Tiết 17
BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA đ.
I. Mục tiêu bài giảng.
1. Kiến thức:
- Hiểu được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư nước ta, giải thích được tại sao dân cư nước ta lại có những đặc điểm như vậy.
- Phân tích được nguyên nhân, hậu quả của tình trạng dân số đông, gia tăng dân số nhanh và phân bố không hợp lý, đồng thời biết được chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lao động ở nước ta.
2. Kỹ năng
- Phân tích các sơ đồ, lược đồ và các bảng số liệu thống kê.
- Khai thác các nội dung, thông tin cần thiết trong sơ đồ và bản đồ dân cư.
3. Thái độ
- Thực hiện và tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện pháp lệnh dân số .
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/9/2009
Ngày giảng: 1/10/2009
Tiết 17
Bài 16: đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta đ.
I. Mục tiêu bài giảng.
1. Kiến thức:
- Hiểu được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư nước ta, giải thích được tại sao dân cư nước ta lại có những đặc điểm như vậy.
- Phân tích được nguyên nhân, hậu quả của tình trạng dân số đông, gia tăng dân số nhanh và phân bố không hợp lý, đồng thời biết được chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lao động ở nước ta.
2. Kỹ năng
- Phân tích các sơ đồ, lược đồ và các bảng số liệu thống kê.
- Khai thác các nội dung, thông tin cần thiết trong sơ đồ và bản đồ dân cư.
3. Thái độ
- Thực hiện và tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện pháp lệnh dân số .
II. Phương tiện chuẩn bị
Bản đồ dân cư Việt Nam
Atlat địa lý Việt Nam.
III. Hoạt động dạy và học
1. Vào bài: Dân cư là nguồn động lực quan trọng ảnh hương đến sự phát triển KT-XH đất nước. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta.
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
Họat động 1: Tìm hiểu về đặc điểm dân số và dân tộc.
Buớc 1: Giáo viên đặt câu hỏi
- Em hãy cho biết quy mô dân số nước ta ?
- Quy mô đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển KTXH ?
Bước 2: Học sinh quan sát tài liệu để trả lời
Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình hình tăng dân số và cơ cấu dân số.
Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi
- Dựa vào hình 1.1 SGK trang 8 hãy nhận xét về tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng từ 1986 – 2005. Qua đó nói lên điều gì ?
- Quan sát bảng 1 SGK trang 9 hãy nhận xét sự thay đổi tỷ lệ nghèo của cả nước qua các năm. Từ đó rút ra nhận xét về sự thay đổi kinh tế đát nước.
Bước 2: Học sinh quan sát bảng, biểu trong SGK để trả lời.
Những nhận xét của học sinh phải thấy được sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế sau khi đổi mới.
Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức và hướng dẫn một cách hệ thống cho học sinh cách nhận xét một bảng số liệu, biểu đồ vì đây là bài đầu tiên.
Hoạt động 3: Cá nhân
Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi
- Trong quá trình hội nhập nước ta chịu tác động những yếu tố nào trong xu thế quốc tế và khu vực.
- Những thành tựu chủ yếu trong xu thế hội nhập.
Bước 2: Học sinh quan sát bảng, biểu trong SGK để trả lời.
Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức và.
Hoạt động 4: Cả lớp
Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi
Hãy cho biết những định hướng chính trong công cuộc đổi mới và xu thế hội nhập
Bước 2: Học sinh quan sát SGK để trả lời.
Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức và.
1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
- Năm 2006 nước ta có khoảng 84,2 triệu người. Đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 3 ở Đông Nam á => Đó là nguồn lao động dồi dào thị trường tiêu thụ lớn. Nhưng gây trở ngại cho phát triển KHXH và nâng cao chất lượng cuộc sông.
- Nước ta có 54 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 86.2% => Mang lại nét đặc sắc về văn hoá.
2. Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
- Dân số tăng nhanh
+ Dân số nước ta tăng nhanh vào cuối thế kỷ 20
+ Tỷ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng chậm.
- Dân số nước ta thuộc loại trẻ và đang có sự thay đổi.
3. Phân bố dân cư chưa hợp lý.
Mật độ dân số trung bình của nước ta là 254 người/km2
a/ Giữa đồng với trung du, miền núi
- Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích nhưng tập trung 75% dân số
- Dân cư thưa thớt ở trung du, miền núi
- Trên cùng một dạng địa hình các vùng khác nhau mật độ dân số cũng khác nhau: ĐBSH gấp 2,9 lần ĐBSCL. Vùng Tây Bắc 69 người/km2, vùng Đông Nam Bộ 551 người/km2.
b. Giữa thành thị và nông thôn
- Có xu hướng thay đổi: Tỷ trọng dân thành thị tăng, tỷ trọng dân nông thôn giảm.
- Tuy nhiên dân cư vẫn tập trung chủ yếu ở nông thôn.
4/ Chính sách phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện tốt chính sách, pháp luật về dân só, kế hoạch hoá gia đình, kiềm chế tốc độ tăng dân số.
- Phân bố lại dân cư, lao động hợp lý giữa các vùng.
- Xây dựng quy hoạch và chính sách chuyển dịch dân số nông thôn – thành thị.
- Đẩy mạnh đào tạo và xuất khẩu lao động.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp vùng trung du, miền núi, các vùng nông thôn để khai thác tốt tài nguyên và lao động của đất nước.
3. Củng cố: để HS nắm được các nội dung
- Bối cảnh, thành tựu của công cuộc đổi mới và xu thế hội nhập, một số định hướng chính.
- Phân tích được các biểu đồ để thấy được những thành tựu đó.
4. Về nhà: Hãy sưu tầm các dẫn chứng về thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta.
File đính kèm:
- Bai 12 dia ly 12.doc