nền KT-XH thế giới. - GV đặt câu hỏi ? - Có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ trên TG ? - Trình độ phát triển KT- XH chênh lệch hay đồng đều ? - Nhân loại trải qua bao nhiêu cuộc cách mạng KHKT ? - Cuộc cách mạng KHKT công nghệ ngày nay khác gì với các cuộc cách mạng KHKT trước đây? b. Tổ chức dạy học. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung chính Hoạt động 1 * Bước 1: - Yêu cầu HS đọc mục I trong SGK để có những kiến thức khái quát về các nhóm nước. - HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi. ? Trên TG chia thành mấy nhóm nước? ? Đặc điểm của các nhóm nước này? ? Dựa vào hình 1, nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên TG theo mức GDP/ người (usd/ người) - Không đồng đều: + Nước ở mức cao: Canađa, Hoa Kỳ, úc, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Đức ở Bắc Mỹ và Tây Âu. + Nước mức trung bình dưới, mức thấp: Việt Nam, ấn Độ, Mông Cổ, Trung Quốc, Angiêri, Nigiê ở Châu á và Châu Phi. ? Nước Công Nghiệp mới (NICs) là gì? - HS trả lời. ? Hãy kể tên 1 số nước NICs? Các nước này thuộc nhóm nước phát triển hay đang phát triển? - Tên: + Châu á: Hồng Kông + Châu Mỹ: Mêhicô, Braxin - Các nước này không thuộc về nhóm nước phát triển hay đang phát triển. * Bước 2: - Đại diện HS trình bày và bổ sung. - GV chuẩn kiến thức và giải thích thêm 1 số điểm + Bình quân GDP/ người. + FDI. + HDI. + Nước NICs. - GV chuyển ý sang phần II. Hoạt động 2: Nhóm. * Bước 1: - Chia lớp thành 6 nhóm (N). + N1và N2: Làm việc với bảng 1.1 và câu hỏi kèm theo . + N3 và N4: Làm việc với bảng 1.2 và câu hỏi kèm theo . + N5 và N6: Làm việc với thông tin ở ô chữ và bảng 1.3 trả lời. - GV phát phiếu học tập. Lưu ý: - N1 và N2 ghi vào cột 1. - N3 và N4 ghi vào cột 2. - N5 và N6 ghi vào cột 3 + 4. * Bước 2: - Đại diện từng nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác trao đổi, bổ sung và đặt câu hỏi. - GV nhận xét và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm , đồng thời bổ sung những phần còn thiếu hoặc sữa chữa các phần chưa chính xác. - HS tự điền vào phiếu học tập của bản thân. - GV đặt câu hỏi: ? Ngoài sự tương phản nêu trên theo em còn có sự tương phản nào về trình độ phát triển KH- XH giữa 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển ? Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển - Các ngành CN có hàm lượng kỹ thuật cao. - Xuất TLSX ( máy móc, thiết bị) - CN có hàm lượng kỹ thuật thấp. - Xuất nguyên liệu, nông phẩm GV tiểu kết: Dân số các nước phát triển chỉ chiếm khoảng 1/5 dân số TG nhưng tỉ trọng GDP lại chiếm gần 4/5 của TG( nước PT: 79,3%; nước đang PT: 20,7%(2004) ). Hoạt động 3: Cả lớp . * Bước 1: - HS đọc SGK tự tìm hiểu. - GV giảng giải về đặc trưng của cuộc cánh mạng KH & CN hiện đại và công nghệ cao. - GV đặt câu hỏi và chuẩn kiến thức sau câu trả lời. ? Cuộc cánh mạng KH & CN hiện đại diễn ra vào thời gian nào ? - HS trả lời. ? Đặc trưng của cuộc cách mạng KH & CN ? - Là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. ? Công nghệ cao là gì? Cho ví dụ. - Khái niệm CN cao: Là các CN dựa vào những thành tựu KH mới, với hàm lượng tri thức cao. - VD: 4 công nghệ trụ cột. + CN sinh học (SH). + CN năng lượng(NL). + CN thông tin(TT). + CN vật liệu (VL). ? Nêu 1 số thành tựu do 4 CN trụ cột tạo ra? - CNSH: tạo ra giống mới, kể cả những giống không có trong tự nhiên. - CNVL: tạo ra vật liệu chuyên dụng mới (vật liệu composit). - CNNL: NL hạt nhân, mặt trời thuỷ triều. - CNTT: CN laze, cáp sợi quang, truyền thông đa phương tiện. ? Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tác động như thế nào đến nền kt - xh thế giới? - Khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trực tiếp làm ra sản phẩm. - Xuất hiện nhiều ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao (Sx VL mới, công nghệ gen). - Thay đổi cơ cấu lao động ( lđ trí óc phát triển, lđ chân tay giảm). - Phát triển nhanh mậu dịch quốc tế, đầu tư của N2. ? Kể tên một số ngành DV cần đến nhiều trí thức. - Kiến trúc; ngân hàng và tài chính; máy tính và các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin, thiết kế, môi trường, môi trường (qui chế, khử bỏ chất thải, giám sát), thông tán và báo chí, viễn thông. GV: So sánh sự khác nhau cơ bản giữa các cuộc cách mạngkhoa học và kĩ thuật? - C/m Công nghiệp (cuối thế kỉ 18): giai đoạn quá độ từ nền sản xuất thủ cônốngản xuất cơ khí.Đặc trưng: quá trình đổi mới công nghệ. - C/m KH&KT: (nửa sau TK 19 và đầu TK 20). Đặc trưng: đưa lực lượng sản xuất từ nền sản xuất cơ khí nền sản xuất đại cơ khí và tự động hoá cục bộ. C/m này ra đời hệ thống công nghệ điện, cơ khí. - C/m KH & CN hiện đại (cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21). Đặc trưng: xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao. ? Từ C/m KH&CN hiện đại em hiểu như thế nào là nền kinh tế tri thức? - HS trả lời: A - Khái quát nền KT- XH Thế Giới Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển KT- XH của các nhóm nước. Cuộc cách mạng KH & CN hiện đại I Sự phân chia thành các nhóm nước. - Hai nhóm nước: - phát triển. - đang phát triển. * Nhóm nước phát triển. + GDP/ người cao. + FDI nhiều. + HDI ở mức cao. * Nhóm nước đang phát triển. + GDP/ người thấp. + Nợ nhiều. + HDI ở mức thấp. II Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của các nhóm nước - GDP/ người có sự chênh lệch lớn giữa các nước. + Các nước phát triển: GDP/ người ở mức cao >8955 USD/người. + Các nước đang phát triển: GDP/ người:*Mức trung bình dưới 725-2895 * Mức thấp <725 USD/người. - Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước không đồng đều. - Các chỉ số xã hội. Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển - Tuổi thọ trung bình: 76 T. - HDI: 0, 855(2003). - Tuổi thọ trung bình: 65 T. - HDI: 0,694. III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Xuất hiện vào cuối thế kỉ XX (thập kỉ 90), đầu thế kỉ XXI. - Đặc trưng: xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. - 4 công nghệ trụ cột: + Công nghệ Sinh học. + Công nghệ Vật liệu. + Công nghệ Năng lượng. + Công nghệ Thông tin. Tác động: - Xuất hiện nhiều ngành mới(CN & DV). - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ thay đổi cơ cấu lao động. - Tạo ra nhiều sản phẩm ( trở thành lực lượng sản xuất trự tiếp). - Phát triển mậu dịch quốc tế, đầu tư của nước ngoài. * Khái niệm kinh tế tri thức: Kinh tế tri thức là cuộc C/m KH & CN hiện đại tác động ngày càng sâu sắc, làm cho kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang loại hình kinh tế mới, dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao. 3. Đánhgiá - Phần I & II. - Câu hỏi trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng nhất. Kinh tế tri thức là loại hình kinh tế dựa trên A. chất xám, kĩ thuật, công nghệ cao. B. vốn, kĩ thật cao, lao động dồi dào. C. máy móc hiện đại, mặt bằng rộng lớn. D. trình độ kĩ thuật và công nghệ cao. V. Hoạt động nối tiếp. - Bài tập về nhà: 1, 2, 3 Tr9. - Hướng dẫn học bài mới: + Xu hướng toàn cầu hoá là gì? Hệ quả của xu hướng. + Xu hướng khu vực hoá là gì? Hệ quả của xu hướng. Ngày soạn. Tiết2. Bài 2: xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế thế giới. I. Mục tiêu bài học. Sau bài học, HS cần: 1. Về kiến thức: - Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa và hệ quả của nó. - Trình bày được các biểu hiện của khu vực hóa và hệ quả của nó. - Hiểu được nguyên nhân hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và nhớ được một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực. 2. Về kĩ năng: - Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực. - Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực. 3. Về thái độ: - Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa, từ đó xác định trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội địa phương. II. Thiết bị dạy học. - Bản đồ các nước trên thế giới. - Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế TG, khu vực - Lược đồ trống thế giới trong đó GV đã khoanh ranh giới các tổ chức NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOUSUR, đánh số thứ tự từ 1-5. - Lược đồ trống thế giới để giao cho lớp trưởng photo cho cả lớp làm bài tập về nhà. III. Phương pháp. - Vấn đáp. - Giảng giải. - Thảo luận nhóm. - Sử dụng đồ dùng trực quan. IV. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định lớp . 2. Kiểm tra bài cũ. ? Nêu đặc trưng và tác động của cuộc C/M KH & CN hiện đại đến nền KT-XH TG. - Đặc trưng: xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. - Tác động : + Xuất hiện nhiều ngành mới. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. + Tạo ra nhiều sản phẩm mới . + Phát triển mậu dịch quốc tế, đầu tư của Nhà nước. 3. Bài mới. a.Mở bài: Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền kinh tế; đồng thời, tạo ra những động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Thế Giới. b. Tổ chức dạy học. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động1: Cả lớp - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi. ? Toàn cầu hoá là gì? - Là quá trình liên kết các quốc gia trên TG về nhiều mặt, từ KT đến văn hoá, khoa học. ? Tác động của cuộc C/M KH & CN hiện đại đến nền KT- XH TG? ? Nguyên nhân của Toàn cầu hoá KT? - Do Con người tạo ra. - Kết quả phức hợp của nhiều yếu tố, 3 yếu tố: + C/M KH & CN hiện đại. + Nền KT thị trường hiện đại. + Chính sách có tính toán của Mĩ, của cáccường quốc khác và của mọi quốc gia lớn nhỏ trên toàn TG. Hoạt động 2: Nhóm. * Bước 1: - Các nhóm đọc SGK và thảo luận. - Chia 4 nhóm: + N1: phần a. + N2: phần b. + N3: phần c. + N4: phần d. - Gợi ý: Yêu cầu mỗi nhóm nghiên cứu và trình bày trước lớp 1 biểu hiện của toàn cầu hoá. * Bước 2: - Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thaỏ luận . - GV kết luận về từng biểu hiện của toàn cầu hoá. Hoạt động 3: Cả lớp - GV đặt câu hỏi để HS trả lời: ? Tìm ví dụ để chứng minh các biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế? - Hãng Coca Côla: thực chất là của HK nhưng có mặt nhiều nước trên TG. Biểu hiện của công ty xuyên quốc gia. ? Đối với các nước đang phát triển trong đó có VN, theo em TCH là cơ hội hay thách thức? - Đối với VN và các nước