Giáo án Địa lý 12C tiết 17: Ôn tập

Tiết 17

Bài ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- HS ôn lại, nắm vững hơn về đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam.

- Phân tích và làm nổi bật đặc điểm tự nhiên Việt Nam .

2. Kỹ năng:

- Hệ thống hoá, phân tích mối quan hệ nhân quả

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng At lát địa lí Việt Nam, các bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12C tiết 17: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17 Ngày soạn:22/10/2008 Bài ôn tập I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - HS ôn lại, nắm vững hơn về đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam. - Phân tích và làm nổi bật đặc điểm tự nhiên Việt Nam . 2. Kỹ năng: - Hệ thống hoá, phân tích mối quan hệ nhân quả - Rèn luyện kỹ năng sử dụng At lát địa lí Việt Nam, các bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. II. Thiết bị dạy học - At lát địa lí Việt Nam - Bản đồ tự nhiên Việt Nam, bản đồ khí Hậu Việt Nam III. Tiến trình dạy học 1. ổn định 2. Bài cũ: - Kiểm tra bài thực hành của học sinh - Yêu cầu 1 học sinh lên xác định các dãy núi, dòng sông trên bản đồ tự nhiên theo nội dung 2 bài thực hành. 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung KTCB Hoạt động 1. - Gv cho học sinh nghiên cứu lại toàn bộ chương trình đã học từ bài 1 đến bài 16 - Gv yêu cầu học sinh bám kiến thức và At lát địa lí Việt Nam để ôn tập - Gv yêu cầu HS trình bày công cuộc đổi mới và hội nhập. Hoạt động 2. - Gv gọi HS lên xác định vị trí địa lí Việt Nam trên bản đồ tự nhiên. - Các bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. - Phân tích ý nghĩa vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. Hoạt động 3. - GV gọi 3 học sinh lên bảng lần lượt trình bày về các đặc điểm câur 3 giai đoạn trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta. - Gv phân tích thêm các đặc điểm. - Hướng dẫn học sinh xác định trên bản đồ hoặc At lát địa lí Việt Nam các đơn vị nền cổ, các dãy núi Hoạt động 4. Gv chia học sinh làm 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận, mỗi nhóm trình bày một đặc điểm của tự nhiên Việt Nam. Nhóm 1: Đất nước nhiều đồi núi Nhóm 2: ảnh hưởng của Biển Đông Nhóm 3: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Nhóm 4: Thiên nhiên phân hoá đa dạng Sau khi học sinh thảo luận xong cử đại điện các nhóm trình bày các đặc điểm đó. Gv cho các học sinh khác nhận xét và hỏi thêm những phần chưa hiểu, nếu người trình bày chưa trả lời được thì cho nhóm đó thảo luận sau đó trả lời. Nếu những câu hỏi khó GV có thể gợi ý cho học sinh hoặc giúp học sinh giải đáp các thắc mắc. Hoạt động 5 - Gv yêu cầu học sinh quan sát At lát địa lí Việt Nam để xác định một số đối tượng địa lí tự nhiên. - Phân tích các bảng số liệu trong SGK phần địa lí tự nhiên * Qúa trình đổi mới và hội nhập - Công cuộc dổi mới và thành tựu - Quá trình hội nhập vàbthành tựu I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 1. Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 2. ý nghĩa: - ý nghĩa về tự nhiên: 4 ý nghĩa - ý nghĩa về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng: 4 ý nghĩa II. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam. 1. Giai đoạn tiền Cambri - Giai đoạn cổ nhất, kéo dài nhất. - Diễn ra trên phạm vi hẹp - Các điều kiện cổ địa lí cồn đơn điệu và sơ khai => Giai đoạn đặt nền móng ban đầu của lãnh thổ nước ta. 2. Giai đoạn Cổ kiến tạo - Diễn ra khá dài - Giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong LSHT và PT lãnh thổ nước ta - Lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới đã rất phát triển. => Giai đoạn có tính chất quyết định đến sự hình thành lãnh thổ nước ta, kết thúc giai đoạn này cơ bản lãnh thổ nước ta đã được hình thành. III. Đặc điểm tự nhiên Việt Nam 1. Đất nước nhiều đồi núi - Đặc điểm địa hình đồi núi: 4 đặc điểm - Các dạng địa hình: + Đồi núi: 4 khu vực + Đồng bằng: 2 dạng đồng bằng. 2. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông - Đặc điểm của Biển Đông - ảnh hưởng của Biển Đông đối với tự nhiên và phát triển kinh tế, xã hội. 3. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa điển hình có tác động mạnh mẽ đến các thành phần tự nhiên khác. - Các thành phần: Đất, địa hình, sông ngòi, sinh vật tiêu biểu cho cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa. 4.Thiên nhiên phân hoá đa dạng - Phân hoá theo chiều Bắc – Nam - Phân hóa theo Đông – Tây - Phân hoá theo độ cao. - Các miền địa lí tự nhiên. IV. Kỹ năng - Sử dụng At lat địa lí Việt Nam - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ. 4. Cũng cố - đánh giá. - GV cũng cố lại bài học - Đánh giá học sinh qua các câu trả lời và cho điểm. 5. Hoạt động nối tiếp - Dặc về nhà học bài từ bài 1 đến bài 16 để tiết tiếp theo kiểm tra viết 1 tiết.

File đính kèm:

  • docTiet 17.doc