đang phát triển TCH vừa là cơ hội vừa là thách thức: *Cơ hội: - Mở rộng TT ra nước ngoài, tìm kiếm TT mới khi VN gia nhập WTO sẽ được hưởng quyền ưu đãi và có nhiều thuận lợi về XK hàng hoá vào các nước trong WTO. - Có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài . - Nhiều cơ hội tiếp nhận và đổi mới CN, trang thiết bị . - Mở cửa tạo điều kiện phát huy nội lực. - Có sự phân công lao động mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trên nhiều phương diện. * Khó khăn, thách thức: - Thực trạng nền kinh tế nước ta có nhiều mặt lạc hậu so với TG và khu vực. - Trình độ quản lí kinh tế nhìn chung còn thấp. - Quá trình chuyển đổi cơ cấu KT còn chậm. - Sử dụng các nguồn vốn còn kém hiệu quả. ? TCH có những mặt tích cực và tiêu cực nào ? - HS trả lời. GV phân tích thêm: - Toàn cầu hóa về tài chính có khả năng đem lại nguồn vốn cho các nước đang phát triển nếu các nước này biết khai thác một cách khôn ngoan, tận dụng được những cơ hội và tránh được những hiển họa. - Với VN và các nước đang phát triển TCH vừa là thách thức, vừa là cơ hội lớn. - Có thể nói, bản chất của TCH, là một cuộc chơi, làmột trận đấu, ai thông minh sáng suốt thì được nhiề hơn mất, ai dại khờ, sơ hở thì mất nhiều hơn được, có thể “được- mất” rất to nhưng hầu như không thể được hết hoặc mất hết. Chỉ có một tình huống chắc chắn là mất hết, đó là khi co mình lại, đóng cửa, cự tuyệt toàn cầu hóa, khước từ hội nhập. Chuyển ý: Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa thế giới đang tồn tại song song. Chúng có mối quan hệ với nhau ntn? Hoạt động 4: Cá nhân , cả lớp, nhóm. * Bước 1: Cả lớp. - Y/ cầu HS đọc phần kênh chữ SGK và trả lời câu hỏi. ? Nguyên nhân xuất hiện các tổ chức liên kết KT khu vực ? - HS trả lời. * Bước 2. Cặp đôi - Cho HS tìm hiểu các nước thành viên của 1 số tổ chưc liên kết KT khu vực bảng 2 để rút ra đặc điểm 1 số thông tin về tổ chức liên kết KT TG . - Gợi ý tìm hiểu theo nội dung sau + Các tổ chức có số dân đông từ cao nhất đến thấp nhất: APEC - Yêu cầu HS phân thành 6 nhóm thảo luận. - GV phát phiếu học tập: * Bước 3: - Các nhóm trình bày kết quả và bổ xung . - GV chuản kiến thức. * Bước 4: - Dựa vào BĐ các nước tren TG và lược đồ trống trên bảng, xác định các tổ chức liên kết KT khu vực phù hợp với các số thứ tự ghi trên lược đồ trống. - GV ra lệnh, đồng loạt các nhóm lên ghi tên các tổ chức KT. - Nhóm nào ghi được nhiều và chính xác là thắng cuộc . Hoạt động 5: Cả lớp. - GV hướng dẫn HS cùng trao đổi trên cơ sở câu hỏi. ? Khu vực hoá có những mặt tích cực nào và đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia? ? KHV và TCH có mối liên hệ như thế nào? - Thúc đẩy quá trình mở cửa TCH. ? Theo em, khu vực hoá KT là gì? - KVH là 1 quá trình diễn ra những liên kết về nhiều mặt giữa các quốc gia nằm trong 1 khu vực ĐL, nhằm tối ưu hoá những lợi ích chung trong nội bộ khu vực và tối đa hoá sức cạnh tranh đối với các đối tác bên ngoài khu vực. - Liên hệ với Việt nam trong mối quan hệ kinh tế với các nước ASEAN hiện nay. - GV chuẩn kiến thức. Bài 2: Xu hướng toàn cầu hoá khu vực hoá kinh tế I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế *Khái niệm: Là quá trình liên kết các quốc gia trên TG về nhiều mặt, từ KT đến văn hoá, khoa học 1. Toàn cầu hoá kinh tế. Biểu hiện. - Thương mại thế giới phát triển mạnh: WTO chi phối 95%hoạt động thương mại của TG. - Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: Năm 1990: 1774 tỉ USD – 8895 tỉ USD (2004) tăng 5 lần. - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. - Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. 2. Hệ quả của việc toàn cầu hoá KT * Tích cực: - Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. - Đẩy nhanh đầu tư. - Khai thác triệt để KH & CN. - Tăng cường sự hợp tác quốc tế. * Tiêu cực. Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước. II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế 1. Các tổ chức liên kết KT khu vực. a, Nguyên nhân hình thành. - Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên TG. - Các quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù. b, Đặc điểm một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực. ( Thông tin phản hồi phiếu học tập - phần phụ lục ) 2. Hệ quả của khu vực hoá kinh tế. -Tích cực: + Thúc đẩy sự tăng trưởng và pt kinh tế. + Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ. + Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường từng nước , tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, thúc dẩy quá trình toàn cầu hóa. - Tiêu cực: Đặt ra nhiều vấn đề: tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia... 4. Đánh giá: Phần 2 (II). CHTN: Tổ chức có số thành viên nhiều nhất là: a. ASEAN c. NAFTA. b APEC. d. EU. 1, Trình bày các biểu hiện và hệ quả chủ yếu của toàn cầu hóa nền kinh tế. 2. Các tổ chức liên kết khu vực được hình thành trên cơ sở nào? V. Hoạt động nối tiếp. - Bài tập về nhà:1, 2, 3 T.12. - Hướng dẫn học bài mới : + Biểu hiện, nguyên nhân của vấn đề Môi trường. + Hậu quả việc bùng nổ dân số. Phiếu học tập (HĐ4) Dựa vào bảng 2: Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực, hoàn thành bảng sau: Một số đặc điểm về các tổ chức liên kết kinh tế khu vực Các tổ chức có số dân đông từ cao nhất đến thấp nhất. . Các tổ chức có GDP từ cao nhất đến thấp nhất Tổ chức có số thành viên cao nhất Tổ chức có số thành viên thấp nhất Tổ chức có đông dân nhất Tổ chức ít dân nhất Tổ chức được thành lập sớm nhất Tổ chức được thành lập muộn nhất Tổ chức có GDP cao nhất và số dân đông nhất Tổ chức có GDP bình quân đầu người cao nhất Tổ chức có GDP bình quân đầu người thấp nhất đáp án phiếu học tập Các tổ chức có số dân đông từ cao nhất đến thấp nhất. APEC, ASEAN, EU, NAFTA, MERCOSUR. Các tổ chức có GDP từ cao nhất đến thấp nhất APEC, NAFTA, EU, ASEAN, MERCOSUR. Tổ chức có số thành viên cao nhất EU Tổ chức có số thành viên thấp nhất NAFTA. Tổ chức có đông dân nhất APEC. Tổ chức ít dân nhất MERCOSUR. Tổ chức được thành lập sớm nhất EU. Tổ chức được thành lập muộn nhất NAFTA. Tổ chức có GDP cao nhất và số dân đông nhất APEC. Tổ chức có GDP bình quân đầu người cao nhất NAFTA. Tổ chức có GDP bình quân đầu người thấp nhất ASEAN. Ngày soạn: 13/ 9 / 2008. Tiết3. Bài 3: một số vấn đề mang tính toàn cầu I. Mục tiêu bài học. Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang pt và tình trạng già hóa dân số ở các nước pt. - Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thước được sự càn thiết phải bảo vệ môi trường. - Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh. 2. Kĩ năng: - Phân tích được các bảng số liệu và liên hệ được với thực tế. 3. Về thái độ: - Nhận thức được: Để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại. II. Thiết bị dạy học. - Một số ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và ở Việt nam. - Một số tin, ảnh thời sự về chiến tranh khu vực và nạn khủng bố trên thế giới. - Phiếu học tập. Một số vấn đề môi trường toàn cầu. Vấn đề môi trường Hiện trạng. Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp Biến đổi khí hậu toàn cầu. Suy giảm tầng ô dôn. Ô nhiễm nguồn nước ngọt. Ô nhiễm biển và đại dương. Suy giảm đa dạng sin vật. III. Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - Vấn đáp. - Sử dụng đồ dùng trực quan. IV. Tiến trình lên lớp 1. ổn định tổ chức . 2. Kiểm tra bài cũ. ? Biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa KT? + Thương mại TG pt mạnh . + Đầu tư nước ngoài tăng nhanh . + Thị trường tài chính quốc tế mở rộng . + Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. 3. Bài mới. a. Mở bài. Ngày nay, bên cạnh những thành tựu vượt bậc về KHKT, về KT-XH, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn cầu. Đó là những thách thức gì ? Tại sao mang tính toàn cầu? Chúng có ảnh hưởng ntn đối với sự pt KT-XH trên toàn TG và trong từng nước. b. Tổ chứcdạy học. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động1: Cá nhân. ?- Theo em, những vấn đề nào mang tính toàn cầu? ? - Trong đó, theo em vấn đề nào là quan trọng nhất? Vì sao? - HS trả lời . - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. * Bước 1: - GV chia lớp thành 6 nhóm và thực hiện các nhiệm vụ sau: +Nhóm1,2,3: n/c mục 1 và bảng 3.1 trả lời các câu hỏi sau: ? So sánh tỉ suất ra tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang pt với nhóm nước pt và toàn thế giới ? Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội ? + Nhóm 4,5,6: tham khảo thông tin ở mục 2 và n/c bảng 3.2 trả lời các câu hỏi sau: ? So sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước đang pt với nhóm nước pt. ? Dân số già dẫn tới những hậu quả gì về mặt xh? * Bước 2: - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Các nhóm theo dõi bổ sung kết quả. * Bước 3 : - GV chuẩn kiến thức và kết luận : + Bùng nổ dân số. DS gia tăng nhanhgia tăng tốc độ khai thác tài nguyên tài nguyên cạn kiệt nhanh hơn + Già hoá dân số. - GV đưa dấu hiệu nhận biết DS già, DS trẻ. - Lưu ý khi phân tích tránh để HS hiểu sai cho rằng người già là trở thành người ăn bám XH. Các em cần hiểu rằng đây là trách nhiệm đối với người già, những người có nhiều đóng góp cho XH. - GV đặt câu hỏi. ? Đối với các nước đang pt và pt cần có biện pháp gì về vấn đề dân số? - Nhóm nước đang pt: Giảm tỉ lệ GTTN. - Nhóm nước pt: Khuyến khích tăng tỉ lệ GTTN. GV liên hệ với VN. Hoạt động 3: Cá nhân, cả lớp. - Y/c HS ghi tên các vấn đề môi trường toàn cầu mà các em biết. - Sau đó một em đọc cho cả lớp nghe,GV ghi lại các vấn đề về môi trường mà HS trình bày. - Danh mục phù hợp với tên các vấn đề MT có trong SGK, GV yêu cầu HS xắp xếp các vấn đề MT theo nhóm. Hoạt động 4: Thảo luận cặp. *Bước1: - GV phát phiếu học tập. - Từng cặp HS nghiên cứu SGK + với hiểu biết hoàn thành phiếu học tập . * Bước 2: - Đại diện các nhóm trả lời. - GV kết luận và nhấn mạnh tính nghiêm trọng của các vấn đề về MT tren phạm vi toàn TG. Bảo vệ MT là vấn đề sống còn của toàn nhân loại. một môi trường pt bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại. Bảo vệ môi trường không thể tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói, giảm nghèo. - GV đặt 1 số câu hỏi. ? ý kiến cho rằng: “Bảo vệ MT là vấn đề sống còn của toàn nhân loại’’ có đúng không? Tại sao? - Bảo vệ MT là vấn đề của toàn nhân loại đúng. -Vì: + MT là ngôi nhà chung của tất cả mọi người trong đó Con người tồn tại và pt. + Cuộc sống của mỗi con người có liên hệ mật thiết với MT. Con người là 1 thành phần của MT, không thể sống tách rời MT. + Một MT pt bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại. ? Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu 1 số loài Đ.vật ở nước ta hiện nay đang có nguy cơ tuyệt chủng hoặc còn lại rất ít ? - Một số loài Đ.vật lớn trên thực tế hầu như đã bị tuyệt chủng: tê giác 2 sừng, heo vòi, vượn tay trắng.. - Một số loài có lượng quá ít, đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, tê giác 1 sừng, bò xám, bò tót, hươu vàng, voọc, hươu xạ, công, rùa Chuyển ý: Hiện nay trên thế giới ngoài vấn đề môi trường, thì nạn khủng bố... hoặc các hoạt động kinh tế ngầm của vài nước trên thế giới cũng là những vấn đề quan tâm. Hoạt động 5: - GV đặt câu hỏi. ? Ngoài những vấn đề trên, theo em còn có những vấn đề nào mang tính toàn cầu. - GV thuyết trình có sự tham gia tích cực của HS về các hoạt động khủng bố quốc tế. ? Em kể tên 1 số vụ khủng bố mà em biết? - Vụ k.bố ngày 11.9.2001 ở Mĩ, máy bay do các phần tử k.bố lái lao vào làm sập toà tháp đôi tại Niu Óc, hàng nghìn bị chết và bị thương. - Vụ đánh bom đảo Ba-li (In- đô) năm 2002. - Vụ tấn công vào nhà thờ Hồi giáo ở I- rắc năm 2006 làmm 270 người chết và >600 người bị thương Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu I. Dân số. 1. Bùng nổ dân số. - Dân số thế giới tăng nhanh: 1930: 2 tỉ người – 2005: 6,477 tỉ người. - Sự bùng nổ dân số TG hiện nay chủ yếu ở các nước đang pt(80% dân số; 95% số dân tăng hàng năm của thế giới). - Tỉ lệ GTTN qua các thời kì giảm nhanh ở nhóm nước pt, giảm chậm ở nhóm nước đang pt. - Chênh lệch về tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa hai nhóm nước ngày càng lớn. - Dân số nhóm đang pt vẫn tiếp tục tăng nhanh, nhóm nước pt đang có xu hướng chững lại. - Dân số tăng nhanh gây ra nặng nề đối với: +Tài nguyên & môi trường. + Sự pt kinh tế. + Chất lượng cuộc sống. 2. Già hóa dân số. a, Biểu hiện - Tỉ lệ trên 15 tuổi ngày càng giảm thấp, tỉ lệ trên 65 tuổi ngày càng cao, tuổi thọ ngày càng tăng. - Nhóm nước pt có cơ cấu dân số già. - Nhóm nước đang pt có cơ cấu dân số trẻ. b, Hậu quả. - Thiếu lao động . - Chi phí phúc lợi cho người già lớn: + Quỹ nuôi dưỡng chăm sóc người cao tuổi. + Trả lương hưu đảm bảo đời sống. + Bảo hiểm y tế II. Môi trường. ( Thông tin phản hồi phiếu học tập phần phụ lục.) 1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ô zôn. 2. Ô nhiễm nguồn nước nhọt, biển và đại dương. 3. Suy giảm đa dạng sinh học. III. Một số vấn đề khác. - Nạn khủng bố đã xuất hiện trên toàn thế giới. - Các hoạt động kinh tế ngầm đã trở thành mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định thế giới. - Xung đột sắc tộc và xung đột tôn giáo. 4. Đánh giá: Phần II Chọn câu trả lời đúng: Dân số toàn thế giới hiện nay: A. đang tăng. B. đang giảm. C. Không tăng giảm. D. đang dần ổn định. V. Hoạt động nối tiếp. - Bài tập về nhà: 1,2,3 T.16. - Hướng dẫn học bài mới: Chuẩn bị bài báo cáo. VI. Phụ lục. * Thông tin phản hồi Một số vấn đề về môi trường Vấn đề MT Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải

File đính kèm:

  • docGiao an Dia Li 11CB(1).doc